Cây lộc vừng – từ quê ra phố

Tuổi thơ tôi trải dài theo những nhánh sông quê, trải dài theo những cây lộc vừng mộc hoang bên triền đê lộng gió, thời đó tôi chẳng biết cây lộc vừng có tên đẹp thế. Tụi nhỏ xóm tôi vẫn gọi cái tên thân quen là cây Chiếc

Cây lộc vừng – từ quê ra phố

Tôi vẫn tự hỏi tại sao loại cây mọc hoang mà có hoa đẹp kiêu kỳ đến vậy, cánh hoa trắng tinh khôi, nở thành chùm.

Nhớ khi xưa, vào độ tháng 2 âm lịch, khi cây lộc vừng bung nở lá non, người dân quê tôi vẫn hái ăn kèm với cá kho, hay gói bánh xèo, vị chan chát của lá làm bữa ăn thêm lạ miệng, lá lộc vừng non có màu tím, bóng và mọng nước. Cũng nhờ thế, nơi đồng quê xa xôi, thức ăn thiếu thốn, những người lao động có thêm sức sau những bữa cơm ngon với rau rừng.

Hoa cây lộc vừng

Cũng có những món ăn được chế biến cầu kỳ hơn, lá lộc vừng non làm gỏi trộn với chanh, đậu phộng . Vì lá non có vị hơi chát nên mỗi khi lộc vừng ra lá, trở thành cái cớ để các mẹ đổ bánh xèo, làm làm món ngon ăn cùng lá.

Lộc vừng có hai loại, hoa màu trắng và hoa màu đỏ, loại cây có hoa màu trắng có hoa to hơn. Tuy nhiêu, loại hoa nào cũng có vẻ đẹp kiêu kỳ đáng tự hào của chúng.

Cây lộc vừng – từ quê ra phố

Bây giờ khi đời sống phát triển hơn, người ta vẫn dần ít ăn dần loại lá ngon một thời này. Không cần ra tận đồng xa hay lên rừng nữa, từ thành phố đến nông thôn có thể đâu đâu ta cũng thấy cây lộc vừng đứng trong sân nhà như một biểu tượng của sự mai mắn, sung túc.

Cây lộc vừng – từ quê ra phố

Tuy bị “thuần dưỡng” nhưng đến mùa lộc vừng vẫn thay lá, vẫn cho những đọt non. Nhìn lộc vừng trổ lá non, tôi nhớ về một thời tuổi nhỏ từng băng đồng chăn bò, làm đồng; nhớ về những bữa cơm giữa đồng lúc trời nắng chang chang hay mưa như trút, chỉ có cơm nguội muối vừng và lá cây lộc vừng non; nhớ mẹ tôi với dáng vóc lưng còng, nắm lá lộc vừng trên tay loay hoay chuẩn bị bữa ăn và miệng cứ khen ngon tấm tắc…

Quảng cáo

Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!