“Nghề đan cỏ bàng xuất hiện ở huyện Tân Phước – Tiền Giang từ rất lâu. Dưới bàn tay khéo léo của những người thợ, từ nguyên liệu là cây cỏ bàng, rất nhiều sản phẩm đẹp, có giá trị như đệm, túi xách, nón… đã được tạo nên.“
Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the rocket
domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init
action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/html/wp-includes/functions.php on line 6114
Warning: Cannot modify header information - headers already sent by (output started at /var/www/html/wp-includes/functions.php:6114) in /var/www/html/wp-includes/feed-rss2.php on line 8
Trước kia, sông rạch là huyết mạch kinh tế của người dân nông thôn, ngày ấy, vùng quê còn nghèo, cây cầu tre đã chung tình với mảnh đất quê hương, quen thuộc với người dân nông thôn, khi chân bước lên cầu từ người lớn đến trẻ em dường như đã quen với “nhịp lắc” và cái gập ghềnh mỗi khi đến trường hay đi học về.
“Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học, mẹ đi trường đời”.
Có lẽ cái sợi đây gắn kết ấy đã có từ khi đứa trẻ ra đời, hình ảnh cây đó đã theo lời ru của mẹ mà lớn lên theo năm tháng. Rồi dù ta có trưởng thành, đi xa hình ảnh thuở bé vẫn theo chân mỗi người như hành trang quý báo, kết chặt nghĩa tình, gợi lên sự dịu dàng yêu thương.
Khi nhắc đến làng quê miền Tây Nam bộ, người ta nghĩ ngay đến vùng sông nước mênh mông trù phú, cùng với các chiếc cầu khỉ, chiếc xuồng ba lá chiếm một vị trí văn hóa quan trọng trong đời sống. Nếu hình ảnh cây cầu tre quen thuộc với người dân miệt vườn thì nó lại là nỗi sợ của người dân chốn thị thành, những bước chân run run khi bước nhẹ lên “chiếc lưng trần” của cây cầu giống đôi chân của một cụ già.
Mùa mưa, nước dâng ngập con mương, con rạch, cây cầu bị nước ngập lâu ngày, trở nên trơn trợt bởi bám rong, bùn. Lũ học trò mỗi lần đi học, một tay vịn thành cầu, tay kia cứ khư khư cặp chiếc cặp nhỏ bên hông, sợ chẳng may trượt chân rơi xuống nước làm ướt trang vở học trò.
Cầu tre miền quê là vậy, lúc nào cũng đơn sơ và giản dị. Với vài cây tre, năm ba cây gáo, cây bần, cây cau, cây dừa, cây sao, cây sến và thêm một mớ dây cổ rùa, dây mây rừng, dây choại là cây cầu đã có mặt bên dòng đời nơi thôn dã miền sông nước quê mùa. Không cầu kỳ, cũng chẳng cao sang, cây cầu đã “hòa mình” vào cuộc sống ở kênh rạch, nối liền hai bờ cho mọi người qua lại giao hòa cùng nhau, mỗi ngày như mọi ngày mang đến niềm vui hạnh ngộ đôi bờ cho con rạch làng quê..
Cây cầu lắt lẻo đã tô thêm nét đẹp cho làng quê khi những con đường bị dòng sông, kênh rạch ngăn đôi. Dòng nước cạn, con rạch nhỏ, thân cầu gọn gàng nối bên này bên kia bằng khúc gỗ gòn gọn gàng. Dòng nước sâu, con sông rộng, cầu cũng nối dài thêm nhiều nhịp thành cây cầu lắt lẻo trên dòng nước bao mùa… Những chiếc cầu dài có từ ba nhịp, năm nhịp, bảy nhịp là những cây cầu qua những con rạch có bờ bến xa vời.
Cây cầu tre luôn có những nhịp lẻ vì người đời muốn dành nhịp giữa ngay giữa dòng nước sâu cho ghe xuồng chở nặng tiện đường qua lại, nên cầu chia dòng sông làm hai phần đều nhau. Ở trong kinh, trong rạch, nên cầu mang trên mình cái nét riêng của con kinh hiền hòa, của con rạch bùn lầy, của xứ sở quê mùa… Không có bùn trên lưng, không có nắng trên tay vịn, không có mưa trên đầu, không có nước làm đung đưa chân cầu như chân cụ già, có lẽ, đã không còn là cây cầu tre lắt lẻo miền quê. Từng đoạn của cây cầu tre như những mảnh ghép của năm tháng đã qua, để lại màu nâu xỉn in hằn những dấu chân đi về.
Những cây cầu đúc bằng xi măng dần dần xuất hiện rải rác hết khúc sông này đến đầu sông nọ, cầu tre cũng mất dần trên những con rạch, những dòng kinh đào khắp miền đồng bằng này… Giờ đây, không còn dễ dàng để có thể bắt gặp hình ảnh đứa trẻ bắt đầu tự đi qua cầu bằng cách ngồi lên cầu và nhích từng chút một trước khi có thể bước đi thành thạo trên cây cầu tre quê hương.
Nhớ quá những cây cầu gập ghềnh ngày nào qua câu ca dao mộc mạc, quê mùa như khúc hát ân tình, nhớ đêm trăng sáng vằng vặc nơi miền quê, những thanh niên nông thôn ngồi vắt vẻo trên cầu đong đưa thả chân xuống nước, đá những trảng lục bình hờ hững trôi ngang, gió hiu hiu thổi thấy quê hương yên bình quá đỗi.
Giờ đây, quê tôi đang từng ngày thay đổi với nhiều chiếc cầu mới khang trang mọc lên thay thế cho những chiếc cầu khỉ nối nhịp đôi bờ. Nhưng về sâu trong từng ngõ ngách thôn xóm, ta vẫn bắt gặp đâu đó vài chiếc cầu vẫn đang vươn mình nối nhịp cho bà con đi lại. Có thể nói, cầu tre như là một biểu tượng cho vùng đất và con người miền Tây mộc mạc nhưng ấm áp, nghĩa tình.
]]>Trong lễ hội Óc om bóc, có nhiều lễ: lễ cúng trăng, lễ thả đèn nước, lễ thả đèn gió… và sinh động nhất là hội đua ghe ngo. Năm 2013, hội đua ghe ngo được nâng lên thành Festival Đua ghe ngo, mang tầm khu vực và quốc gia.
Chiếc ghe ngo mang nhiều ý nghĩa, giá trị văn hóa đặc trưng riêng biệt của người Khmer.
Ghe ngo không phải là sản phẩm của một cá nhân hay một tập thể bất kỳ nào. Mỗi chiếc ghe ngo là do một ngôi chùa, đại diện cho một hay nhiều phum sóc người Khmer, tạo ra và tham gia tranh tài. Do đó, sự thắng bại giữa các ghe ngo thực chất là sự thắng bại giữa các chùa, sự thắng bại giữa những phum, sóc người Khmer với nhau.
Sự thành bại của ghe ngo trong hội đua còn là niềm vinh dự, là tiếng thơm của ngôi chùa, của một địa phương tham gia thi đấu. Vì vậy, nhằm để tạo nên sự thành công của ghe đua, người Khmer Nam Bộ đã vận dụng nhiều phương thức, kỹ thuật khác nhau trong việc tạo ra ghe ngo cũng như trong tham gia thi đấu. Yếu tố tâm linh cũng là một trong những yếu tố giúp thành công cho ghe ngo
Ghe ngo nguyên thủy là một chiếc thuyền độc mộc, khoét ruột từ một thân cây, nhưng này nay, việc tìm cây sao vừa to, vừa dài rất khó khăn, nên người Khmer đã dùng những mảnh ván với nhau để thay thế.
Ghe ngo được làm gần giống hình con rắn dài khoảng từ 25 đến 30m. Ở giữa chỗ rộng nhất là 1,1m. Đầu được uốn cong lên, như hình đầu rắn. Ở đuôi ghê hay gọi là sau lái cũng được uốn cong lên nhưng cao hơn phía đầu một chút. Người ta đóng từ 24 đến 27 cây thanh ngang trên chiếc ghe, để vừa cho hai người ngồi. Mỗi ghe phải đảm bảo từ 40 đến 60 người ngồi bơi và chỉ huy, như ghe ngo chùa Bốn Mặt (Sóc Trăng) có 53 người, ghe ngo chùa Ông Mek (Trà Vinh) 57 người.
Dù cho ghe có bao nhiêu vận động viên, nhưng luôn luôn có ba người điều khiển, một người ngồi mũi chuyên về chỉ đạo tâm linh của ghe đua, tổ chức lễ cúng xuống ghe, chỉ đạo toàn ghe, điều khiển kỹ thuật bơi của ghe đua; Một người ngồi giữa và một người ngồi đuôi giữ nhiệm vụ thổi còi để thúc giục và điều chỉnh kỹ thuật bơi của các vận động viên.
Mỗi chiếc ghe có một biểu tượng riêng, đây là dấu hiệu để ghi nhớ mà còn thể hiện sức mạnh của ghe đua, thường được chọn cho quan niệm truyền thống của từng chùa, như các con vật có sức mạnh, hoặc có khả năng chạy nhanh…
Biểu tượng ghe ngo chùa Bốn Mặt (Sóc Trăng) là con chim, Chùa Champa (Sóc Trăng) chọn biểu tượng con cọp, chùa Ông Mek (Trà Vinh) biểu tượng con cá nược…Người Khmer tin rằng, trong quá trình thi đấu, ghe ngo sẽ có khả năng lao đi với tốc độ nhanh và mạnh như con vật được chọn làm biểu tượng. Hai bên thân ghe, mũi ghe và đuôi ghe được trang trí hoa văn, màu sắc phù hợp với biểu tượng của ghe để tạo nên sức mạnh. Nếu biểu tượng của ghe là rắn thần Naga, thì các họa tiết hai bên sườn ghe cũng toát lên được hình ảnh của một con rắn, khi ghe lướt sóng, người xem sẽ có cảm giác như xem hình ảnh một con rắn thần đang lượn sóng.
Để tạo nên sức mạnh giúp ghe di chuyển nhanh trong khi thi đấu, người Khmer đã dùng một cây hoặc hai cây dài cột chặt vào giữa ghe. Người Khmer gọi là cây cần câu, một số nơi gọi là cây kềm. Cây này có tác dụng như đòn bẩy, đẩy ghe lướt nhanh về phía trước. Đó là cây gỗ tốt, rất cứng, thường là cây sao có đường kính khoảng 0,2m.
Đầu mỗi chiếc ghe đều vẽ hai mắt nổi, để ghe thấy đường đi và tránh nguy hiểm. Quan niệm này gần giống với tục vẽ mắt cho thuyền đã có từ lâu đời ở Nam Bộ.
Ghe ngo chỉ được sử dụng vào việc thi đấu, mội hoạt động liên quan đến ghe đều phải cử hành lễ cầu xin, như: lễ khởi công làm ghe ngo, lễ khánh thành ghe ngo, lễ mặc áo cho ghe ngo
Ghe Ngo cùng với dàn nhạc ngũ âm trở thành 2 tài sản văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, tôn giáo độc đáo và quý giá của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ.
]]>Ăn Tết Đoan ngọ trở về tháng năm” (ca dao).
Dù không rộn ràng, náo nhiệt như ngày Tết cổ truyền nhưng Tết Đoan ngọ vẫn được lưu truyền và có một vị trí nhất định trong lòng người dân đất Việt.
Năm nay Tết Đoan ngọ rơi vào ngày 20/6 dương lịch. Có thể nói, đây là một trong những ngày Tết quan trọng trong tín ngưỡng dân gian. Không ai biết chính xác Tết Đoan ngọ có từ khi nào, chỉ nhớ thời xưa, khi nông dân ăn mừng vì trúng mùa thì rất nhiều sâu bọ kéo đến phá hoại. Giữa lúc bà con không biết làm gì thì có một ông lão xuất hiện. Theo lời ông, mỗi nhà hãy lập bàn cúng bánh ú tro, trái cây và vận động thể lực. Không ngờ sâu bọ hết thật! Trước khi đi, ông lão còn dặn, mỗi năm cứ đến ngày này phải làm như vậy- đó là ngày mùng 5 tháng 5 âl.
Cũng có nhiều gia đình giữ phong tục của gia đình, cứ đến mùng 5-5, bà sẽ bắt những con côn trùng (kiến, sâu, gián…) quanh nhà đem lên chảo nóng chiên. Kèm theo đó là những lời khấn tốt đẹp sẽ đến với gia đình, xóm làng. Bởi vậy, Tết Đoan ngọ còn được gọi với cái tên là ngày diệt sâu bọ.
Năm nào cũng vậy, cách mùng 5-5 một tuần, các khu chợ lại nhộn nhịp hẳn lên, nhất là khu vực bán hoa, trái cây. Sẽ thật là thiếu sót khi nhắc đến Tết Đoan ngọ, mà không nói về bánh ú lá tre – loại bánh luôn hiện diện trên các mâm cúng ông bà.
Không chỉ là dịp để mọi người nhớ đến tích xưa, mà còn dịp để nhiều gia đình tăng thêm thu nhập từ nghề gói bán ú nước tro.
Kế thừa nghề gói bánh ú từ bà mình, chị Bé Hai (TP. Long Xuyên) đã gắn bó với nó từ thời con gái. Ngày thường, chị vẫn gói bánh ú tro (bánh ú lá tre) để bán. Tuy nhiên, số lượng bán tăng hơn nhiều khi Tết nửa năm đến. Hơn một tuần nay, mọi người đến đặt hàng rất đông. Có người đặt mua đến 700 cái bánh. Tất nhiên, giá bán vẫn không thay đổi dù là ngày Tết. Ngoài việc để cúng, loại bánh này có vị thanh mát. Nguyên liệu bánh chỉ là đậu xanh và nếp ngâm nước tro nên hợp khẩu vị nhiều người.
Ở thành thị đôi khi vì công việc nên Tết Đoan ngọ trông không rơm rả như ở vùng quê. Về những vùng nông thôn, người dân ăn mừng Tết Đoan ngọ rôm rả hơn nhiều. Tôi nhớ khi còn bé, cứ đến mùng 5 tháng 5 thì anh em chúng tôi được ba mẹ mua cho quần áo đẹp đi viếng ông bà. Mẹ đi chợ mua thật nhiều đồ về cúng như Tết Nguyên đán vậy.
Thường, mâm cơm cúng mùng 5 được mọi người dọn lên vào giờ trưa. Sau khi người có vai vế lớn nhất cúng lạy mới tới con cháu. Sau nghi thức cúng, mọi người sẽ cùng ngồi lại thưởng thức bữa cơm gia đình ấm áp, yêu thương.
Qua thăng trầm cuộc sống, Tết Đoan ngọ ngày nay có đôi chút khác xưa. Song, niềm mong ước, những ý nghĩa tốt đẹp mà nó mang lại vẫn là những giá trị không gì thay thế được.
]]>Trên khắp mảnh đất mang hình chữ S, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh chiếc nón lá ở bất cứ nơi đâu. Tuỳ vào mỗi vùng miền sẽ có cách làm nón khác nhau để phù hợp, nhưng nhìn chung mọi sự sáng tạo đều dựa trên một cách làm thủ công truyền thống và ý nghĩa tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt.
Tôi lớn lên tại một miền quê nghèo Nam Bộ, hình ảnh chiếc nón lá – khăn rằn – áo bà ba đã in sâu vào tâm khảm tuổi thơ và trở thành hành trang bước vào đời.
Phải nói rằng khăn rằn – nón lá – áo bà ba đã trở thành một liên kết tạo nên biểu trưng hoàn mỹ nhất cho vẻ đẹp tâm hồn thuần khiết của người phụ nữ Nam Bộ… Chính vì thế từ trong thực tế cho đến những làn điệu dân ca, lời thơ, câu văn đều có bóng dáng nón gắn liền với người con gái Việt dịu dàng, gắn liền với người mẹ tảo tần mưa nắng.
“Quê hương là cầu tre nhỏ,
Mẹ về nón lá nghiêng che”
Chiếc nón lá xuất hiện ở Việt Nam vào đời nhà Trần, khoảng thế kỉ thứ 13. Từ đó đến nay, nón luôn gắn bó với người dân Việt Nam như là hình với bóng.
Nón lá không kén người dùng, không phân biệt giới tính, không phân biệt giàu, nghèo, già trẻ đều có thể đội. Nón ra đồng với nông dân, nón cùng với người lính thú xông pha ngoài chiến trận, nón theo tài tử giai nhân đi trẩy hội, nón theo cung phi vào cung cấm, nón theo các nàng công chúa, các bà hoàng đi chùa cầu duyên cầu tự, nón trên đầu những người lao động. Nó âm thầm lặng lẽ hiện diện trong cuộc sống của người Việt.
Phải chăng như vậy mà nón đã từ lâu trở thành biểu tượng cho đất nước con người Việt Nam?
Trong đời sống hằng ngày, nón là một đồ dùng rất “thực dụng”.
Nón lá ở nước ta dù có nhiều loại, song nét đặc thù chung là rộng vành để che mưa, che nắng và có mái dốc để thoát nước mưa nhanh. Nón chóp nhọn đầu, nón thúng rộng vành, nón ba tầm…
Trong những năm chiến tranh, tiễn người yêu ra chiến trường, các cô gái thường đội nón với cái quai mầu tím thủy chung. Chỉ như vậy thôi đã hơn mọi lời thề non, hẹn biển, làm yên lòng người ra trận…
Ngoài điều đó, chiếc nón còn hướng tới mục đích làm đẹp, làm duyên cho người phụ nữ và phù hợp với cảm quan thẩm mỹ của người Việt là đẹp một cách tế nhị, kín đáo. Các cô gái Việt Nam chăm chút chiếc nón như một vật trang sức, người ta gắn lên đỉnh của lòng nón một mảnh gương tròn nho nhỏ để các cô gái làm duyên kín đáo.
Giữa kênh rạch, sông nước chằng chịt miệt vườn Nam Bộ, dưới vành nón, đôi mắt, nụ cười, những sợi tóc mai của cô gái dường như được tôn thêm nét duyên dáng, kín đáo mà không kém phần quyến rũ… khiến ai đó đã phải ngẩn ngơ.
Công phu nhất là vừa vẽ chìm dưới lớp lá nón những hoa văn vui mắt, hay những hình ảnh bụi tre, đồng lúa, những câu thơ trữ tình, phải soi lên nắng mới thấy được gọi là nón bài thơ.Trong chiếc nón bài thơ có biểu hiện những nét đẹp của cả một vùng văn hoá, người phụ nữ Huế khi ra đường, trang phục nhất thiết phải là chiếc áo dài và chiếc nón lá để đội đầu. Dù trời sáng sớm hay im mát, chiếc nón như là vật bất ly thân.
“Nón rất Huế nhưng đời không phải thế
Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng”
Chiếc nón lá theo người nông dân ra đồng, cùng tham gia quá trình lao động cho mùa màng bội thu, khi trời tắt gió, nón dùng để quạt cho mát, khi lật ngửa, dùng đựng mớ rau mới hái ngoài đồng, ít trái cây, múc nước…
Ngày nay, chiếc nón lá đã trở thành một biểu tượng của người Việt trong mắt của bạn bè quốc tế. Nón lá luôn được dành vị trí trong hành lí của các du khách khi đến Việt Nam.
Chiếc nón lá đâu chỉ là vật tiện dụng mà còn là nét đẹp thầm kín của văn hóa Việt, sẽ còn tồn tại mãi dù cuộc sống có đổi thay, hiện đại đến đâu, chiếc nón lá vẫn sẽ mãi là người bạn của người Việt.
Tôi chắc thế.
Ngược dòng lịch sử, trở về mảnh đất Nam bộ thuở sơ khai, cũng là tìm về gốc tích của chiếc áo bà ba. Khi đó, không thể lao động nhọc nhằn trong trang phục áo dài, vốn là trang phục truyền thống lúc bấy giờ, ông cha ta đã “biến tấu” và làm nên chiếc áo bà ba giản dị, gọn gàng, nhẹ nhàng và tiện lợi cho người mặc trong khi làm lụng vất vả mà vẫn giữ được nét đẹp mềm mại, dịu dàng.
Nhưng cũng có người lại cho rằng bộ bà ba Nam bộ phỏng theo y phục của các nước lân cận nhờ quá trình giao lưu văn hóa. Cụ thể hơn là trang phục của người “Ba Ba”, một nhóm người Hoa sống trên đảo Pesnang thuộc Malaysia ngày nay, được nhà bác học Trương Vĩnh Ký cách tân cho phù hợp với tính cách giản dị của dân ta.
Tuy nhiên, chúng ta phải luôn khẳng định một điều rằng dù xuất xứ như thế nào thì bộ bà ba đen, khăn rằn và nón lá đã kết hợp với nhau trở thành nét biểu trưng đặc sắc cho vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp văn hóa của người phụ nữ Nam bộ nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung.
Áo bà ba vốn là loại áo không có cổ. Cổ áo đa phần là cổ tròn, một ít thiết kế theo kiểu hình trái tim (cổ lá trầu) hoặc cổ vuông tùy sở thích mỗi người. Thân áo phía sau may bằng một mảnh vải nguyên, thân trước gồm hai mảnh, ở giữa có hai dải khuy cài chạy dài từ trên xuống. Áo chít eo, xẻ tả vừa phải ở bên hông. Độ dài của áo chỉ trùm qua mông, gần ôm nhẹ thân mình người phụ nữ. Hai túi áo to hoặc nhỏ tùy ý, thông thường áo bà ba nam hai túi to, áo nữ hai túi nhỏ, song phải cân đối với thân áo cho vừa vặn kiểu dáng không chênh lệch và phải tương ứng với thân hình.
Cùng kết hợp áo bà ba với chiếc quần đen dài chấm cổ chân hoặc gót chấn sẽ làm tăng thêm nét đẹp mềm mại, thanh thoát, làm tôn thêm hình hài vóc dáng dịu dàng của người phụ nữ với chiếc lưng ong nhẹ nhàng làm say đắm lòng người.
Áo bà ba gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Nam bộ đôn hậu, mạnh mẽ, trung kiên trong hai cuộc chiến tranh giữ nước. Khăn rằn, nón lá, áo bà ba theo các mẹ, các chị xông pha trong các cuộc nổi dậy, đồng khởi. Có biết bao chiếc áo bà ba nâu chàm, lam lũ, đã thấm đẫm mồ hôi và máu của những nữ anh hùng Nam bộ, những người phụ nữ đã chiến đấu, hi sinh cho Tổ quốc. Vậy mà hình ảnh các mẹ, các chị trong chiếc áo bà ba vẫn đẹp, vẫn mãi mãi lung linh trong sáng, dệt nên trang sử đẹp của một thời hào hùng của dân tộc.
Ngày nay, giữa nhịp sống ồn ào náo nhiệt, áo bà ba vẫn giữ nguyên nét đẹp dịu dàng, đằm thắm, nét duyên dáng thướt tha cho người phụ nữ. Áo bà ba thấp thoáng bên những rặng dừa xanh, áo bà ba thơm mùi khói bếp, áo bà ba đảm đang giữa chợ đông người, hay những thiếu nữ e ấp trong chiếc áo bà ba đang chèo thuyền trên sông, áo bà ba phấp phới bay trên những chiếc cầu lắt lẻo qua sông. Dù ở đâu, khi nào đi nữa, người ta cũng dễ dàng say đắm trước vẻ đẹp mộc mạc, duyên dáng của chiếc áo bà ba, và nhớ người con gái trong chiếc áo bà ba nền nã đó đến nao lòng…
Miền nam khí hậu nóng ẩm quanh năm với hai mùa mưa nắng đi về, nên vải để may áo bà ba luôn là loại vải mềm, mát, nhằm giúp người mặc cảm thấy thoải mái, mát mẻ ngay trong những ngày nắng nóng gay gắt. Nếu ngày xưa, người ta dùng lá bàng, vỏ cây đà, cây cóc… để nhuộm lên nâu của áo, thì nay, màu sắc, họa tiết và hoa văn đã được đưa vào áo bà ba, làm cho áo thêm đẹp, thêm duyên. Phải chăng vì thế mà áo bà ba vẫn muôn đời là đại diên cho nét đẹp mộc mạc, duyên dáng của người phụ nữ miền đất Nam bộ thân thương.
Càng về sau, chiếc áo bà ba càng được cải tiến dần, tăng vẻ thanh thoát, lả lướt, cao sang, áo bà ba phụ nữ được chế tác biến tấu, nửa thân trên bóp lại có eo, thân sau nhấn “pen”, nửa thân dưới bùng ra trông thân hình tròn trịa.
Áo bà ba mang đến nét duyên đằm thắm, dịu dàng cho người mặc, cho ta liên tưởng đến vẻ đẹp mộc mạc, hiền hòa giữa sông nước miền Tây Nam bộ.
Nếu so sánh các trang phục truyền thống trong và người nước, thì có lẽ áo bà ba Nam bộ là bộ trang phục đơn giản nhất. Sự khiêm tốn này phù hợp với quan điểm sống của người Việt luôn đề cao sự giản dị, nền nã. Chỉ thế thôi nhưng nó đã dệt nên những bản hòa tấu nhẹ nhàng trầm bổng nối hai bờ quá khứ và hiện tại, làm nao lòng bao lữ khách qua đây.
Dù cuộc sống vội vã hơn, ồn ã hơn, dù thời gian có làm cho bao giá trị thay đổi, nhưng đó dây trên con đường thời gian đằng đẵng, mẹ ta, chị ta, em ta vẫn mặc chiếc áo ấy như một nét hồn quê vẫn còn ẩn hiện đâu đây, vẫy gọi ta tìm về bên cõi nhớ…
Không phải ngẫu nhiên mà GS,TS Trần Văn Khê khi nói về không gian văn hóa Nam bộ luôn nói tới chiếc áo bà ba như mội nét đẹp độc đáo. Ông thường nhắc nhở đừng bao giờ để mất nét đẹp đó trong trong cuộc sống của người Việt Nam hôm nay và mai sau.
Theo Báo An Giang]]>
Đây được coi là phương tiện mang tính văn minh sông nước ở một vùng phù sa trẻ, xứ ruộng sình kinh ngập, mùa mưa lũ kéo dài tới 6 tháng mỗi năm.
Xưa, vùng đất sình lầy quanh năm ngập nước này đường bộ rất ít, kênh rạch thì dọc ngang. Kênh rạch đi vào tận trước cửa mỗi nhà. Mùa lũ và những đợt triều cường càng khó khăn cho người dân đi lại. Người dân vùng Đồng Tháp Mười còn nhớ câu hò quen thuộc:
Dẫu xuồng ba lá lênh đênh
Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi
Anh ơi chớ ngại ngần chi
Ngồi xuồng ba lá giữa kỳ nước lên.
Nơi đây, tại các vùng làm ăn, cư trú, sinh hoạt của người dân hầu như quanh năm sình lầy, ngập nước, đường bộ khó bồi đắp và hiếm hoi, chỉ có xuồng làm phương tiện đi lại hữu dụng, phổ biến ở mọi vùng quê.
Từ nhà ra vườn cũng phải đi bằng xuồng. Hàng xóm đến với nhau cũng bằng xuồng. Ở những làng quê nghèo, thông dụng nhất vẫn là xuồng. Người ta gọi xuồng ba lá là đôi chân của người dân vùng sông nước Nam bộ. Và cũng như thế, còn gọi là ” đi bằng tay “ chỉ cần hai tay chèo xuồng là đi gần đi xa đều có xuồng nâng bước. Có những chàng trai, cô gái miệt vườn siêu nghệ, chỉ cần ngồi trên xuồng dùng hai bàn chân chèo, cho xuồng lướt nhẹ trên dòng nước trong xanh và thơ mộng. Nhà ai không sắm được chiếc xuồng, cứ như bị cột chân. Nghèo đến mấy, tối thiểu trong nhà cũng phải sắm được một chiếc xuồng.
Xuồng ba lá nguyên gốc ban đầu, theo chiều dọc chiếc xuồng, được đóng bằng ba mảnh ván phẳng, đẹp và chắc. Một mảnh rộng (to bản) hơn được dùng làm đáy xuồng, hay còn gọi là lồng xuồng. Hai mảnh hai bên làm mạn xuồng, địa phương gọi là be xuồng. Thế là ba lá. Có một nhà thơ đã viết:
Chiếc xuồng ba lá quê ta
Mảnh mai như chiếc lá đa giữa dòng
Liềm trăng sông nước cong cong
Nhỏ nhoi mà vẫn ngược dòng lũ dâng…
Riết rồi, theo bao thời cuộc và năm tháng, gỗ rừng ngày càng khan hiếm và đắt đỏ, người đóng buộc phải nghĩ cách ghép nhiều mảnh ván lại, mới đóng được chiếc xuồng, cũng vẫn gọi xuồng ba lá. Công nghệ cao hiện nay, người ta còn làm ra xuồng bằng các loại vật liệu hợp kim và vật liệu hợp chất phi kim loại. Gần đây đã thấy trên kênh rạch có khá nhiều xuồng làm bằng vật liệu compozite.
Tuy làm bằng nhiều cách thức khác nhau, tác dụng của chiếc đối với người dân vùng sông nước Nam bộ vẫn nguyên giá trị, vẫn là truyền thống được kế thừa, vẫn giữ được nét độc đáo trong làm ăn và sinh hoạt của người dân nơi đây. Nhiều người vẫn nhớ câu ca được cải biên từ một điệu lý: …
Nhà anh cách nhà em hai kinh một rạch
Anh ngó thấy em tóc dài buông hờ bà ba tím
Anh nghèo chưa sắm xuồng ba lá
Chẳng đành lội kinh dính sình sang bển gặp em
Thì mai anh sang nhà Năm Cua mượn xuồng ba lá
Nay khắp vùng đồng bằng châu thổ Cửu Long Giang đã mở mang nhiều tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, liên thôn, liên xã. Dọc theo hai bên bờ kênh nay cũng đường bộ, cầu bê tông, xe honda, xe đạp chạy vèo vèo. Thế nhưng, trên kênh rạch, nhất là các bến đò, chợ nổi vẫn không thể vắng bóng chiếc xuồng. Du khách mọi miền đất nước và cả khách du lịch nước ngoài về với miền Tây Nam bộ có nhiều người muốn ngồi trên xuồng đi du ngoạn trên dòng kênh thanh bình, khỏa tay xuống dòng nước mát lành, hoặc trong đêm miệt vườn ngắm trăng soi dòng kênh lấp lánh, một nét quê hương ai cũng lắng đọng nhớ thương, ai đi xa cũng nhớ về
Ghe, xuồng ở miền Tây đa phần được đóng bằng gỗ sao rất đa dạng và phong phú với nhiều kiểu loại, tên gọi khác nhau như: Ghe bầu, ghe tam bản, chẹc, vỏ lãi, xuồng ba lá, xuồng năm lá, tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng độc mộc, xuồng chèo, xuồng máy, xuồng đuôi tôm…
Theo mekongculture
]]>Từ trước năm 1975, ở các vùng quê Nam Bộ, hầu như nhà nào cũng có đặt một bàn thờ Thông Thiên trước nhà (nhiều khi gọi là bàn thờ Ông Thiên). Bàn thờ thường được làm bằng gỗ đơn sơ, gồm một cây cột cao khoảng 1,5 m, phía trên đặt một tấm ván hình vuông, mỗi cạnh dài khoảng 0,4 m, khá giả thì đổ cột bê-tông và dán gạch men. Trên bàn thờ lúc nào cũng có một lư hương và mấy ly nước mưa (loại ly nhỏ uống trà).
Vào những ngày quan trọng như mồng một, ngày rằm thì có thêm hai chén đựng gạo, muối và mấy dĩa hoa quả. Hằng ngày, vào lúc chập tối, chủ nhà đốt một nén nhang, chắp tay đứng trước bàn thờ khấn vái, cầu Trời ban phước lành, sức khỏe, bình an… hy vọng qua làn khói nhang tỏa lên Trời mang theo những lời cầu khẩn của gia chủ, để nguyện vọng được “thông” đến Trời (thông thiên), để Trời phù hộ cho người thân và gia đình mình.
Bàn thờ Thông Thiên là nơi nối kết tâm linh giữa con người với Trời, với tổ tiên, nơi giữ mối liên hệ giữa Trời và Đất, giữa người sống và người đã khuất. Điều này thể hiện bằng việc thắp nhang thường xuyên mỗi ngày, vào lúc chập tối – là thời điểm giao nhau giữa ngày và đêm, nén nhang được cắm trên lư hương – nơi ở giữa Trời và Đất.
Hình thức thờ Trời cũng được thực hiện trong nhiều tôn giáo xuất hiện ở miền Nam. Đạo Cao Đài thờ Thiên Nhãn, có nghĩa là “mắt của Trời”, với biểu tượng hình một con mắt, tượng trưng cho Thượng Đế toàn năng, thấu rõ tất cả những hành vi của con người. Đạo Hòa Hảo ngoài việc thờ Cửu Huyền Thất Tổ và các anh hùng liệt sĩ có công với đất nước, mỗi gia đình tín đồ còn có một bàn thờ Thông Thiên trước sân nhà để tưởng nhớ Trời Đất.
Đối với người nông dân, ông Trời được xem là đối tượng có tài năng, có phép màu và có lòng từ bi để cứu giúp con người, nên mỗi khi gặp tai nạn thì “cầu Trời, khẩn Phật” để cho “tai qua, nạn khỏi”. Trời có khi lại hữu hình, và cũng đồng dạng với con người nên được gọi là “Ông”,
ông Trời có mắt:
“Trời ơi ngó xuống mà coi.
Vợ tôi nó đánh bằng roi trâm bầu” (ca dao)
và cũng có tai
“Ai ơi chớ có ăn lời.
Bụt kia có mắt, ông Trời có tai” (ca dao)
Và ông Trời là người có trách nhiệm nên người ta tin rằng “Trời sinh voi, Trời sinh cỏ”, “Trời sinh, Trời dưỡng”, “Trời không phụ lòng người”.
Như vậy, ông Trời từ một “đấng siêu nhiên” đã đi vào nhà người nông dân Nam Bộ, thấu hiểu tâm tư, tình cảm, chứng kiến những vui buồn, thấy được những khó khăn, vất vả của người nông dân và sẵn sàng ra tay cứu giúp. Ông Trời trở nên gần gũi như ông bà, cha mẹ, như người thân trong gia đình, nên việc thờ Trời là hết sức bình thường, hết sức tự nhiên.
Người Nam Bộ vốn chất phác và phóng khoáng trong cuộc sống và sinh hoạt nên sự hỗn dung trong việc thờ tự cũng được biểu hiện rõ nét. Người ta dễ nhận thấy nhiều bàn thờ Thông Thiên đôi khi còn có kết hợp thờ ông Tà bên cạnh, có khi là mấy hòn đá đặt bên cạnh lư hương, có khi là một góc nhỏ dưới chân bàn thờ Thông Thiên. Gặp ngày giỗ ông bà, hoặc ngày lễ, ngày Tết, cúng tổ nghề, tổ nghiệp… người ta cũng kết hợp luôn để cúng “ông Trời”.
Nếu trong nhà có một mâm cơm cúng thì trên bàn thờ Thông Thiên cũng có lễ vật, hoặc là hoa quả, hoặc dĩa xôi, có khi rượu thịt. Ngày tất niên, gia đình nào cũng có mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ Thông Thiên, hoặc trái dưa hấu tròn đầy đặn để cúng Trời, cầu nguyện cho sự sung túc cả năm.
Hiện nay, nhiều địa phương ở Nam Bộ vẫn còn giữ tục lệ này, nhất là những vùng nông thôn. Quan sát bàn thờ Thông Thiên có thể nhận thấy sự mộc mạc, giản dị và chân thành của người dân đất phương Nam. Tuy nhiên, ẩn sâu trong đó là triết âm – dương đã tồn tại qua hàng ngàn năm với biểu tượng vuông – tròn vốn hiện hữu lâu đời trong tâm thức của người Lạc Việt.
Bàn thờ hình vuông tượng trưng cho đất (thuộc âm), lư hương hình tròn tượng trưng cho Trời (thuộc dương). Khát khao vươn đến sự hoàn hảo của người phương Nam được thể hiện thường trực hằng ngày qua hình ảnh bàn thờ Thông Thiên: có vuông – có tròn, có âm – có dương.
Theo Cà Mau Online]]>
Miền Tây vùng đất của những con người chân chất, mộc mạc và giản đơn. Có lẽ cũng chính tính cách cởi mở và dung hòa của con người nơi đây đã mang đến màu sắc ẩm thực miền tây dung hòa vô cùng đa dạng cho vùng đất này. Khám phá về ẩm thực miền Tây luôn luôn là đề tài thu hút và nhận được rất nhiều sự quan tâm của con người.
Ẩm thực là tiếng dùng khái quát nói về việc ăn và uống. Văn hóa ẩm thực bao gồm cả cách chế biến, bày biện và thưởng thức từng món ăn, thức uống, từ đơn giản, đạm bạc đến cầu kỳ mỹ vị. Vậy điều gì đã tạo nên văn hóa ẩm thực của miền Tây?
Có thể nói trước tiên chính điều kiện tự nhiên sông nước đã tác động mạnh đến văn hóa ẩm thực nơi đây. Con người tận dụng những thứ có sẵn trong tự nhiên như: cá, tôm, rắn, cua, rùa, ếch…để chế biến thành những món ăn mang đậm dấu ấn của vùng quê này.
Bên cạnh đó, từ những thứ có sẵn trong tự nhiên người Nam Bộ còn không ngừng gieo trồng những giống cây mới để cung cấp nguyên liệu cho việc chế biến. Ngoài ra việc tận dụng những loại rau có sẵn trong tự nhiên đã tạo thành một nét đặc trưng ẩm thực rất riêng của nơi đây.
Với phong cách thưởng thức “mùa nào thức nấy” và quan niệm “ăn để mà sống” hầu có đủ dưỡng chất tái tạo sức lao động, họ đã tỏ ra rất sành điệu trong việc phối hợp các yêu cầu cao nhất của miếng ăn: thơm, ngon, bổ, khỏe. Khẩu vị của người Nam Bộ nói chung và miền Tây nói riêng cũng rất khác biệt: gì ra nấy! Mặn thì phải mặn quéo lưỡi (như nước mắm phải nguyên chất và nhiều, chấm mới “dính”; kho quẹt phải kho cho có cát tức có đóng váng muối); ăn cay thì phải gừng già, cũng không thể thiếu ớt, mà ớt thì chọn loại ớt cay xé, hít hà (cắn trái ớt, nhai mà môi không giựt giựt, lỗ tai không nghe kêu “cái rắc”, hoặc chưa chảy nước mắt thì dường như chưa… đã!), ngọt thì ngọt như chè….
Nói đến đây chúng ta phần nào đã hình dung được những đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người miền Tây. Một bức tranh đa sắc màu, kết hợp và biến thể đa dạng từ các miền khác để mang lại sắc thái riêng cho ẩm thực vùng đất của mình chính là điều mà con người miền Tây đã làm được.
Thưởng thức ẩm thực miền Tây không chỉ bằng vị giác, mà chúng ta hãy cảm nhận bằng cả một tâm hồn rộng mở thì mới có thể thấm hết cái vị mà ẩm thực nơi đây mang đến.
Theo kinhdo20nam]]>
Lễ hội đua bò là một trong những lễ hội lớn mang tính truyền thống của người Khơ-me, mang đậm mầu sắc dân gian, để biểu lộ lòng tưởng nhớ, biết ơn đối với tổ tiên và công lao của những người đã khuất.
Trong lễ ”Đôn-ta” ngoài tập tục thả thuyền, sau khi đến chùa làm lễ rước vong linh ông bà tổ tiên về cùng chung vui với gia đình, người Khơ-me thường kết những bè chuối để làm thuyền, trên thuyền bày đủ các phẩm vật đã cúng, mỗi thứ một ít, sau đó đem thả xuống dòng nước cạnh nơi ở hoặc ao hồ, sông rạch gần nhà… Cũng vào dịp này, khách đến thăm phúm, sóc sẽ được bà con Khơ-me đón tiếp nồng hậu, tiếp đãi chu đáo. Vì họ quan niệm khách là sứ giả của tổ tiên về thăm gia đình, con cháu…
Người Khơ-me còn tổ chức hội đua bò truyền thống. Từ năm 1990 đến nay, Tết Ðôn-ta và lễ hội đua bò Bảy Núi ở An Giang đã được luân phiên tổ chức tại chùa Thamit, xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên và chùa Tà Miệt, huyện Tri Tôn.
Để chuẩn bị cho cuộc đua bò, họ chọn một khoảnh ruộng bằng phẳng, chiều dài chừng 200m, ngang 100m có nước xăm xắp, được “trục” xới nhiều lần cho có độ trơn của bùn, bốn bên có bờ bao và điểm đích có đoạn đường trống để làm độ dừng an toàn cho bò. Đoạn đường đua chính chỉ cần 120m theo khoảnh ruộng cặp sát bờ bao. Nơi xuất phát được cắm 2 cây cờ màu xanh, đỏ mỗi cây cách nhau 5m, và tại điểm đích cũng vậy. Đôi bò nào đứng ở vị trí cây cờ màu gì thì điểm đích cũng theo màu của cây cờ đó.
Trước khi vào cuộc đua, họ chọn từng đôi bò với nhau hoặc bốc thăm và thoả thuận một số qui định cần thiết như ai sẽ đi trước, đi sau… Nhưng thông thường đôi đi sau có phần ưu thế hơn. Nếu trong khi đua, đôi bò nào chạy tạt ra khỏi đường đua sẽ bị loại và đôi bò sau giẫm lên giàn bừa của đôi bò trước là thắng cuộc. Còn người điều khiển phải đứng thật vững nếu bị ngã hoặc rơi ra khỏi giàn bừa coi như thua cuộc.
Có bò còn được đeo cặp lục lạc vàng rực, rộn ràng những tiếng nhạc vui tai. Những “nài đua bò” được người dân địa phương gọi là người cầm vàm, sẽ điều khiển đôi bò trong cuộc đua. Ðôi bò phải kéo theo chiếc bừa cây và người cầm vàm đứng trên đó điều khiển.
Từng đôi bò được ách vào một chiếc bừa đặc biệt, gọng bừa là bàn đạp gồm một tấm gỗ rộng 30cm, dài 90cm, bên dưới là răng bừa. Người điều khiển bò cầm roi mây hoặc khúc gỗ tròn vừa tay độ 3cm, đầu có tra cây đinh nhọn – cây xà-lul. Khi bắt đầu lệnh xuất phát của trọng tài, người điều khiển chích mạnh cây xà-lul vào mông con bò, bò bị đau phóng nhanh về phía trước, quan trọng là phải chích cho đều cả hai con thì vận tốc của đôi bò mới quyết liệt và hấp dẫn. Điều này có khác với đua ngựa ở chỗ là mỗi người cưỡi một con, ai về đích trước sẽ thắng cuộc. Người cầm vàm của đôi bò thắng cuộc sẽ được mọi người tôn vinh là người cầm vàm bò “can đảm” nhất vùng
Chỗ xem cũng không cần cầu kỳ như xem bóng đá, đua ngựa hay một số môn thể thao khác, chỉ cần đứng ở vị trí hơi cao so với mặt sân đua hay leo lên bờ bao là đủ. Từ lúc cuộc đua bắt đầu cho đến kết thúc không khí lúc nào cũng tưng bừng và hào hứng, tiếng vỗ tay, reo hò, sôi nổi cổ động dành cho những người điều khiển các đôi bò giỏi hoặc những pha về đích gay go, quyết liệt.
Về đây, không những được xem lễ đua bò vùng Bảy Núi, An Giang mà du khách được ngắm nhìn, thưởng ngoạn cảnh quan vùng sông nước Châu Ðốc, viếng thăm Tây An Cổ Tự và miếu bà Chúa Xứ, lăng cụ Thoại Ngọc Hầu, người có công lớn trong việc khai phá vùng đất An Giang và đào kênh Vĩnh Tế.
Băng Tâm tổng hợp
]]>
Trong vô số lễ hội quanh năm của đồng bào dân tộc Khmer, có ba lễ hội quan trọng là Chol Chnam Thmay, Dolta và Ooc Om Bok. Nhưng lễ hội Ok Om Bok được tổ chức rôm rả hơn cả.
Lễ hội Ooc Om Bok ở các nơi thường được bắt đầu bằng cuộc đua ghe ngo (“Um Tuk Ngua”). Ghe ngo dài khoảng 24 m, ngang 1,2 m, làm từ thân cây sao khoét ruột, giống hình rắn thần Nagar – linh vật của người Khmer. Ghe chứa khoảng 40 tay chèo. Mũi và lái ghe uốn cong. Thân ghe trang trí hoa văn sặc sỡ. Hoa văn đẹp đẽ này còn được chăm chút trên từng cây dầm. Người Khmer coi ghe ngo là vật quý, linh thiêng, chỉ dùng tham dự các buổi lễ quan trọng, như Ooc Om Bok. Sư cả và đồng bào trong phum sóc phải lựa chọn thanh niên cường tráng làm “Ch’rò-wa” (quân dầm bơi), đồng thời cử một người có uy tín trong phum sóc giữ vai trò chính “Chih-khbal” (người cầm lái) cùng “Yông-lith” (phụ lái) cho ghe. Ngồi cặp kè hai hàng dọc dài theo bên trong thân ghe, những chàng trai, cô gái Khmer mặc đồng phục đẹp, nhịp nhàng mái dầm theo tiếng còi hoặc tiếng cồng của người điều khiển.
Trong ánh nắng chói chang hoặc trong cơn mưa tầm tã, tiếng cồng, tiếng còi từng nhịp từng nhịp thắt tim vang lên cùng tiếng mái dầm thọc sâu xuống mặt nước ngầu bọt sóng, đưa chiếc ghe vượt lên phía trước trong tiếng hoan hô khích lệ vang dậy của hàng chục ngàn khán giả. Đua ghe ngo ngày nay được xem như một ngày hội chung của ba dân tộc Kinh – Khmer – Hoa, để mọi người vui chơi, thưởng thức cái đẹp, cái khỏe mạnh, hào hùng, tài nghệ điêu luyện của các tay bơi tranh tài trên sông, mang đậm tinh thần thể thao, đoàn kết, vui tươi. Cho nên, cuộc đua kéo dài tới xế chiều và tuy có phân định thắng thua nhưng các tay bơi đều vui vẻ, hân hoan trong tinh thần đoàn kết.
Xế chiều, nếu ở Sóc Trăng người ta đến hồ Nước Ngọt, còn ở Trà Vinh thì tập trung về Ao Bà Om tham dự lễ Cúng Trăng. Ao Bà Om là một thắng cảnh độc đáo của Trà Vinh nổi tiếng khắp Nam bộ từ hơn một thế kỷ nay.
Có câu hát rất phổ biến ở Trà Vinh nhằm ca ngợi hai thắng cảnh của địa phương này đến nay vẫn còn lưu truyền:
“Biển Ba Động nước xanh cát trắng
Ao Bà Om thắng cảnh miền Tây
Xin mời du khách về đây
Viếng qua thì biết chốn này thần tiên !”
Ao Bà Om thuộc khóm 3, phường 8, cách trung tâm TX.Trà Vinh khoảng 5 km, theo Quốc lộ 53 về phía Tây Nam. Trước kia, từ Quốc lộ 53 vào ao là mấy con đường mòn lầy lội mùa mưa, cát ngập mắt cá chân mùa nắng, quanh co xuyên qua các phum sóc ẩn mình trong bóng mát cây xanh. Từ nhiều năm nay, con đường vào ao đã được mở rộng, tráng nhựa phẳng phiu, có đường xe hai chiều, dãy phân cách trồng hoa cỏ xinh tươi. Ao Bà Om có hình chữ nhật nên thường được gọi là Ao Vuông, rộng khoảng 10 ha. Mặt nước ao trong xanh và phẳng lặng được phủ bởi sen, súng dập dờn cánh lá với những đóa hoa tinh khiết vươn cao nét đẹp. Bao bọc quanh ao là bốn gò cát cao, mấp mô với các hàng sao, dầu cổ thụ rợp che bóng mát. Hấp dẫn nhất là một số gốc đại thụ này nhô lên khỏi mặt đất, có nơi cao khỏi đầu người, với nhiều hình thù quái dị nhưng độc đáo không đâu có. Lại có nơi hai cây cổ thụ mọc gần nhau, cành nối cành tạo sự “liên thông”, gắn kết, cũng là nét kỳ lạ, khó nơi nào có được. Ao Bà Om được nhiều người sánh là Đà Lạt của Đồng bằng sông Cửu Long nhờ bốn hàng sao dầu đại thụ quanh ao lúc nào cũng rì rào nhạc lá, tạo không khí mát mẻ như mùa xuân. Ao Bà Om được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa vào ngày 25-8-1992.
Đêm lễ hội, bốn con đường đất bao bọc quanh Ao Bà Om, cả triền dốc bốn đường quanh ao và mặt đường quanh ao “phủ rợp” người là người. Kẻ ngồi từng nhóm, người thả bước dạo chơi hoặc thưởng thức các món ăn dân dã địa phương, cũng như mua sắm vật kỷ niệm bày bán khắp nơi. Sụp tối, các “nghệ sĩ chân đất” làm xôm tụ bởi các điệu múa lâm-thôn, hát rô-băm, hát dù-kê, hát à-day, thi đấu cờ ốc, đấu võ, kéo co, đi cà khêu, biểu diễn trang phục các dân tộc, ăn cốm dẹp đầu mùa… Tiếng trống xa-dăm, tiếng kèn, tiếng thanh la, não bạt khiến lòng bạn quên hết mọi ưu phiền, lo toan của cuộc sống mà hòa mình vào cuộc lễ rộn ràng, sôi nổi, vui tươi. Bạn sẽ quên mất mình là ai, cùng hòa bước chân trong điệu lâm-thôn đầy mê hoặc, trong điệu hát giao duyên trai gái à-day tình tứ…
Đêm vui Ooc Om Bok cứ thế diễn ra trong tiếng hát hòa trong tiếng các loại nhạc cụ, các điệu múa thành một “đêm trắng” lãng mạn lôi cuốn mọi người đến khó quên!
Theo Báo Hậu Giang]]>