• Ẩm thực miền Tây Nam Bộ

    Miền Tây vùng đất của những con người chân chất, mộc mạc và giản đơn. Có lẽ cũng chính tính cách cởi mở và dung hòa của con người nơi đây đã mang đến màu sắc ẩm thực miền tây dung hòa vô cùng đa dạng cho vùng đất này. Khám phá về ẩm thực miền Tây luôn luôn là đề tài thu hút và nhận được rất nhiều sự quan tâm của con người.

    Xem chi tiết
VĂN HÓA

Cầu tre miền quê duyên dáng vùng sông nước

Chiếc cầu tre miền quê miệt vườn vẫn mãi in sâu trong ký ức người dân miền Tây Nam bộ như một nét văn hóa miệt vườn vùng sông nước. Chiếc cầu tre hay “cầu khỉ” bắc qua sông rạch kênh mương chằng chịt, là nét đẹp hết sức độc đáo về cảnh quan và sinh hoạt của người dân đồng bằng sông Cửu Long.

Cầu tre duyên dáng tình quê

Trước kia, sông rạch là huyết mạch kinh tế của người dân nông thôn, ngày ấy, vùng quê còn nghèo, cây cầu tre đã chung tình với mảnh đất quê hương, quen thuộc với người dân nông thôn, khi chân bước lên cầu tre từ người lớn đến trẻ em dường như đã quen với “nhịp lắc” và cái gập ghềnh mỗi khi đến trường hay đi học về.

“Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi

Khó đi mẹ dắt con đi

Con đi trường học, mẹ đi trường đời”.

Có lẽ cái sợi đây gắn kết ấy đã có từ khi đứa trẻ ra đời, hình ảnh cây cầu tre đã theo lời ru của mẹ mà lớn lên theo năm tháng. Rồi dù ta có trưởng thành, đi xa hình ảnh cây cầu tre thuở bé vẫn theo chân mỗi người như hành trang quý báo, kết chặt nghĩa tình, gợi lên sự dịu dàng yêu thương.

Khi nhắc đến làng quê miền Tây Nam bộ, người ta nghĩ ngay đến vùng sông nước mênh mông trù phú, cùng với các chiếc cầu tre, chiếc xuồng ba lá chiếm một vị trí văn hóa quan trọng trong đời sống. Nếu hình ảnh cây cầu tre quen thuộc với người dân miệt vườn thì nó lại là nỗi sợ của người dân chốn thị thành, những bước chân run run khi bước nhẹ lên “chiếc lưng trần” của cây cầu giống đôi chân của một cụ già.

Mùa mưa, nước dâng ngập con mương, con rạch, cây cầu bị nước ngập lâu ngày, trở nên trơn trợt bởi bám rong, bùn. Lũ học trò mỗi lần đi học, một tay vịn thành cầu, tay kia cứ khư khư cặp chiếc cặp nhỏ bên hông, sợ chẳng may trượt chân rơi xuống nước làm ướt trang vở học trò.

Cầu tre duyên dáng tình quê

Cầu tre miền quê là vậy, lúc nào cũng đơn sơ và giản dị. Với vài cây tre, năm ba cây gáo, cây bần, cây cau, cây dừa, cây sao, cây sến và thêm một mớ dây cổ rùa, dây mây rừng, dây choại là cây cầu đã có mặt bên dòng đời nơi thôn dã miền sông nước quê mùa. Không cầu kỳ, cũng chẳng cao sang, cây cầu đã “hòa mình” vào cuộc sống ở kênh rạch, nối liền hai bờ cho mọi người qua lại giao hòa cùng nhau, mỗi ngày như mọi ngày mang đến niềm vui hạnh ngộ đôi bờ cho con rạch làng quê..

Cây cầu lắt lẻo đã tô thêm nét đẹp cho làng quê khi những con đường bị dòng sông, kênh rạch ngăn đôi. Dòng nước cạn, con rạch nhỏ, thân cầu tre gọn gàng nối bên này bên kia bằng khúc gỗ gòn gọn gàng. Dòng nước sâu, con sông rộng, cầu tre cũng nối dài thêm nhiều nhịp thành cây cầu lắt lẻo trên dòng nước bao mùa… Những cầu tre dài có từ ba nhịp, năm nhịp, bảy nhịp là những cây cầu qua những con rạch có bờ bến xa vời.

Cây cầu tre luôn có những nhịp lẻ vì người đời muốn dành nhịp giữa ngay giữa dòng nước sâu cho ghe xuồng chở nặng tiện đường qua lại, nên cầu tre chia dòng sông làm hai phần đều nhau. Ở trong kinh, trong rạch, nên cầu tre mang trên mình cái nét riêng của con kinh hiền hòa, của con rạch bùn lầy, của xứ sở quê mùa… Không có bùn trên lưng, không có nắng trên tay vịn, không có mưa trên đầu, không có nước làm đung đưa chân cầu như chân cụ già, có lẽ, đã không còn là cây cầu tre lắt lẻo miền quê. Từng đoạn của cây cầu tre như những mảnh ghép của năm tháng đã qua, để lại màu nâu xỉn in hằn những dấu chân đi về.

Cầu tre duyên dáng tình quê

Những cây cầu đúc bằng xi măng dần dần xuất hiện rải rác hết khúc sông này đến đầu sông nọ, cây cầu tre cũng mất dần trên những con rạch, những dòng kinh đào khắp miền đồng bằng này… Giờ đây, không còn dễ dàng để có thể bắt gặp hình ảnh đứa trẻ bắt đầu tự đi qua cầu bằng cách ngồi lên cầu và nhích từng chút một trước khi có thể bước đi thành thạo trên cây cầu tre quê hương.

Nhớ quá những cây cầu tre gập ghềnh ngày nào qua câu ca dao mộc mạc, quê mùa như khúc hát ân tình, nhớ đêm trăng sáng vằng vặc nơi miền quê, những thanh niên nông thôn ngồi vắt vẻo trên cầu đong đưa thả chân xuống nước, đá những trảng lục bình hờ hững trôi ngang, gió hiu hiu thổi thấy quê hương yên bình quá đỗi.

Giờ đây, quê tôi đang từng ngày thay đổi với nhiều chiếc cầu mới khang trang mọc lên thay thế cho những chiếc cầu khỉ nối nhịp đôi bờ. Nhưng về sâu trong từng ngõ ngách thôn xóm, ta vẫn bắt gặp đâu đó vài chiếc cầu tre vẫn đang vươn mình nối nhịp cho bà con đi lại. Có thể nói, cầu tre như là một biểu tượng cho vùng đất và con người miền Tây mộc mạc nhưng ấm áp, nghĩa tình.

Lễ hội đua bò vùng Bảy Núi, An Giang

Từ lâu, vùng Bảy Núi (An Giang) thu hút nhiều du khách đến thăm không những vì đặc sản, phong cảnh, mà nơi đây còn được thu hút bỡi một lễ hội truyền thống, đó là lễ hội đua bò được tổ chức hằng năm vào dịp Tết Ðôn-ta (lễ cúng ông bà, tưởng nhớ tổ tiên) của đồng bào Khmer Nam Bộ, từ  29-8 đến mùng 1-9 âm lịch (tháng thiếu thì từ 29-8 đến mùng 2-9 âm lịch)

Lễ hội đua bò là một trong những lễ hội lớn mang tính truyền thống của người Khơ-me, mang đậm mầu sắc dân gian, để biểu lộ lòng tưởng nhớ, biết ơn đối với tổ tiên và công lao của những người đã khuất.

Trong lễ ”Đôn-ta” ngoài tập tục thả thuyền, sau khi đến chùa làm lễ rước vong linh ông bà tổ tiên về cùng chung vui với gia đình, người Khơ-me thường kết những bè chuối để làm thuyền, trên thuyền bày đủ các phẩm vật đã cúng, mỗi thứ một ít, sau đó đem thả xuống dòng nước cạnh nơi ở hoặc ao hồ, sông rạch gần nhà… Cũng vào dịp này, khách đến thăm phúm, sóc sẽ được bà con Khơ-me đón tiếp nồng hậu, tiếp đãi chu đáo. Vì họ quan niệm khách là sứ giả của tổ tiên về thăm gia đình, con cháu…

Người Khơ-me còn tổ chức hội đua bò truyền thống. Từ năm 1990 đến nay, Tết Ðôn-ta và lễ hội đua bò Bảy Núi ở An Giang đã được luân phiên tổ chức tại chùa Thamit, xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên và chùa Tà Miệt, huyện Tri Tôn.

Để chuẩn bị cho cuộc đua bò, họ chọn một khoảnh ruộng bằng phẳng, chiều dài chừng 200m, ngang 100m có nước xăm xắp, được “trục” xới nhiều lần cho có độ trơn của bùn, bốn bên có bờ bao và điểm đích có đoạn đường trống để làm độ dừng an toàn cho bò. Đoạn đường đua chính chỉ cần 120m theo khoảnh ruộng cặp sát bờ bao. Nơi xuất phát được cắm 2 cây cờ màu xanh, đỏ mỗi cây cách nhau 5m, và tại điểm đích cũng vậy. Đôi bò nào đứng ở vị trí cây cờ màu gì thì điểm đích cũng theo màu của cây cờ đó.

Trước khi vào cuộc đua, họ chọn từng đôi bò với nhau hoặc bốc thăm và thoả thuận một số qui định cần thiết như ai sẽ đi trước, đi sau… Nhưng thông thường đôi đi sau có phần ưu thế hơn. Nếu trong khi đua, đôi bò nào chạy tạt ra khỏi đường đua sẽ bị loại và đôi bò sau giẫm lên giàn bừa của đôi bò trước là thắng cuộc. Còn người điều khiển phải đứng thật vững nếu bị ngã hoặc rơi ra khỏi giàn bừa coi như thua cuộc.

Có bò còn được đeo cặp lục lạc vàng rực, rộn ràng những tiếng nhạc vui tai. Những “nài đua bò” được người dân địa phương gọi là người cầm vàm, sẽ điều khiển đôi bò trong cuộc đua. Ðôi bò phải kéo theo chiếc bừa cây và người cầm vàm đứng trên đó điều khiển.

Từng đôi bò được ách vào một chiếc bừa đặc biệt, gọng bừa là bàn đạp gồm một tấm gỗ rộng 30cm, dài 90cm, bên dưới là răng bừa. Người điều khiển bò cầm roi mây hoặc khúc gỗ tròn vừa tay độ 3cm, đầu có tra cây đinh nhọn – cây xà-lul. Khi bắt đầu lệnh xuất phát của trọng tài, người điều khiển chích mạnh cây xà-lul vào mông con bò, bò bị đau phóng nhanh về phía trước, quan trọng là phải chích cho đều cả hai con thì vận tốc của đôi bò mới quyết liệt và hấp dẫn. Điều này có khác với đua ngựa ở chỗ là mỗi người cưỡi một con, ai về đích trước sẽ thắng cuộc. Người cầm vàm của đôi bò thắng cuộc sẽ được mọi người tôn vinh là người cầm vàm bò “can đảm” nhất vùng

Chỗ xem cũng không cần cầu kỳ như xem bóng đá, đua ngựa hay một số môn thể thao khác, chỉ cần đứng ở vị trí hơi cao so với mặt sân đua hay leo lên bờ bao là đủ. Từ lúc cuộc đua bắt đầu cho đến kết thúc không khí lúc nào cũng tưng bừng và hào hứng, tiếng vỗ tay, reo hò, sôi nổi cổ động dành cho những người điều khiển các đôi bò giỏi hoặc những pha về đích gay go, quyết liệt.

Về đây, không những được xem lễ đua bò vùng Bảy Núi, An Giang mà du khách được ngắm nhìn, thưởng ngoạn cảnh quan vùng sông nước Châu Ðốc, viếng thăm Tây An Cổ Tự và miếu bà Chúa Xứ, lăng cụ Thoại Ngọc Hầu, người có công lớn trong việc khai phá vùng đất An Giang và đào kênh Vĩnh Tế.

Băng Tâm tổng hợp

Ghe ngo – truyền thống của người Khmer Nam Bộ

Lễ hội Óc om bóc hay đua ghe ngo truyền thống của người Khmer là một trong những lễ hội lớn mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện sự gắn bó cộng đồng của người Khmer Nam bộ và tinh thần đoàn kết, thủy chung của 03 dân tộc anh em Kinh – Khmer – Hoa khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Ghe ngo của người Khmer Nam Bộ

Trong lễ hội Óc om bóc, có nhiều lễ: lễ cúng trăng, lễ thả đèn nước, lễ thả đèn gió… và sinh động nhất là hội đua ghe ngo. Năm 2013, hội đua ghe ngo được nâng lên thành Festival Đua ghe ngo, mang tầm khu vực và quốc gia.

Chiếc ghe ngo mang nhiều ý nghĩa, giá trị văn hóa đặc trưng riêng biệt của người Khmer.

Ghe ngo không phải là sản phẩm của một cá nhân hay một tập thể bất kỳ nào. Mỗi chiếc ghe ngo là do một ngôi chùa, đại diện cho một hay nhiều phum sóc người Khmer, tạo ra và tham gia tranh tài. Do đó, sự thắng bại giữa các ghe ngo thực chất là sự thắng bại giữa các chùa, sự thắng bại giữa những phum, sóc người Khmer với nhau.

Ghe ngo của người Khmer Nam Bộ

Sự thành bại của ghe ngo trong hội đua còn là niềm vinh dự, là tiếng thơm của ngôi chùa, của một địa phương tham gia thi đấu. Vì vậy, nhằm để tạo nên sự thành công của ghe đua, người Khmer Nam Bộ đã vận dụng nhiều phương thức, kỹ thuật khác nhau trong việc tạo ra ghe ngo cũng như trong tham gia thi đấu. Yếu tố tâm linh cũng là một trong những yếu tố giúp thành công cho ghe ngo

Ghe ngo nguyên thủy là một chiếc thuyền độc mộc, khoét ruột từ một thân cây, nhưng này nay, việc tìm cây sao vừa to, vừa dài rất khó khăn, nên người Khmer đã dùng những mảnh ván với nhau để thay thế.

Ghe ngo được làm gần giống hình con rắn dài khoảng từ 25 đến 30m. Ở giữa chỗ rộng nhất là 1,1m. Đầu được uốn cong lên, như hình đầu rắn. Ở đuôi ghê hay gọi là sau lái cũng được uốn cong lên nhưng cao hơn phía đầu một chút. Người ta đóng từ 24 đến 27 cây thanh ngang trên chiếc ghe, để vừa cho hai người ngồi. Mỗi ghe phải đảm bảo từ 40 đến 60 người ngồi bơi và chỉ huy, như ghe ngo chùa Bốn Mặt (Sóc Trăng) có 53 người, ghe ngo chùa Ông Mek (Trà Vinh) 57 người.

Ghe ngo của người Khmer Nam Bộ

Dù cho ghe có bao nhiêu vận động viên, nhưng luôn luôn có ba người điều khiển, một người ngồi mũi chuyên về chỉ đạo tâm linh của ghe đua, tổ chức lễ cúng xuống ghe, chỉ đạo toàn ghe, điều khiển kỹ thuật bơi của ghe đua; Một người ngồi giữa và một người ngồi đuôi giữ nhiệm vụ thổi còi để thúc giục và điều chỉnh kỹ thuật bơi của các vận động viên.

Mỗi chiếc ghe có một biểu tượng riêng, đây là dấu hiệu để ghi nhớ mà còn thể hiện sức mạnh của ghe đua, thường được chọn cho quan niệm truyền thống của từng chùa, như các con vật có sức mạnh, hoặc có khả năng chạy nhanh…

Biểu tượng ghe ngo chùa Bốn Mặt (Sóc Trăng) là con chim, Chùa Champa (Sóc Trăng) chọn biểu tượng con cọp, chùa Ông Mek (Trà Vinh) biểu tượng con cá nược…Người Khmer tin rằng, trong quá trình thi đấu, ghe ngo sẽ có khả năng lao đi với tốc độ nhanh và mạnh như con vật được chọn làm biểu tượng. Hai bên thân ghe, mũi ghe và đuôi ghe được trang trí hoa văn, màu sắc phù hợp với biểu tượng của ghe để tạo nên sức mạnh. Nếu biểu tượng của ghe là rắn thần Naga, thì các họa tiết hai bên sườn ghe cũng toát lên được hình ảnh của một con rắn, khi ghe lướt sóng, người xem sẽ có cảm giác như xem hình ảnh một con rắn thần đang lượn sóng.

Để tạo nên sức mạnh giúp ghe di chuyển nhanh trong khi thi đấu, người Khmer đã dùng một cây hoặc hai cây dài cột chặt vào giữa ghe. Người Khmer gọi là cây cần câu, một số nơi gọi là cây kềm. Cây này có tác dụng như đòn bẩy, đẩy ghe lướt nhanh về phía trước. Đó là cây gỗ tốt, rất cứng, thường là cây sao có đường kính khoảng 0,2m.

Ghe ngo của người Khmer Nam Bộ

Đầu mỗi chiếc ghe đều vẽ hai mắt nổi, để ghe thấy đường đi và tránh nguy hiểm. Quan niệm này gần giống với tục vẽ mắt cho thuyền đã có từ lâu đời ở Nam Bộ.

Ghe ngo chỉ được sử dụng vào việc thi đấu, mội hoạt động liên quan đến ghe đều phải cử hành lễ cầu xin, như: lễ khởi công làm ghe ngo, lễ khánh thành ghe ngo, lễ mặc áo cho ghe ngo

Ghe Ngo cùng với dàn nhạc ngũ âm trở thành 2 tài sản văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, tôn giáo độc đáo và quý giá của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ.

Lễ hội Ok Om Bok Nam Bộ

Lễ hội Ok Om Bok, còn được gọi là Phochia Praschanh som paes khee, là lễ Cúng Trăng. Lễ hội này diễn ra hầu như khắp các tỉnh có đồng bào dân tộc Khmer cư ngụ ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng lớn nhất và được biết nhiều nhất là ở TP.Sóc Trăng (Sóc Trăng). Vài năm qua, lễ hội này đã được tổ chức tại TX.Trà Vinh (Trà Vinh), TP.Rạch Giá (Kiên Giang), Ô Môn (TP.Cần Thơ)

Trong vô số lễ hội quanh năm của đồng bào dân tộc Khmer, có ba lễ hội quan trọng là Chol Chnam Thmay, Dolta và Ok Om Bok. Nhưng lễ hội Ok Om Bok được tổ chức rôm rả hơn cả.

Lễ hội Ok Om Bok ở các nơi thường được bắt đầu bằng cuộc đua ghe ngo (“Um Tuk Ngua”). Ghe ngo dài khoảng 24 m, ngang 1,2 m, làm từ thân cây sao khoét ruột, giống hình rắn thần Nagar – linh vật của người Khmer. Ghe chứa khoảng 40 tay chèo. Mũi và lái ghe uốn cong. Thân ghe trang trí hoa văn sặc sỡ. Hoa văn đẹp đẽ này còn được chăm chút trên từng cây dầm. Người Khmer coi ghe ngo là vật quý, linh thiêng, chỉ dùng tham dự các buổi lễ quan trọng, như Ok Om Bok. Sư cả và đồng bào trong phum sóc phải lựa chọn thanh niên cường tráng làm “Ch’rò-wa” (quân dầm bơi), đồng thời cử một người có uy tín trong phum sóc giữ vai trò chính “Chih-khbal” (người cầm lái) cùng “Yông-lith” (phụ lái) cho ghe. Ngồi cặp kè hai hàng dọc dài theo bên trong thân ghe, những chàng trai, cô gái Khmer mặc đồng phục đẹp, nhịp nhàng mái dầm theo tiếng còi hoặc tiếng cồng của người điều khiển.

Trong ánh nắng chói chang hoặc trong cơn mưa tầm tã, tiếng cồng, tiếng còi từng nhịp từng nhịp thắt tim vang lên cùng tiếng mái dầm thọc sâu xuống mặt nước ngầu bọt sóng, đưa chiếc ghe vượt lên phía trước trong tiếng hoan hô khích lệ vang dậy của hàng chục ngàn khán giả. Đua ghe ngo ngày nay được xem như một ngày hội chung của ba dân tộc Kinh – Khmer – Hoa, để mọi người vui chơi, thưởng thức cái đẹp, cái khỏe mạnh, hào hùng, tài nghệ điêu luyện của các tay bơi tranh tài trên sông, mang đậm tinh thần thể thao, đoàn kết, vui tươi. Cho nên, cuộc đua kéo dài tới xế chiều và tuy có phân định thắng thua nhưng các tay bơi đều vui vẻ, hân hoan trong tinh thần đoàn kết.

Xế chiều, nếu ở Sóc Trăng người ta đến hồ Nước Ngọt, còn ở Trà Vinh thì tập trung về Ao Bà Om tham dự lễ Cúng Trăng. Ao Bà Om là một thắng cảnh độc đáo của Trà Vinh nổi tiếng khắp Nam bộ từ hơn một thế kỷ nay.

Có câu hát rất phổ biến ở Trà Vinh nhằm ca ngợi hai thắng cảnh của địa phương này đến nay vẫn còn lưu truyền:
“Biển Ba Động nước xanh cát trắng
Ao Bà Om thắng cảnh miền Tây
Xin mời du khách về đây
Viếng qua thì biết chốn này thần tiên !”

Ao Bà Om thuộc khóm 3, phường 8, cách trung tâm TX.Trà Vinh khoảng 5 km, theo Quốc lộ 53 về phía Tây Nam. Trước kia, từ Quốc lộ 53 vào ao là mấy con đường mòn lầy lội mùa mưa, cát ngập mắt cá chân mùa nắng, quanh co xuyên qua các phum sóc ẩn mình trong bóng mát cây xanh. Từ nhiều năm nay, con đường vào ao đã được mở rộng, tráng nhựa phẳng phiu, có đường xe hai chiều, dãy phân cách trồng hoa cỏ xinh tươi. Ao Bà Om có hình chữ nhật nên thường được gọi là Ao Vuông, rộng khoảng 10 ha. Mặt nước ao trong xanh và phẳng lặng được phủ bởi sen, súng dập dờn cánh lá với những đóa hoa tinh khiết vươn cao nét đẹp. Bao bọc quanh ao là bốn gò cát cao, mấp mô với các hàng sao, dầu cổ thụ rợp che bóng mát. Hấp dẫn nhất là một số gốc đại thụ này nhô lên khỏi mặt đất, có nơi cao khỏi đầu người, với nhiều hình thù quái dị nhưng độc đáo không đâu có. Lại có nơi hai cây cổ thụ mọc gần nhau, cành nối cành tạo sự “liên thông”, gắn kết, cũng là nét kỳ lạ, khó nơi nào có được. Ao Bà Om được nhiều người sánh là Đà Lạt của Đồng bằng sông Cửu Long nhờ bốn hàng sao dầu đại thụ quanh ao lúc nào cũng rì rào nhạc lá, tạo không khí mát mẻ như mùa xuân. Ao Bà Om được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa vào ngày 25-8-1992.

Đêm lễ hội, bốn con đường đất bao bọc quanh Ao Bà Om, cả triền dốc bốn đường quanh ao và mặt đường quanh ao “phủ rợp” người là người. Kẻ ngồi từng nhóm, người thả bước dạo chơi hoặc thưởng thức các món ăn dân dã địa phương, cũng như mua sắm vật kỷ niệm bày bán khắp nơi. Sụp tối, các “nghệ sĩ chân đất” làm xôm tụ bởi các điệu múa lâm-thôn, hát rô-băm, hát dù-kê, hát à-day, thi đấu cờ ốc, đấu võ, kéo co, đi cà khêu, biểu diễn trang phục các dân tộc, ăn cốm dẹp đầu mùa… Tiếng trống xa-dăm, tiếng kèn, tiếng thanh la, não bạt khiến lòng bạn quên hết mọi ưu phiền, lo toan của cuộc sống mà hòa mình vào cuộc lễ rộn ràng, sôi nổi, vui tươi. Bạn sẽ quên mất mình là ai, cùng hòa bước chân trong điệu lâm-thôn đầy mê hoặc, trong điệu hát giao duyên trai gái à-day tình tứ…

Đêm vui Ok Om Bok cứ thế diễn ra trong tiếng hát hòa trong tiếng các loại nhạc cụ, các điệu múa thành một “đêm trắng” lãng mạn lôi cuốn mọi người đến khó quên!

Theo Báo Hậu Giang

Ẩm thực miền Tây

Do đặc điểm địa hình và sinh hoạt kinh tế, ẩm thực miền Tây đã được định hình theo nền văn minh sông nước, ở đó nguồn lương thực – thực phẩm chính là lúa, cá và rau quả

Miền Tây vùng đất của những con người chân chất, mộc mạc và giản đơn. Có lẽ cũng chính tính cách cởi mở và dung hòa của con người nơi đây đã mang đến màu sắc ẩm thực miền tây dung hòa vô cùng đa dạng cho vùng đất này. Khám phá về ẩm thực miền Tây luôn luôn là đề tài thu hút và nhận được rất nhiều sự quan tâm của con người.

Ẩm thực là tiếng dùng khái quát nói về việc ăn và uống. Văn hóa ẩm thực bao gồm cả cách chế biến, bày biện và thưởng thức từng món ăn, thức uống, từ đơn giản, đạm bạc đến cầu kỳ mỹ vị. Vậy điều gì đã tạo nên văn hóa ẩm thực của miền Tây?

Có thể nói trước tiên chính điều kiện tự nhiên sông nước đã tác động mạnh đến văn hóa ẩm thực nơi đây. Con người tận dụng những thứ có sẵn trong tự nhiên như: cá, tôm, rắn, cua, rùa, ếch…để chế biến thành những món ăn mang đậm dấu ấn của vùng quê này.

Bên cạnh đó, từ những thứ có sẵn trong tự nhiên người Nam Bộ còn không ngừng gieo trồng những giống cây mới để cung cấp nguyên liệu cho việc chế biến. Ngoài ra việc tận dụng những loại rau có sẵn trong tự nhiên đã tạo thành một nét đặc trưng ẩm thực rất riêng của nơi đây.
Với phong cách thưởng thức “mùa nào thức nấy” và quan niệm “ăn để mà sống” hầu có đủ dưỡng chất tái tạo sức lao động, họ đã tỏ ra rất sành điệu trong việc phối hợp các yêu cầu cao nhất của miếng ăn: thơm, ngon, bổ, khỏe. Khẩu vị của người Nam Bộ nói chung và miền Tây nói riêng cũng rất khác biệt: gì ra nấy! Mặn thì phải mặn quéo lưỡi (như nước mắm phải nguyên chất và nhiều, chấm mới “dính”; kho quẹt phải kho cho có cát tức có đóng váng muối); ăn cay thì phải gừng già, cũng không thể thiếu ớt, mà ớt thì chọn loại ớt cay xé, hít hà (cắn trái ớt, nhai mà môi không giựt giựt, lỗ tai không nghe kêu “cái rắc”, hoặc chưa chảy nước mắt thì dường như chưa… đã!), ngọt thì ngọt như chè….

Nói đến đây chúng ta phần nào đã hình dung được những đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người miền Tây. Một bức tranh đa sắc màu, kết hợp và biến thể đa dạng từ các miền khác để mang lại sắc thái riêng cho ẩm thực vùng đất của mình chính là điều mà con người miền Tây đã làm được.
Thưởng thức ẩm thực miền Tây không chỉ bằng vị giác, mà chúng ta hãy cảm nhận bằng cả một tâm hồn rộng mở thì mới có thể thấm hết cái vị mà ẩm thực nơi đây mang đến.

Theo kinhdo20nam

Áo bà ba, nét đẹp phương nam

Trải qua nhiều thời đại, chiếc áo bà ba vẫn còn thông dụng đối với mọi người, nhất là lớp trung niên trở lên. Đây chính là nét đẹp văn hóa ngàn đời gây ấn tượng khó quên của dân tộc Việt Nam, một đất nước có truyền thống văn hóa đầy tính sáng tạo, đổi mới để tồn tại vượt qua thời gian và không gian…

Ngược dòng lịch sử, trở về mảnh đất Nam bộ thuở sơ khai, cũng là tìm về gốc tích của chiếc áo bà ba. Khi đó, không thể lao động nhọc nhằn trong trang phục áo dài, vốn là trang phục truyền thống lúc bấy giờ, ông cha ta đã “biến tấu” và làm nên chiếc áo bà ba giản dị, gọn gàng, nhẹ nhàng và tiện lợi cho người mặc trong khi làm lụng vất vả mà vẫn giữ được nét đẹp mềm mại, dịu dàng.

Nhưng cũng có người lại cho rằng bộ bà ba Nam bộ phỏng theo y phục của các nước lân cận nhờ quá trình giao lưu văn hóa. Cụ thể hơn là trang phục của người “Ba Ba”, một nhóm người Hoa sống trên đảo Pesnang thuộc Malaysia ngày nay, được nhà bác học Trương Vĩnh Ký cách tân cho phù hợp với tính cách giản dị của dân ta.

Tuy nhiên, chúng ta phải luôn khẳng định một điều rằng dù xuất xứ như thế nào thì bộ bà ba đen, khăn rằn và nón lá đã kết hợp với nhau trở thành nét biểu trưng đặc sắc cho vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp văn hóa của người phụ nữ Nam bộ nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung.

Áo bà ba vốn là loại áo không có cổ. Cổ áo đa phần là cổ tròn, một ít thiết kế theo kiểu hình trái tim (cổ lá trầu) hoặc cổ vuông tùy sở thích mỗi người. Thân áo phía sau may bằng một mảnh vải nguyên, thân trước gồm hai mảnh, ở giữa có hai dải khuy cài chạy dài từ trên xuống. Áo chít eo, xẻ tả  vừa phải ở bên hông. Độ dài của áo chỉ trùm qua mông, gần ôm nhẹ thân mình người phụ nữ. Hai túi áo to hoặc nhỏ tùy ý, thông thường áo bà ba nam hai túi to, áo nữ hai túi nhỏ, song phải cân đối với thân áo cho vừa vặn kiểu dáng không chênh lệch và phải tương ứng với thân hình.

Cùng kết hợp áo bà ba với chiếc quần đen dài chấm cổ chân hoặc gót chấn sẽ làm tăng thêm nét đẹp mềm mại, thanh thoát, làm tôn thêm hình hài vóc dáng dịu dàng của người phụ nữ với chiếc lưng ong nhẹ nhàng làm say đắm lòng người.

Áo bà ba gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Nam bộ đôn hậu, mạnh mẽ, trung kiên trong hai cuộc chiến tranh giữ nước. Khăn rằn, nón lá, áo bà ba theo các mẹ, các chị xông pha trong các cuộc nổi dậy, đồng khởi. Có biết bao chiếc áo bà ba nâu chàm, lam lũ, đã thấm đẫm mồ hôi và máu của những nữ anh hùng Nam bộ, những người phụ nữ đã chiến đấu, hi sinh cho Tổ quốc. Vậy mà hình ảnh các mẹ, các chị trong chiếc áo bà ba vẫn đẹp, vẫn mãi mãi lung linh trong sáng, dệt nên trang sử đẹp của một thời hào hùng của dân tộc.

Ngày nay, giữa nhịp sống ồn ào náo nhiệt, áo bà ba vẫn giữ nguyên nét đẹp dịu dàng, đằm thắm, nét duyên dáng thướt tha cho người phụ nữ. Áo bà ba thấp thoáng bên những rặng dừa xanh, áo bà ba thơm mùi khói bếp, áo bà ba đảm đang giữa chợ đông người, hay những thiếu nữ e ấp trong chiếc áo bà ba đang chèo thuyền trên sông, áo bà ba phấp phới bay trên những chiếc cầu lắt lẻo qua sông. Dù ở đâu, khi nào đi nữa, người ta cũng dễ dàng say đắm trước vẻ đẹp mộc mạc, duyên dáng của chiếc áo bà ba, và nhớ người con gái trong chiếc áo bà ba nền nã đó đến nao lòng…

Miền nam khí hậu nóng ẩm quanh năm với hai mùa mưa nắng đi về, nên vải để may áo bà ba luôn là loại vải mềm, mát, nhằm giúp người mặc cảm thấy thoải mái, mát mẻ ngay trong những ngày nắng nóng gay gắt. Nếu ngày xưa, người ta dùng lá bàng, vỏ cây đà, cây cóc… để nhuộm lên nâu của áo, thì nay, màu sắc, họa tiết và hoa văn đã được đưa vào áo bà ba, làm cho áo thêm đẹp, thêm duyên. Phải chăng vì thế mà áo bà ba vẫn muôn đời là đại diên cho nét đẹp mộc mạc, duyên dáng của người phụ nữ miền đất Nam bộ thân thương.

Càng về sau, chiếc áo bà ba càng được cải tiến dần, tăng vẻ thanh thoát, lả lướt, cao sang, áo bà ba phụ nữ được chế tác biến tấu, nửa thân trên bóp lại có eo, thân sau nhấn “pen”, nửa thân dưới bùng ra trông thân hình tròn trịa.

Áo bà ba mang đến nét duyên đằm thắm, dịu dàng cho người mặc, cho ta liên tưởng đến vẻ đẹp mộc mạc, hiền hòa giữa sông nước miền Tây Nam bộ.

Nếu so sánh các trang phục truyền thống trong và người nước, thì có lẽ áo bà ba Nam bộ là bộ trang phục đơn giản nhất. Sự khiêm tốn này phù hợp với quan điểm sống của người Việt luôn đề cao sự giản dị, nền nã. Chỉ thế thôi nhưng nó đã dệt nên những bản hòa tấu nhẹ nhàng trầm bổng nối hai bờ quá khứ và hiện tại, làm nao lòng bao lữ khách qua đây.

Dù cuộc sống vội vã hơn, ồn ã hơn, dù thời gian có làm cho bao giá trị thay đổi, nhưng đó dây trên con đường thời gian đằng đẵng, mẹ ta, chị ta, em ta vẫn mặc chiếc áo ấy như một nét hồn quê vẫn còn ẩn hiện đâu đây, vẫy gọi ta tìm về bên cõi nhớ…

Không phải ngẫu nhiên mà GS,TS Trần Văn Khê khi nói về không gian văn hóa Nam bộ luôn nói tới chiếc áo bà ba như mội nét đẹp độc đáo. Ông thường nhắc nhở đừng bao giờ để mất nét đẹp đó trong trong cuộc sống của người Việt Nam hôm nay và mai sau.

Theo Báo An Giang

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Cứ vào ngày 24/4 âm lịch hằng năm, khách hành hương từ khắp nơi đổ về núi Sam để tham dự lễ vía Bà Chúa Xứ, tạo nên không khí lễ hội tưng bừng náo nhiệt. Đặc biệt năm 2010, kỷ niệm 10 năm Lễ hội vía Bà Chúa Xứ được nâng lên thành lễ hội cấp Quốc gia.

Núi Sam thuộc thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Khu du lịch núi Sam là tập hợp những quần thể di tích văn hóa đã được xếp hạng cấp quốc gia như: Tây An cổ tự, Lăng Thoại Ngọc Hầu, đặc biệt là ngôi miếu Bà Chúa Xứ nằm dưới chân núi Sam. Miếu Bà Chúa Xứ là một trong những danh thắng của núi Sam và là điểm đến của du khách bốn phương, cũng là nơi để mọi người tìm đến cầu xin những điều thiêng liêng và tốt đẹp nhất cho cuộc sống.

Hàng năm, cứ vào ngày 24 đến ngày 27/4 âm lịch, người dân nơi đây lại làm lễ vía Bà với những nghi lễ vô cùng trọng thể. Vào đêm 23 rạng sáng 24 mở đầu lễ hội là nghi thức tắm Bà, bức màn vải có viền ren thêu chữ, hoa màu sắc sặc sỡ được kéo ngang bệ thờ, che khuất khu vực đặt tượng. Một nhóm 4- 5 phụ nữ đã được chọn lựa từ trước sẽ dùng nước thơm lau khắp thân tượng, sau đó thay mũ miện và quần áo mới. Lễ tắm Bà xong, bức màn được kéo qua một bên để mọi người vào chiêm bái, ai cũng cố đến gần sát bệ thờ để xin lộc Bà. Lộc là một vài cành hoa, vài trái cây để trên bàn thờ.

Trong dân gian có rất nhiều truyền thuyết kể về nguồn gốc ngôi miếu thờ Bà Chúa Xứ, nhưng có một truyền thuyết được nhiều người chấp nhận nhất. Vào những năm 1820-1825, vùng Châu Đốc–An Giang còn là một miền đất hoang vu, dân cư thưa thớt, quân Xiêm La thường sang quấy nhiễu, cướp bóc. Có lần quân giặc rượt đuổi theo dân làng lên đỉnh núi Sam. Tại đây, giặc bắt gặp tượng Bà, thấy pho tượng Bà trên núi trông có vẻ quí hiếm, giặc liền nổi lòng tham cướp đi pho tượng. Nhưng khi mang tượng Bà xuống giữa triền núi thì đánh rơi, làm cho pho tượng bị gãy một cánh tay, sau đó họ tiếp tục mang đi nhưng không thể nào nhấc lên được, đành bỏ lại giữa triền núi.

Thời gian sau Bà thường hiện về xưng là Bà chúa Xứ, dạy dân làng khiêng Bà xuống núi, lập miếu thờ Bà sẽ phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tránh được giặc cướp quấy phá, thoát khỏi dịch bệnh hoành hành. Dân làng họp nhau lên núi khiêng tượng Bà về thờ cúng. Lạ thay, dù mấy chục thanh niên khỏe mạnh rất cố gắng nhưng vẫn không thể nào nhấc tượng Bà lên được. Khi ông Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu) về trấn nhậm vùng này, ông cho khai hoang lập ấp. Dân làng phát hiện pho tượng Bà liền trình báo với ông.

Ông Thoại cho họp tráng đinh lại mang tượng xuống núi nhưng không thể nhấc tượng lên được. Liền khi đó có một thiếu nữ lên đồng tự xưng là “Chúa Xứ Thánh Mẫu” yêu cầu phải có 9 trinh nữ, tắm rửa sạch sẽ ăn mặc đẹp tới thỉnh Bà. Ông Thoại cho làm theo yêu cầu, quả nhiên pho tượng mang đi được. Khi đến chân núi thì tượng Bà trở nên nặng, các cô gái không tài nào xê dịch được. Người ta đoán rằng Bà đã chọn nơi này để ngự nên cùng nhau lập miếu thờ Bà. Chính là ngôi miếu Bà Chúa Xứ núi Sam ngày nay, và ngày đưa Bà từ trên núi xuống được chọn làm ngày lễ vía Bà (24-27/4 âl hàng năm). Từ đó, dân gian tôn thờ và tin tưởng Bà như một phép mầu huyền diệu mà trời đất đã ban cho cư dân vùng này.

Miếu Bà được dựng lên từ năm 1870 lúc đầu chỉ xây cất đơn sơ bằng tre, lá. Đến năm 1972 miếu được xây dựng lại theo lối kiến trúc phương Đông, ngôi miếu có màu xanh đặc trưng với một quần thể đồ sộ, lộng lẫy, uy nghi và rất độc đáo. Bên trong miếu tượng Bà được đặt giữa chánh điện, đầu đội mão, mặc áo thêu rang, phụng lấp lánh kim tuyến. Ngôi miếu và pho tượng lạ lùng có một không hai này xuất hiện ở Việt Nam đã làm cho nhiều nhà nghiên cứu cất công tìm hiểu. Trải qua một thời gian dài người ta đã xác định được loại đá dùng tạc tượng đó là loại “Diệp thạch”.

Theo các nhà khảo cổ, tượng Bà là hiện thân của thần Shiva, một tác phẩm nghệ thuật độc đáo được tạc từ thế kỷ VI và tượng Bà được tạc bằng một loại nham thạch trầm tích có tên là diệp thạch. Loại nham thạch này được hình thành ở các tam giác châu thổ và các hố đại dương nên có cấu thể nhuyễn hạt, mỗi lớp là một chu kỳ lắng đọng, khi biển yên tỉnh thì hiện tượng lắng đọng mới xảy ra.

Từ lâu, người ta tin rằng Bà Chúa Xứ luôn phò trợ cho dân chúng. Ai đến cầu xin điều gì cũng được như ý. Sự linh thiêng của Bà Chúa Xứ núi Sam được loan truyền ra khắp nơi, ngày càng thu hút nhiều khách thập phương đến cúng bái, nhất là vào các ngày lễ vía Bà.

Theo vnmission

DU LỊCH

Cần Thơ vào top thành phố có kênh rạch đẹp nhất thế giới

Cần Thơ vào top thành phố có kênh rạch đẹp nhất thế giới

Trang Mysteriousworld vừa liệt kê danh sách những thành phố có kênh rạch đẹp nhất thế giới, trong đó Cần Thơ được ca ngợi là nơi có kênh đào đẹp với chợ nổi và cảnh giao thương tấp nập.

Cần Thơ vào top thành phố có kênh rạch đẹp nhất thế giới

Cần Thơ, Việt Nam

Cần Thơ, một trong những thành phố lớn của Việt Nam, là trung tâm của mạng lưới sông rạch ở đồng bằng sông Cửu Long. Tổng chiều dài giao thông đường thuỷ của thành phố đạt hơn 1.000 km.

Ngoài mạng lưới rộng lớn của các kênh rạch, chợ nổi là điểm thu hút du lịch chính của thành phố Cần Thơ, trong đó phải kể đến chợ nổi Cái Răng. Các thuyền buôn dưới sông cung cấp cho bạn các loại hàng hóa. Tham gia tour du lịch trên chợ nổi là cách tuyệt vời để trải nghiệm miền sông nước và khám phá đời sống văn hoá địa phương nơi đây

Cần Thơ, Việt Nam

Venice, Italy

Venice là thành phố duy nhất nằm trên một nhóm 118 hòn đảo được ngăn cách bởi các kênh đào. Nơi đây có khoảng 179 kênh đào và các hòn đảo được kết nối với nhau thông qua hơn 400 cây cầu. Được mệnh danh là “thành phố kênh đào đẹp nhất hành tinh”, Venice hàng ngày đón hơn 50.000 lượt khách tham quan đến chiêm ngưỡng và khám phá.

Phương tiện giao thông chính ở đây là tàu thuyền, được gọi với cái tên là Gondola. Ngày nay, toàn thành phố có hơn 350 Gondola và hầu hết chuyến du lịch không thiếu vắng hình thức vận chuyển này.

Kênh đào Grand Canal có chiều dài 3.800 m được xem là đường thuỷ chính ở Venice. Ngoài việc ngồi thuyền Gondola thong dong trên Grand Canal và các kênh rạch nhỏ khác, bạn cũng có thể thưởng thức vẻ đẹp hấp dẫn của những cung điện và nhiều toà nhà lịch sử khác.

Venice, Italy

Birmingham, Anh

Với hơn 1,9 triệu cư dân sinh sống, Birmingham là thành phố đông dân thứ hai ở Anh. Bên cạnh sự đông đúc, tấp nập của một đô thị sầm uất, Birmingham còn có nhiều kênh đào đẹp kéo dài hơn 160 km.

Kênh đào đầu tiên của thành phố được mở năm 1769 để kết nối Birmingham với thị trấn Wednesbury. Những hành trình du lịch qua những kênh đào của Birmingham tạo cơ hội ngắm cảnh lý tưởng trong lòng thành phố.

Birmingham, Anh

Giethoorn, Hà Lan

Gietoorn là một ngôi làng kênh đào tuyệt đẹp nằm ở tỉnh Overijssel của Hà Lan. Vùng đất này được ngăn cách bởi những kênh rạch và kết nối bởi 180 cây cầu nhỏ. Nơi đây còn được gọi là “Venice của Hà Lan”. Ngôi làng này “nói không” với xe hơi, vì cách duy nhất để tiếp cận là đi bằng thuyền và xe đạp.

Giethoorn, Hà Lan

Tô Châu, Trung Quốc

Thành phố lịch sử Tô Châu được nhiều người ngưỡng mộ bởi vẻ đẹp của những khu vườn và các kênh đào của nó. 15 kênh đào nhỏ ở đây đan chéo nhau, trong đó có kênh đào dài nhất xấp xỉ Grand Canal ở Venice, Italy, được xây dựng giữa năm 581 và 618. Giống như Grand Canal, kênh đào ở Tô Châu cũng len lỏi qua nhiều nơi đẹp trong lòng thành phố.

Tô Châu, Trung Quốc

Alleppey, Kerala, Ấn Độ

Được mệnh danh là “Venice của phương Đông”, thành phố đẹp như tranh vẽ Alleppey, nằm ở bang Kerala, miền nam Ấn Độ, có một mạng lưới rộng lớn các đầm phá, sông và hồ với chiều dài lên đến 1.500 km.

Vùng nước trũng Vembanad là một trong những phần đẹp nhất của bang Kerala, nằm trong lòng thành phố Alleppey. Ngoài ra, hồ Vembanad rộng lớn với diện tích bề mặt hơn 2.000 km vuông. Cả hai cũng bao gồm một mạng lưới kênh đào.

Bạn có thể thuê nhà thuyền, thuyền tốc độ nhanh để tham quan các kênh đào ở thành phố Alleppey. Bạn sẽ cảm nhận và khám phá được nhiều khía cạnh về văn hoá và vẻ đẹp tự nhiên ngoạn mục ở nơi đây.

Alleppey, Kerala, Ấn Độ

Stockholm, Thụy Điển

Stockholm, thủ đô của Thụy Điển được xây dựng trên 14 hòn đảo xinh đẹp ở hồ Malaren. Các quần đảo rộng lớn ở đây kết nối thành phố với biển Baltic về phía đông. Do đó, chèo thuyền là cách trải nghiệm thú vị để tham quan thành phố.

Các vùng nước ở đây rất sạch sẽ, thích hợp cho bơi lội và câu cá. Stockholm cũng là một trong những thành phố xanh của thế giới với hơn 12 công viên rộng lớn và được biết đến với quá trình thanh lọc chất thải tốt.

Stockholm, Thụy Điển

Bruges, Bỉ

Bruges, thành phố lớn thời trung cổ, nổi tiếng với những con kênh đẹp từ nhiều thế kỷ. Các tuyến đường thuỷ ở Bruges còn được gọi là “Venice của phương Bắc”. Tour du lịch kênh đào là cách tốt nhất để khám phá thành phố này.

Những con kênh đào thơ mộng kết nối với các phần chính của Bruges, do đó bạn có thể tiếp cận bằng nhiều dịch vụ thuyền ở thành phố từ địa điểm khác nhau. Thường mỗi chuyến tham quan kéo dài 30 phút và bạn sẽ có cái nhìn ấn tượng về thành phố cổ này từ trên mặt nước.

Bruges, Bỉ

Bangkok, Thái Lan

Hệ thống kênh rạch là một phần không thể thiếu của thành phố Bangkok từ thế kỷ 18. Các tuyến đường thủy đầu tiên được đào để bảo vệ biên giới.Trong suốt thế kỷ 19, hệ thống kênh ở Bangkok mở rộng nhanh chóng cho thủy lợi và giao thông vận tải. Ngày nay, nhiều trong số những kênh rạch được sử dụng cho mục đích thoát nước. Tuy nhiên vẫn còn những hệ thống kênh đóng một vai trò quan trọng trong việc vận chuyển của đất nước.

Các hệ thống kênh rạch ở Bangkok thường được gọi là Klong. Khlong Saen Saeb là kênh đào còn lại chủ yếu ở thành phố Bangkok với chiều dài 18 km, chạy từ phía đông đến phía tây của thành phố. Đi tàu ở Khlong Saen Saeb là cách tốt nhất để tham quan, ngắm cảnh và tìm hiểu về những địa danh lịch sử và các trung tâm mua sắm.

Các chợ nổi là một phần quan trọng của tuyến đường thủy Bangkok. Nhiều tàu thuyền thương mại đầy màu sắc, buôn bán các mặt hàng địa phương ngay tại các kênh rạch, thực sự tạo cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị. Damnoen Saduak, Amphawa, Taling Chan, Khlong Lạt Mayom, Bang Nam Pheung là năm chợ nổi chính tại thành phố Bangkok.

Bangkok, Thái Lan

Cape Coral, Florida, Mỹ

Thành phố Cape Coral ở Florida được biết đến với chiều dài bờ sông lên đến 640 km. Nó dài hơn hệ thống kênh của bất kỳ thành phố nào khác trên thế giới. Cape Coral có cả hồ nước ngọt và nước mặn. Các kênh nhân tạo của thành phố được đào trở lại vào năm 1970. Hệ thống này cũng cung cấp đủ nước cho thủy lợi và bảo vệ thành phố khỏi lũ.

Cape Coral, Florida, Mỹ
Du lịch suối Tranh Phú Quốc

Du lịch suối Tranh Phú Quốc

Cẩm nang du lịch Sóc Trăng

Cẩm nang du lịch Sóc Trăng

Về Tri Tôn thăm đồi Tà Pạ

Về Tri Tôn thăm đồi Tà Pạ

Khu du lịch Xẻo Quýt, Đồng Tháp

Khu du lịch Xẻo Quýt, Đồng Tháp

Những cây cầu thân quen quanh TP Vĩnh Long

Những cây cầu thân quen quanh TP Vĩnh Long

Các địa điểm du lịch Bến Tre nổi tiếng

Các địa điểm du lịch Bến Tre nổi tiếng

Du lịch đồng sen Tháp Mười

Du lịch đồng sen Tháp Mười

Rừng tràm Trà Sư, nét đẹp mùa nước nổi An Giang

Rừng tràm Trà Sư, nét đẹp mùa nước nổi An Giang

LÀNG NGHỀ

Làng nghề nắn nồi đất huyện Hòn Đất – Kiên Giang

Làng nghề nắn nồi đất huyện Hòn Đất – Kiên Giang

Làng nghề đan cỏ bàng Phú Mỹ

Làng nghề đan cỏ bàng Phú Mỹ

Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc

Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc

Làng nghề đóng xuồng ghe Bà Đài, Đồng Tháp

Làng nghề đóng xuồng ghe Bà Đài, Đồng Tháp

Làng nghề Vĩnh Hựu, làng nghề bó chổi

Làng nghề Vĩnh Hựu, làng nghề bó chổi

Làng nghề nắn nồi đất huyện Hòn Đất – Kiên Giang

Làng nghề nắn nồi đất huyện Hòn Đất – Kiên Giang

Làng nghề đan cỏ bàng Phú Mỹ

Làng nghề đan cỏ bàng Phú Mỹ

Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc

Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc

Làng nghề đóng xuồng ghe Bà Đài, Đồng Tháp

Làng nghề đóng xuồng ghe Bà Đài, Đồng Tháp

Làng nghề Vĩnh Hựu, làng nghề bó chổi

Làng nghề Vĩnh Hựu, làng nghề bó chổi

ẨM THỰC

Cá lóc nướng trui – món ngon ruộng đồng

Cá lóc nướng trui – món ngon ruộng đồng

Từ một món ăn dân dã, cá lóc nướng trui đã trở thành món đặc sản mà người dân Nam Bộ đãi khách phương xa hay dùng trong cả những dịp lễ tết. Cá lóc ngon nhất là vào đầu mùa mưa, bụng đầy trứng; hoặc ra giêng cá trưởng thành, béo.

Cá lóc ngon nhất là vào đầu mùa mưa, bụng đầy trứng.

Cá lóc là loài cá thịt ngon và hiền, ít xương và nhiều đạm trong các loài cá đồng. Cá lóc có 2 loại, loại cá lóc nuôi thường con to, có trọng lượng từ 1-2 kg; tuy nhiên loại cá lóc đồng được ưa chuộng nhất bởi cá được bắt tự nhiên từ trong ruộng, đồng, thịt ngọt, con nhỏ khoảng vài trăm gram đến nửa kg.

Cá lóc nướng trui ra đời từ những buổi làm đồng của những người nông dân Nam Bộ. Sau khi ngăn lạch, tát đìa, cá bắt lên chỉ cần rửa sạch, um rơm nướng chín là có thể cùng nhau thưởng thức ngay giữa cánh đồng lộng gió.

Từ món ăn đơn giản đó, cá lóc nướng trui nhanh chóng trở thành một đặc sản mà du khách khi đến Nam bộ đều muốn được một lần thưởng thức. Với món ăn này muốn ngon thì cá lóc nhất thiết phải là loại sống trong môi trường tự nhiên. Vì những con cá đó tuy không nhiều thịt nhưng lại săn chắc, có vị ngọt thơm chứ không bở và tanh như cá lóc nuôi. Tuy nhiên, ngày nay cá lóc trong tự nhiên rất khan hiếm nên người ta thường sử dụng cá nuôi để chế biến món ăn này. Ngoài ra, hình thức nướng trui rơm cũng ít phổ biến trong thời gian gần đây, mà chủ yếu nướng trên than hồng là nhiều. Thế nên một phần nào đó đã làm giảm đi hương vị thơm ngon cho món ăn đã đi vào thơ ca, đã gắn liền với ký ức tuổi thơ của rất nhiều người.

Cách chế biến cá lóc nướng trui

Chế biến cá lóc nướng trui không hề khó nhưng nó cũng đòi hỏi sự khéo tay cũng như kinh nghiệm của người làm bếp.

Cá phải còn sống được rửa sạch, xiên một cành tre tươi dọc theo thân cá rồi cắm ngược đầu cá xuống đất, sử dụng tre tươi sẽ không bị cháy trong quá trình nướng, Rơm được chất đống phủ lên mình cá, nhiều nhất là phần đầu cá, vì đây là phần rất khó chín. Người nướng phải canh lượng rơm vừa đủ để khi vừa cháy hết là cá vừa chín tới, nếu thiếu lửa thì cá sẽ bị sống, ngược lại cá sẽ chín khô, mất nước không ngon.

Cá nướng chín được bày ra trên lá chuối, cạo bỏ phần vảy cháy đen bên ngoài để lộ ra phần da chín vàng ươm thơm nức đầy hấp dẫn.

Cách chế biến cá lóc nướng trui

Rau ăn kèm cá lóc nướng trui

Món ăn này phải thưởng thức với một rổ rau sống tươi ngon. Ngoài các loại rau quen thuộc như xà lách, húng quế, diếp cá tùy theo vùng hoặc theo mùa mà có thêm các loại rau khác như lá cóc, lá sộp, lá sài, quế vị, lá cách, bông điên điển, bông súng… Ngoài ra còn có các nguyên liệu khác như dưa leo, chuối chát, khế chua, giá, bún tươi, bánh tráng… cùng chén nước mắm chua ngọt hoặc chén mắm nêm đậm đà, thơm ngon. Và tất nhiên không thể thiếu một ít bánh hỏi rưới mỡ hành hay bún tươi.

Một miếng bánh tráng mỏng được trải bên dưới, bên trên là các loại rau, bánh hỏi, thêm một miếng thịt cá trắng tinh là đủ để hấp dẫn bạn. Tùy theo sở thích mà bạn có thể chọn nước chấm chua ngọt hay mắm nêm.

Rau ăn kèm cá lóc nướng trui

Vị đậm đà hơi cay của nước chấm, vị thanh mát, thơm nồng của các loại rau cùng phần thịt cá chín mềm, thơm ngọt… tất cả hòa quyện vào nhau đem lại cảm giác ngất ngây cho người ăn. Là một món ăn nổi tiếng nên cá lóc nướng trui được bán nhiều ở các tỉnh Nam bộ, nếu có một lần đặt chân đến đây, bạn đừng quên tìm và thưởng thức món ăn dân dã đầy hấp dẫn này.

Cá lóc ngon nhất là vào đầu mùa mưa, bụng đầy trứng; hoặc ra giêng cá trưởng thành, béo. Chính vì vậy, dù nướng lửa than, lửa rơm hay cách nào cũng ngon tuyệt.

Cách làm bánh ú nước tro – Văn hóa miền Tây

Cách làm bánh ú nước tro – Văn hóa miền Tây

Bánh ú nước tro là món ăn truyền thống trong ngày tết Đoan Ngọ của người dân miền Nam. Ngày nay, chiếc bánh ú nước tro còn xuất hiện trong dịp lễ tết, hay đám giỗ.

Bánh ú nước tro là món ăn truyền thống trong ngày tết Đoan Ngọ của người dân miền Nam.

Bánh ú nước tro có hình chóp, to bằng nắm tay người lớn, bánh được gói bằng lá tre bên ngoài, bên trong là nếp và nhân đậu xanh. Thành phần có vẻ đơn giản nhưng để làm ra chiếc bánh ú nước tro thì phải trải qua nhiều công đoạn hết sức công phu.

Ngày xưa, để có nước tro làm bánh, người ta lấy rơm nếp đốt lấy tro, hòa với nước cho tan, để lắng và lấy phần nước trong. Ngày nay phần nước tro đã có bán ngoài chợ nên tiện lợi hơn nhiều. Ngoài ra khi làm chúng ta cần lưu ý nếu nếp có độ trong ít thì không đẹp và trong nhiều quá thì bánh có hậu đăng đắng. Điều này tùy thuộc vào kinh nghiệm của người làm.

Cách làm bánh ú nước tro:

– Nếp đãi qua nhiều lần nước cho thật sạch, ngâm gạo nếp vào thau nước lạnh có hòa một ít muối, ngâm khoảng 5-6 tiếng, đãi lại cho sạch.

– Cho nếp vào thau sạch, thêm nước lọc đã hòa với nước tro (một muỗng nước hòa với 1 lít nước), mực nước phải ngập mặt gạo nếp, ngâm 20-22 tiếng. Thỉnh thoảng khi ngâm bạn có thể thử bằng cách lấy vài hạt nếp đã ngâm, để giữa hai đầu ngón tay, bóp nhẹ thấy hạt nếp vỡ nhẹ ra thì nếp đã ngấm đủ nước tro.

– Sau đó, nếp xả lại nhiều lần nước lạnh cho thật sạch, xóc thêm muối vào, để ráo nước

– Đậu xanh đã đãi vỏ, ngâm vào thau nước ấm khoảng 1-2 tiếng. Tiếp theo cho đỗ xanh vào nồi, thêm một ít nước lọc nấu cho đậu xanh chín mềm.

– Khi đậu vẫn đang còn nóng trên bếp, thêm đường vào, dùng muôi gỗ khuấy thật nhanh tay để hạt đậu mịn ra. Cho đỗ xanh vào chảo, sên lửa nhỏ để mặt đỗ hơi se khô lại, nêm đường tùy theo bạn thích ăn ngọt nhiều hay ít, tắt bếp, để nguội, vo viên tròn nhỏ.

Cách làm bánh ú nước tro

– Lá tre rửa sạch, đun nồi nước sôi, cho lá tre vào nồi nước chần sơ qua nước sôi để lá mềm thì sẽ dễ gói hơn,

– Khi gói bánh, người ta cuốn một đầu lá thành hình chiếc phễu, cho vào một ít nếp, nhân, bên trên thêm một lớp nếp nữa và gói lại thành một hình tam giác cho thật kín, dùng dây chuối buộc chặt bên ngoài. Sau khi gói xong, bánh được xếp vào nồi và đem luộc, khi bánh chín, vớt ra ngâm vào nước lạnh cho bánh nguội, sau đó buộc bánh thành từng chùm vào trên lên sàn cho bánh nhanh khô lá.

Khi bóc vỏ ra, chiếc bánh có màu vàng sẫm, trơn láng không dính vào lá. Cắn một miếng để cảm nhận bột bánh mềm, dẻo, phần nhân bên trong có vị ngọt thanh dễ chịu. Bánh ú nước tro dễ ăn, không gây ngán, bột bánh có vị mát nên được nhiều người ưa thích trong những ngày nóng.

Những chiếc lá tre nhỏ nhắn, sợi lạt thanh mảnh bọc lấy những cái bánh trong ngần be bé, xinh xinh… tất cả sự khéo léo, tinh tế đều nằm trong đó. Thú vị là loại bánh này càng nhỏ thì thể hiện người gói càng khéo tay.

Món ăn vừa ngon vừa lạ từ nấm mối

Món ăn vừa ngon vừa lạ từ nấm mối

Nấm mối là một đặc sản được thiên nhiên ban tặng cho con người. Do mọc trong tự nhiên nên nấm mối sạch, không độc, rất thơm ngon và bổ dưỡng. Nấm mối xào mướp hương vừa dễ chế biến vừa có vị ngọt tự nhiên ngon miệng. Cháo nấm mối nóng hổi cho những buổi chiều chuyển mưa.

Do mọc trong tự nhiên nên nấm mối sạch, không độc, rất thơm ngon và bổ dưỡng.

Nấm mối xào mướp hương

Nấm mối có hàm lượng dinh dưỡng tự nhiên, giúp tăng sức đề kháng, chống lão hóa và ức chế sự sinh trưởng của các virus. Từ giữa tháng 4-7 âm lịch hằng năm, khắp vùng miệt vườn Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh dẫn lên các khu đồn điền cao su, cây ăn trái Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, dọc dài các tỉnh Tây Nguyên đến tận miền cao Việt Bắc, nơi nào có gò mối đùn đất, nơi đó có thể tìm thấy nấm mối đâm chồi, sinh sôi từ meo nấm do nước miếng mối chúa kết hợp với vi sinh thực vật ươm mầm.

Nấm mối xào mướp hương

heo kinh nghiệm của người dân, nấm mối nhanh mọc cũng chóng tàn, vì vậy, để hái được những cây nấm mối còn nguyên, chưa nở xòe ra thì phải đi lúc trời chưa kịp sáng (khoảng 3-4h).

Nấm mối ăn mềm nhưng không bở, có vị thơm, ngọt ngon giống thịt gà nên còn có tên gọi khác là “kê nhục”. Nấm mối thường được chế biến thành nhiều món ăn ngon như nấu canh, xào, để khô dùng nấu các món ăn chay…

Nấm mối xào không đã ngon, khi kết hợp với các nguyên liệu khác hương vị thơm ngon lại tăng lên gấp bội. Chỉ cần một ít nấm mối thêm một quả mướp hương là bạn đã có món xào ngon miệng cho bữa cơm gia đình.

Nấm mối sau khi hái về được rửa sạch, cái lớn chẻ đôi, ngâm vào nước muối pha loãng trong vài phút, rửa lại bằng nước sạch rồi vớt ra để ráo là đã sử dụng được.

Cháo nấm mối nóng hổi

Thứ nấm không trồng được nên nhiều khi có tiền cũng khó mà mua. Nấm mối được xem là đặc sản quý, hiếm. Với vị ngọt dịu tự nhiên, mùi thơm đặc trưng, nấm mối làm được nhiều món ngon

Cháo nấm mối nóng hổi

Với những ngày mưa gió, món cháo nấm mối bốc khói chắc chắn là món ăn ngon miệng mà bạn không thể bỏ qua. Chế biến món cháo này không mất nhiều thời gian, nhưng bạn phải biết cách sơ chế nấm. Theo kinh nghiệm của người dân, để cháo có vị ngọt và thơm ngon như thịt gà, bạn không nên dùng dao thái nấm mà nên dùng tay xé. Nấm sau khi rửa sạch, dùng tay xé thành từng sợi vừa ăn. Phi thơm hành, cho nấm vào xào sơ qua với một ít gia vị cho thấm.

Đợi nồi cháo nở bung, cho nấm đã xào vào nấu sôi lại, nêm gia vị cho vừa ăn thì tắt bếp. Múc cháo ra bát, rắc lên trên ít hành ngò, tiêu và dùng khi còn nóng. Cháo nấm mối hấp dẫn người ăn vì vị ngọt tự nhiên của nó, dù không cần nước hầm xương, bột ngọt, hay đường mà vị ngọt thanh đến lạ lùng. Nó còn có giá trị dinh dưỡng cao, giúp thanh nhiệt, nhuận trường rất hiệu quả.

Ngoài ra, với hương vị đặng trưng mà các loại nấm khác không có được, lại dễ chế biến, nên người miền Tây có các món ăn đặc sản từ nấm mối.

Bánh lọt nước cốt dừa Cần Thơ

Bánh lọt nước cốt dừa Cần Thơ

Có những món ăn tưởng chừng rất “quê” đã trở thành món “độc” và khó tìm ở nơi phố thị. Bánh lọt nước cốt dừa là món ăn vặt mà Văn hóa miền Tây muốn nhắc đến… Một ngày nắng nóng thưởng thức 1 ly bánh lọt nước cốt dừa thì còn gì ngon bằng.

Một ngày nắng nóng thưởng thức 1 ly bánh lọt nước cốt dừa thì còn gì ngon bằng

Trong ký ức tuổi thơ của tôi, có 2 loại bánh lọt mà mẹ vẫn hay làm, bánh lọt mặn thường ăn cùng nước lèo có tôm – thịt giống như bánh canh, còn bánh lọt ngọt thì ăn cùng nước đường và nước cốt dừa. Đất Cần Thơ nổi tiếng có bánh lọt lá cẩm với màu tím lấy từ lá cẩm nhưng xanh lá dứa thì thông dụng hơn.

Bánh lọt Cần Thơ từ xưa đã nổi tiếng là ngon. Nhưng rất ít thấy ai bán ngoài phố. Tưởng chừng như các loại bánh, hay chè truyền thống đã không còn để nhường chổ cho các thứ bánh Tây như donut, su que, tiramisu…

Bánh lọt Cần Thơ từ xưa đã nổi tiếng là ngon

Không hẳn vậy, vẫn còn những không gian riêng dành cho món bánh ngon lành này, đó là những quán cốc vỉa hè hay trên những chiếc xe đẩy do các dì, các cô từ miền Tây lặn lội lên đây bán vì cuộc sống mưu sinh.

Cũng như bao loại bánh cổ truyền của người Việt, người làm bánh đều mua gạo tẻ về rồi xay lấy bột chứ không phải làm từ bột khô có sẳn ngoài chợ, vì làm từ bột xay nhà sẽ ngon hơn rất nhiều.

Bánh lọt đúng vị cổ truyền thì rời từng sợi bánh rời, mềm mại và nhỏ nhắn, thơm mùi lá dứa. Nếu bánh có pha quá nhiều bột năng thì sẽ dai và hơi cứng, sợi dày và dài rất thô lại dính chùm. Màu xanh dờn của chất hóa học chứ không xanh rêu như màu tự nhiên của lá dứa.

Bánh lọt đúng vị cổ truyền thì rời từng sợi bánh rời, mềm mại và nhỏ nhắn, thơm mùi lá dứa

Món bánh lọt chỉ đơn giản gồm bánh lọt màu lá dứa, nước cốt dừa trắng thật đặc và béo, nước đường thắng sóng sánh màu vàng mật. Khi ăn sẽ trộn tất cả chung vào một ly thêm nước đá.

Thật ra bánh lọt vốn chỉ có vậy thôi. Nhưng dân Sài Gòn thường có thối quen thêm hay bớt một vài thứ so với nguyên mẫu, nên người bán cho thêm hạt lựu, sương sa và đậu xanh nhuyễn để món ăn thêm thú vị hơn.

Cách làm đậu bắp nhồi cá thác lác nướng

Cách làm đậu bắp nhồi cá thác lác nướng

Đậm đà bún cá Kiên Giang

Đậm đà bún cá Kiên Giang

Lạ miệng với canh chua lươn nấu trứng kiến

Lạ miệng với canh chua lươn nấu trứng kiến

Cháo nhộng ong, đậm đà hương vị thôn quê

Cháo nhộng ong, đậm đà hương vị thôn quê

Đặc sản nấm tràm Phú Quốc

Đặc sản nấm tràm Phú Quốc

Trở về tuổi thơ với món chuối quết dừa

Trở về tuổi thơ với món chuối quết dừa

Cá rô kho tộ đậm đà hương vị miền Tây

Cá rô kho tộ đậm đà hương vị miền Tây

Bánh lọt xào Hà Tiên

Bánh lọt xào Hà Tiên

NGƯỜI MIỀN TÂY

Đẩy côn mùa nước tràn đồng

Đẩy côn mùa nước tràn đồng

Đẩy Côn – Giàn Côn là công cụ mà người dân Vùng Trũng Đồng Tháp Mười quê tôi mưu sinh vào mùa nước tràn đồng, chẳng biết nghề này có từ khi nào, chỉ biết người dân nơi đây xem đẩy côn là một nghề thực thụ suốt 20 năm qua.

Đẩy Côn – Giàn Côn là công cụ mưu sinh vào mùa nước tràn đồng

Lũ về, nước trắng xoá một vùng, mang theo phù sa bồi thêm cho đất và mang theo biết bao cá tôm hào sảng, tạm gát lại công việc đồng án, người dân quê tôi bắt tay vào một mùa mưu sinh mới, mùa đẩy côn bắt cá lóc đồng.

Nếu có dịp về với Vùng trũng vào mùa nước nổi, thưởng thức con cá lóc đồng nướng trui thơm phức, ngọt lịm, bạn có bao giờ thắc mắc những người nông dân dùng công cụ gì để bắt cá không?
Bạn sẽ cảm thấy vô cùng thú vị khi biết được suốt 20 năm qua người dân “săn” cá lóc trên những cánh đồng tràn nước là bằng đẩy Côn…

Đẩy cồn là hình thức đánh bắt hiệu quả

Đẩy Côn là công cụ không những giúp người dân mang lại nguồn kinh tế cao, mà còn góp phần bảo vệ nguồn sinh thái, chỉ bắt cá trưởng thành không bắt cá nhỏ như các công cụ khác.
Hiểu một các nôn na giàn côn là công cụ khua nước, khi chạm vào côn cá giật mình chúi xuống bùn, người dân sẽ quan sát vị trí cá chúi nhờ tim nước rồi dùng nơm bắt.
Côn được làm bằng những cọng sắt to bằng ngón tay út, có độ dài 1,5 m; một đầu côn được buộc vào một sợi dây nilông và được nối liền lại với nhau thành một hàng “rào sắt”, có khoảng cách từ 20 – 30 cm. Chọn hai cây tre dài, thẳng làm luồng côn, hai luồng côn được xếp theo hình chữ V đặt mở mũi xuồng. Mỗi luồng côn có chiều dài từ 12 – 15m. Để giữ cân bằng hai luồng côn cũng như điều chỉnh hai luồng côn cao hay thấp phụ thuộc vào cột trụ dựng đứng, có chiều cao khoảng 3 – 4 m để gánh hai luồng côn.


Khi bắt đầu đẩy côn, người ta chỉ cần mắc các côn vào luồng côn và điều chỉnh luồng côn cho phù hợp với mực nước. Sau đó người đẩy côn lên xuồng dùng xào đẩy xuồng đi tới. Khi đó, luồng côn cũng được kéo theo và cá va chạm với các côn sẽ chúi xuống đất, tạo thành bong bóng nước nổi lên mặt nước. Lúc này, người đẩy côn, chỉ việc dùng nơm bắt cá.

Đẩy côn thường bắt đầu vào lúc 6 giờ sáng, còn buổi chiều là khoảng 15 giờ, vì thời gian này nhiệt độ thấp, cá mới lên ruộng nhiều. Theo người dân vùng lũ, trong các loại hình đánh bắt cá thì dùng côn khá đơn giản, không tốn nhiều chi phí đầu tư nhưng hiệu quả, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân miền Tây. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được, vì để “săn” cá lóc đồng bằng đẩy côn cũng đòi hỏi phải có sức khỏe để lội trên đồng ruộng ngập nước, dầm mưa dãi nắng gần như suốt cả buổi. Đặc biệt, phải có tài quan sát bong bóng nước của cá, làm được điều này chỉ có những người nông dân tay lắm chân bùn sống giữa vùng sông nước, am hiểu tập tính của cá.

Đẩy cồn là hình thức đánh bắt hiệu quả

Mùa nước nổi cá về lũ lượt, đẩy côn là một nghề giúp người nông dân vùng lũ mưu sinh, đẩy côn không chỉ bắt được cá lóc mà còn bắt được cá trê, cá rô đồng, sống giữa thiên nhiên, chúng không to con, có nhiều kích cỡ, nhưng thịt thơm mềm có vị ngọt hậu là thứ đặc sản đồng quê giản dị mà đậm đà hương vị đến một cách kì lạ.

Đẩy côn không chỉ là công việc, hay dụng cụ bắt cá là đúng nghĩa hơn là “nghề”, nghề “săn” cá lóc đồng bằng đẩy côn xuất hiện ngày càng nhiều, nhưng đặc biệt là tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang và Vĩnh Long… Khi nước lũ về, những cánh đồng tràn nước trắng xóa, nghề đẩy côn của người dân vùng lũ miền Tây bắt đầu hoạt động nhộn nhịp.

Đẩy côn là một nghề giúp người nông dân vùng lũ mưu sinh

Cảm ơn những con nước về đã mang đến quê hương vùng trũng biết bao hào sảng, mang đến nét văn hoá đặt trưng chỉ có riêng ở Vùng, mang đến một miền ký ức vô cùng đẹp cho người con xa xứ như tôi.

Người thợ bạc chơi kiểng hái tiền tỷ

Người thợ bạc chơi kiểng hái tiền tỷ

[vanhoamientay.com] Từ một thợ bạc có cuộc sống bình dị, bỗng nhiên anh Nguyễn Thanh Công lại trở thành tín đồ của nghệ thuật cây kiểng. Anh say mê đến nổi bạn bè và các nghệ nhân ai cũng nể, coi anh là một tay chơi hào phóng và “ nặng ký ” nhất làng kiểng miền Tây.

“Chơi cây kiểng nếu không say mê, không yêu thích thì không ai bỏ hàng trăm triệu mua về. Ngược lại chơi mà không có kinh tế thì lấy đâu tiền để chơi tiếp”, anh Công chia sẻ.

Sân kiểng nhà anh ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành – Đồng Tháp với rất nhiều cây kiểng độc đáo, quý giá. “Lúc đầu tôi chỉ chơi vài ba cây trước sân nhà cho đẹp, giúp tinh thần thư giãn sau những giờ lao động mệt mỏi. Không ngờ cây kiểng lại có sức cuốn hút lạ kỳ, càng khám phá tôi càng say mê”, anh Công chia sẻ.

Thế là đi đến đâu anh cũng lân la tìm hiểu và tìm những cây đẹp, đặc biệt là cây to có dáng vẻ kỳ thú để mua về làm kiểng, và cứ thế mà số cây trong vườn dần dần tăng lên …Cho đến một ngày, có người đến hỏi mua lại mấy cây trong vườn với giá lên hàng trăm triệu đồng, lời gấp đôi, gấp ba giá vốn. Từ đây, anh mới nảy sinh ra ý tưởng vừa chơi kiểng vừa dùng kiểng để làm kinh tế.

10 năm nay, mỗi lần bạn bè cho biết nơi nào có cây hay, cây đẹp, đặc biệt là những cây có dấu ấn thời gian, là anh tìm đến để mua về thuần dưỡng, tạo dáng, biến một cây rừng hoang dã thành một tác phẩm nghệ thuật sống.

Có người hỏi anh, giữa chơi và kinh doanh cây kiểng, anh nặng bên nào? Anh không ngần ngại trả lời: “Nặng cả hai. Vì nếu không say mê, không yêu thích thì không ai dám bỏ hàng trăm triệu ra mua về để chơi. Ngược lại chơi mà không có đồng ra đồng vô thì lấy đâu ra tiền để chơi tiếp”, anh Công nói.

Anh Sáu Lựu, một nghệ nhân từng trải về nghề hoa kiểng cho biết, anh Công đã từng bỏ tiền thuê xe tải để chuyển cây sanh cổ thụ ra Hà Nội triển lãm nhân Đại lễ 1.000 năm Thăng Long. Ngoài ra anh còn tích cực tham gia các Hội thi Hoa – lan – cây cảnh do địa phương và các nơi tổ chức để giao lưu học hỏi và chia sẻ với nghệ nhân cả nước. Tại Lễ hội Sinh Vật Cảnh Đồng Tháp năm 2010, anh đã giành được huy chương vàng cho tác phẩm Tiểu cảnh do chính anh sáng tạo.

Hiện vườn kiểng của anh Công có gần 400 bonsai, kiểng cổ thụ, kiểng hoa, kiểng trái và tiểu cảnh…với khá nhiều chủng loại đặc sắc, quý giá như mai vàng, nguyệt quế, tùng, sanh, cằn thăn, mai chiếu thủy và nhiều cây rừng hoang dã như vú sữa, lộc vừng, dâu… cây nào cũng được cắt tỉa, tạo dáng theo phong cách riêng. Riêng với bonsai, anh rất chú ý về tổng thể, chậu và cây lúc nào cũng tương xứng, cân đối và hài hòa.

Anh nói, trong số các loại cây hiện có, anh mê nhất là nguyệt quế và kiểng trái. Ngoài việc sưu tầm, anh còn là một người cần cù chịu khó, miệt mài học hỏi những kỹ thuật tiên tiến, bằng cách mời một số nghệ nhân có uy tín đến cố vấn kỹ thuật. Nhờ vậy mà bất cứ một mẫu cây rừng nào dù dạng thô sơ, tàn nhánh rắc rối tới đâu, khi vào khu vườn nhà anh cũng có thể hóa thân thành một cây kiểng nghệ thuật.

Anh cho biết mỗi cây đều có dáng vẻ và nét kỳ mỹ hấp dẫn khác nhau, do đó giá trị cũng khác nhau. Cây trong vườn nhà anh trung bình có giá từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng. Riêng những cây lâu năm, già như cây sanh dáng cổ đã đưa ra Hà Nội triển lãm trị giá 1,5 tỷ đồng, hay cây nguyệt quế cổ thụ có giá 1 tỷ đồng…

“ Nhiều năm qua, có bao nhiêu tiền tôi cũng dành ưu tiên cho vườn kiểng. Đến năm rồi tôi đã thu vô được 10 tỷ từ tiền bán cây”, anh Công khoe.

Cũng theo anh Công người chơi kiểng hái tiền tỷ, chơi cây kiểng ngoài lợi nhuận kinh tế còn giúp con người gần với thiên nhiên, tâm hồn mở rộng, yêu đời và yêu cuộc sống nhiều hơn. Và cây kiểng cũng giúp anh có thêm nhiều bạn bè, khách ở các nơi từ Hà Nội, miền Trung, đó là những người cùng sở thích, cùng anh chia sẻ về thú chơi này đặc biệt này.

Theo News Zing
Người sáng lập thương hiệu kẹo dừa Bến Tre

Người sáng lập thương hiệu kẹo dừa Bến Tre

[vanhoamientay.com] Người đã sáng lập ra thương hiệu Kẹo dừa Bến Tre khá nổi tiếng trên thị trường đó là bà Phạm Thị Tỏ, người ta thường gọi bà là bà Hai Tỏ hay với một cái tên rất gần gũi và thân thương là Bà già đeo kính.

Khi vừa đặt chân đến nơi được mệnh danh là thủ phủ của dừa- vùng đất sông nước Bến Tre, khách vãng lai dễ dàng bắt gặp ven hai bên đường, các bảng hiệu lớn nhỏ quảng cáo đặc sản Kẹo dừa Bến Tre, điểm đặc biệt rất giống nhau là một tấm hình chân dung của một người phụ nữ đeo kính trông rất hiền từ và giản dị

Bà Phạm Thị Tỏ năm nay đã 75 tuổi, với hơn 30 năm gắn bó với nghiệp sản xuất kẹo dừa. Bà đến với nghề từ hai bàn tay trắng, một người phụ nữ mang theo 8 người con đang tuổi ăn, tuổi lớn. Bà tâm sự rằng: “Phải làm thì mới có ăn, nhưng phải làm cái gì để có thể nuôi đầy đủ những đứa con mình ăn học nên người, tôi là một người mẹ, không đành tâm nhìn con mình khổ”, bà làm đủ nghề buôn bán các thứ, do thời buổi bao cấp, các công việc của bà đều chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn vì không đủ nuôi các con. Bằng với nghị lực, kiên cường và tấm lòng bao la của một người mẹ, bà không hề chùn bước. Khó khăn và thất bại không hạ gục được người phụ nữ mang đậm chất miền Tây chịu thương, chịu khó này. Và rồi, bà nhận ra rằng dừa chính là linh hồn của đất Bến Tre, là nguồn sống của người dân nơi đây, dừa xuất hiện mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày, thiên nhiên cao quí đã ban tặng cho mảnh đất quê hương bà là dừa, không dừa nơi đâu có thể tốt như dừa ở Bến Tre, thế là bà tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào này để sản xuất ra kẹo dừa, một sản phẩm mà theo bà, vừa mang nét đặc trưng của xứ dừa, vừa mang được hương vị tinh túy của cây dừa chính là nước cốt béo ngậy quyện với mạch nha.

Những buổi ban đầu khi va chạm với nghề, bà vấp phải nhiều sự khó khăn, bà chia sẻ: “Thành công chỉ có giá trị khi xuất hiện sau thất bại”, một mình bà phải vượt qua tất cả, khó khăn và thất bại không đánh gục nổi người phụ nữ ấy.

Bà kể khi nhận ra giấy gói kẹo của mình không được đẹp khi xuất đi bán so với các cơ sở khác, bà phải suy nghĩ để tự tay thiết kế giấy gói kẹo riêng cho sản phẩm của mình, thời ấy, chưa có đèn điện như bây giờ, đêm nào, bà cũng chong đèn cắt dán thủ công cho giấy gói. Đến khi vấn đề này được giải quyết thì sản phẩm gặp ngay một vấn đề khác, đó là kẹo bị dính vào giấy bọc bên ngoài, làm giảm chất lượng, bà cũng phải suy nghĩ tìm tòi ra giải pháp, và rồi, thật là một ý tưởng sáng tạo, nhấn mạnh được điểm khác biệt của sản phẩm với các đối thủ cạnh tranh, bà thiết kế một giấy gói nhỏ bằng bánh tráng mỏng bọc bên trong, không bị dính mà còn tạo được vị đặc trưng riêng.

Đấy là những vấn đề nhỏ thường gặp phải trong khâu sản xuất, còn những vấn đề lớn lao khác liên quan đến chủ quyền thương hiệu, sự sống còn của công ty, chén cơm của công nhân bị đánh mất, bà cũng tự xắn lấy tay giải quyết, người phụ nữ này phải ngược xuôi đến xứ người đấu tranh đòi lại quyền công bằng. Bà nói: “Mình tạo ra nó, thì nó cũng như là con mình vậy, đâu ai nhẫn tâm khi thấy con mình bị cướp mất”, với lòng dũng cảm và sự quyết tâm giành lại thương hiệu “Kẹo dừa Bến Tre”, bà đã thành công vẻ vang ngay tại đất khách, tạo một điểm sáng trong ngành sản xuất kẹo dừa nói riêng và ngành sản xuất sản phẩm nói chung, một tấm gương sáng đáng noi theo.

Trên thương trường là vậy, trở về với cuộc sống thực tại, bà vẫn là một người mẹ, một người bà, luôn vun vén cho gia đình luôn đầy đủ và hạnh phúc. Những người con bà đều thành đạt theo đúng như nguyện vọng ngày xưa và đang giúp bà củng cố cho sự nghiệp sản xuất kẹo dừa ngày càng vững mạnh.

Bên cạnh đó, bà tích cực tham gia các công tác hoạt động xã hội ở địa phương, làm từ thiện, xây dựng trùng tu đền miếu. Bà tâm sự: “Ngày xưa, còn nghèo, sợ con mình đói khổ, bây giờ, có đồng ra đồng vào, thấy người khác khổ, tôi không đành”.

Trách nhiệm trong công việc cao, yêu thương nhân công, đề cao giá trị sản phẩm đến khách hàng, đã giúp công ty của bà và thương hiệu kẹo dừa Bến Tre ngày càng được khẳng định vị trí trong lòng của người tiêu dùng trong nước và nước ngoài.

Với ý tưởng, chiến lược kinh doanh đúng đắn, kết hợp chính xác lợi thế cạnh tranh của vùng đất quê hương là dừa, thêm vào đó đạo đức nghề nghiệp và sự uy tín cao, bà đã rất thành công, gặt hái khá nhiều huy chương, bằng khen của Chính phủ, của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bến Tre tặng, danh hiệu cao quí Top 10 Nữ Doanh Nhân Việt Nam liên tiếp 2 năm 2012-2013 và nhiều thành tích vô giá khác.

Xuất phát từ tấm lòng thương con bao la của một người mẹ và tình người với nhân công, bà đã gây dựng nên một công ty vững chắc, một thương hiệu “Kẹo dừa Bến Tre” vững mạnh, xứng đáng là một hình tượng người phụ nữ hiện đại trong thời đại mới nhưng vẫn mang phẩm chất cao đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam: “Công, Dung, Ngôn, Hạnh”

Theo Keoduabentre
Con đường khởi nghiệp của vua bánh Pía

Con đường khởi nghiệp của vua bánh Pía

[vanhoamientay.com] Ông chủ của Tân Huê Viên – công ty chế biến bánh pía lớn nhất Sóc Trăng, xuất thân từ phận làm thuê, khởi nghiệp làm bánh lạ đời chỉ với…con dao và một tấm nhôm, nhưng sau hơn 10 năm đã trở thành “vua bánh pía” của vùng đất miền Tây Nam Bộ.

Quả là hình ảnh ấn tượng, bởi bánh pía lâu nay vốn chỉ được xem như một loại sản phẩm địa phương thông thường, nhưng nay nó đã được một doanh nghiệp nâng tầm, đưa mức tiêu thụ lên vài trăm tấn mỗi năm, được vận chuyển đi khắp cả nước, kể cả xuất khẩu.

Ấn tượng hơn, đây không phải lần đầu Giám đốc trực tiếp xuống làm cùng công nhân, mà đã gần 20 năm nay, hầu như mỗi ngày Thái Tuấn đều làm việc dưới xưởng tới gần 1 giờ sáng.

Anh Thái Tuấn sinh năm 1968 trong một gia đình nghèo ở thành phố Sóc Trăng. Năm 12 tuổi, Tuấn đã phải nghỉ học, lăn lộn vào đời kiếm tiền phụ giúp gia đình bằng nghề sửa xe.

Hết sửa xe, Tuấn xin vào làm không công cho một cơ sở sản xuất bánh pía ở Vũng Thơm (xã Phú Tâm, huyện Châu Thành, Sóc Trăng), cách nhà vài chục cây số. Làm ở đây, Tuấn chỉ được chủ nuôi cơm hằng ngày chứ không được trả lương như những người thợ khác vì lúc đó Tuấn chỉ mới 14 tuổi.

Miệt mài làm việc nhưng Tuấn không nguôi trăn trở: “Mình phải làm gì để có thể đổi đời?”. Để tìm ra câu trả lời, Tuấn chăm chỉ vừa làm vừa học.

Một năm sau, anh được chủ giao cho việc trộn nhân bánh. Công việc vất vả, phải làm quần quật suốt ngày đêm, lương lại không cao nhưng Tuấn không nản chí.

Nhiều đêm nằm vắt tay lên trán suy nghĩ: “Người ta làm được thì mình cũng làm được, phải thử mới biết…”. Và Tuấn âm thầm thực hiện giấc mơ đổi đời bằng việc làm hết sức táo bạo: Mua một tấm nhôm, một con dao để… mở lò sản xuất bánh.

Ước mơ đã có, nghị lực cũng thừa nhưng lại thiếu vốn. Khi người anh trai lập gia đình, Tuấn “đánh liều” hỏi mượn anh toàn bộ số tiền mừng đám cưới làm vốn mua: bột, đường, đậu… để sản xuất bánh. Thương em, người anh đồng ý để Tuấn thực hiện ước mơ của mình.

Theo Doanhnhansaigon

GÓC MIỀN TÂY

Những việc nên làm vào buổi sáng để tốt cho não

Những việc nên làm vào buổi sáng để tốt cho não

Chong chóng và gió

Gió có vị gì nhỉ? Không ai biết.

Gió có màu gì nhỉ? Không ai biết.

Gió có mùi gì nhỉ? Không ai biết.

[vanhoamientay.com] Nhưng chong chóng biết. Gió có vị mặn của nước mắt chong chóng. Gió có màu bạc của thời gian và sự chờ đợi. Gió có mùi máu đang rỉ ra từ trái tim chong chóng.

Đã có chuyện tình giữa nắng và mưa. Và đây là chuyện tình giữa gió và chong chóng….^^

Gió nhẹ, chong chóng quay. . .

 Cậu lúc nào cũng quay mãi thế à? “ Chợt gió hỏi chong chóng.

” Ừ, có lẽ vậy! Vì cậu thổi nên tớ phải quay! “

” Vì tớ sao? “ Gió ngạc nhiên.

 Vì cậu. Vì cậu mà tớ quay, cũng vì cậu mà tớ sống.  Nếu tớ không quay thì tớ là một cái chong chóng chết. “

” Nếu. . . nếu có một ngày. . . tớ không ở bên cậu nữa. . . “ Gió ngập ngừng.

” Tớ không biết. Trên đời này có vô vàn ngọn gió và vô vàn chong chóng. Bình thường thì chong chóng cần gió. Gió như là nguồn sống của chong chóng. Chong chóng thiếu gió, chong chóng không còn sức sống nhưng gió thiếu chong chóng thì gió vẫn vậy. “ Chong chóng nhẹ nhàng trả lời gió.

” Ừhm. Có lẽ… “ Gió đáp, với tất cả sự thờ ơ.

Chong chóng hiểu hết tất cả. Rằng một ngày kia, gió sẽ chán chong chóng. Rằng chong chóng sẽ già đi theo thời gian nhưng gió thì không. Rằng ngày đó đã sắp đến rồi. Chong chóng thở dài. Chong chóng sắp già mất rồi. Hai ngày, chong chóng không được gặp gió. Có lẽ là chong chóng nhớ gió. Rồi. . . Trời gió lên, chong chóng quay. . . Gió đến rồi!! Gió vẫn thế, vẫn thờ ơ và vô tình. Chong chong nhìn gió, không tin vào mắt mình. Gió, là gió. . . Nhưng đáp trả lại sự nhiệt tình của chong chóng chỉ là một làn gió nhẹ, đủ để chong chóng rung động.

” Tớ phải đi! “ Đột ngột gió lên tiếng.

” Cậu phải đi à? Cậu đi đâu? “ Chong chóng hỏi, trong hoảng loạn.

” Xa lắm, họ rủ tớ đi, các cơn gió khác. Chúng tớ phải đi, vì sắp đến mùa khô rồi!! “

” Thật sao? “ Điều chong chóng lo sợ cuối cùng cũng tới. ” Cậu có về không? “

” Thế cậu có đợi không? “ Gió hỏi lại.

” Tớ đợi. Chỉ cần cậu nói có về là tớ tin cậu có về! “ Chong chóng lúc nào cũng vậy, lúc nào cũng có niềm tin tuyệt đối vào người khác.

” Ừh. Nếu cậu đợi thì tớ sẽ về… “ Gió đáp.

” Cậu sẽ về thật chứ? Khi nào thì cậu về? “

” Nhanh thôi, khoảng năm mười ngày gì đó! “ Gió trả lời. ” Tin tớ nhé!? “

” Tớ tin cậu, cậu đi đi! Tớ sẽ chờ! Cậu sẽ về, sẽ mang cho tớ bông hoa màu tím chứ? “ Chong chóng nói, lòng lại nhen lên niềm hy vọng.

” Chắc chắn!! Hoa màu tím nhé!! “ Gió khẽ cười.

Chong chóng không nói gì cả, chỉ biết lặng nhìn gió đi.

Rồi gió đi. Chong chóng ở lại và chờ đợi. Chờ mỏi mòn.

Một ngày, hai ngày. Một tuần, hai tuần. Rồi một tháng, hai tháng. Gió vẫn không về. Chong chóng vẫn đợi. Chong chóng tin gió. Tin vào lời hứa của gió. Năm đó, khô hạn, nắng nóng. Trời lặng không chút gió. Mọi người đã đi đến vùng khác. Riêng chong chóng vẫn ở mãi nơi này. Chong chóng sợ nếu mình đi thì khi gió quay về sẽ không gặp. Chong chóng sợ không gặp được gió.
Cậu ấy sẽ về! Cậu ấy hứa rồi mà! Cậu ấy bảo nếu mình đợi thì cậu ấy sẽ về!

Mình phải tin vào cậu ấy! Cậu ấy không lừa mình! Cậu ấy không nói dối!

Phải tin, ai nói gì mình mặc kệ! Cậu ấy sẽ về! Phải tin tưởng! Phải tin. . .

Cứ thế, chong chóng đã đợi hơn mười năm! Chong chóng vẫn cứ tin, chong chóng vẫn cứ đợi, chong chóng vẫn cứ hy vọng! Màu vàng cam ngày xưa, giờ chỉ là một màu bàn bạc, màu của thời gian, màu của sự chờ đợi. Nhưng chong chóng vẫn đợi!

Rồi một ngày kia. Đã có người phát hiện ra chong chóng. Là một cơn gió. Trời gió lên, chong chóng quay. . . Gió!? Chong chóng quay, chong chóng lại tràn đầy sức sống nhưng. . đó k phải là gió, chỉ là hơi từ miệng một cô bé. ” Gió ở đâu? ” Chong chóng tự hỏi. Có lẽ gió đã quên chong chóng rồi, có lẽ bây giờ gió đang ở bên một chong chóng nào khác. Có lẽ là thế. Nhưng. . . gió đã hứa là sẽ về với chong chóng rồi kia mà. Cô bé vẫn đang thổi. Chong chóng quay nhưng chong chóng không hạnh phúc. Đây không phải là gió của chong chóng. Đây không phải là cơn gió mà chong chóng đã chờ đợi suốt mười năm. Gió của chong chóng khác,  gió của chong chóng tuy vô tình nhưng khi làm chong chóng quay lại có cảm giác khác. Không, không phải! Không phải gió của chong chóng. Chong chóng không muốn quay vì cô bé. Chong chóng chỉ muốn quay vì gió thôi. Nhưng cô bé cuối cùng cũng vứt bỏ chong chóng như cơn gió kia đã từng làm hồi mười năm trước. Chong chóng lại trơ trọi một mình. Lại tiếp tục héo hon vì chờ đợi. Lại tiếp tục hy vọng vào lời hứa của gió. Mười năm rồi. Chong chóng cứ thế chờ đợi trong vô vọng. Chong chóng chỉ mong gặp được gió, dù chỉ một lần thôi cũng được. Gặp để lòng chong chóng thôi day dứt. Ngày ấy chong chóng không dám nói. Chong chóng sợ. . .

Gió à! Cậu về đi! Tớ vẫn đang chờ cậu! Vẫn đang chờ!

Tớ nhớ cậu lắm! Cậu đang định bỏ rơi tớ đấy à?

Đừng làm vậy nhé! Bỏ rơi người khác là không tốt đâu!

Liệu có ai hiểu tại sao gió lại bỏ chong chóng?? Gió sợ, sợ tính cách ương bướng, thích cái mới của mình làm chong chóng tổn thương. Nhưng gió làm vậy đã để chong chóng tổn thương nặng nề hơn. Gió đã làm chong chóng phí hoài cả đời mình để chờ đợi. Gió ác lắm! Chong chóng vẫn tin gió, chong chóng không trách gió, chong chóng có một niềm tin mãnh liệt.

Gió có vị gì nhỉ? Không ai biết.

Gió có màu gì nhỉ? Không ai biết.

Gió có mùi gì nhỉ? Không ai biết.

Nhưng chong chóng biết. Gió có vị mặn của nước mắt chong chóng. Gió có màu bạc của thời gian và sự chờ đợi. Gió có mùi máu đang rỉ ra từ trái tim chong chóng.

Chong chóng không dám thừa nhận mình đã yêu gió. Nhưng đó vẫn là sự thật. Chong chóng yêu gió. Chong chóng chờ gió là để nói ra điều này để thấy lòng mình nhẹ nhõm hơn. Mục tiêu của chong chóng chỉ có vậy. Chong chóng không dám mơ đến gió. Chong chóng không cần gió yêu chong chóng. Chong chóng chỉ cần gió về thôi. Liệu chong chóng có đòi hỏi cao quá không? Mười năm sống trong hy vọng, mười năm con vịt cứ nghĩ mình là thiên nga, mười năm ảo tưởng, mười năm sống như người mộng du đã làm chong chóng không còn chút sức lực nào nữa. Chong chong không chịu nổi cái cảm giác ngột ngạt này nữa rồi.
Không! Mình phải sống! Mình phải đợi! Gió sẽ về! Sẽ về mà!

Đã hứa! Gió không nuốt lời đâu!

Nghe này chong chóng! Yêu thương là tin tưởng!

Chong chóng yêu gió thì chong chóng phải tin gió chứ!

Gió sẽ trở lại! Chút nữa thôi! Cố lên nào chong chóng!

Trời gió lên, chong chóng quay. . .

Gió, là gió! Là cơn gió đó! Gió về rồi! Chong chóng lại quay, chong chóng hạnh phúc!

” Dối trá! Cậu bảo chỉ năm mười ngày! “ Chong chóng nghẹn ngào.

” Xin lỗi, tớ. . . “

” Đừng xin lỗi! “ Chong chóng hét lên. ” Tớ không tha thứ cho cậu đâu!! Bây giờ và mãi mãi!! “

” Nghe tớ giải thích, chong chóng! Chấp nhận lời xin lỗi của tớ đi! Tớ thực sự muốn quay lại với cậu nhưng sức khỏe của tớ không cho phép! Tớ không thể đi đoạn đường xa như vậy để về với cậu được, gần 400 km! Tớ cũng nhớ cậu lắm! Tớ. . . tớ cần cậu chấp nhận lời xin lỗi này! “

” Cậu bỏ tớ hơn mười năm, rồi bay giờ trở về xin lỗi là xong hết sao? “

” Tớ đã thực hiện lời hứa với cậu rồi mà! “ Gió yếu ớt đáp.

” Lời hứa!? Thế cậu có nhớ cậu hứa gì không? “

” Tớ không còn nhiều thời gian nữa! Tớ không biết có thể tìm cho cậu bông hoa màu tím không? Tớ sẽ cố! Nhưng sợ không kịp! Tớ sắp chết rồi! “ Gió nói, nhẹ nhàng như tuyết rơi.

“Hả? Cái gì? Không còn nhiều thời gian nữa!? Sợ không kịp!? Sắp chết?”

Chong chóng không tin! K phải! Sao gió có thể chết được!?

” Cậu . . . mà chết thì tớ phải làm sao!? “

” Xin lỗi, tớ thực sự không muốn bỏ lại cậu một mình trên cuộc đời này! Nhưng. . . “ Gió nói mà cố không để giọng mình khác đi.

” Cậu mà bỏ rơi tớ là không bao giờ tớ tha thứ cho cậu đâu! “ Chong chóng hét, giọng lạc đi. ” Tớ yêu cậu!! “

” Trước đây tớ luôn phân vân liệu cậu có yêu tớ không? Bây giờ thì tớ xác định được rồi! Tớ về không uổng phí! Bông hoa màu tím, tớ sẽ tìm, chờ nhé! “

” Không!!! Tớ không để cậu đi đâu! Tớ sợ lắm! Cậu đừng để tớ lại một mình, tớ sợ lắm! “ Chong chóng nói trong nước mắt.

” Tớ không bỏ cậu đâu! Tớ đã về rồi kia mà! Một chút thôi! Về ngay!! “ Gió khẽ hôn lên chong chóng. Rồi lại đi. Rồi lại bỏ chong chóng.

Chỉ còn lại một mình chong chóng. Chong chóng không thể giữ chân được gió. Gió quen tự do rồi.

Cơn gió không dừng chân nơi đây. . .

Xin lỗi cậu nhiều lắm. chong chóng!!! Tớ không muốn cậu đau khổ vì tớ!

Trên đời này còn nhiều cơn gió nữa mà! Đâu phải chỉ có tớ là gió!

Đừng khóc, thấy cậu khóc tớ đau lòng lắm! Cậu đừng khóc!

Đừng vì tớ mà đau khổ, đừng vì tớ mà làm bất kì chuyện gì dại dột!

Tớ không muốn cậu thấy tớ chết!

Tớ sẽ chịu đau khổ một mình! Tớ sẽ không để cậu tổn thương lần nữa đâu!

Xin lỗi cậu, vì tất cả những gì tớ có lỗi!

Chong chóng lặng nhìn gió!

Cậu về để làm gì? Cậu ác lắm! Cậu làm vậy sao tớ vui được?

Thà cậu nói cậu ghét tớ, thà cậu nói cậu đã có chong chóng khác!

Thà là vậy! Có lẽ tớ dễ chịu hơn bây giờ!

Chứ bây giờ lòng tớ đau lắm cậu biết không?

Một câu nói dối như ngày xưa để tớ tiếp tục sống vui vẻ đối với cậu khó lắm sao?

Chỉ là một câu nói để tớ yên lòng thôi mà! Không được sao?

st
Chong chóng và gió
Một tên đẹp trai lọt vào mắt vợ tôi

[vanhoamientay.com]

– Tuần trước, một viên cát lọt vào mắt vợ tôi, phải đi bác sĩ gắp ra mất 50 nghìn đồng.

– Nhằm nhò gì.

Người kia đáp.

– Tuần trước nữa, cái váy lọt vào mắt vợ tôi, tôi phải tốn 500 nghìn đồng đấy.

Lúc này sếp đi ngang nghe hai nhân viên nói chuyện liền lên tiếng:

– Dỏng tai lên và đừng có mà than thở, một tên cao 1,85 m, nặng 80 kg lọt vào mắt của vợ tôi, thế là đi tong một nửa gia sản.

st
Một tên đẹp trai lọt vào mắt vợ tôi
Động vật tạo dáng như siêu mẫu

[vanhoamientay.com] Nếu có cuộc thi siêu mẫu trong thế giới động vật thì các ứng viên sau đây được đánh giá rất cao,những động vật tạo dáng như siêu mẫu ấy.

Theo vnexpress
Động vật tạo dáng như siêu mẫu
Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!