Có thể bạn quan tâm

Ngon lạ với gỏi củ hũ dừa

[vanhoamientay.com] Gỏi củ hũ dừa có vị chua ngọt vừa ăn, hợp khẩu vị cả gia đình. Đây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Củ hũ dừa thường được chế biến làm thức ăn và thanh đạm vì ít béo.

Bến Tre được nhắc đến là thiên đường của dừa, đi đâu ta cũng thấy rợp bóng dừa. Có lẽ chính bởi điều này mà người dân nơi đây khi chế biến món ăn thường bỏ dừa vào để tăng thêm hương vị thanh ngọt và béo cho món ăn. Trong đó gỏi củ hũ dừa được coi là món ăn đặc biệt hấp dẫn và thơm ngon khiến thực khách không khỏi nao lòng khi thưởng thức.

Chúng ta vẫn thường biết cây dừa là một trong những cây trồng được khai thác sử dụng triệt để từ gốc đến ngọn như: quả dừa, lá dừa, thân dừa, sọ dừa, vỏ quả dừa, sơ dừa… Trong đó củ hũ dừa thường được người dân chế biến nhiều món ăn khác nhau như kho, xào, tuy nhiên trộn gỏi vẫn là món ăn khiến nhiều người thích thú và muốn thưởng thức nhất. Bởi lẽ khi trộn gỏi củ hũ dừa còn giữ nguyên được vị thanh ngọt, mang đến cảm giác rất vui miệng khi thưởng thức tạo nên cảm giác thèm ăn cho thực khách.

Vậy củ hũ dừa là gì? Củ hũ dừa thật ra là phần búp non nhất nằm giữa ngọn cây dừa. Mỗi cây dừa chỉ có một củ hũ dừa. Phía ngoài củ hũ dừa được bọc bằng một lớp mo xơ, bên trong là phần trắng, non và ngọt nhất.
Gỏi cổ hủ dừa đúng điệu thường có đủ tôm sú bóc nõn, thịt ba chỉ, tai heo thái mỏng, củ hũ dừa bào mỏng, rau răm, hành tây, đậu phộng rang giòn… Tất cả trộn đều lên cùng với các loại gia vị tạo thành một đĩa gỏi củ hũ dừa tôm thịt đầy màu sắc, đậm đà hương vị khó quên. Đi kèm với món gỏi này bao giờ cũng có thêm chén nước mắm chua ngọt và những chiếc bánh phồng tôm giòn tan, béo ngậy.

Gỏi củ hũ dừa được đánh giá là một món ăn thơm ngon, hấp dẫn khiến thực khách cảm thấy ngon miệng và thích thú khi thưởng thức. Đặc biệt cái vị thanh ngọt của món ăn còn khiến cho các thực khách không khỏi nao lòng. Món ăn này có mặt ở nhiều quán ăn, tuy nhiên bạn phải lựa chọn ra quán quen để có được đĩa gỏi tươi mới và hấp dẫn nhất.

Củ hũ dừa nghe qua thì thấy lạ nhưng khi thưởng thức chắc chắn người ăn sẽ cảm thấy thật tuyệt vời. Cái vị thanh mát của củ hũ dừa kết với vị ngọt của tôm, vị béo của thịt, giòn giòn của lỗ tai heo ăn kèm với nước mắm chua ngọt và một ít bánh phồng mới ngon làm sao.

Theo kinhdo20nam

Làng hoa kiểng Cái Mơn

[vanhoamientay.com] Không khí rộn ràng những ngày giáp xuân, cùng cảnh sắc thiên nhiên độc đáo của làng hoa kiểng Cái Mơn sẽ đem cho bạn những trải nghiệm khó quên.

Về đây, bạn như ôm trọn cả không gian văn hoá “miệt vườn” với những dấu xưa miền “Nam kỳ lục tỉnh” (hay “lục tỉnh”) từng được tái hiện trong các tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh, với nếp nhà lá thân thương, chiếc xuồng ba lá xuôi ngược trên sông nước, mùi khói đốt đồng và câu hò xao xác trời chiều…

Làng hoa kiểng Cái Mơn ( thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, Bến Tre), quê hương Trương Vĩnh Ký, nơi từ lâu không chỉ nổi tiếng  cây lành, trái ngọt mà còn hoa kiểng. Nhiều người vươn lên thành tỉ phú với vỏn vẹn 2 công đất nhờ cây giống, hoa kiểng. Nhà nhà nối nhau làm hoa kiểng.

Tết, không gì thú vị bằng những ngày trước Tết, nhất là ở miền quê – nơi còn lưu giữ phong vị văn hóa cổ truyền đậm nét. Đây chính là lúc những đứa con xa quê hương đến tận nhà dân xem gói, nấu bánh tét và thử các món ăn ngày Tết đậm chất dân dã của người địa phương.

Trong khung cảnh làng quê Nam bộ thanh bình, cả gia đình ngồi quây quần bên những chiếc nong, nia đựng đầy gạo, thịt và lá chuối xanh cùng làn khói bếp từ nồi bánh tét bốc lên mang theo cả tâm trạng nao nao với hình ảnh báo hiệu Tết đã đến gần.

Du khách cũng có đi sâu trong miệt vườn ở vùng đất phương Nam để ngắm những loài hoa chân phương như cúc, dã yến thảo, lan, huệ, hồng tỷ muội… ở làng hoa Sa Đéc, Gò Công, làng hoa kiểng Cái Mơn (Chợ Lách, Bến Tre) hay thăm vườn kiểng của nghệ nhân Năm Công – nghệ sĩ xứ miệt vườn đã sáng tạo nên những mẫu kiểng từng được đưa vào công viên Gardens by the Bay và công viên Bách Thảo Singapore…

Từ 20 tháng chạp cũng là lúc các phiên chợ nổi ở Cái Bè (Tiền Giang), Cái Răng (Cần Thơ)… bước vào mùa hội nhộn nhịp nhất trong năm. Nơi đây biến thành chợ đầu mối quy tụ mọi sản vật, hoa trái của cả vùng đồng bằng châu thổ trù phú Cửu Long. Đến đây vào dịp này, bạn sẽ có cơ hội chứng kiến quang cảnh buôn bán tấp nập “trên bến dưới thuyền”, không khí khẩn trương vận chuyển hàng hóa mang Tết đi khắp nơi, tiếng gọi bạn í ới làm xao động cả khúc sông quê.

Xứ sở miền “lục tỉnh” còn ban tặng cho con người nhiều sản vật thơm ngọt, mát lành. Chuyến du ngoạn miền Tây trước Tết của bạn sẽ đong đầy cảm xúc với quà mang về là những trái vú sữa, quýt hồng Lai Vung mơn mởn sắc vàng cam, mứt dừa Bến Tre hay các món khô Châu Đốc…

Băng Tâm tổng hợp

Đảo ngọc Phú Quốc, vẻ đẹp hoang sơ

[vanhoamientay.com] Phú Quốc luôn tiềm ẩn một sức hấp dẫn kỳ diệu khó tả, xứng đáng là “hòn đảo Ngọc” xinh đẹp độc đáo. Đến với Phú Quốc, bạn có thể thoải mái tận hưởng những giây phút bình yên, thư giãn với nắng, gió bên bãi cát hoang sơ cạnh biển

Hãy lắng nghe biển xanh, cát trắng cùng nắng gió reo vui sẽ nói với bạn về “đảo Ngọc” kỳ quan ấy. Phú Quốc sẽ níu chân bạn bằng chính vẻ đẹp thiên nhiên thuần khiết, hoang sơ, sẽ mở ra cho bạn một biển trời duyên hải đầy kỳ thú và đem bạn đến cuộc sống làng chài muôn màu tươi vui, nơi mà nụ cười bình dị của những người dân biển luôn lấp lánh đón chào.

Phú Quốc từ đảo Nam ra đảo Bắc luôn được mẹ thiên nhiên ưu đãi và dành cho những “quà tặng” tuyệt vời nhất. Chuyến bay ngắn từ Sài Gòn đến Phú Quốc sẽ cho bạn ngắm nhìn những “món quà” ấy từ trên cao. Trước mắt bạn, thiên đường biển xanh màu ngọc bích bên bờ cát trắng long lanh và bầu trời trong veo rợp nắng trải dài hình cánh cung thật xinh đẹp, yên bình.

Phú Quốc từ đảo Nam ra đảo Bắc luôn được mẹ thiên nhiên ưu đãi và dành cho những “quà tặng” tuyệt vời nhất. Chuyến bay ngắn từ Sài Gòn đến Phú Quốc sẽ cho bạn ngắm nhìn những “món quà” ấy từ trên cao. Trước mắt bạn, thiên đường biển xanh màu ngọc bích bên bờ cát trắng long lanh và bầu trời trong veo rợp nắng trải dài hình cánh cung thật xinh đẹp, yên bình.
Nếu “món quà” đảo Bắc dành cho bạn là một Bãi Dài được bầu chọn là đứng đầu trong danh sách 13 bãi biển hoang sơ và đẹp nhất thế giới của Concierge.com (chuyên về du lịch, khách sạn của Australia) hay khung cảnh huyền bí thần tiên từ thủy cung với những rặng san hô tuyệt đẹp ở hòn Đồi Mồi, hòn Móng Tay thì Nam đảo sẽ cho bạn thấy cả một thế giới muôn màu khiến bạn không ngừng say mê khám phá và tận hưởng.

Đó sẽ là làng Ngọc Trai Phú Quốc mê hoặc bạn đến xem quy trình nuôi cấy ngọc trai cao cấp kỳ công, gây cho bạn sự kinh ngạc tột độ khi tự mình mở trai lấy ngọc, hay hoa mắt chiêm ngưỡng những viên ngọc trai kỳ ảo tuyệt đẹp.

Bạn sẽ đến Cảng cá An Thới, làm một chuyến tàu du ngoạn cùng vị thuyền trưởng lão luyện mến khách, ngắm nhìn biển xanh típ tắp và hòa mình vào không khí tấp nập của cảng cá sầm uất. Tiếp đến, chuyến lặn biển khám phá những rặng san hô huyền ảo, rực rỡ sắc màu sẽ ghi tạc nơi bạn một ấn tượng không thể nào quên – một Phú Quốc đẹp lạ lùng. Thử tài câu hải sản giữa biển thực sự là một thú vui đầy hào hứng, biết đâu may mắn sẽ mỉm cười và dành tặng bạn một bữa trưa miền biển thịnh soạn với các món hải sản tươi ngon, bổ dưỡng.

Hành trình tìm về lịch sử hào hùng thời kháng chiến tại nhà lao Cây Dừa – nhà tù khét tiếng của chính quyền Sài Gòn cũ, nơi giam giữ và tra tấn khoảng 40.000 tù binh cộng sản sẽ làm bạn không khỏi xúc động, tự hào trước những huyền thoại lịch sử lừng lẫy chiến công.

Sau đó là khoảnh khắc đắm mình thư giãn, hòa vào làn nước mát, chơi đùa cùng biển xanh, cát trắng mịn như kem nơi Bãi Sao rực nắng hay chơi môtô nước, chèo thuyền kayak, đi thuyền cùng ngư dân thăm thú cảnh quan biển….

Sẽ không còn gì tuyệt vời hơn khi cùng bạn bè, gia đình vui chơi, khám phá và nghỉ dưỡng tại Phú Quốc kỳ quan trong những dịp lễ hội hay nghỉ ngơi cuối tuần. Nắng gió reo vui, biển xanh trong ngọc bích, cát trắng mịn nâng bước chân đi và những làng chài ven biển hồn hậu, đáng mến vẫn luôn chào đón bạn dạo bước ghé thăm.

Theo Motthegioi

Cháo nhộng ong, đậm đà hương vị thôn quê

[vanhoamientay.com] Món cháo nhộng ong nấu với nước cốt dừa được cho là ngon nhất, vị béo ngọt của nhộng ong, với vị béo ngậy của nước cốt dừa không lẫn với bất kỳ món nào trên cõi đời, đôi khi có tiền cũng không thể mua được.

Những ai từng ở thôn quê, từng bắt gặp tổ ong vò vẽ chắc không quên về những trò tinh nghịch của mình lúc nhỏ. Cái tính phá phách của trẻ con khi gặp tổ ong vò vẽ là muốn chọc phá trong sự hồi hộp lẫn thích thú hay chạy theo chân Cha đi đốt tổ ong mang về nấu cháo khuya. Và chắc cũng không ít người bị ong chích đau, để mà nhớ mãi kỷ niệm tuổi thơ của mình. Khi lớn khôn, dù có đi đâu cũng luôn nhớ về đất đai quê nhà. Nhớ loài ong chích rất đau,  nhớ nồi cháo nhộng ong khuya quá ngọt ngào.

Ở miệt vườn hoặc ở những khu rừng có nhiều loài ong như ong vàng, ong bắp cày… nhưng nhắc đến ong vò vẽ thì nhiều người tỏ ra khá “ngán” vì loại ong này dữ và khá độc. Tuy vậy, nhộng con của ong vò vẽ rất ngon và bổ dưỡng, nhất là cháo nhộng ong vò vẽ.

Nhộng ong gần giống như nhộng tầm nhưng nhỏ hơn, thường có màu trắng sữa, đây là món ăn thường chỉ xuất hiện khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8 vì đây là thời gian ong làm tỗ.

Phát hiện tổ ong vò vẽ, người ta quan sát độ lớn của tổ ong để ước chừng có bao nhiêu tầng chứa ong non, quyết định lúc nào lấy tổ cho thích hợp.

Người thợ chuẩn bị cây rọi dài bằng cây tre hay cây tầm vong còn tươi để khi đốt có độ nghiêng, tránh ong rớt ngay trên đầu. Đầu cây rọi quấn giẽ khô tẩm dầu lửa hoặc xăng được buộc một cách chắc chắn vì đốt tổ ong phải kéo dài từ 5-7 phút. Người thợ đốt tổ ong cho ong thợ bị cháy cánh rớt xuống hoặc bay đi hết mới gỡ tổ ong, lấy nhộng mang về.

Đem tổ ong về bẻ ra từng giề để lấy nhộng và ong non. Những con nhộng non thường phủ một lớp mày khá dẽo. Khi gở hết lớp mày này là lúc thích nhất vì đây là thời khắc biết nhộng nhiều ít thế nào. Những con nhộng no tròn, mập ú và béo nhậy, đem nấu cháo thì ngon tuyệt.

Có đến 4 loại nhộng ong gồm nhộng thật non, nhộng trưởng thành, nhộng đã có chân thành hình một chú ong nhưng vẫn trắng và nhộng có màu vàng ngà. 4 loại nhộng này đều ăn được, nhưng nhộng thật non trong bụng còn một khúc ruột đen, người ta phải đem trụn nước sôi cho phần sữa trong bụng săn lại. Sau đó, ngắt đít nhộng kéo phần ruột đen ra ngoài.

Không những ngon bỗ mà món cháo này còn ngon ở một ý nghĩa khác đó chính không khí sum hợp gia đình, nấu món cháo nhộng ong này thường vào ban đêm, mỗi người một việc thật vui. Người làm ong, người nấu cháo, người nạo dừa.

Nước cốt đầu để riêng, chờ khi nấu xong nồi cháo mới đổ vào. Còn nước cốt dão cho vào nấu chung với gạo và chờ cho cháo thật nhừ. Nhộng ong đã làm sạch chỉ cần phi hành cho thơm và xào xơ, nêm thêm bột ngọt, một ít nước mắm ngon là cho vào nồi cháo. Lúc này người ta mới cho nước cốt đầu vào, tiêu, hành lá xác nhuyễn và mêm nếm lại là xong.

Muốn cho bữa cháo ong vò vẽ ngon miệng hơn người ta chừa lại một phần nhộng ong để xào với gốc hành. Món này ăn chung với cháo và làm như thế mới thưởng thức được hương vị nguyên bản nhất của nhộng ong vò vẽ.

Món cháo nhộng ong nấu với nước cốt dừa được cho là ngon nhất và ai ai cũng thích, cháo ăn cùng rau cải trời, rau má hái trong vườn, một chén nước mắm non dầm ớt. Những người thợ đốt ong sau khi trải qua giai đoạn mệt nhọc, húp chén cháo nhộng nóng hổi, béo béo thật sảng khoái. Vị béo ngọt của nhộng ong cộng với vị béo ngậy của nước cốt dừa đặc trưng không lẫn với bất kỳ món nào trên cõi đời. Những chén cháo nhộng ong vò vẽ ngon, bổ dưỡng rất riêng chỉ có ở miệt vườn, món ăn của ông cha từ thời kỳ khai hoang, đôi khi người có tiền cũng không mua được.

 Băng Tâm tổng hợp
Bánh Tét Lá Cẩm

Bánh Tét Lá Cẩm

Bánh tét lá cẩm là loại bánh truyền thống của người miền Nam thường được làm trong các dịp lễ Tết hoặc đám giỗ. Bánh được ưa chuộng không chỉ đẹp bởi màu tím rực rỡ, mà còn bởi mùi vị đặt trưng.

Bánh Tét Lá Cẩm

Bánh  được nấu bằng cách dùng lá cẩm để lấy nước xào với nếp dẻo, nước cốt dừa và dùng thịt, trứng vịt muối làm nhân.

Để có những đòn bánh tét như ý, khâu nào cũng quan trọng. Đầu tiên là nếp,nếp được dùng để làm bánh tét này phải là nếp ngon, ngâm với nước lá cẩm để có màu tím hồng rất bắt mắt. Lá cẩm tươi luộc lên với một ít nước, sau đó ngâm trong khoảng 8 giờ mới tạo ra màu sẫm đẹp.

Hột nếp ngon, phải thử bằng cách cắn trong răng. Hễ cắn thấy hột nếp rít, dẻo, giòn và bể bấy là nếp lộn gạo. Loại nếp này khi nấu thành bánh sẽ khiến miếng ăn mất ngon, bị “chỏi” vì lẫn những hột khô cứng.

Nhân của bánh tét lá cẩm cũng là đậu xanh, có thịt, đặc biệt nhất là có thêm hột vịt muối. Sau khi gói và luộc bánh chừng 4-5 tiếng đồng hồ, bánh chín được cắt ra vừa thơm ngon vừa có màu sắc đẹp rực rỡ, tô điểm cho mâm cỗ ngày Tết

Bánh tét lá cẩm Cần Thơ 

Lá chuối gói bánh không được non hoặc già quá, được lau sạch, không cần phết dầu, vì nước cốt dừa trong hột nếp khi nấu tiết ra đủ để không làm nếp dính lá khi nấu bánh chín. Xào cũng là khâu quan trọng. Nếu xào dư liều nước, bánh nhão, không ngon.

Bánh tét lá cẩm ở Cần Thơ gói dẻ, cắt thành từng khoanh không bời rời. Màu tím hồng của nếp cẩm làm nổi bật lớp nhân đậu xanh chắc nịch, thịt mỡ trong veo và trứng muối vàng ươm. Khi thưởng thức, miếng nếp thơm và béo quyện trong miếng thịt mềm như có thể tan chảy cùng vị đậu xanh, trứng muối mặn mặn bùi bùi… khiến bất cứ ai thử qua cũng không thể cưỡng lại vị thơm ngon đậm đà của bánh.

Bánh tét lá cẩm Cần Thơ – ghi dấu khá đậm nét trong nền ẩm thực miền Tây Nam Bộ nói chung


Bộ ván ngựa 3 tỷ đồng độc nhất miền Tây

Được làm bằng gỗ gõ bông lau nặng 2,2 tấn với chiều ngang 2,15m, dài 4m, bộ ván ngựa độc đáo ở An Giang này được trả giá đến hơn 3 tỷ đồng.

Chủ nhân của bộ ván ngựa 3 tỷ đồng độc nhất vô nhị này là anh Nguyễn Thanh Hải, ở ấp Mỹ Phó, xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú (An Giang). Là người buôn bán gỗ, sau nhiều làm ăn, anh Hải quyết định chuyển sang kinh doanh dịch vụ du lịch, sinh thái. Hiện tại, anh Hải là giám đốc một khu du lịch tư nhân ở huyện Châu Phú, An Giang.

Ngôi nhà cổ được anh xây dựng để thờ cúng tổ tiên. Đồ đạc trong nhà cũng hầu hết được làm bằng gỗ, với nhiều món độc nhất vô nhị, với tổng trị giá ước tính 45 tỷ đồng, trong đó có bộ ván ngựa được trả giá lên tới 3 tỷ đồng

Để có được bộ ván trên chủ nhân của nó phải bỏ công gần 3 năm tìm kiếm. Bộ ván ngựa bằng gỗ gõ bông lau nặng 2,2 tấn được tìm thấy tại vùng giáp ranh Việt Nam – Lào. Ông chủ khu du lịch ở miền Tây chia sẻ thêm, lúc nhìn thấy tấm gỗ anh thích đến nỗi không thể thốt nên lời. Khi người chủ phát giá, anh không mặc cả mà chi tiền mua luôn. “Lúc ấy, trong kho có 3 tấm gỗ gõ bông lau kích thước bằng nhau được xẻ sẵn. Tôi xin mua 2 tấm nhưng người chủ nhất định không bán. Cuối cùng, họ nể tình khách ở xa lặn lội đến nơi, nên bán chia cho 1 miếng”, anh Hải nhớ lại. Về nhà, anh dùng chính tấm gỗ đó làm ra bộ ván ngựa độc nhất vô nhị ở miền Tây hiện nay.

Bộ ván ngựa này chính là một trong những vật dụng thu hút khách đến tham quan khu du lịch tư nhân của mình.  theo những người sành đồ gỗ, ước tính cây gõ bông lau phải trên 500 năm tuổi. Ngoài ra, bộ ván tạo cho người nằm cảm giác mát lưng và có thể trị được nhức mỏi, cảm thông thường.

Theo Người Đưa Tin

Giới thiệu miền Tây

Các tỉnh miền Tây hay còn được gọi là đồng bằng sông Cửu Long, miền tây Nam Bộ nhưng theo cách gọi của người dân miền Nam Việt Nam ngắn gọn là miền Tây, với 12 tỉnh thành và 1 thành phố trực thuộc trung ương.

là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39734km². Có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.

An giang

Diện tích: 3.537 km²
Dân số : 2.217.488 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Long Xuyên

Tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 01 thành phố tỉnh lị Long Xuyên, 02 thị xã Châu Đốc, Tân Châu và 08 huyện

– Thành phố Long Xuyên: 11 phường và 02 xã

– Thành phố Châu Đốc: 05 phường và 02 xã

– Thị xã Tân Châu: 05 phường và 09 xã

– Huyện An Phú: 02 thị trấn và 12 xã

– Huyện Châu Phú: 01 thị trấn và 12 xã

– Huyện Châu Thành: 01 thị trấn và 12 xã

– Huyện Chợ Mới: 02 thị trấn và 16 xã

– Huyện Phú Tân: 02 thị trấn và 16 xã

– Huyện Thoại Sơn: 03 thị trấn và 14 xã

– Huyện Tịnh Biên: 03 thị trấn và 11 xã

– Huyện Tri Tôn: 02 thị trấn và 13 xã

Tỉnh An Giang có 156 xã, phường và thị trấn

Bạc liêu

Diện tích: 2.520 km²
Dân số : 856.250 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Bạc Liêu

Hiện nay, Bạc Liêu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thành phố Bạc Liêu và 6 huyện (với 64 xã, phường và thị trấn) là:

– Thành phố Bạc Liêu

– Huyện Phước Long

– Huyện Hồng Dân

– Huyện Vĩnh Lợi

– Huyện Giá Rai

– Huyện Đông Hải

– Huyện Hòa Bình

Bến tre

Diện tích: 2.315 km²
Dân số : 1.354.589 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Bến Tre

Bến Tre có 1 thành phố và 8 huyện bao gồm

– Thành phố Bến Tre: 10 phường và 06 xã

– Huyện Ba Tri: 01 thị trấn và 23 xã

– Huyện Bình Đại: 01 thị trấn và 19 xã

– Huyện Châu Thành: 01 thị trấn và 22 xã

– Huyện Chợ Lách: 01 thị trấn và 10 xã

– Huyện Giồng Tôm: 01 thị trấn và 21 xã

– Huyện Mỏ Cày Bắc: 13 xã

– Huyện Mỏ Cày Nam: 01 thị trấn và 16 xã

– Huyện Thạnh Phú: 01 thị trấn và 17 xã

Bến Tre có 164 xã, phường và thị trấn

Cà mau

Diện tích: 5.211 km²
Dân số : 1.118.830 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Cà Mau

Cà Mau có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố và 8 huyện:

– Thành phố Cà Mau – là đô thị loại II

– Huyện Đầm Dơi

– Huyện Ngọc Hiển

– Huyện Cái Nước

– Huyện Trần Văn Thời

– Huyện U Minh

– Huyện Thới Bình

– Huyện Năm Căn

– Huyện Phú Tân

Tổng số thị trấn, xã, phường: 99, trong đó có 10 phường, 8 thị trấn và 81 xã.

Cần thơ

Diện tích: 1.390 km²
Dân số: 1.187.089 người
Trung tâm đồng bằng sông Cửu Long

Cần Thơ được chia làm 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận và 4 huyện:

– Quận Ninh Kiều 13 phường

– Quận Bình Thủy 8 phường

– Quận Cái Răng 7 phường

– Quận Ô Môn 7 phường

– Quận Thốt Nốt 9 phường

– Huyện Phong Điền 1 thị trấn và 6 xã

– Huyện Cờ Đỏ 1 thị trấn và 9 xã

– Huyện Thới Lai 1 thị trấn và 12 xã

– Huyện Vĩnh Thạnh 2 thị trấn và 9 xã

Tổng số thị trấn, xã, phường: 85, trong đó có 5 thị trấn, 44 phường và 36 xã

Đồng tháp

Diện tích: 3.246 km²
Dân số : 1.665.420 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Cao Lãnh

Hiện nay Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện với 128 xã, 17 phường, 9 thị trấn, bao gồm:

– Thành phố Cao Lãnh: 8 phường và 07 xã

– Thành phố Sa Đéc: 06 phường và 03 xã

– Thị xã Hồng Ngự: 03 phường và 04 xã

– Huyện Cao Lãnh: 01 thị trấn và 17 xã

– Huyện Châu Thành: 01 thị trấn và 11 xã

– Huyện Hồng Ngự: 11 xã

– Huyện Lai Vung: 01 thị trấn và 11 xã

– Huyện Lấp Vò: 01 thị trấn và 12 xã

– Huyện Tam Nông: 01 thị trấn và 11 xã

– Huyện Tân Hồng: 01 thị trấn và 8 xã

– Huyện Thanh Bình: 01 thị trấn và 11 xã

– Huyện Tháp Mười: 01 thị trấn và 12 xã

Trong đó có 9 thị trấn, 14 phường và 129 xã

Hậu giang

Diện tích: 1.608 km²
Dân số : 756.625 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Vị Thanh

Hậu Giang có 7 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện với 8 phường,12 thị trấn & 54 xã. Gồm 74 xã, phường, thị trấn:

– Thành phố Vị Thanh: 5 phường, 4 xã

– Thị xã Ngã Bảy, đổi tên từ Tân Hiệp tháng 11 năm 2006. 3 phường, 3 xã

– Huyện Châu Thành: 2 thị trấn, 7 xã

– Huyện Châu Thành A: 4 thị trấn, 6 xã

– Huyện Long Mỹ: 2 thị trấn, 13 xã

– Huyện Phụng Hiệp: 3 thị trấn, 12 xã

– Huyện Vị Thủy: 1 thị trấn, 9 xã.

trong đó có 9 thị trấn, 14 phường và 129 xã

Kiên giang

Diện tích: 6.299 km²
Dân số : 1.683.149 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Rạch Gía

Kiên Giang được chia thành 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện

– Thành phố Rạch Giá (Đô thị loại 3, trung tâm tỉnh) 11 phường và 1 xã

– Thị xã Hà Tiên 5 phường và 2 xã

– Huyện An Biên 1 thị trấn và 8 xã

– Huyện An Minh 1 thị trấn và 10 xã

– Huyện Châu Thành 1 thị trấn và 7 xã

– Huyện Giồng Riềng 1 thị trấn và 18 xã

– Huyện Gò Quao 1 thị trấn và 10 xã

– Huyện Hòn Đất 2 thị trấn và 12 xã

– Huyện Kiên Hải (huyện đảo) 4 xã

– Huyện Kiên Lương 1 thị trấn và 10 xã

– Huyện Phú Quốc (huyện đảo) 2 thị trấn và 8 xã

– Huyện Tân Hiệp1 thị trấn và 9 xã

– Huyện Vĩnh Thuận 1 thị trấn và 7 xã

– Huyện U Minh Thượng (mới thành lập và được tách ra từ huyện An Minh) 6 xã

– Huyện Giang Thành 5 xã (mới thành lập và được tách ra từ huyện Kiên Lương)

Tỉnh Kiên Giang có 145 đơn vị cấp xã gồm 16 phường, 12 thị trấn và 117 xã.

Long an

Diện tích: 4.492 km²
Dân số : 1.436.914 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Tân An

Long An gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện

– Thành phố Tân An 9 phường và 5 xã.

– Thị Xã Kiến Tường 3 phường 5 xã

– Huyện Bến Lức 1 thị trấn và 14 xã.

– Huyện Cần Đước 1 thị trấn và 16 xã.

– Huyện Cần Giuộc 1 thị trấn và 16 xã

– Huyện Châu Thành 1 thị trấn và 12 xã

– Huyện Đức Hòa 3 thị trấn và 17 xã

– Huyện Đức Huệ 1 thị trấn và 10 xã

– Huyện Mộc Hóa 1 thị trấn và 12 xã

– Huyện Tân Hưng 1 thị trấn và 10 xã.

– Huyện Tân Thạnh 1 thị trấn và 12 xã.

– Huyện Tân Trụ 1 thị trấn và 10 xã.

– Huyện Thạnh Hóa 1 thị trấn và 10 xã.

– Huyện Thủ Thừa 1 thị trấn và 12 xã.

– Huyện Vĩnh Hưng 1 thị trấn và 9 xã.

Long An có 189 đơn vị hành chính cấp xã gồm 165 xã, 9 phường và 15 thị trấn

Sóc trăng

Diện tích: 3.300 km²
Dân số : 1.289.441 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Sóc Trăng

Tỉnh Sóc Trăng gồm 1 Thành Phố , 1 thị xã 09 huyện (phường: 14, thị trấn: 12, xã: 87):

– Thành phố Sóc Trăng 10 phường

– Thị xã Vĩnh Châu 4 phường 6 xã

– Thị xã Ngã Năm 3 phường 5 xã

– Huyện Cù Lao 1 thị trấn 7 xã

– Huyện Kế Sách 1 thị trấn 12 xã

– Huyện Châu Thành 8 xã và 1 thị trấn

– Huyện Mỹ Tú 8 xã 1 thị trấn

– Huyện Mỹ Xuyên 1 thị trấn 10 xã

– Huyện Trần Đề 2 thị trấn 9 xã

– Huyện Thạnh Trị 2 thị trấn 8 xã

– Huyện Long Phú 2 thị trấn 9 xã

Tiền giang

Diện tích: 2.367 km²
Dân số : 1.670.216 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Mỹ Tho

Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố loại 2 (được chính phủ công nhận vào năm 2005 và hướng tới đô thị loại I vào năm 2015), 2 thị xã loại IV và 8 huyện. Đến cuối năm 2009 sẽ được quy hoạch gồm 1 thành phố chuẩn loại 2 là TP Mỹ Tho và 2 thị xã là Thị xã Gò Công và Cai Lậy

– Thành phố Mỹ Tho, gồm 11 phường và 6 xã, là đô thị loại 2 năm 2005.

– Thị xã Gò Công, gồm 5 phường và 7 xã, là đô thị loại 4

– Thị xã Cai Lậy, gồm 6 phường 10 xã

– Huyện Cái Bè, gồm 24 xã và 1 thị trấn Cái bè

– Huyện Gò Công Đông, gồm 2 thị trấn và 13 xã

– Huyện Gò Công Tây, gồm 1 thị trấn và 12 xã

– Huyện Chợ Gạo, gồm 1 thị trấn và 18 xã

– Huyện Châu Thành, gồm 1 thị trấn và 23 xã

– Huyện Tân Phước, gồm 1 thị trấn và 12 xã

– Huyện Tân Phú Đông, gồm 1 thị trấn và 5 xã.

Tỉnh Tiền Giang có 172 đơn vị cấp xã gồm 16 phường, 7 thị trấn và 149 xã

Trà vinh

Diện tích: 2.215 km²
Dân số : 1.000.933 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Trà Vinh

Hiện nay Trà Vinh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện

– Thành phố Trà Vinh: 9 phường, 1 xã

– Huyện Càng Long: 13 xã và 1 thị trấn

– Huyện Cầu Kè: 1 thị trấn và 10 xã

– Huyện Châu Thành: 1 thị trấn và 13 xã

– Huyện Cầu Ngang: 2 thị trấn và 13 xã

– Huyện Duyên Hải: 1 thị trấn và 9 xã

– Huyện Trà Cú: 2 thị trấn và 17 xã

– Huyện Tiểu Cần: 2 thị trấn và 9 xã

Vĩnh long

Diện tích: 2.215 km²
Dân số : 1.000.933 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Vĩnh Long

Vĩnh Long có 1 thành phố và 7 huyện là

– Thành phố Vĩnh Long 7 phường và 4 xã

– Thị xã Bình Minh 3 phường và 5 xã

– Huyện Bình Tân 11 xã

– Huyện Long Hồ 1 thị trấn và 14 xã

– Huyện Mang Thít 1 thị trấn và 12 xã

– Huyện Tam Bình 1 thị trấn và 16 xã

– Huyện Trà Ôn 1 thị trấn và 13 xã

– Huyện Vũng Liêm 1 thị trấn và 19 xã

Tỉnh Vĩnh Long có 107 đơn vị cấp xã gồm 7 phường, 6 thị trấn và 94 xã

Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!