Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the rocket domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/html/wp-includes/functions.php on line 6114 Warning: Cannot modify header information - headers already sent by (output started at /var/www/html/wp-includes/functions.php:6114) in /var/www/html/wp-includes/feed-rss2.php on line 8 Hậu Giang – Văn Hóa Miền Tây https://vanhoamientay.com Just another WordPress site Mon, 26 Aug 2024 04:56:22 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.7 https://vanhoamientay.com/wp-content/uploads/2024/01/cropped-Group-94-1-32x32.png Hậu Giang – Văn Hóa Miền Tây https://vanhoamientay.com 32 32 Doanh nhân Phạm Thị Việt Nga https://vanhoamientay.com/nguoi-mien-tay/doanh-nhan-pham-thi-viet-nga Thu, 12 Aug 2021 10:41:09 +0000 https://vanhoamientay.com/?p=166 Doanh nhân Phạm Thị Việt Nga được mệnh danh là người phụ nữ của thời đại mới, đưa Hậu Giang trở thành thương hiệu dược số một Việt Nam và giành lại thị trường nội địa từ các hãng nước ngoài.

Bà Phạm Thị Việt Nga – Chủ tịch HĐQT Công ty Dược Hậu Giang, một trong hai nữ doanh nhân Việt Nam được Forbes vinh danh trong bảng xếp hạng 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á. Sinh ra trong gia đình ba thế hệ theo cách mạng, 14 tuổi, bà Nga tham gia kháng chiến, phát thuốc, nuôi quân. Có lẽ vì vậy mà bất cứ ai gặp bà ngay từ lần đầu không cảm thấy xa lạ mà vô cùng gần gũi, nồng hậu, chất phác.

Bà Phạm Thị Việt Nga sinh năm 1951 tại huyện Châu Thành tỉnh Cần Thơ. Gắn bó với DHG từ những năm 1980 – khi còn là chủ nhiệm hiệu thuốc Thốt Nốt – TP. Cần Thơ.
Công ty CP Dược Hậu Giang phát triển qua các thời kỳ: từ Công ty Vật Tư Y tế Cần Thơ đến Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang.

Từ tháng 10/2004 tới nay, bà Nga giữ chức vụ Tổng Giám đốc Công ty CP Dược Hậu Giang và là người có công lớn nhất trong việc xây dựng thương hiệu Dược Hậu Giang.

Từ ngày 1/7/2012, bà Nga đã chuyển giao việc điều hành tại DHG và giữ cương vị là chủ tịch HĐQT.

DHG hiện có trên 300 sản phẩm lưu hành trên toàn quốc với 15 thương hiệu sản phẩm được người tiêu dùng biết đến. Doanh thu gần 3.000 tỷ đồng/năm, với gần 3.000 cán bộ nhân viên.

Doanh nhân Phạm Thị Việt Nga được mệnh danh là người phụ nữ của thời đại mới, đưa Hậu Giang trở thành thương hiệu dược số một Việt Nam và giành lại thị trường nội địa từ các hãng nước ngoài.

Năm 1988, bà nhận quyết định bổ nhiệm Giám đốc Xí nghiệp Dược Hậu Giang với tiền thân là một đơn vị chuyên cung ứng thuốc cho bộ đội trong kháng chiến và bà con ở nông thôn. Trải qua 10 năm thăng trầm, Dược Hậu Giang dưới bàn tay chèo lái của nữ tướng Phạm Thị Việt Nga đã tăng trưởng vượt bậc, từ 25 sản phẩm sản xuất năm 1989 lên tới 173 sản phẩm vào năm 1999. Năm 2011, Dược Hậu Giang đạt doanh thu gần 2.500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 416 tỷ đồng, tăng 4,5 lần về doanh thu và 7,5 lần lợi nhuận sau 7 năm cổ phần hóa.

Xuất phát điểm gần 80% người dân thành thị không biết về thương hiệu thuốc nội địa, Dược Hậu Giang ngày nay đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, phủ kín hệ thống bệnh viện đa khoa cả nước, đáp ứng 100% nhu cầu các loại thuốc cảm và vitamin, 80% nhu cầu các loại thuốc kháng sinh trên thị trường Việt Nam.

Sinh ra và lớn lên trong kháng chiến và chịu tiếng thiệt thòi là ít học, bằng nỗ lực bản thân bà đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ vào năm 2003 với đề tài nâng cao khả năng cạnh tranh của công nghiệp dược Việt Nam. Bà Nga đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng thời kỳ đổi mới, nhờ những thành công vượt bậc trong kinh doanh cũng như hoạt động xã hội.

Theo Báo Thanh Niên
]]>
Khu di tích căn cứ Tỉnh Ủy, Hậu Giang https://vanhoamientay.com/du-lich/khu-di-tich-can-cu-tinh-uy-hau-giang Wed, 11 Aug 2021 04:05:52 +0000 https://vanhoamientay.com/?p=126 Khu căn cứ Tỉnh ủy còn gọi là căn cứ Bà Bái, nằm ở địa phận ấp Phương Quới, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Toàn bộ khu di tích được xây dựng trên khoảng đất vườn rộng 6ha, được bao bọc bởi bốn chiến hào: kênh Xáng, Lái Hiếu (phía đông nam), kênh Cả Cường (phía đông bắc), kênh cũ (phía tây bắc) và kênh Bà Bái (phía tây nam).

Lối dẫn vào khu căn cứ tỉnh ủy là một con đường nhỏ rợp bóng, ánh nắng mặt trời nhuộm thêm cho cảnh vật một màu vàng thi vị….Trước kia, đây là nơi ngăn chặn các cuộc càng quét, đánh phá, bao vây của địch rất có hiệu quả. Những tán cây rậm rạp như giúp che phủ cho người lính trẻ dũng cảm. Hiện nay, đây là nơi tham quan của rất nhiều du khách, cũng như các bạn học sinh, sinh viên-giới trẻ ngày nay học tập truyền thống bất khuất kiên cường của cha ông ta thời trước.

Khu di tích bao gồm: hội trường, nơi diễn ra các cuộc hội nghị quan trọng của tỉnh ủy Cần Thơ, rộng 151m2, được làm từ các vật liệu chính là: tràm, đước, sắn và mù u… Bên trong hội trường là văn phòng làm việc của ban thường vụ và đồng chí Bí thư.

Trong chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 của toàn miền Nam, các đồng chí trong Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ cũng từ đây đi theo các mũi tiến công về Cần Thơ, Vị Thanh và các trọng điểm khác của “Vùng IV chiến thuật”, đánh chiếm sân bay Trà Nóc, dinh tỉnh trưởng Cần Thơ. Vào hồi 11h30 ngày 30/4/1975, tiếng nói đầu tiên của UBND cách mạng được phát lên sóng của đài phát thanh Cần Thơ.

Từ năm 1980, nhà này được sử dụng để trưng bày các hiện vật về di tích. Ngoài ra còn hàng chục các lán trại của các cơ quan trực thuộc, nhưng hiện nay không giữ được do vật liệu xây dựng mang tính dã chiến, nhanh bị phá hỏng.

Năm 1986, tỉnh Cần Thơ (cũ) đã trùng tu khu di tích. Toàn bộ cột của hội trường và hai hầm tránh pháo được đúc bằng bê tông cốt sắt, nhưng hình dáng, màu sắc và qui cách giống hệt như xưa.

Băng Tâm tổng hợp
]]>