Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ nên làm việc nhẹ nhàng

[vanhoamientay.com] Phụ nữ chỉ nên làm việc nhẹ nhàng thôi

Một ông chồng tâm sự với bạn:

– Cậu biết không, phụ nữ cần được làm những công việc nhẹ nhàng. Như vợ tớ chẳng hạn, mỗi ngày cô ấy mang trên tay không quá một kg.

– Thế cô ấy làm việc gì?

– Bán vé số!

st

Cá rô kho tộ đậm đà hương vị miền Tây

Dù có hơi nhiều xương, nhưng cá rô lại rất nổi tiếng với vị béo, thơm, dai, ngon. Nếu có dịp, bạn nên thưởng thức món cá rô kho tộ, đây là món ăn được xem như món ăn độc đáo của miền Tây Nam Bộ.

Cá rô kho tộ

Cá rô kho tộ mang hương vị đồng quê, nguyên liệu sử dụng dân dã là cá rô và cách chế biến cũng đơn giản nhưng lại là sự lựa chọn  cho bữa cơm ngon.

Để làm được món này nhất thiết phải có cái “tộ”, tộ là dùng để ám chỉ cái tô đất hay nồi đất. Ngày nay có thể do lối sống dần hiện đại hơn trong gian bếp nhiều nhà không còn cái nồi đất nữa. Tuy nhiên, đa số người nội trợ khẳng định kho cá trong tô đất hay nồi đất thì cá mới ngon, mới mang hương vị đặt trưng mà không loại nồi nào có thể thay thế.

Cá rô kho tộ

Nguyên liệu:

  • Cá rô
  • Thịt ba chỉ
  • Hành lá, ớt và gia vị

Cách làm:

– Cá làm sạch, thịt ba chỉ cắt miếng mỏng vừa ăn, để thật ráo nước.

– Ướp cá, thịt trong nồi đất với nước màu, ít đường, bột ngọt, nước mắm, hạt nêm, ớt. Để thấm trong 15 phút.

– Đặt nồi lên bếp kho với lửa nhỏ. Khi nước trong nồi sôi đều, cá đã thấm gia vị thì cho thêm nước lọc vào.

– Tiếp tục kho đến khi cá, thịt chín và nước trong nồi còn xăm xắp nước, nêm lại vừa ăn sao cho vừa mặn lại vừa ngọt, thêm đầu hành và tiêu xay.

Khi trời chiều chuyển mưa, thời tiết có hơi se lạnh là lúc rất thích hợp để thưởng thức món cá rô kho tộ cùng chén cơm nóng. Giẽ miếng thịt cá rô, vị ngọt của cá hòa lẫn với mùi thơm của hành, vị cay cay của tiêu, ớt và cái mùi đặt trưng của “kho tộ”  thì không thể lẫn vào đâu được. Chắc chắn bạn sẽ có một bữa cơm thật ngon miệng dù món ăn rất dân dã nhưng đậm đà hương vị miền Tây…

Thú nhận tình vụng trộm trước khi cưới

[vanhoamientay.com] Chàng trai nói với vị hôn thê:

– Em ạ! Chỉ còn hai ngày nữa là chúng mình sẽ làm lễ thành hôn, nên anh thấy cần phải thú thực với em về một vài mối tình vụng trộm lăng nhăng của anh.

Vị hôn thê của chàng vội cười:

– Ồ! Sao anh khéo vẽ vời đến thế. Anh quên rằng anh đã kể tất cả và xin lỗi em ngày hôm kia rồi hay sao.

Chàng bèn nhăn mặt:

– Phải, anh nhớ đã kể hết cho em, thế nhưng còn chuyện đêm hôm qua nữa chứ!

st

Nhớ món mít non kho xá xị

[vanhoamientay.com] Mít là loại cây ăn quả được trồng phổ biến khắp nước ta. Mít già hay non đều có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Các món ngon chế biến từ mít cũng rất dễ thực hiện, trong đó có món mít non kho xá xị nước dừa ăn với cơm nóng rất ngon, một món ăn dân dã đậm đà nhưng lại rất lạ miệng còn được gọi là mít kho tàu.

Ở miền quê, hầu như nhà nào cũng trồng rất nhiều mít chung quanh bờ vườn. Hàng năm, người dân quê nơi đây bắt đầu chế biến các món ăn từ khi quả mít còn non cho đến khi già chín mới thôi. Không hiểu sao họ vẫn cứ thích ăn các món canh được chế biến từ mít như món mít non nấu canh lá lốt, mít xào tôm tép, mít trộn gỏi, mít kho với cá, nhút mít… và “hảo” nhất có lẽ là món mít kho tàu.

Món ăn dân dã này được người dân nơi đây nghĩ ra, chế biến làm ăn thử thấy ngon và truyền miệng nhau phổ biến ra các miền lân cận. Mít kho xá xị quả là một trải nghiệm thật sự thú vị và vô cùng mới lạ cho bữa cơm người Việt.

Món món mít non kho xá xị  vừa ngon, vừa bổ, vừa rẻ, vừa thích hợp ăn mặn và cả ăn chay, nguyên liệu dễ tìm, cách chế biến đơn giản, đảm bảo sẽ là một món ăn ưa chuộng cho cả gia đình được nhiều người biết đến bởi nó vừa lạ miệng, vừa mềm mại và… quyến rũ nên càng kích thích vị giác.

Làm món mít kho phải có những quả mít xanh còn non, hạt còn mềm, sớ mịn, mít tươi trên cây hái xuống là phải làm liền mới ngon. Mít non rất nhiều mủ, quả mít được gọt vỏ dưới vòi nước chảy, để tránh nhựa dính vào tay và quần áo.

Quả mít non sau khi được gọt vỏ, cắt dọc thành nhiều miếng ngâm nước pha chút muối khoảng 10 phút, rửa lại nước lạnh, sau đó cắt miếng theo sớ dày khoảng 3- 4cm.

Cho dầu vào chảo phi tỏi cho thơm, rồi cho mít vào chiên vàng hai mặt, múc ra rổ tre cho ráo dầu. Xếp mít đã chiên vào nồi. Đổ nước dừa tươi vào ngập xăm xắp cùng với gia vị xá xị, nước tương, muối, bột ngọt… cho vừa khẩu vị, kho với ngọn lửa liu riu, cho đến khi nước dừa rút cạn, mít mềm có màu nâu sẫm là được. Nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn.

Bên cạnh vị ngọt rất đặc biệt từ mùi hương xá xị thơm nồng “làm mới” món ăn, tạo nên hương vị đặc trưng của nó, trở thành một lựa chọn cho sự “ưa thích” của khẩu vị và “ngũ quan” của mỗi cá nhân để tự khẳng định mình, cùng kết hợp tạo thành một món ăn hấp dẫn, hương vị thơm nức phù hợp thay đổi khẩu vị cho cả gia đình.

Nguồn nguyên liệu lại vừa được hái ở vườn nhà giữa không gian đồng quê pha lẫn mùi thơm của hương mạ non, hương lúa, rơm rạ, mùi thơm dịu nhẹ của hoa nhài, hoa cúc, hoa bưởi… tất cả hòa quyện với nhau thành một hương vị dân dã rất đặc biệt, khó có gì sánh bằng.

Món ăn ngọt thơm thấm thía tinh hoa ẩm thực cứ vấn vương nơi đầu lưỡi đã đem đến cho gia đình sự hấp dẫn độc đáo khi được trải nghiệm những món ngon tuyệt hảo làm cho không khí gia đình càng thêm đầm ấm. Vị ngọt ngọt và bùi bùi của mít hòa quyện với mùi thơm đặc trưng của xá xị và nước dừa, khiến ăn rất “tốn cơm”.

Có thể nói món mít kho xá xị nước dừa đã trở thành “thương hiệu” riêng, có sức hấp dẫn đến lạ lùng khiến thực khách ghé thăm tò mò muốn khám phá món ăn này. Khi được thưởng thức, thấy ngon thiệt lại đậm đà khẩu vị mới thỏa sự tò mò, khiến thực khách dù chỉ ăn một lần thôi cũng đủ nhớ đời…

Báo Vĩnh Long

Tại sao nước không chảy ra khỏi tivi

[vanhoamientay.com] Có một lý do rất thuyết phục rằng nước trong tivi thì không thể chảy ra ngoài được

Mấy chị em đang ngồi xem tivi thì bỗng cậu em hỏi

– Chị ơi, nước sông trong tivi sao không chảy ra ngoài nhỉ?

Chị nhìn em rồi trả lời:

– Bé ngốc, đấy là truyền hình.

– Em biết chứ, nhưng nước trong truyền hình cũng là nước vậy.

– Em không thấy kính màn hình đã ngăn nước rồi, làm sao chảy ra được!

– Ờ nhỉ!

st

Trại rắn Đồng Tâm, Tiền Giang

[vanhoamientay.com] Cách trung tâm thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang khoảng 5km, trại rắn Đồng Tâm được mệnh danh là vương quốc các loài rắn của Việt Nam, với hơn 400 loài rắn các loại.

Dù bạn là người yêu rắn, dù bạn là người sợ rắn thậm chí bạn ghét rắn, thì hãy một lần đến với vương quốc này để chiêm ngưỡng thế giới tuyệt vời của loài bò sát không chân này.

Trại rắn Đồng Tâm là tên gọi quen thuộc mà người dân vẫn hay gọi, còn tên chính thức là Trung tâm nuôi trồng nghiên cứu chế biến dược liệu Quân khu 9, thuộc ấp Bình Đức, xã Tân Thuận, huyện Châu Thành,Tiền Giang

Bạn chỉ việc mua vé vào trung tâm người lớn là 25.000 đồng/vé và trẻ em 15.000 đồng/vé là có thể bước vào một thế giới hoàn toàn khác, thế giới của rắn. Đầu tiên đến phòng chiếu phim để được nghe giới thiệu về trung tâm nuôi rắn đặc biệt này. Trại rắn Đồng Tâm được thành lập vào năm 1979 theo sáng kiến của Trung tá Trần Văn Được. Là một người có kiến thức sâu rộng, am tường và say mê các loài rắn, Trung tá Được muốn xây dựng một trại rắn đa dạng để lấy huyết thanh kháng nọc rắn và góp phần vào việc xuất khẩu nọc rắn.

Trong không gian rộng khoảng 30ha xanh mát của những cây cổ thụ cao vút là một khu du lịch sinh thái độc đáo, hấp dẫn. Đến đây bạn như lạc vào “mê cung rùng rợn” nhưng đầy hấp dẫn, một thế giới chỉ có rắn và rắn.

Trại rắn Đồng Tâm được chia thành 3 khu vực nuôi chứa các động vật bò sát. Theo chân người hướng dẫn viên, du khách lạc bước vào một thế giới mới mẻ gây tò mò về những con vật được cho là ghê rợn, nguy hiểm.

Đầu tiên là khu nuôi rắn theo kiểu đảo hồ nước, bốn bề xây tường cao ngang ngực người lớn, có một cửa ra vào. Bên trong, đáy hồ sâu khoảng 30 – 40cm, xăm xắp nước. Giữa hồ là tiểu đảo, cỏ mọc um tùm, là nơi trú ẩn của cóc, nhái, ễnh ương… đây là nguồn thức ăn cho rắn.

Tiểu đảo có mấy chòm cây xanh cao ngang tường hồ. Trên chòm lá là những con rắn bò lúc nhúc. Thoạt nhìn ai cũng cảm thấy lo sợ lẫn chút hoang mang bởi chỉ đứng cách những chú rắn không xa. Nhưng bạn đừng lo bỡi các chuyên gia đã tính toán mọi thứ cẩn thận để rắn không thể phóng khỏi những tàn cây, vượt qua tường”.

Với cây sắt dài, một đầu có móc, người hướng dẫn viên nhẹ nhàng móc một chú rắn đưa về phía du khách để giới thiệu đặc tính sinh trưởng cùng những hoạt động tương thích của nó… Thật thích thú, vì sẽ không có bao nhiêu cơ hội bạn đến gần với loại bò sát được cho là khá nguy hiểm này.

Lần lượt đi qua các chuồng hồ, du khách dần hiểu sâu về thế giới loài rắn nào là rắn lục, rắn gáo, rắn nước, rắn ri voi, rắn ri cá… đây là những loại rắn hiền, không có độc.

Rời khu nuôi chứa rắn này là khu nuôi rắn độc, như rắn hổ ngựa, rắn hổ cạp nong, rắn hổ mái gầm… Đặc biệt là rắn hổ mang chúa, một loại rắn cực độc, được xếp bậc “E” trong Sách Đỏ Việt Nam. Chúng được nuôi trong những chiếc chuồng riêng biệt.

Để nuôi được loài rắn dữ này là cả một kỳ công và đầy nguy hiểm. Người nuôi rắn độc khi mở cửa chuồng phải rất cẩn thận, nhẹ nhàng và chậm rãi để con rắn đang đói không phóng ra ngoài, hoặc cắn người. Chăm sóc rắn chẳng khác nào chăm sóc một đứa trẻ, người nuôi phải thường xuyên theo dõi để kịp phát hiện con nào có dấu hiệu bệnh để điều trị kịp thời.

Trung tâm có đến vài trăm con rắn hổ chúa, một con rắn hổ chúa ăn 1,5kg rắn tạp/lần. Mỗi tuần cho ăn 2 lần. Còn rắn hổ mang chỉ ăn cóc, nhái và chuột. Vì vậy trong mùa nắng, Trung tâm phải trữ rất nhiều thức ăn thậm chỉ là cả tấn trong tủ đông để cho rắn ăn dần.

Ngoài ra, ở đây còn nuôi cá sấu, ba ba, cáo, gấu, công, đà điểu, nhím, kỳ đà, vượn má vàng…

Đến trại rắn, du khách sẽ nghe kể về nhiều trường hợp bị rắn cắn thập tử nhất sinh được cứu sống nhờ huyết thanh kháng nọc rắn. Những câu chuyện ly kỳ tưởng chừng không bao giờ có, vậy mà đã xảy ra nơi đây. Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm đã chữa trị tốt cho rất nhiều người bị rắn cắn, không có trường hợp nào tử vong.

Để lấy huyết thanh rắn là cả một kỳ công, mỗi lần lấy nọc rắn chỉ từ 1 đến 2 giọt nọc/con. Mỗi năm, một con rắn chỉ cho khoảng mười mấy giọt nọc. 10 gram nọc rắn có thể điều chế một lượng huyết thanh đủ phục vụ nhu cầu cả nước trong 1 năm. Tuy nhiên, chỉ với 1gram nọc rắn là có thể giết chết 165 người với trọng lượng trung bình 60kg/người!

Đến với trại rắn Đồng Tâm là đến với bảo tàng rắn đầu tiên của Việt Nam, bảo tàng này được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là Bảo tàng rắn đầu tiên của Việt Nam, nơi lưu giữ nhiều loài rắn nhất Việt Nam với hơn 40 loài rắn đặc trưng ở ĐBSCL. Trong đó, đáng kể nhất là rắn hổ chúa 17 tuổi, dài 4,2m, nặng 18kg.

Mỗi loài vật đều có nét đẹp riêng của chúng, đối với rắn trong chí tưởng tượng của đa số người là rất nguy hiểm, không thể đến gần. Nhưng đến với trại rắn Đồng Tâm chắc hẳn bạn sẽ có suy nghĩ khác hơn, vẫn có nhiều loài rắn hiền lành, không độc… và dù chúng rất độc đi nữa nhưng nếu biết cách khai thác thì chúng vẫn có lợi cho con người. Thế giới về rắn vẫn luôn là một thế giới kỳ bí cần chúng ta tìm hiểu.

Theo Báo CanTho

Làng nghề tàu hủ ky Mỹ Hòa – Bình Minh

Tàu hủ ky Mỹ Hòa là làng nghề truyền thống nổi tiếng của vùng đất Bình Minh – Vĩnh Long, đã tồn tại gần một thế kỷ, hiện có khoảng 34 hộ gia đình vẫn theo nghề. Và năm 2013 làng nghề đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể “Tàu hủ ky Mỹ Hòa – Bình Minh”.

Tàu hủ ky Mỹ Hòa – Bình Minh

Khi nhắc đến tàu hủ ky nhiều người mặc định đó là đồ chay, nhưng bây giờ thì nó không còn là nguyên liệu độc quyền dành riêng cho những người ăn chay nữa. Vì không chỉ là một món ăn giàu dinh dưỡng, tàu hủ ky còn đa dạng trong chế biến. Nào là tàu hủ miếng lớn, tàu hủ ky cọng khô, cọng non, tàu hủ ky ướp muối…

Làng nghề tàu hủ ky Mỹ Hòa là dải đất nằm kẹp giữa sông Hậu và nhánh Cái Vồn, nay gần chân cầu Cần Thơ. Làng nghề Mỹ Hòa được hình thành từ thời anh em nhà Châu Phạch và Châu Sầm đến vùng đất này khởi nghiệp, bà con trong vùng thấy hay đến xin truyền nghề, dần dà số người làm tàu hủ ky đông lên thành hẳn một làng nghề.
Từ đó, người dân nơi đây cũng trở nên quen dần với mùi khói đặc trưng của những miếng tàu hủ ky vàng ruộm, cùng hình ảnh giàn sợi tàu hủ ky chờ nắng dọc bờ sông.

Tàu hủ ky Mỹ Hòa – Bình Minh

Dù phổ biến là vậy nhưng có lẽ ít ai biết đây lại là một món ăn xuất xứ từ con nhà nghèo. Người ta kể rằng hồi xưa, có một gia đình nghèo khổ làm nghề bán sữa đậu ngoài chợ. Ngày nọ, vợ chồng họ cãi nhau to đến mức quên nồi sữa đang đun trên bếp bị đóng thành váng. Người vợ tiếc của không nỡ bỏ đi nên vớt lấy váng đậu treo lên sào phơi cho ráo rồi quên bẵng đi mất. Khi nhà chẳng còn gì ăn vợ chồng lại lục đục, chị vợ nhìn thấy váng đậu khô bữa nọ còn vắt trên vách bếp bèn lấy ra chế biến với hy vọng sẽ thành món ăn qua cơn đói. Nhưng thật không ngờ là miếng váng đậu đó đã trở thành một món ăn ngon hơn cả tưởng tượng.

Tàu hủ ky Mỹ Hòa – Bình Minh

Đó là sự tích, còn để làm tàu hủ ky chuyên nghiệp thì phải tốn công hơn nhiều. Để làm tàu hủ ky Mỹ Hòa ngâm đậu chừng 2 tiếng để nở và mềm rồi xay thành bột, sau đó đưa vào máy ly tâm vắt lấy nước. Nước đậu nguyên chất được bỏ lên chảo đun để lấy váng. Thông thường người ta xếp 18 chảo thành hai hàng gọi là một dàn, tùy theo quy mô từng gia đình mà số dàn này nhiều hay ít.

Tàu hủ ky Mỹ Hòa – Bình Minh

Để lên váng đậu, nước trong chảo chỉ được duy trì ở khoảng 70 độ C. Nếu muốn lá tàu hủ ky dày thì để váng nổi lâu hơn, còn lá mỏng chỉ cần nổi váng chừng 5 phút. Cứ khoảng 10 phút sau khi vớt chảo lại nổi váng một lần và được thợ dùng dao rạch váng rồi treo lên sào trúc ngay phía trên chảo cho ráo. Thợ làm tàu hủ ky phải luôn tay cho đến khi cạn nước, lấy mãi tới lớp cuối cùng thì gọi là vớt bẹ. Để ra được 1kg tàu hủ ky với giá 95 ngàn đồng bán ra thị trường phải dùng khoảng 2,4 kg đậu nành tươi.

Tàu hủ ky Mỹ Hòa – Bình Minh

Làm tàu hủ ky Mỹ Hòa chỉ sợ đến mùa gió chướng tháng 7, lúc đó nước đục và đậu xấu nên tàu hủ thường lên váng chậm và màu không đẹp. Chỉ từ khoảng giữa tháng 10 đến tháng 4 hàng năm là thời gian thuận lợi để làm được tàu hũ ky ngon.

Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!