Giới Thiệu Miền Tây
Miền Tây hay là miền Tây Nam Bộ là cách gọi quen thuộc, dân dã của người Việt Nam về vùng đồng bằng sông Cửu Long (hay vùng đồng bằng sông Mê Kông). Tuy nhiên, không nhiều người hiểu rõ miền Tây Nam Bộ ở đâu? Miền Tây có bao nhiêu tỉnh thành? Hay miền Tây sông nước có những gì thú vị? Vậy thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu những nét khái quát về mảnh đất và con người miền Tây này nhé.
Miền Tây Nam Bộ thực chất là cách người Việt Nam gọi vùng đồng bằng sông Cửu Long hay vùng đồng bằng Nam Bộ.
Thông qua bản đồ miền Tây Nam Bộ, ta có thể dễ dàng thấy khu vực này nằm ở phần cuối cùng của lãnh thổ, một mặt được bao xung quanh là biển. Miền Tây Nam Bộ có diện tích gần 40 nghìn km2. Miền Tây Nam Bộ ở ngay bên trái của vùng Đông Nam Bộ. Còn lại miền Tây giáp Campuchia ở phía Bắc, giáp vịnh biển Thái Lan ở phía Tây và giáp biển Đông ở phía Đông Nam.
An Giang
An Giang là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long.Là tỉnh có dân số đông nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long và là tỉnh đứng thứ 8 cả nước về dân số. Một phần của An Giang nằm trong tứ giác Long Xuyên.
Tỉnh có phía tây bắc giáp Campuchia (104 km), phía tây nam giáp tỉnh Kiên Giang (69,789 km), phía nam giáp thành phố Cần Thơ (44,734 km), phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp (107,628 km), cách Thành phố Hồ Chí Minh 231 km.
Tỉnh An Giang có tổng diện tích tự nhiên 3536,6685 km2, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 280.658 ha, đất lâm nghiệp 14.724 ha.
An Giang là tỉnh có dân số đông nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời cũng là tỉnh có dân số đông thứ 8 tại Việt Nam (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An và Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phòng). Một phần diện tích của tỉnh An Giang nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên.
Bạc Liêu
Bạc Liêu là một tỉnh thuộc duyên hải thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trên bán đảo Cà Mau, miền đất cực nam của Việt Nam.
Tỉnh Bạc Liêu được thành lập ngày 20 tháng 12 năm 1899 và chính thức là đơn vị hành chính từ ngày 1 tháng 1 năm 1900. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, tỉnh Bạc Liêu bị giải thể nhập vào tỉnh Ba Xuyên. Ngày 8 tháng 9 năm 1964, tỉnh Bạc Liêu được tái lập. Tháng 2 năm 1976, tỉnh Bạc Liêu lại bị giải thể, nhập vào tỉnh Minh Hải. Theo Nghị quyết của Quốc hội ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Bạc Liêu lại được tái lập từ ngày 1 tháng 1 năm 1997 và là một trong các đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam cho đến nay.
Năm 2018, Bạc Liêu là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 46 về số dân, xếp thứ 48 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 39 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 20 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với dân số 892.930 người, GRDP đạt 37.719 tỉ Đồng (tương ứng với 1,6382 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 42,05 triệu đồng (tương ứng với 1.826 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,36%.
Bạc Liêu có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống như người Hoa, người Việt, người Khmer, người Chăm... Người Bạc Liêu có phong cách phóng khoáng, đặc trưng của vùng Nam Bộ. Bạc Liêu có Công tử Bạc Liêu lừng danh một thuở giàu có và chịu chơi, ngoài ra vùng đất này còn gắn liền với tên tuổi của nhạc sĩ Cao Văn Lầu và bài Dạ cổ hoài lang đặt nền móng cho sự phát triển của nền cổ nhạc Nam Bộ. Bạc Liêu được nhiều người biết đến bởi nghề làm muối, muối Bạc Liêu xưa nay vốn nổi tiếng về chất lượng do không có vị đắng, chát và ít lẫn tạp chất. Thời Pháp, Mỹ, hoạt động kinh doanh muối Bạc Liêu rất rộng lớn, chiếm cứ toàn vùng Nam Bộ, ra tới tận Phan Thiết miền Trung và đặc biệt giao lưu xuất khẩu theo đường sông Cửu Long qua Campuchia, hiện nay nghề làm muối tuy không còn thịnh như trước nhưng Bạc Liêu vẫn là vùng sản xuất muối lớn nhất miền Tây.
Bến Tre
Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.
Năm 2021, Bến Tre là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 28 về dân số, xếp thứ 46 về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 56 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 48 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.288.200 người, GRDP đạt 60.035 tỉ đồng (tương ứng với 2,83 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 45,1 triệu đồng (tương ứng với 1.924 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,85%.
Bến Tre có 09 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm các huyện: Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú và thành phố Bến Tre.
Cà Mau
Cà Mau là một tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Toàn bộ địa phận tỉnh Cà Mau nằm trên Bán đảo Cà Mau.
Năm 2019, Cà Mau là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 26 về số dân, xếp thứ 41 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 38 về GRDP bình quân đầu người. Với 1.229.600 người dân, GRDP đạt 53.229 tỉ Đồng (tương ứng với 2,3118 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 47,1 triệu đồng (tương ứng với 2.028 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,00%.
Cà Mau là một vùng đất trẻ, mới được khai phá khoảng trên 300 năm. Vùng đất Cà Mau ngày xưa được Mạc Cửu dẫn người Hoa đến khai phá. Sau khi Mạc Cửu dâng toàn đất này thần phục Nhà Nguyễn, Mạc Thiên Tứ con của Mạc Cửu đã vâng lệnh triều đình Chúa Nguyễn lập ra đạo Long Xuyên. Qua nhiều lần thay đổi về hành chính, đến ngày 1 tháng 1 năm 1997, tỉnh Cà Mau được tái lập theo Nghị quyết của Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 10, ngày 6 tháng 11 năm 1996 về việc điều chỉnh địa giới hành chính, chia tách tỉnh Minh Hải thành tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu.
Cần Thơ
Cần Thơ là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam. Đây là thành phố sầm uất và phát triển nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và thương mại của cả vùng. Cần Thơ hiện là đô thị loại I, là thành phố trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia.
Cần Thơ là thủ phủ và là đô thị hạt nhân của miền Tây Nam Bộ từ thời Pháp thuộc, nay tiếp tục là trung tâm kinh tế của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài đặc trưng về địa lý là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực, thành phố Cần Thơ còn được biết đến như một đô thị miền sông nước. Thành phố có hệ thống sông ngòi chằng chịt, diện tích vườn cây ăn trái và đồng ruộng rộng lớn, nổi tiếng với Bến Ninh Kiều, Chợ nổi Cái Răng một nét sinh hoạt đặc trưng văn hóa Nam Bộ. Theo quy hoạch đến năm 2025, thành phố Cần Thơ sẽ trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại – dịch vụ, giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ, y tế và văn hóa của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, đồng thời là đô thị cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mekong, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế. Và sẽ trở thành một thành phố phát triển khá ở khu vực Đông Nam Á.
Đồng Tháp
Đồng Tháp là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Vùng đất Đồng Tháp đã được Chúa Nguyễn khai phá vào khoảng thế kỷ XVII, XVIII. Tỉnh Đồng Tháp được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Kiến Phong và tỉnh Sa Đéc vào năm 1976.
Năm 2018, Đồng Tháp là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 15 về số dân, xếp thứ 30 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 43 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 57 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Năm 2022, với 1.624.100 người, GRDP đạt 100.184 tỉ Đồng (tương ứng với 4,36 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 62,3 triệu đồng (tương ứng với 2.678 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9,11%.
Tỉnh Đồng Tháp là nơi sông Tiền chảy vào địa phận Việt Nam, có đường biên giới giáp với Campuchia có chiều dài hơn 50 km với 4 cửa khẩu, trong đó có 2 cửa khẩu quốc tế là Thường Phước và Dinh Bà. Đồng Tháp nổi tiếng với những ruộng sen, hiện diện khắp nơi ở Đồng Tháp. Ngó và hạt sen
Hậu Giang
Hậu Giang là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Năm 2018, Hậu Giang là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 54 về số dân, xếp thứ 52 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 48 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 52 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 776.700 người dân, GRDP đạt 29.763 tỉ Đồng (tương ứng với 1,2926 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 38,32 triệu đồng (tương ứng với 1.664 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,08%.
Kiên Giang
Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Bộ.
Phần lớn diện tích Kiên Giang ngày nay bao gồm thành phố Rạch Giá và toàn bộ tỉnh Hà Tiên cũ. Đây là tỉnh có diện tích lớn nhất vùng Tây Nam Bộ và lớn thứ hai ở Nam Bộ (sau Bình Phước). Tuy nhiên, vào thời nhà Nguyễn toàn bộ diện tích tỉnh Kiên Giang ngày nay đều thuộc tỉnh Hà Tiên. Tỉnh lị của tỉnh hiện nay là thành phố Rạch Giá cách Cần Thơ khoảng 120 km và Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km. Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Năm 2018, Kiên Giang là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 11 về số dân, xếp thứ 19 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 31 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 39 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.723.067 người dân, GRDP đạt 101.887,58 tỉ Đồng (tương ứng với 4,4 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 58,13 triệu đồng (tương ứng với 2.527 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP 2021 đạt 0,58%.
Long An
Long An là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Là địa phương nằm ở cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long liền kề với Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2021, Long An là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 13 về số dân, trong danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP, xếp thứ 12 về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 14 về GRDP bình quân đầu người. Với 1.763.754 người dân GRDP đạt 138.198 tỉ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt gần 81 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9,41%.
Long An là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ và là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhất là có chung đường ranh giới với Thành phố Hồ Chí Minh, bằng hệ thống các quốc lộ: 1, 50, 62, N1, N2 (Đường Hồ Chí Minh). Tỉnh được xem là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long.
Sóc Trăng
Thành phố Sóc Trăng nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh, có vị trí địa lý:
- Phía đông và phía bắc giáp huyện Long Phú
- Phía tây giáp huyện Châu Thành và huyện Mỹ Tú
- Phía nam giáp huyện Mỹ Xuyên và huyện Trần Đề.
Thành phố Sóc Trăng có diện tích tự nhiên là 76,15 km² với dân số năm 2019 là 137.305 người.
Thành phố cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 218 km về phía nam và cách thành phố Cần Thơ khoảng 62 km về phía nam.
Tiền Giang
Tiền Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam, Việt Nam. Tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh lỵ của tỉnh là Thành phố Mỹ Tho, nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng Tây Nam và cách Thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Đông Bắc theo đường Quốc lộ 1.
Tiền Giang có đường bờ biển dài 32 km với địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính, ít chua dọc sông Tiền,sông Vàm Cỏ và sông Soài Rạp. Phần dọc sông Tiền chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thích hợp cho nhiều loại cây trồng và vật nuôi. Tiền Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch.
Trà Vinh
Trà Vinh nằm ở cuối cù lao, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Địa hình chủ yếu là đất bằng phẳng với độ cao dưới 1m so với mực nước biển. Vì nằm ở vùng đồng bằng ven biển, có nhiều giồng cát chạy dọc theo bờ biển, tạo thành các đường cong song song. Các giồng càng gần biển càng cao và rộng hơn.
Với sự chia cắt bởi các giồng và mạng lưới đường lộ, kinh rạch, địa hình Trà Vinh khá phức tạp. Có các vùng trũng xen kẹp giữa các giồng cao, và độ dốc chỉ thể hiện trên từng cánh đồng. Đặc biệt, phần nam tỉnh có đất thấp, bị chia cắt bởi các giồng cát hình cánh cung thành nhiều vùng trũng nhỏ, với độ cao chỉ từ 0,5-0,8m. Do đó, hàng năm, vùng này thường bị ngập mặn trong khoảng thời gian từ 3-5 tháng.
Vĩnh Long
Vĩnh Long nổi bật với sự phong phú của nền văn hóa Khmer, đặc biệt là các chùa Khmer với hệ thống biểu tượng kiến trúc độc đáo. Đây là vùng đất không rừng, không núi, không biển, không giáp biên giới như một số tỉnh, thành khu vực ĐBSCL.
Khi đến Vĩnh Long sẽ được thưởng thức các loại trái cây đặc sản của tỉnh như: bưởi, chôm chôm, nhãn, măng cụt, xoài, cam, quýt,... . Ngoài ra cũng đừng bỏ qua chuyến du lịch đến các xã cù lao nằm bên cạnh thành phố. Người Vĩnh Long bảo nếu về Vĩnh Long mà chưa đi thăm các xã cù lao là chưa về Vĩnh Long. Từ trung tâm thành phố có thể thuê tàu riêng hoặc lên phà để khám phá các cù lao. Nếu đi tàu riêng sẽ làm quen với phương tiện giao thông chủ yếu của người dân nơi đây và đừng bỏ quên ngắn cầu Mỹ Thuận từ dưới dòng sông.