Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the rocket domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/html/wp-includes/functions.php on line 6114 Warning: Cannot modify header information - headers already sent by (output started at /var/www/html/wp-includes/functions.php:6114) in /var/www/html/wp-includes/feed-rss2.php on line 8 Cần Thơ – Văn Hóa Miền Tây https://vanhoamientay.com Just another WordPress site Mon, 07 Oct 2024 06:35:06 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.7 https://vanhoamientay.com/wp-content/uploads/2024/01/cropped-Group-94-1-32x32.png Cần Thơ – Văn Hóa Miền Tây https://vanhoamientay.com 32 32 Bánh lọt nước cốt dừa Cần Thơ https://vanhoamientay.com/am-thuc/banh-lot-nuoc-cot-dua-can-tho Mon, 04 Mar 2024 09:45:46 +0000 https://vanhoamientay.com/?p=1146 Có những món ăn tưởng chừng rất “quê” đã trở thành món “độc” và khó tìm ở nơi phố thị. Bánh lọt nước cốt dừa là món ăn vặt mà Văn hóa miền Tây muốn nhắc đến… Một ngày nắng nóng thưởng thức 1 ly bánh lọt nước cốt dừa thì còn gì ngon bằng.

Một ngày nắng nóng thưởng thức 1 ly bánh lọt nước cốt dừa thì còn gì ngon bằng

Trong ký ức tuổi thơ của tôi, có 2 loại bánh lọt mà mẹ vẫn hay làm, bánh lọt mặn thường ăn cùng nước lèo có tôm – thịt giống như bánh canh, còn bánh lọt ngọt thì ăn cùng nước đường và nước cốt dừa. Đất Cần Thơ nổi tiếng có bánh lọt lá cẩm với màu tím lấy từ lá cẩm nhưng xanh lá dứa thì thông dụng hơn.

Bánh lọt Cần Thơ từ xưa đã nổi tiếng là ngon. Nhưng rất ít thấy ai bán ngoài phố. Tưởng chừng như các loại bánh, hay chè truyền thống đã không còn để nhường chổ cho các thứ bánh Tây như donut, su que, tiramisu…

Bánh lọt Cần Thơ từ xưa đã nổi tiếng là ngon

Không hẳn vậy, vẫn còn những không gian riêng dành cho món bánh ngon lành này, đó là những quán cốc vỉa hè hay trên những chiếc xe đẩy do các dì, các cô từ miền Tây lặn lội lên đây bán vì cuộc sống mưu sinh.

Cũng như bao loại bánh cổ truyền của người Việt, người làm bánh đều mua gạo tẻ về rồi xay lấy bột chứ không phải làm từ bột khô có sẳn ngoài chợ, vì làm từ bột xay nhà sẽ ngon hơn rất nhiều.

Bánh lọt đúng vị cổ truyền thì rời từng sợi bánh rời, mềm mại và nhỏ nhắn, thơm mùi lá dứa. Nếu bánh có pha quá nhiều bột năng thì sẽ dai và hơi cứng, sợi dày và dài rất thô lại dính chùm. Màu xanh dờn của chất hóa học chứ không xanh rêu như màu tự nhiên của lá dứa.

Bánh lọt đúng vị cổ truyền thì rời từng sợi bánh rời, mềm mại và nhỏ nhắn, thơm mùi lá dứa

Món bánh lọt chỉ đơn giản gồm bánh lọt màu lá dứa, nước cốt dừa trắng thật đặc và béo, nước đường thắng sóng sánh màu vàng mật. Khi ăn sẽ trộn tất cả chung vào một ly thêm nước đá.

Thật ra bánh lọt vốn chỉ có vậy thôi. Nhưng dân Sài Gòn thường có thối quen thêm hay bớt một vài thứ so với nguyên mẫu, nên người bán cho thêm hạt lựu, sương sa và đậu xanh nhuyễn để món ăn thêm thú vị hơn.

]]>
Cần Thơ vào top thành phố có kênh rạch đẹp nhất thế giới https://vanhoamientay.com/du-lich/can-tho-vao-top-thanh-pho-co-kenh-rach-dep-nhat-the-gioi Mon, 04 Mar 2024 08:51:08 +0000 https://vanhoamientay.com/?p=1115 Trang Mysteriousworld vừa liệt kê danh sách những thành phố có kênh rạch đẹp nhất thế giới, trong đó Cần Thơ được ca ngợi là nơi có kênh đào đẹp với chợ nổi và cảnh giao thương tấp nập.

Cầu Cần Thơ là cây cầu bắc qua sông Hậu, nối liền quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ và thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. – Ảnh: Van Long Bui

Cần Thơ, Việt Nam

Cần Thơ, một trong những thành phố lớn của Việt Nam, là trung tâm của mạng lưới sông rạch ở đồng bằng sông Cửu Long. Tổng chiều dài giao thông đường thuỷ của thành phố đạt hơn 1.000 km.

Ngoài mạng lưới rộng lớn của các kênh rạch, chợ nổi là điểm thu hút du lịch chính của thành phố Cần Thơ, trong đó phải kể đến chợ nổi Cái Răng. Các thuyền buôn dưới sông cung cấp cho bạn các loại hàng hóa. Tham gia tour du lịch trên chợ nổi là cách tuyệt vời để trải nghiệm miền sông nước và khám phá đời sống văn hoá địa phương nơi đây

Venice, Italy

Venice là thành phố duy nhất nằm trên một nhóm 118 hòn đảo được ngăn cách bởi các kênh đào. Nơi đây có khoảng 179 kênh đào và các hòn đảo được kết nối với nhau thông qua hơn 400 cây cầu. Được mệnh danh là “thành phố kênh đào đẹp nhất hành tinh”, Venice hàng ngày đón hơn 50.000 lượt khách tham quan đến chiêm ngưỡng và khám phá.

Phương tiện giao thông chính ở đây là tàu thuyền, được gọi với cái tên là Gondola. Ngày nay, toàn thành phố có hơn 350 Gondola và hầu hết chuyến du lịch không thiếu vắng hình thức vận chuyển này.

Kênh đào Grand Canal có chiều dài 3.800 m được xem là đường thuỷ chính ở Venice. Ngoài việc ngồi thuyền Gondola thong dong trên Grand Canal và các kênh rạch nhỏ khác, bạn cũng có thể thưởng thức vẻ đẹp hấp dẫn của những cung điện và nhiều toà nhà lịch sử khác.

Venice, Italy

Birmingham, Anh

Với hơn 1,9 triệu cư dân sinh sống, Birmingham là thành phố đông dân thứ hai ở Anh. Bên cạnh sự đông đúc, tấp nập của một đô thị sầm uất, Birmingham còn có nhiều kênh đào đẹp kéo dài hơn 160 km.

Kênh đào đầu tiên của thành phố được mở năm 1769 để kết nối Birmingham với thị trấn Wednesbury. Những hành trình du lịch qua những kênh đào của Birmingham tạo cơ hội ngắm cảnh lý tưởng trong lòng thành phố.

Birmingham, Anh

Giethoorn, Hà Lan

Gietoorn là một ngôi làng kênh đào tuyệt đẹp nằm ở tỉnh Overijssel của Hà Lan. Vùng đất này được ngăn cách bởi những kênh rạch và kết nối bởi 180 cây cầu nhỏ. Nơi đây còn được gọi là “Venice của Hà Lan”. Ngôi làng này “nói không” với xe hơi, vì cách duy nhất để tiếp cận là đi bằng thuyền và xe đạp.

Giethoorn, Hà Lan

Tô Châu, Trung Quốc

Thành phố lịch sử Tô Châu được nhiều người ngưỡng mộ bởi vẻ đẹp của những khu vườn và các kênh đào của nó. 15 kênh đào nhỏ ở đây đan chéo nhau, trong đó có kênh đào dài nhất xấp xỉ Grand Canal ở Venice, Italy, được xây dựng giữa năm 581 và 618. Giống như Grand Canal, kênh đào ở Tô Châu cũng len lỏi qua nhiều nơi đẹp trong lòng thành phố.

Tô Châu, Trung Quốc

Alleppey, Kerala, Ấn Độ

Được mệnh danh là “Venice của phương Đông”, thành phố đẹp như tranh vẽ Alleppey, nằm ở bang Kerala, miền nam Ấn Độ, có một mạng lưới rộng lớn các đầm phá, sông và hồ với chiều dài lên đến 1.500 km.

Vùng nước trũng Vembanad là một trong những phần đẹp nhất của bang Kerala, nằm trong lòng thành phố Alleppey. Ngoài ra, hồ Vembanad rộng lớn với diện tích bề mặt hơn 2.000 km vuông. Cả hai cũng bao gồm một mạng lưới kênh đào.

Bạn có thể thuê nhà thuyền, thuyền tốc độ nhanh để tham quan các kênh đào ở thành phố Alleppey. Bạn sẽ cảm nhận và khám phá được nhiều khía cạnh về văn hoá và vẻ đẹp tự nhiên ngoạn mục ở nơi đây.

Alleppey, Kerala, Ấn Độ

Stockholm, Thụy Điển

Stockholm, thủ đô của Thụy Điển được xây dựng trên 14 hòn đảo xinh đẹp ở hồ Malaren. Các quần đảo rộng lớn ở đây kết nối thành phố với biển Baltic về phía đông. Do đó, chèo thuyền là cách trải nghiệm thú vị để tham quan thành phố.

Các vùng nước ở đây rất sạch sẽ, thích hợp cho bơi lội và câu cá. Stockholm cũng là một trong những thành phố xanh của thế giới với hơn 12 công viên rộng lớn và được biết đến với quá trình thanh lọc chất thải tốt.

Stockholm, Thụy Điển

Bruges, Bỉ

Bruges, thành phố lớn thời trung cổ, nổi tiếng với những con kênh đẹp từ nhiều thế kỷ. Các tuyến đường thuỷ ở Bruges còn được gọi là “Venice của phương Bắc”. Tour du lịch kênh đào là cách tốt nhất để khám phá thành phố này.

Những con kênh đào thơ mộng kết nối với các phần chính của Bruges, do đó bạn có thể tiếp cận bằng nhiều dịch vụ thuyền ở thành phố từ địa điểm khác nhau. Thường mỗi chuyến tham quan kéo dài 30 phút và bạn sẽ có cái nhìn ấn tượng về thành phố cổ này từ trên mặt nước.

Bruges, Bỉ

Bangkok, Thái Lan

Hệ thống kênh rạch là một phần không thể thiếu của thành phố Bangkok từ thế kỷ 18. Các tuyến đường thủy đầu tiên được đào để bảo vệ biên giới.Trong suốt thế kỷ 19, hệ thống kênh ở Bangkok mở rộng nhanh chóng cho thủy lợi và giao thông vận tải. Ngày nay, nhiều trong số những kênh rạch được sử dụng cho mục đích thoát nước. Tuy nhiên vẫn còn những hệ thống kênh đóng một vai trò quan trọng trong việc vận chuyển của đất nước.

Các hệ thống kênh rạch ở Bangkok thường được gọi là Klong. Khlong Saen Saeb là kênh đào còn lại chủ yếu ở thành phố Bangkok với chiều dài 18 km, chạy từ phía đông đến phía tây của thành phố. Đi tàu ở Khlong Saen Saeb là cách tốt nhất để tham quan, ngắm cảnh và tìm hiểu về những địa danh lịch sử và các trung tâm mua sắm.

Các chợ nổi là một phần quan trọng của tuyến đường thủy Bangkok. Nhiều tàu thuyền thương mại đầy màu sắc, buôn bán các mặt hàng địa phương ngay tại các kênh rạch, thực sự tạo cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị. Damnoen Saduak, Amphawa, Taling Chan, Khlong Lạt Mayom, Bang Nam Pheung là năm chợ nổi chính tại thành phố Bangkok.

Bangkok, Thái Lan

Cape Coral, Florida, Mỹ

Thành phố Cape Coral ở Florida được biết đến với chiều dài bờ sông lên đến 640 km. Nó dài hơn hệ thống kênh của bất kỳ thành phố nào khác trên thế giới. Cape Coral có cả hồ nước ngọt và nước mặn. Các kênh nhân tạo của thành phố được đào trở lại vào năm 1970. Hệ thống này cũng cung cấp đủ nước cho thủy lợi và bảo vệ thành phố khỏi lũ.

Cape Coral, Florida, Mỹ
]]>
Bánh Tét Lá Cẩm https://vanhoamientay.com/am-thuc/banh-tet-la-cam-2 Fri, 01 Mar 2024 08:17:42 +0000 https://vanhoamientay.com/?p=976 Bánh tét lá cẩm là loại bánh truyền thống của người miền Nam thường được làm trong các dịp lễ Tết hoặc đám giỗ. Bánh được ưa chuộng không chỉ đẹp bởi màu tím rực rỡ, mà còn bởi mùi vị đặt trưng.

Bánh Tét Lá Cẩm

Bánh  được nấu bằng cách dùng lá cẩm để lấy nước xào với nếp dẻo, nước cốt dừa và dùng thịt, trứng vịt muối làm nhân.

Để có những đòn bánh tét như ý, khâu nào cũng quan trọng. Đầu tiên là nếp,nếp được dùng để làm bánh tét này phải là nếp ngon, ngâm với nước lá cẩm để có màu tím hồng rất bắt mắt. Lá cẩm tươi luộc lên với một ít nước, sau đó ngâm trong khoảng 8 giờ mới tạo ra màu sẫm đẹp.

Hột nếp ngon, phải thử bằng cách cắn trong răng. Hễ cắn thấy hột nếp rít, dẻo, giòn và bể bấy là nếp lộn gạo. Loại nếp này khi nấu thành bánh sẽ khiến miếng ăn mất ngon, bị “chỏi” vì lẫn những hột khô cứng.

Nhân của bánh tét lá cẩm cũng là đậu xanh, có thịt, đặc biệt nhất là có thêm hột vịt muối. Sau khi gói và luộc bánh chừng 4-5 tiếng đồng hồ, bánh chín được cắt ra vừa thơm ngon vừa có màu sắc đẹp rực rỡ, tô điểm cho mâm cỗ ngày Tết

Bánh tét lá cẩm Cần Thơ 

Lá chuối gói bánh không được non hoặc già quá, được lau sạch, không cần phết dầu, vì nước cốt dừa trong hột nếp khi nấu tiết ra đủ để không làm nếp dính lá khi nấu bánh chín. Xào cũng là khâu quan trọng. Nếu xào dư liều nước, bánh nhão, không ngon.

Bánh tét lá cẩm ở Cần Thơ gói dẻ, cắt thành từng khoanh không bời rời. Màu tím hồng của nếp cẩm làm nổi bật lớp nhân đậu xanh chắc nịch, thịt mỡ trong veo và trứng muối vàng ươm. Khi thưởng thức, miếng nếp thơm và béo quyện trong miếng thịt mềm như có thể tan chảy cùng vị đậu xanh, trứng muối mặn mặn bùi bùi… khiến bất cứ ai thử qua cũng không thể cưỡng lại vị thơm ngon đậm đà của bánh.

Bánh tét lá cẩm Cần Thơ – ghi dấu khá đậm nét trong nền ẩm thực miền Tây Nam Bộ nói chung

]]>
Cá lóc hấp mẻ https://vanhoamientay.com/am-thuc/ca-loc-hap-me Fri, 01 Mar 2024 08:06:58 +0000 https://vanhoamientay.com/?p=969 Đồng bằng sông Cửa Long là “vựa” cá đồng rất phong phú. Trong các loài cá nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửa Long thì cá lóc là đặc sản tiêu biểu nhất. Cá lóc hấp mẻ là một món ăn của vùng đất Cần Thơ, rất bình dân nhưng không kém phần hấp dẫn

Cá lóc hấp mẻ
Cá lóc hấp mẻ

Nguyên liệu:

Cơm mẻ
Hành củ
Hành cọng

Ăn kèm:

Tép luộc
Rau thơm
Khế xanh
Xà lách,
Chuối chát
Bún

Nước chấm:

Nước mắm me, cơm mẻ dầm muối ớt.

Cơm mẻ có vị chua nhẹ

Cá Lóc chế biến cũng rất đơn giản, không cần đánh vẩy, cạo nhớt, mổ ruột, hay tẩm ướp gia vị trước. Đặc biệt cá ở đây là cá đồng nên khi ăn thịt rất thơm, mềm, dai rất ngon. Và Cơm mẻ là chất làm chua từ cơm nguội cho lên men, có vị chua dịu, rất đặc trưng.

Hành củ cắt lát mỏng, hành cọng cắt khúc dài, lót dưới khay. Cá ngâm nước muối vài phút, rửa thật sạch, cho lên trên khay. Phủ một chén cơm mẻ lên mình cá, để lửa sôi liu riu. Thấy da cá nhăn nhíu lại là cá đã chín.

Món này ăn với bánh tráng cuốn tép luộc cùng với rau thơm, khế xanh, xà lách, chuối chát, bún và thịt lỗ tai heo luộc! Nước chấm có thể là nước mắm me hoặc chút cơm mẻ dầm muối ớt.

Vị chua nhẹ, dịu của cơm mẻ, thịt cá thơm lừng, vị ngọt liệm của hành gốc, làm cho bạn thấy ngon miệng!

]]>
Doanh nhân Phạm Thị Việt Nga: Ngày hôm nay phải tốt hơn hôm qua https://vanhoamientay.com/tin-tuc/doanh-nhan-pham-thi-viet-nga-ngay-hom-nay-phai-tot-hon-hom-qua Wed, 18 Aug 2021 02:50:05 +0000 https://vanhoamientay.com/?p=257 Ở tuổi 63, sau khi kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch HĐQT CTCP Dược Hậu Giang (DHG), bà Phạm Thị Việt Nga vẫn tiếp tục giữ vị trí Tổng giám đốc Công ty

Đến với Giải thưởng EOY- Bản lĩnh doanh nhân lập nghiệp 2014, nữ doanh nhân Phạm Thị Việt Nga gây ấn tượng mạnh với Hội đồng bình chọn bởi sức sáng tạo không mệt mỏi của một vị thủ lĩnh có Tâm và Tầm, đã dẫn dắt DHG từ một xí nghiệp dược địa phương thành thương hiệu dược nội địa số

1. Lý do ở lại điều hành DHG được bà Phạm Thị Việt Nga chia sẻ là, Công ty đang trong giai đoạn chuyển mình, với nhà máy mới và chiến lược kinh doanh mới, đội ngũ lãnh đạo kế cận cần có thời gian để tiếp cận với công việc mới và bà có nhiệm vụ “anh em thiếu chỗ nào thì bù vào chỗ đó”. Gần 30 năm chèo lái con thuyền DHG cập bến nhiều thành công, dấu ấn của bà Nga rất sâu đậm.

63 tuổi, nhưng bà bảo vẫn duy trì được thói quen mỗi sớm cuốc bộ đến Công ty và bơi lội trước giờ làm việc để rèn luyện sức khỏe. Việc bơi lội như bà thú nhận chẳng theo một kỹ thuật nào mà như từ bản năng, bởi “14 tuổi chị đã tham gia Mặt trận Giải phóng miền Nam, sống giữa bưng biền, nếu không biết bơi sẽ chết chìm”.

Việc vực dậy Xí nghiệp Dược Hậu Giang đang bên bờ vực phá sản, gây dựng thành thương hiệu dược phẩm hàng đầu trong nước, với doanh thu từ dược phẩm tự sản xuất năm 2013 đạt 3.005 tỷ đồng, chiếm 11% thị phần thuốc sản xuất trong nước và lãi sau thuế 593 tỷ đồng, được bà Nga đúc kết giản dị: “Ông trời luôn chừa cho người ta một con đường sống, miễn sao mình có nỗ lực và cái tâm”.

Tự nhận mình là phụ nữ nhưng có cái đầu rất cứng, bà Nga chia sẻ, khi bà quyết định nhập dây chuyền máy móc về sản xuất thuốc viên nang thì DHG cũng là doanh nghiệp dược trong nước đầu tiên sản xuất được viên nang.

Năm 2004, khi DHG đang phát triển thuận lợi, bà quyết tâm cổ phần hóa Công ty dù chưa thuộc diện bắt buộc phải cổ phần hóa. “Cái được lớn nhất khi cổ phần hóa doanh nghiệp là tôi có thể chủ động hơn trong hoạch định cơ chế, chính sách đối với người lao động, khuyến khích tinh thần sáng tạo, cống hiến của cán bộ công nhân viên”, bà Nga chia sẻ .

Sau khi cổ phần hóa, Dược Hậu Giang được đưa lên niêm yết vào năm 2006 và luôn nằm trong danh sách những doanh nghiệp tốt nhất trên sàn chứng khoán.

Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng tự sản xuất giai đoạn 2009 – 2013 đạt 16,3%. Không chỉ nổi tiếng trên thị trường thuốc OTC (không kê đơn), mảng thuốc kê đơn cũng đem lại 500 – 600 tỷ đồng doanh thu hàng năm cho Công ty, tương đương với doanh thu của một xí nghiệp dược quy mô lớn trong nước.

2. Ở DHG, có một slogan rất nổi tiếng: “Ngày hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua, nhưng không bằng ngày mai”. Đó chính là cảm hứng không ngừng cống hiến, sáng tạo để mỗi ngày doanh nghiệp một tốt hơn mà vị nữ tướng của DHG muốn truyền đến các cán bộ công nhân viên Công ty.

Đầu năm nay, DHG đã khánh thành nhà xưởng mới NonBetalactam đạt tiêu chuẩn GMP WHO, có công suất thiết kế 4 tỷ đơn vị sản phẩm/năm. Nhà máy Betalactam có công suất thiết kế 1 tỷ đơn vị sản phẩm/năm dự kiến hoàn thành cuối năm 2014, nâng tổng công suất lên 9,5 tỷ đơn vị sản phẩm/năm trong 5 năm tới, bà Nga không giấu giếm tham vọng đưa DHG thành sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng lớn nhất Việt Nam, tương đương với các nhà máy lớn trong khu vực châu Á, cán mốc doanh thu 7.000 – 8.000 tỷ đồng vào năm 2018.

Công ty đang nhắm đến thị trường mới nổi, quy mô dân số đông và có sự tương đồng với Việt Nam. Bước đầu, Công ty đã có phương án đưa sản phẩm ra thị trường khu vực, trong đó, có Singapore. Việc đổi tên Công ty thành DHG Pharma cũng nằm trong chiến lược vươn ra thị trường thế giới.

Những bước đi đầy tham vọng, nhưng bà Nga chia sẻ, mỗi kế hoạch kinh doanh đều được tính toán rất kỹ lưỡng: “Từ trước tới giờ, chị chỉ làm những điều mình biết, dứt khoát không làm những gì không hiểu”. Với những đức tính cẩn trọng, tỉ mỉ của người lãnh đạo nữ, bà chia sẻ, sau một ngày làm việc, về đến nhà, bà thường lục lại những việc đã làm trong ngày xem có điều gì nghĩ chưa tới. Không ít lần, bà đã thay đổi quyết định lớn chỉ sau một đêm, bởi bà cho rằng, có những chi tiết nhỏ có thể gây ảnh hưởng lớn đến Công ty sau này.

Tự hào về văn hóa doanh nghiệp, mà như bà nói “trong đám đông, có thể bóc ra người Dược Hậu Giang”, bà Nga chia sẻ, DHG đặt nặng tiêu chí sáng tạo đối với bộ phận marketing và nghiên cứu phát triển. Bản thân bà cũng là người chịu học và chịu nghe tư vấn. Năm 2004, khi Công ty đã vận hành tốt, bà lấy bằng tiến sĩ dược, rồi xoay qua học thạc sĩ quản trị kinh doanh để nâng cao kiến thức quản trị doanh nghiệp.

Bà Nga cũng tiết lộ một chi tiết, khi DHG xây dựng bức tường tri ân, bà đã mời một chuyên viên tư vấn bán hàng năm xưa ký tên lên đó, bởi “nhờ anh ấy tư vấn mà chị thay đổi cách bán hàng”.

3. Từng được Forbes vinh danh trong Top 50 doanh nhân kinh doanh thành công nhất châu Á, người phụ nữ của đổi mới, nhưng vị thủ lĩnh của DHG lại toát ra sự giản dị, tự nhiên và rất đỗi chân thành.

Hỏi bà có lời khuyên gì cho thế hệ kế cận, bà chia sẻ ngắn gọn: Thứ nhất là không đầu hàng trước khó khăn. Thứ hai là biết huy động sức lực và trí tuệ của tập thể. Thứ ba là làm gì cũng phải có cái “Tâm”. Và bà bảo, chính vì luôn thật lòng với mọi người, nên mỗi khi bà gặp khó, luôn có nhiều người “nhảy vô giúp đỡ”.

Thấm nhuần tư tưởng “Lấy dân làm gốc” từ những ngày đi kháng chiến, bà Nga luôn ứng xử với nhân viên bằng tình người, tình đồng chí. Bà bảo, bà có được thành công ngày hôm nay là nhờ sự sống chết của mấy ngàn nhân viên Công ty: “Trong khi chị ngồi phòng máy lạnh thì nhiều nhân viên của chị đang chạy ngoài trời nóng tới 40 độ C ở miền Trung để bán hàng. Nhờ họ mà chị mới đạt chỉ tiêu doanh thu, được ĐHCĐ khen”. Chính vì sự chân thành, gần gũi với cấp dưới mà nhân viên DHG coi bà như một người chị cả, có thể chạy đến chia sẻ mọi nỗi vui buồn.

Là người kiến tạo ra chiến lược phát triển cho DHG, để đưa Công ty thành thương hiệu dược phẩm hàng đầu trong nước, bà Nga bảo, nếu vì lợi ích bản thân, bà có thể ra ngoài lập doanh nghiệp, “bê theo” bí quyết kinh doanh và đội ngũ nhân sự chủ chốt của Công ty, nhưng bà không bao giờ làm vậy. Bởi bà luôn dặn lòng: bao người đã đổ máu hy sinh trong kháng chiến vì nhà máy, mình ăn cơm của dân từ nhỏ, được Nhà nước cho  đi học, làm sao có thể quay ra cạnh tranh với chính nơi đã nuôi mình.

Vẫn say sưa với những kế hoạch mới của Công ty, nhưng bà Nga cũng tiết lộ, bà đã chuẩn bị cho ngày nghỉ hưu bằng việc mở một trường mầm non, để “về già được chơi với con nít”.

Theo Tintucmientay
]]>
Trái Lê ki ma trở lại ĐBSCL https://vanhoamientay.com/tin-tuc/trai-le-ki-ma-tro-lai-dbscl Wed, 18 Aug 2021 02:44:14 +0000 https://vanhoamientay.com/?p=255 Lê ki ma hay quả trứng gà có tên khoa học Pouteria lucuma, thuộc họ Sapotaceae, là loại cây ăn quả bản xứ vùng Andes, Nam Mỹ. Quả có giá trị dinh dưỡng cao và nguồn hydrat cacbon lớn, vitamin và khoáng chất dồi dào.

Lê ki ma có hàm lượng niacin (vitamin B3), beta-caroiten, sắt và chất xơ, là những thành phần chống ô xy hóa cực mạnh cho da và cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Lê ki ma còn giúp tăng tỷ lệ hồng cầu trong máu, kích thích hoạt động của hệ thần kinh, chống trầm cảm, giảm cholesterol và triglecirid trong máu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch và béo phì, hạn chế các cơn nhồi máu cơ tim, tăng hiệu quả của hệ miễn nhiễm và tăng lực rất tốt.

Trái lê-ki-ma ở Việt Nam còn được gọi là trái lứt (miền Bắc còn gọi quả trứng gà). Đây là loại trái cây đã có từ lâu ở ĐBSCL và tưởng chừng như đã tuyệt chủng. Nhưng trong những năm gần đây, nhà vườn khôi phục giống cây này vì trái chín được thị trường ưa chuộng và có giá cả ổn định.

Trong những ngày gần đây, nếu có dịp đi ngang qua phường Ba Láng, quận Cái Răng, hoặc trên đường vào phường Thới An Đông, TP. Cần Thơ, chú ý quan sát sẽ thấy những sạp bán trái cây san sát bên lề đường chất đầy những quả lê-ki- ma vàng ươm trông thật bắt mắt.

Năm nay, nhà vườn trúng mùa lê- ki -ma, ngoài tiêu thụ nội địa còn XK sang thị trường Campuchia nữa. Hàng ngày, sạp trái cây của ông bán được khoảng 20 – 30 kg trái lê -ki -ma chín, giá 12.000 đ/kg.

Hãy thử nhâm nhi một ly sinh tố lê ki ma, bạn sẽ biết vì sao thức uống này được nhiều người ưa chuộng. Nguyên liệu là: 2 kg lê ki ma, 100 gr dừa nạo, 4 hũ yaourt, 250 ml sữa tươi. Cách thực hiện: Lê ki ma gọt vỏ, bỏ hột, tán nhuyễn và đem xay chung với dừa nạo, yaourt, sữa tươi, chúng ta sẽ được một thức uống màu vàng cam rất đẹp, thơm ngon và bổ dưỡng.

Lê ki ma có hương vị hấp dẫn nên trở thành nguyên liệu chính cho nhiều món tráng miệng, bánh, salad, kem lạnh, yaourt, nước cốt, thức uống… Ngoài ăn tươi thì lê ki ma còn được chế biến thành bột, có thể bảo quản được một năm. Để chọn được trái lê ki ma ngọt, bở, thơm, không nên ham trái láng đẹp mà nên chọn trái hình trái tim, một đầu nhọn, vỏ mỏng

Băng Tâm tổng hợp
]]>
Làng nghề chằm nón lá Cần Thơ https://vanhoamientay.com/lang-nghe/lang-nghe-cham-non-la-can-tho Thu, 12 Aug 2021 11:13:48 +0000 https://vanhoamientay.com/?p=188 Ngoài vẻ đẹp trù phú mà thiên nhiên ban tặng, Cần Thơ còn là nơi được mọi người biết đến bởi sự đa dạng phong phú về các làng nghề truyền thống được lưu truyền từ nhiều thế hệ. Một trong những làng nghề đó là Làng nghề chằm nón lá…

Làng nghề chằm nón lá ở ấp Thới Tân A không ai nhớ rõ xuất hiện từ năm nào và tổ nghề là ai. Tuy nhiên, theo những người làm nghề lớn tuổi ở đây cho biết, nghề này có khoảng trên 70 năm, hiện nay đã thành lập được Nghiệp đoàn chằm nón lá với trên 36 hộ sống với nghề.

Cần Thơ hay có thời còn được gọi là Tây Đô, nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Trước đây biển còn phủ hết Đồng Bằng Sông Cửu Long, mãi đến cách đây 2500, nước mới rút hết và hình thành vùng châu thổ như ngày nay. Cần Thơ được khai mở và có mặt trên bản đồ Việt Nam từ năm 1739 với tên gọi Trấn Giang. Đến với Cần Thơ lênh đênh trên xuồng khám phá hệ thống kênh rạch và chiêm ngưỡng cảnh đẹp nên thơ, bình dị được ví như vẻ đẹp thướt tha, đằm thắm của cô gái Tây Đô. Nơi đây không những mang nét trù phú của những làng xóm nép mình dưới rặng dừa mà còn mang dáng dấp xa hoa, lộng lẫy của đô hội sầm uất, chẳng thế mà ở đây lại nổi danh với câu ca: “Cần Thơ có bến Ninh Kiều Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân”.

Ngoài vẻ đẹp trù phú mà thiên nhiên ban tặng, Cần Thơ còn là nơi được mọi người biết đến bởi sự đa dạng phong phú về các làng nghề truyền thống được lưu truyền từ nhiều thế hệ. Một trong những làng nghề đó là Làng nghề chằm nón lá… Nghề chằm nón lá ở ấp Thới Tân A không ai nhớ rõ xuất hiện từ năm nào và tổ nghề là ai.

Tuy nhiên, theo những người làm nghề lớn tuổi ở đây cho biết, nghề này có khoảng trên 70 năm, hiện nay đã thành lập được Nghiệp đoàn chằm nón lá với trên 36 hộ sống với nghề. Gia đình bà Diện đã 3 đời theo nghề chằm nón. Khác với miền Trung làm nón Bài thơ bằng lá buông và dây thao, người dân ở ấp Thới Tân A cũng như các vùng khác ở Nam bộ chọn loại lá mật cật và cây trúc làm nguyên liệu chính để làm nón. Lá mật cật là lọai cây có lá xòe rộng như lá cọ, mọc nhiều ở Tây Ninh, Phú Quốc, Cà Mau,…Thân cây nhỏ và thấp, mọc thành từng đám hoặc bụi, hai bên cọng của tàu lá đầy gai nhọn. Mỗi cây mật cật chỉ có 01 lá non và được người ta chọn để làm nón. Muốn làm nón đòi hỏi người thợ phải có cái khung chằm hình chóp có kích thước bằng chiếc nón lá mà người dân vùng này thường gọi là cái Mô được bày bán ở chợ. Vào những thập niên 80 trở về trước, nón lá được làm từ Mô có 15 vành. Sau thập niên 80, thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi, người Nam bộ nói chung bắt đầu chuộng nón lá kiểu xứ Huế có 16 vành hay còn gọi là nón Bài thơ.

Vì lẽ đó, người thợ ở Thới Tân A cũng nhanh chóng thay đổi cách làm, họ bắt đầu sử dụng Mô nón của xứ Huế để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Vật liệu để làm ra chiếc nón lá gồm: kim may tay số 10, chỉ màu, dây gân số 04, giấy báo dùng để lót nón, nan (được làm từ trúc) và lá mật cật.Khác với cách làm nón lá ở Tây Ninh là vừa chằm vừa gác nan tre lên khuôn để làm sườn nón lá. Ở ấp Thới Tân A, người thợ sẽ kiềng vành lên khuôn (mô) nón trước rồi kế đến là kết lá. Bước kế tiếp là họ bắt đầu xoay lá trên khuôn. Công đoạn này rất quan trọng, đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm mới xoay lá đều, đẹp: đầu tiên là xoay lớp lá bên trong trước, rồi đến lớp giấy báo, cuối cùng là xoay lớp lá bên ngoài. Sau khi xoay đầu nón xong, người thợ sẽ dùng một cái vành, chụp lên bên ngoài khuôn nón để giữ cho lá nằm cố định, giúp người thợ chằm được dễ dàng. Tiếp đến là thao tác chằm nón, công đoạn này tương đối dễ so với các công đoạn khác khi làm nón. Chỉ cần mũi kim đều, khoảng cách giữa các mũi kim vừa phải, không xa quá là đã đạt yêu cầu. Cuối cùng là nức vành, đây là công đoạn khá quan trọng, người thợ sẽ vót 01 cọng nan có thân dẹp gọi là cây tiến, cặp vào vành nón số 16 để khi nức, vành nón được tròn và chắc chắn, nón sử dụng được lâu bền. Ngoài ra, người thợ còn trang trí bên trong của chóp nón bằng chỉ thêu màu đỏ, xanh, hồng,… hình ngôi sao hay hình cái bông để tăng thêm nét đẹp cho sản phẩm của mình.

Được biết giá một kg lá mật cật trên thị trường hiện nay giao động từ 80.000 đồng đến 90.000 đồng, chằm được 20 cái nón thường. Khi thành phẩm, thương lái mua vào một cái nón lá khoảng 15.000 đồng. Nếu tính sơ, mỗi cái nón người thợ có thể thu lãi khoảng 8.000 đồng, trung bình một người, ngoài công việc chính trong ngày, có thể làm thêm được từ 2 đến 3 chiếc nón, phần nào phụ giúp được gia đình có thêm nguồn thu nhập. Sản phẩm của Nghiệp đoàn chằm nón lá ở ấp Thới Tân A chủ yếu bán ở chợ Thới Lai và một số nơi khác như ở chợ Vĩnh Thuận, Vĩnh Tuy … Mặc dù nghề chằm nón lá ở đây không mang lại sự giàu có cho các hộ gia đình nhưng nhờ có đầu ra nên đã tạo được nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương và đặc biệt cũng thu hút sự chú ý của Du khách từ mọi miền về thăm làng nghề truyền thống này!

Theo Canthotourist
]]>
Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng Cần Thơ https://vanhoamientay.com/lang-nghe/lang-nghe-banh-trang-thuan-hung-can-tho Thu, 12 Aug 2021 10:53:10 +0000 https://vanhoamientay.com/?p=180 Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng ( Thốt Nốt – Cần Thơ ) có hơn 300 lò làm bánh tráng đỏ lửa suốt ngày đêm mà vẫn không đủ hàng cung cấp cho các thương lái theo đơn đặt hàng. Bánh tráng Thuận Hưng giờ không còn quẩn quanh ở các tỉnh ĐBSCL mà đã có mặt và được ưa chuộng ở thị trường Campuchia.

Nghề làm bánh tráng ở đây đã có thâm niên trên 50 năm. Mới đầu chỉ có vài hộ làm bánh bán Tết. Sau đó vì bánh ngon, nhiều người biết tiếng tìm đến đặt hàng nên các lò bánh ngày càng mọc lên nhiều và phát triển mạnh trong khoảng 10 năm trở lại đây, lò bánh tập trung nhiều ở các ấp Tân Lợi 3, Tân Phú và Tân Thạnh. Nhiều gia đình khá, giàu nhờ nghề làm bánh tráng.

Bánh tráng Thuận Hưng được phân biệt theo 4 loại: bánh dịu (bánh mặn), bánh xốp (bánh lạt), bánh nem và bánh dừa. Bánh dịu là bánh để nhiều muối và giữ được lâu hơn so với bánh xốp. Bánh xốp để ít muối. Bánh nem là bánh có kích cỡ nhỏ. Bánh dừa là bánh có pha thêm nước dừa và mè. Tùy theo đơn đặt hàng, mỗi loại có thể có nhiều kích cỡ khác nhau: 3,2 tấc, 3,5 tấc, 3,8 tấc và bánh đại (hơn 3,8 tấc)..

Muốn cho bánh thơm ngon, không quá dai, không bở, để được lâu, phải chọn gạo của vùng Thốt Nốt. Khi xay gạo không được chọn loại mới thu hoạch hoặc để quá lâu ngày. Lấy gạo đó đem ngâm rồi đem xay thành bột mịn. Sau đó, lọc đi nước chua và pha bột với nước sao cho vừa, không loãng cũng không được đặc quá. Pha thêm chút muối để vị bánh đậm đà hơn. Lò tráng bánh cũng lắm công phu, gồm 3 phần liên thông, một phần để đưa củi, nhóm lửa, phần kia là chiếc nồi nước lớn có căng lớp vải mỏng bên trên để tráng bánh và phần cuối cùng là ống khói.

Lửa cho lò tráng bánh cũng phải chú ý, không được lớn, chỉ được để liu riu mà thôi. Tay tráng bánh phải nhanh, đều thì bánh mới tròn, mỏng đều mà khi lấy bánh mới không bị nát. Nghề làm bánh lại còn phải trông trời, canh cây cỏ, nhìn giọt sương để biết ngày mai nắng lớn hay âm u để tráng bánh trong đêm, rồi đem phơi bánh ngay khi nắng vừa lên. Phơi bánh, gỡ bánh cũng là một nghệ thuật. Để có chiếc bánh còn nguyên vẹn, không cong vênh, người phơi phải biết canh nắng để gỡ cho đúng lúc. Sau đó, xếp bánh thành từng chục rồi dằn cho bằng mặt trước khi giao hàng.

Loại bánh lạt để nhúng, mỗi khi tết về nhà nhà đều mua để dùng, bánh lấy ra đem nhúng nước cho ướt mà độ ướt cũng vừa phải nếu không bánh sẽ mềm sau đó ăn kèm với cá nướng, rau sống, rau củ xào… quấn lại giống như gỏi cuốn chấm với nước mấm chua chua ngọt ngọt, cảm giác thật lạ và ngon. Đây cũng là món ăn đặc trưng của người dân Nam Bộ ngày tết.

Với những thuận lợi về nguồn nguyên liệu sẵn có, lực lượng lao động dồi dào, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, thị trường tiêu thụ đang mở rộng…, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới. Vì vậy, việc xây dựng và quảng bá thương hiệu “Bánh tráng Thuận Hưng” là kỳ vọng chính đáng và cần thiết mà chính quyền và người dân Thuận Hưng cần sớm triển khai thực hiện.

Băng Tâm tổng hợp
]]>
Nữ doanh nhân ngành sữa https://vanhoamientay.com/nguoi-mien-tay/nu-doanh-nhan-nganh-sua Thu, 12 Aug 2021 10:43:00 +0000 https://vanhoamientay.com/?p=168 Bà Mai Kiều Liên, sinh năm 1953, quê gốc Cần Thơ nhưng được sinh ra tại Pháp. Bà được coi là một hiện tượng trong giới nữ doanh nhân và là nữ doanh nhân ngành sữa Việt.

Dưới sự lãnh đạo tài năng của bà Kiều Liên doanh thu của Vinamilk đã đạt trên 1 tỷ USD, luôn là doanh nghiệp được đánh giá hàng đầu tại Việt Nam cũng như tại Châu Á.

Đội ngũ nhân sự của công ty quy tụ những kỹ sư, nhân viên có trình độ cao, nhiệt huyết trong công việc. Với sự đổi mới không ngừng trong kinh doanh, cùng tầm nhìn mới của bà Liên, 2014 này Vinamilk sẽ mở cuộc “viễn chinh” sang nước láng giềng Campuchia.

Nhớ lại lúc được phân công học ở Nga, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) bà Mai Kiều Liên tin nó giống như “định mệnh”. Khi đó cô học sinh 17 tuổi chưa hề có khái niệm gì về ngành sẽ theo học – chế biến sữa, nhất là thời điểm đó (1969), ngành sữa ở Việt Nam chưa phát triển. 5 năm đại học cũng là khoảng thời gian khiến bà trăn trở nhiều về đường hướng sau khi tốt nghiệp. “Đã có lúc tôi muốn chọn lại ngành, có thể là sư phạm hoặc bác sĩ như mong ước từ nhỏ”, vị lãnh đạo Vinamilk hồi tưởng. Song, thân phụ của bà cho rằng đây là ngành sẽ giúp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ em Việt Nam khi đất nước bước vào thời bình. Lời khuyên này giúp bà Liên kiên định mục tiêu hoàn thành khóa học, song trong tâm trí vẫn chưa có ý nghĩ sẽ xây dựng doanh nghiệp sữa lớn mạnh.

Trở về nước, bà được phân công làm kỹ sư theo ca tại nhà máy sữa Trường Thọ. Sau đó, trải qua nhiều vị trí khác nhau và tới năm 1992, bà trở thành người đứng đầu Công ty Sữa Việt Nam. Người điều hành Vinamilk từng trăn trở ngành sữa ở Việt Nam chưa thể chủ động hoàn toàn nguồn nguyên liệu, trong khi đây là yếu tố then chốt, ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh. Vì thế, bà đã chủ trương phát triển chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam bằng cách chuyển giao con giống, kỹ thuật chăn nuôi, thu mua sữa tươi của nông dân với giá cao hơn nguyên liệu nhập khẩu để kích thích chăn nuôi trong nước. Song song với đó, đầu năm 1990, Vinamilk nhập máy móc hiện đại để sản xuất sữa tươi tiệt trùng. Đối tượng nhắm tới vẫn là thị trường nội địa nhiều tiềm năng, bởi lượng tiêu thụ ở Việt Nam hiện thấp hơn rất nhiều so với thế giới.

Gần 20 năm giữ trọng trách “thuyền trưởng”, bà Mai Kiều Liên gặt hái nhiều thành công nhưng cũng không ít thất bại. Sau cổ phần hóa năm 2003, đến năm 2006 Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán, lúc đó vốn hoá trên thị trường là 530 triệu đôla Mỹ, qua 5 năm, nay vốn hoá đạt được 2 tỷ đôla Mỹ, tăng gần 4 lần. Đà thăng hoa đó khiến Vinamilk định hướng phát triển thành tập đoàn thực phẩm và nước giải khát đa ngành với sữa, các sản phẩm từ sữa và ngoài ngành sữa như bia, cà phê… thương hiệu Vinamilk. Thế nhưng việc hợp tác đầu tư liên doanh sản xuất bia Zorok cùng SabMiller, nhà máy sản xuất cà phê không như mong đợi, Vinamilk phải chuyển nhượng lại 2 dự án này để bảo toàn vốn.

Ngoài việc chờ can thiệp, người điều hành Vinamilk cho rằng bản thân doanh nghiệp phải tự cứu mình trước, bởi “nước xa không cứu được lửa gần”. Thay vì chờ lãi suất hạ, bản thân doanh nghiệp tự xoay sở nguồn vốn ở kênh khác, cắt giảm chi phí ở những khâu nào còn có thể, tìm đến phân khúc thị trường mới, sáng tạo ra sản phẩm mới… Vinamilk đặt mục tiêu cuối năm nay đạt doanh thu 1 tỷ USD, đứng trong top 50 công ty sữa có doanh thu cao nhất thế giới vào năm 2017 với 3 tỷ USD mỗi năm. Năm 2010, Vinamilk là doanh nghiệp Việt duy nhất lọt vào danh sách 200 doanh nghiệp tốt nhất tại khu vực châu Á do Tạp chí Forbes Asia bình chọn.

Theo thời gian, sự đam mê thay thế cho những bỡ ngỡ, thậm chí hoài nghi về chọn lựa ngành chế biến sữa khi còn là sinh viên. Tới nay, 90% ý tưởng mới của Vinamilk xuất phát từ chính “thuyền trưởng” Mai Kiều Liên, dựa trên sự quan sát nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng và sở thích tìm tòi thêm những hương vị mới lạ. Lạc quan khi cho rằng không khó khăn nào không thể vượt qua, mà chính những trải nghiệm này sẽ giúp bản thân dày dạn kinh nghiệm ứng chiến, nữ doanh nhân ngành sữa luôn tâm niệm phải tìm ra mắt xích nào đang có vấn đề trong tổng thể, từ đó chỉ việc giải quyết nó.

Theo VNEXPRESS
]]>
Về Tây Đô thăm chợ nổi Cái Răng https://vanhoamientay.com/du-lich/ve-tay-do-tham-cho-noi-cai-rang Wed, 11 Aug 2021 10:14:48 +0000 https://vanhoamientay.com/?p=152 Chợ nổi cái Răng lâu nay được du khách trong và ngoài nước biết đến là một trong hai chợ trên sông nổi tiếng nhất miền Tây Nam Bộ. Nhiều người cho rằng, đến Cần Thơ mà chưa đi chợ nổi Cái Răng thì kể như chưa biết gì về “thủ phủ” cũ của Tây Đô.

Còn gì thú vị hơn khi một sớm mùa xuân được tận hưởng cảm giác bồng bềnh trên sông Hậu ngắm bình minh Tây Đô, nghe hò Nam Bộ và thăm chợ nổi Cái Răng – nét đặc trưng văn hóa sông nước Cửu Long.

Mới tờ mờ sáng, từ bến Ninh Kiều (thành phố Cần Thơ – thủ phủ của Tây Đô cũ) hướng tầm mắt ra dòng Hậu Giang hiền hòa, thơ mộng đã thấy những chiếc ghe chất đầy ắp sản vật chạy ngược xuôi. Ở miền Tây, do sông ngòi chẳng chịt nên ghe, xuồng trở thành phương tiện đi lại chủ yếu của người dân, giống như xe máy ở chốn thành thị.

Tuy nhiên, đây chính là một trong những “đặc sản” cuốn hút du khách tới thăm vùng đất này. Bởi còn gì thú vị hơn khi được tận hưởng cảm giác bồng bềnh trên sông Hậu ngắm bình minh, cảnh vật và con người vùng sông nước Cửu Long.

Ngồi trên thuyền tới thăm quan chợ nổi Cái Răng, du khách còn được hướng dẫn viên người địa phương đưa về thăm thôn xóm, vườn cây ăn trái, hòa vào cuộc sống bình dị nhưng chan chứa tình làng nghĩa xóm của người dân nơi đây qua câu hò Cần Thơ. Sau mỗi câu hò mộc mạc là những tiếng vỗ tay tán thưởng dành cho loại hình nghệ thuật độc đáo này.

“Hò ơ… ơ… ơ… Trai nào bảnh bằng trai Nhơn Ái

Đầu thì hớt chải tóc tém bảy ba

Mặc piyama khăn rằn quấn cổ

Thấy cô em gái Ba Xuyên ngồ ngộ

Muốn cùng em thổ lộ đôi lời

Cấy cày cực lắm em ơi

Theo anh về vườn ăn trái mà suốt đời ấm no”

Nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ chừng 5-6 km, chợ nổi Cái Răng đang trở thành địa điểm du lịch lý tưởng cho khách du lịch đến với miền đất Tây Đô. Chợ họp đông nhất vào lúc 6h sáng, kết thúc lúc 8-9h, với hàng trăm ghe lớn nhỏ mua bán các loại trái cây và nông sản của vùng quê sông nước này.

Nói về tên Cái Răng, có nhiều cách giải thích khác nhau. Có giai thoại cho rằng ngày xưa vùng này có con cá sấu lớn, răng của nó cắm vào mỏm sông nên gọi là Cái Răng. Theo cụ Vương Hồng Sển thì tên Cái Răng có nguồn gốc từ chữ “cà ràng” đọc trại mà ra. Hướng dẫn viên thì kể, ngày xưa trên dòng sông này có đôi tình nhân yêu nhau tha thiết. Một hôm, cô gái bị một con cá sấu lớn ăn thịt. Chàng trai bèn giết chết cá sấu trả thù cho người yêu. Chàng lột da, chặt con sấu ra nhiều mảnh. Cái răng của con cá sấu nằm ở khúc sông này, còn da và đầu sấu nằm ở khúc sông phía trên nên có cây cầu tên Cái Da và Đầu Sấu. Giai thoại tuy có vẻ rùng rợn nhưng du khách lại thích câu chuyện tình yêu, lãng mạn nơi dòng sông lao xao này hơn.

Do không thể rao hàng nên người dân nơi đây nghĩ ra một cách “quảng cáo” rất hiệu quả và dễ thấy. Trên mỗi thuyền, người ta cắm một chiếc sào cao, treo tất cả hàng hóa muốn bán lên đó và gọi là treo bẹo. Do đó, từ xa, người mua có thể nhận ra thuyền chở loại hàng mình cần và tấp tới nhập hàng.

Cũng giống như trên bờ, ở chợ nổi không chỉ có hàng trái cây mà còn có cả những chiếc thuyền, ghe chở hủ tiếu, cà phê, thuốc lá, bia, tạp phẩm… phục vụ cho những tiểu thương trên sông. Những “tài xế” này điêu luyện tới mức có thể dùng chân điều khiển ghe len lỏi khắp nơi phục vụ khách có nhu cầu.

Điều cuốn hút du khách hơn cả chính là việc vừa thăm chợ nổi vừa được thưởng thức các sản vật vùng sông nước ngay trên chính các ghe hàng của người dân nơi đây bằng tình cảm nồng ấm, trìu mến của người miền Tây.

Theo Vnexpress

]]>