Có thể bạn quan tâm

Làng nghề nắn nồi đất huyện Hòn Đất – Kiên Giang

Trong khi có nhiều làng nghề đang dần bị mai một bởi sự thay thế của những tiến bộ của công nghệ, thì làng nghề nắn nồi đất ở huyện Hòn Đất – Kiên Giang lại là một ngoại lệ khá thú vị

Làng nghề nắn nồi đất tại huyện Hòn Đất – Kiên Giang đã góp phần bảo tồn những giá trị truyền thống mang dấu ấn văn hóa vùng.

Nằm ở trung tâm huyện Hòn Đất, làng nghề truyền thống này đã góp phần bảo tồn những giá trị truyền thống mang dấu ấn văn hóa vùng, chuyên tạo ra những sản phẩm  bằng đất nung như: cà ràng, nồi, om, ơ…

Xuất hiện vào cuối những năm 20 của thế kỷ XX, vị sư tổ của làng nghề là người Khmer, về sau người Việt đã học và phát triển thành nghề truyền thống của người Việt. Nghề nắn nồi là một thuật ngữ chứa một khái niệm chung chỉ công việc tạo ra các sản phẩm làm từ đất nung.

Từ xưa, nghề nắn nồi đối với người dân ở đây chỉ là một nghề phụ, phát triển nhất vào mùa nông nhàn, được người dân làm sau khi sạ lúa xong. Trước năm 1980, vùng này chỉ làm ruộng một vụ nên sau khi sạ lúa có khoảng thời gian dài rảnh rỗi người dân lại làm nghề…

Từ xưa, nghề nắn nồi đối với người dân ở đây chỉ là một nghề phụ.

Hòn Đất là huyện thuộc tỉnh Kiên Giang, với thành phần dân cư chủ yếu gồm ba tộc người chính là Việt, Khmer và Hoa. Từ thị xã Rạch Giá, du khách đi khoảng 30km theo Quốc lộ 80 về hướng Tây Bắc sẽ đến trung tâm huyện Hòn Đất, Kiên Giang. Trãi rộng trên một không gian bao la, du khách sẽ bắt gặp những cánh đồng lúa xanh ngút ngàn, đan xen vào không gian ấy là cảnh mây trời và núi rừng, có cả cảnh biển bao la đang ẩn hiện trước mắt.

Cũng như bao nơi khác, nguyên liệu dùng để nắn nồi là đất sét, phải có đủ các tiêu chuẩn như dễ đánh bóng, chịu nhiệt cao, tính kết dính cao… mà loại đất này có sẵn trên địa bàn huyện. Để hoàn thành một sản phẩm bằng đất phải qua nhiều công đoạn, công đoạn đầu là nắn hay còn gọi là tạo hình vì tất cả các sản phẩm đều có khuôn (khung) bằng gỗ hoặc bằng đất nung, đến công đoạn vỗ, do đất ướt chứa nhiều nước nên sản phẩm mới đầu thường biến dạng, đòi hỏi người làm phải có kỹ thuật vỗ  bằng các thanh tre, sau đó là công đoạn làm bóng, tạo hoa văn để sản phẩm được nhẵn bóng hoàn chỉnh. Nếu được chứng kiến các công đoạn làm mới thấy để có được sản phẩm như ý đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật cao, bàn tay phải uyển chuyển, mềm mại, sáng tạo.

Sản phẩm như ý đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật cao, bàn tay phải uyển chuyển, mềm mại, sáng tạo

Sau một tuần lễ, các sản phẩm được phơi khô và có thể đưa vào nung, gọi theo tiếng nhà nghề là “đốt nồi”.  Công đoạn đốt nồi khá đơn giản nhưng phải là người có nhiều kinh nghiệm trong nghề, trước kia cũng có nhiều thợ đốt nồi chuyên nghiệp đi đốt thuê nhưng đến nay ai cũng có thể đốt được. Trước khi “nung” người thợ phải sắp mọi sản phẩm lên mặt đất, chèn rơm hoặc cỏ khô vào các sản phẩm, phía trên lớp rơm có một lớp củi tràm. Người ta thường tiến hành đốt vào lúc ban đêm để dễ theo dõi lửa cháy cho đều. Thông thường, các loại sản phẩm “nặng lửa” được đặt ở trung tâm, loại “nhẹ lửa” sắp ở chung quanh để sản phẩm không bị sống hoặc chín quá.

Có vậy mới biết, sức sống của một làng nghề truyền thống không những phải phù hợp với nhu cầu cuộc sống, mà còn là câu chuyện của thời gian, của quá khứ và những kỷ niệm đẹp, mang bóng dáng của miệt đồng quê, không dễ lãng quên.

Trước sự phát triển của kim loại, nhiều vật dụng đã thay thế các sản phẩm bằng đất nung nhưng  nghề nắn nồi ở Hòn Đất vẫn tồn tại và được nhiều người biết đến. Những hình ảnh cái nồi đất không phai mờ trong sinh hoạt của con người, càng ngày càng được tái hiện sinh động và chân thực dưới bàn tay tài hoa của những nghệ nhân nắn nồi. Giờ đây nhắc đến nồi đất là người ta nhớ đến một làng nghề nắn nồi ở Hòn Đất, một làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng ở Kiên Giang.

Thú nhận tình vụng trộm trước khi cưới

[vanhoamientay.com] Chàng trai nói với vị hôn thê:

– Em ạ! Chỉ còn hai ngày nữa là chúng mình sẽ làm lễ thành hôn, nên anh thấy cần phải thú thực với em về một vài mối tình vụng trộm lăng nhăng của anh.

Vị hôn thê của chàng vội cười:

– Ồ! Sao anh khéo vẽ vời đến thế. Anh quên rằng anh đã kể tất cả và xin lỗi em ngày hôm kia rồi hay sao.

Chàng bèn nhăn mặt:

– Phải, anh nhớ đã kể hết cho em, thế nhưng còn chuyện đêm hôm qua nữa chứ!

st

Những việc nên làm vào buổi sáng để tốt cho não

Những việc làm tưởng chừng rất bình thường vào buổi sáng nhưng lại mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Tắm vòi hoa sen, thiền, nghe nhạc hoặc giải những câu đố vui vào buổi sáng giúp tăng cường sức mạnh, tốt cho não bộ.

Tắm với vòi hoa sen sau khi ngủ dậy là một trong những biện pháp tốt nhất để tăng cường sức mạnh não bộ vào buổi sáng và tăng năng suất công việc trong cả ngày.

Những bản nhạc nhẹ nhàng, tươi trẻ luôn là cách giúp đầu óc bớt stress. Hãy bắt đầu ngày mới bằng những bản nhạc tươi trẻ mà bạn thích. Nó không chỉ làm loại bỏ căng thẳng mà còn kích thích não bộ hoạt động tốt hơn.

Hãy ngủ dậy đúng giờ vào mỗi sáng.

Thưởng thức cà phê ở mức độ vừa phải vào buổi sáng. Theo các nghiên cứu, uống cà phê điều độ còn giúp tăng cường trí nhớ.

Bữa sáng lành mạnh sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp bộ não của bạn hoạt động tích cực và tinh nhanh hơn.

Cùng với bữa sáng lành mạnh, bạn nên tập thể dục mỗi sáng. Thiền mỗi buổi sáng giúp tăng cường trí nhớ.

Các câu đố trong báo và tạp chí không chỉ là một trò chơi việc giải các câu đố mỗi sáng giúp rèn luyện não.

Một giấc ngủ tốt kéo dài 7 tiếng sẽ làm cho não bộ hoạt động mạnh mẽ. Ngủ đủ giấc luôn mang đến sự tươi mới cho cơ thể, cũng như tâm trí.

Canh chua cá lóc Nam bộ

[vanhoamientay.com] Canh chua cá lóc món ăn đã làm nên thương hiệu của người Nam bộ bởi những nét đặc trưng mà món ăn này mang lại. Có thể nói canh chua cá lóc đúng kiểu của người Nam bộ phải vừa có cả vị chua của thơm, me lẫn vị ngọt của cá lóc. Có vị chua nhưng không được chua quá, có vị ngọt nhưng cũng không được ngọt quá, vị chua phải là vị chủ đạo, vị ngọt vừa phải.

Canh chua cá lóc thường được người Nam bộ sử dụng làm món canh chính trong gia đình, tạo cảm giác ngon miệng và mát mẻ khi ăn. Có thể nói ở mỗi miền Bắc, Trung, Nam đều có canh chua nhưng canh chua Nam bộ vẫn là món ăn được nhiều người ưa chuộng bởi sự hòa quyện giữa cá lóc và các loại rau cộng thêm cách nêm nếm chua ngọt của người miền Nam mang đến dấu ấn riêng cho món ăn này.

Có lẽ, món canh chua Nam Bộ ra đời đáp ứng đòi hỏi của cơ thể con người với môi trường sống ở vùng sông nước, sình lầy hoang dã có sáu tháng nắng và sáu tháng mưa lũ. Dưới cái nắng như thiêu như đốt của miền nhiệt đới, sau giờ lao động vất vả, một bát canh chua thật đậm đà pha chút mặn, ngọt và cay, với khúc cá to đùng và nhiều loại rau quả như để vừa phục hồi sinh lực, vừa giải nhiệt.

Từ yêu cầu đó mà tài nghệ của các bà, các cô nội trợ được thôi thúc để cải tiến món canh chua đặc sản cho gia đình. Kể từ khi lưu dân đến sinh cơ lập nghiệp cho đến nay đã trải qua hơn 300 năm, một khoảng thời gian khá dài để hoàn thiện món canh chua độc đáo.

Và có lẽ món canh chua đầu tiên của lưu dân Việt là cá dưa nấu với quả bần chín. Bởi vì buổi đầu lưu dân sống quây quần quanh cửa sông, vùng duyên hải, nơi có nhiều cây bần bám trụ sinh sôi, nảy nở. Dưới gốc bần có một loài cá mắn đẻ, thịt ngọt, chuyên ăn quả bần chín rụng mà lớn, thế rồi con cá này là hợp “gu” với quả bần trong bát canh chua.

Món canh chua về sau cứ thêm thực đơn kéo dài ra, vượt quá con số 2 của thuở ban đầu. Nào là canh chua cá lóc nấu với me trái, canh chua cá tra nấu với măng chua hay bắp chuối…Tất cả các loại trái và lá rừng đều có nguồn gốc từ thiên nhiên, nhưng mỗi thứ có vị chua, độ chua khác nhau, tạo nên hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được.

Nói đến nồi canh chua mà bỏ quên vai trò của rau thơm thì quá bất công. Bởi vì dù thịt cá ngon cỡ nào, người nấu khéo léo đến đâu mà thiếu ngò om, húng chanh, ngò gai, húng quế… coi như nồi canh đó chẳng còn ý nghĩa gì. Các loại rau nêm ngoài mùi thơm, kích thích vị giác còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thực, lợi tiểu và chống được vi khuẩn. Mới nhìn nồi canh chua đẹp mắt, hài hòa với đầy đủ ngũ sắc (đen, đỏ xanh, trắng, vàng) và ngũ vị (mặn, béo, chua, cay, ngọt) cũng đủ tác động vào mọi giác quan, giúp người ta chưa ăn đã thấy ngon.

Cá và rau quả đều nấu vừa chín, không rục, không nát. Nước canh phải thật chua, hơi ngọt dịu, cay và nêm hơi già mắm muối. Tô canh múc ra trông thật đẹp mắt, cá chín căng thịt trắng phau, cà chua hồng hào, ớt đỏ tươi, đậu bắp và rau xanh, giá trắng muốt… hơi nóng bốc lên tỏa ra thơm lừng. Tô canh chua thể hiện sự trù phú của vùng sông nước miệt vườn và sự hào phóng của con người Nam Bộ.

Có rất nhiều, rất nhiều dạng canh chua, nhưng qua thử thách suốt 300 năm, món canh chua cá lóc và cá bông lau nấu với me vẫn được xem là chuẩn mực đặt ở đầu bảng các loại canh chua Nam Bộ.

Băng Tâm tổng hợp

Người sáng lập thương hiệu kẹo dừa Bến Tre

[vanhoamientay.com] Người đã sáng lập ra thương hiệu Kẹo dừa Bến Tre khá nổi tiếng trên thị trường đó là bà Phạm Thị Tỏ, người ta thường gọi bà là bà Hai Tỏ hay với một cái tên rất gần gũi và thân thương là Bà già đeo kính.

Khi vừa đặt chân đến nơi được mệnh danh là thủ phủ của dừa- vùng đất sông nước Bến Tre, khách vãng lai dễ dàng bắt gặp ven hai bên đường, các bảng hiệu lớn nhỏ quảng cáo đặc sản Kẹo dừa Bến Tre, điểm đặc biệt rất giống nhau là một tấm hình chân dung của một người phụ nữ đeo kính trông rất hiền từ và giản dị

Bà Phạm Thị Tỏ năm nay đã 75 tuổi, với hơn 30 năm gắn bó với nghiệp sản xuất kẹo dừa. Bà đến với nghề từ hai bàn tay trắng, một người phụ nữ mang theo 8 người con đang tuổi ăn, tuổi lớn. Bà tâm sự rằng: “Phải làm thì mới có ăn, nhưng phải làm cái gì để có thể nuôi đầy đủ những đứa con mình ăn học nên người, tôi là một người mẹ, không đành tâm nhìn con mình khổ”, bà làm đủ nghề buôn bán các thứ, do thời buổi bao cấp, các công việc của bà đều chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn vì không đủ nuôi các con. Bằng với nghị lực, kiên cường và tấm lòng bao la của một người mẹ, bà không hề chùn bước. Khó khăn và thất bại không hạ gục được người phụ nữ mang đậm chất miền Tây chịu thương, chịu khó này. Và rồi, bà nhận ra rằng dừa chính là linh hồn của đất Bến Tre, là nguồn sống của người dân nơi đây, dừa xuất hiện mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày, thiên nhiên cao quí đã ban tặng cho mảnh đất quê hương bà là dừa, không dừa nơi đâu có thể tốt như dừa ở Bến Tre, thế là bà tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào này để sản xuất ra kẹo dừa, một sản phẩm mà theo bà, vừa mang nét đặc trưng của xứ dừa, vừa mang được hương vị tinh túy của cây dừa chính là nước cốt béo ngậy quyện với mạch nha.

Những buổi ban đầu khi va chạm với nghề, bà vấp phải nhiều sự khó khăn, bà chia sẻ: “Thành công chỉ có giá trị khi xuất hiện sau thất bại”, một mình bà phải vượt qua tất cả, khó khăn và thất bại không đánh gục nổi người phụ nữ ấy.

Bà kể khi nhận ra giấy gói kẹo của mình không được đẹp khi xuất đi bán so với các cơ sở khác, bà phải suy nghĩ để tự tay thiết kế giấy gói kẹo riêng cho sản phẩm của mình, thời ấy, chưa có đèn điện như bây giờ, đêm nào, bà cũng chong đèn cắt dán thủ công cho giấy gói. Đến khi vấn đề này được giải quyết thì sản phẩm gặp ngay một vấn đề khác, đó là kẹo bị dính vào giấy bọc bên ngoài, làm giảm chất lượng, bà cũng phải suy nghĩ tìm tòi ra giải pháp, và rồi, thật là một ý tưởng sáng tạo, nhấn mạnh được điểm khác biệt của sản phẩm với các đối thủ cạnh tranh, bà thiết kế một giấy gói nhỏ bằng bánh tráng mỏng bọc bên trong, không bị dính mà còn tạo được vị đặc trưng riêng.

Đấy là những vấn đề nhỏ thường gặp phải trong khâu sản xuất, còn những vấn đề lớn lao khác liên quan đến chủ quyền thương hiệu, sự sống còn của công ty, chén cơm của công nhân bị đánh mất, bà cũng tự xắn lấy tay giải quyết, người phụ nữ này phải ngược xuôi đến xứ người đấu tranh đòi lại quyền công bằng. Bà nói: “Mình tạo ra nó, thì nó cũng như là con mình vậy, đâu ai nhẫn tâm khi thấy con mình bị cướp mất”, với lòng dũng cảm và sự quyết tâm giành lại thương hiệu “Kẹo dừa Bến Tre”, bà đã thành công vẻ vang ngay tại đất khách, tạo một điểm sáng trong ngành sản xuất kẹo dừa nói riêng và ngành sản xuất sản phẩm nói chung, một tấm gương sáng đáng noi theo.

Trên thương trường là vậy, trở về với cuộc sống thực tại, bà vẫn là một người mẹ, một người bà, luôn vun vén cho gia đình luôn đầy đủ và hạnh phúc. Những người con bà đều thành đạt theo đúng như nguyện vọng ngày xưa và đang giúp bà củng cố cho sự nghiệp sản xuất kẹo dừa ngày càng vững mạnh.

Bên cạnh đó, bà tích cực tham gia các công tác hoạt động xã hội ở địa phương, làm từ thiện, xây dựng trùng tu đền miếu. Bà tâm sự: “Ngày xưa, còn nghèo, sợ con mình đói khổ, bây giờ, có đồng ra đồng vào, thấy người khác khổ, tôi không đành”.

Trách nhiệm trong công việc cao, yêu thương nhân công, đề cao giá trị sản phẩm đến khách hàng, đã giúp công ty của bà và thương hiệu kẹo dừa Bến Tre ngày càng được khẳng định vị trí trong lòng của người tiêu dùng trong nước và nước ngoài.

Với ý tưởng, chiến lược kinh doanh đúng đắn, kết hợp chính xác lợi thế cạnh tranh của vùng đất quê hương là dừa, thêm vào đó đạo đức nghề nghiệp và sự uy tín cao, bà đã rất thành công, gặt hái khá nhiều huy chương, bằng khen của Chính phủ, của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bến Tre tặng, danh hiệu cao quí Top 10 Nữ Doanh Nhân Việt Nam liên tiếp 2 năm 2012-2013 và nhiều thành tích vô giá khác.

Xuất phát từ tấm lòng thương con bao la của một người mẹ và tình người với nhân công, bà đã gây dựng nên một công ty vững chắc, một thương hiệu “Kẹo dừa Bến Tre” vững mạnh, xứng đáng là một hình tượng người phụ nữ hiện đại trong thời đại mới nhưng vẫn mang phẩm chất cao đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam: “Công, Dung, Ngôn, Hạnh”

Theo Keoduabentre

Về Tri Tôn thăm đồi Tà Pạ

Nằm ở ngay trung tâm huyện Tri Tôn, An Giang, Núi Tà Pạ hay gọi là đồi Tà Pạ có vẻ đẹp như một bức tranh thủy mạc, quyến rũ biết bao du khách trong và ngoài nước.

Về Tri Tôn thăm đồi Tà Pạ

Đồi Tà Pạ thuộc xã Núi Tô, cách Tri Tôn khoảng 1km, là một trong bảy ngọn núi tạo nên địa danh “Thất Sơn” huyền bí. Đồi Tà Pạ có độ cao trên 120m so với mực nước biển, nhưng do sau một thời gian dài khai thác đá, đồi chỉ còn lại độ cao khiêm tốn là 45m.

Từ chợ Tri Tôn đi hết đường Nguyễn Trãi theo hướng về Khu du lịch đồi Tức Dụp, bạn sẽ đến chùa Tà Pạ, người dân hay gọi là chùa Núi hay chùa Chưn Num (theo tiếng Khmer). Cổng chùa được xây dựng hoành tráng với đôi cột đá, phía trên có tượng thần Bốn Mặt.

Chùa Núi hay chùa Chưn Num (theo tiếng Khmer).

Từ cổng chùa đi khoảng 400m là sẽ lên tơí đỉnh đôì Tà Pạ. Đồi Tà Pạ mang vẻ đẹp hoang sơ với những vách đá cao như bức tường thành cùng nhiều vạch ngang, vạch dọc, nhiều cột đá cao lêu nghêu, nham nhở, những tảng đá đỏ quạch màu gan gà, những bức tường đá góc cạnh như có ai đẽo gọt thành những hình thù kỳ quái.

Trên đỉnh đồi hoang sơ này có một hố sâu 7m lúc nào cũng có nước xanh màu ngọc bích, gọi là hồ Tà Pạ. Hồ xuất hiện cách đây khoảng gần 10 năm, là dấu vết còn sót lại của quá trình khai thác đá. Dù chỉ là vô tình được tạo ra nhưng đã trở thành một cảnh quan hấp dẫn, thu hút rất nhiều du khách.

Hồ được bao bọc bởi những vách đá sừng sững  từ trên nhìn xuống nước trong vắt đến tận đáy, những chỗ có độ sâu lớn thì nước có màu xanh thẫm. những chỗ cạn hơn thì có màu xanh nhạt, nhưng có chỗ màu đen, màu cam sẫm hay màu vàng nhạt. Những màu sắc đó cũng là do những tảng đá bên dưới góp phần tạo nên. Khi trời trong xanh nước hồ hiện lên một màu ngọc bích, phẳng lỳ như một mặt gương. Chính vì thế hồ Tà Pạ xinh đẹp như một bức tranh thủy mạc.

Hồ Tà Pạ

Đồi Tà Pạ giống như một bức tranh “sơn thủy hữu tình”, đẹp quyến rũ lòng người đến từng góc cạnh. Nơi đây còn có không khí trong lành, môi trường sạch đẹp, du khách đến đây còn cảm nhận được sự hoang dã và trù phú của vùng đất này, sự cổ kính và uy nghiêm của ngôi chùa trên núi của Phật giáo dòng Nam tông Khmer, sự mến khách của người dân bản địa…

Đến với An Giang bạn không chỉ đến với hồ Tà Pạ mà sự kết hợp với núi Cô Tô sẽ làm bạn có chuyến đi thêm phần thú vị. Từ trên núi nhìn xuống thung lũng cánh đồng thung lũng Tà Pạ hiện lên rất đẹp. Đặc biệt trong mùa lúa chín, màu vàng của lúa trải bạt ngàn xa ngút tầm mắt trên đó có tô điểm những cây dầu tạo nên sự kết hợp hài hòa, quyến rũ.

Đồi Tà Pạ

Đồi Tà Pạ vì thế có sức thu hút mạnh mẽ đối với “dân phượt”, những tay săn ảnh trong và ngoài nước. Đây cũng là địa điểm nghỉ ngơi vào dịp cuối tuần, ngày lễ; là nơi hẹn hò lý tưởng, nơi chụp hình cưới tuyệt đẹp của những đôi vợ chồng nguyện gắn bó trăm năm…


Nếu con lợn dám xông vào vợ tôi

[vanhoamientay.com] Hai người bạn nói chuyện với nhau, bất ngờ người kia hỏi.

– Đáng đời nó! Cậu sẽ làm gì nếu một con lợn lòi tấn công vợ mình?

– Đáng đời nó!

– Ơ kìa, sao lại tàn nhẫn với vợ thế?

– Đấy là tớ nói con lợn, nếu nó dám xông vào cô ấy.

st
Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!