Có thể bạn quan tâm

Lạ miệng với canh chua lươn nấu trứng kiến

Các món ăn từ lươn đã trở nên khá quen thuộc với những người con của vùng Nam Bộ, tuy nhiên canh chua lươn nấu trứng kiến còn lạ lẫm với nhiều người.

Canh chua lươn nấu trứng kiến

Tạm bỏ qua cách nấu lươn quen thuộc, người dân vùng Đồng Tháp Mười đã đem lươn nấu với trứng kiến tạo nên một món ngon lạ, mang đến cảm giác thú vị cho người thưởng thức.

Lươn đồng vào mùa con nào cũng mập tròn, da căng bóng mẩy. Người đồng bằng chế biến lươn với đủ cách và đã đem lại tiếng tăm cho món um, lươn xào lăn, dồi lươn, lươn nướng nồi đất, lẩu lươn… Món nào cũng làm tốn cơm của mấy bà nội trợ, hao rượu của dân chai lọ. Thế nhưng, ở vùng Đồng Tháp Mười, còn một món lạ đó là canh chua lươn trứng kiến.

Nói về món ăn này, người ta thêu dệt rằng trước đây, cứ vào mùa lũ, lươn cá đầy đồng, chất đạm không thiếu nhưng rau cỏ ngày càng hiếm. Nấu canh chua lươn có vài cọng rau muống đã quý rồi, tìm được ít lá me non dằn cho nồi canh chua ra nét nhưng vẫn còn thiếu. Trong khi loay hoay tìm thêm chất chua bổ sung thì mấy tổ kiến vàng trên mấy cây xoài, gốc mận trong vườn bày ra trước mắt gợi ý cho một món ăn mới ra đời.

Tìm tổ kiến để nấu canh chua phải chú ý, tổ kiến sau khi kết xong sẽ có lớp màng trắng liên kết các lá với nhau, khi nào lớp màng trắng phủ đều ngoài lá thì bên trong tổ kiến chúa đã đẻ được khá nhiều trứng rồi. Lá cây làm tổ còn tươi mới xanh đậm, lúc này trứng kiến còn mới mọng sữa căng tròn, như vậy trứng mới ngon không lẫn nhiều kiến con đã nở.

 Mỗi nồi canh chua lươn bốn người ăn dùng hai tổ kiến vàng là dư dả. Tổ trứng kiến vừa thọc mang về để chỗ nắng, kiến không ưa nắng nên trong chốc lát chạy biến chỉ còn để lại đám trứng nhỏ như hạt gạo trắng ngà.

Lươn lựa con cỡ nửa cườm tay làm sạch. Đợi nước sôi cho nguyên con vào nồi nấu vài dạo, trút rau muống vào, thêm lá me non, nêm mắm muối cho vừa ăn, bắc nồi khỏi bếp. Lựa đám trứng kiến bị giập, bóp nát cho ra sữa rồi cho vào nồi cùng lúc với đám trứng nguyên. Gặp nóng, từng cái trứng se mặt rồi căng phồng lên, nước canh hơi đục màu trắng của sữa từ trứng kiến được bóp nát cũng bắt đầu dậy mùi.

 Múc muỗng canh nóng hổi có nhúm trứng kiến húp từ từ, những cái trứng nhỏ xíu như hạt gạo lạo xạo trong lưỡi thật thú vị. Trứng vỡ lụp bụp mùi thơm, vị béo bùi, vị chua hăng của trứng kiến hoà với vị chua của lá me non, vị ngọt thịt lươn làm thành một hương vị độc đáo, hoang sơ dân dã, mà vẫn thanh nhã nhẹ nhàng.

Ăn canh chua lươn trứng kiến phải thong dong thì mới thấy hết hương vị của món ăn, mới thấy sự tài tình khéo léo của người xưa biết tận dụng những gì mà thiên nhiên ban tặng.

Nếu có dịp về đất Đồng Tháp Mười hãy thưởng thức canh hua lươn nấu trứng kiến nổi tiếng này với vị béo ngậy, chua chua và giàu chất bổ dưỡng.

Tết Đoan ngọ – mùng 5 tháng 5

Tháng tư đong đậu nấu chè

Ăn Tết Đoan ngọ trở về tháng năm” (ca dao).

Dù không rộn ràng, náo nhiệt như ngày Tết cổ truyền nhưng Tết Đoan ngọ vẫn được lưu truyền và có một vị trí nhất định trong lòng người dân đất Việt. 

Ăn Tết Đoan ngọ trở về tháng năm

Năm nay Tết Đoan ngọ rơi vào ngày 20/6 dương lịch. Có thể nói, đây là một trong những ngày Tết quan trọng trong tín ngưỡng dân gian. Không ai biết chính xác Tết Đoan ngọ có từ khi nào, chỉ nhớ thời xưa, khi nông dân ăn mừng vì trúng mùa thì rất nhiều sâu bọ kéo đến phá hoại. Giữa lúc bà con không biết làm gì thì có một ông lão xuất hiện. Theo lời ông, mỗi nhà hãy lập bàn cúng bánh ú tro, trái cây và vận động thể lực. Không ngờ sâu bọ hết thật! Trước khi đi, ông lão còn dặn, mỗi năm cứ đến ngày này phải làm như vậy- đó là ngày mùng 5 tháng 5 âl.

Cũng có nhiều gia đình giữ phong tục của gia đình, cứ đến mùng 5-5, bà sẽ bắt những con côn trùng (kiến, sâu, gián…) quanh nhà đem lên chảo nóng chiên. Kèm theo đó là những lời khấn tốt đẹp sẽ đến với gia đình, xóm làng. Bởi vậy, Tết Đoan ngọ còn được gọi với cái tên là ngày diệt sâu bọ.

Năm nào cũng vậy, cách mùng 5-5 một tuần, các khu chợ lại nhộn nhịp hẳn lên, nhất là khu vực bán hoa, trái cây. Sẽ thật là thiếu sót khi nhắc đến Tết Đoan ngọ, mà không nói về bánh ú lá tre – loại bánh luôn hiện diện trên các mâm cúng ông bà.

Không chỉ là dịp để mọi người nhớ đến tích xưa, mà còn dịp để nhiều gia đình tăng thêm thu nhập từ nghề gói bán ú nước tro.

Nghề gói bánh ú từ bà mình

Kế thừa nghề gói bánh ú từ bà mình, chị Bé Hai (TP. Long Xuyên) đã gắn bó với nó từ thời con gái. Ngày thường, chị vẫn gói bánh ú tro (bánh ú lá tre) để bán. Tuy nhiên, số lượng bán tăng hơn nhiều khi Tết nửa năm đến. Hơn một tuần nay, mọi người đến đặt hàng rất đông. Có người đặt mua đến 700 cái bánh. Tất nhiên, giá bán vẫn không thay đổi dù là ngày Tết. Ngoài việc để cúng, loại bánh này có vị thanh mát. Nguyên liệu bánh chỉ là đậu xanh và nếp ngâm nước tro nên hợp khẩu vị nhiều người.

Ở thành thị đôi khi vì công việc nên Tết Đoan ngọ trông không rơm rả như ở vùng quê. Về những vùng nông thôn, người dân ăn mừng Tết Đoan ngọ rôm rả hơn nhiều. Tôi nhớ khi còn bé, cứ đến mùng 5 tháng 5 thì anh em chúng tôi được ba mẹ mua cho quần áo đẹp đi viếng ông bà. Mẹ đi chợ mua thật nhiều đồ về cúng như Tết Nguyên đán vậy.

Thường, mâm cơm cúng mùng 5 được mọi người dọn lên vào giờ trưa. Sau khi người có vai vế lớn nhất cúng lạy mới tới con cháu. Sau nghi thức cúng, mọi người sẽ cùng ngồi lại thưởng thức bữa cơm gia đình ấm áp, yêu thương.

Qua thăng trầm cuộc sống, Tết Đoan ngọ ngày nay có đôi chút khác xưa. Song, niềm mong ước, những ý nghĩa tốt đẹp mà nó mang lại vẫn là những giá trị không gì thay thế được.

10 lầm tưởng về trứng gà ai cũng mắc phải

[vanhoamientay.com] Trứng gà là món ăn khá quen thuộc đối với nhiều người, tuy nhiên hãy thận trong trong cách chế biến hằng ngày, vì có những thói quen tưởng tốt mà không hề tốt cho sức khỏe

Đây là 10 lầm tưởng về trứng gà mà chúng ta dễ mắc phải:

1. Trứng càng sẫm thì gá trị dinh dưỡng càng cao

Rất nhiều người chọn mua trứng gà màu đỏ, cho là nó có giá trị dinh dưỡng cao nhưng đây là một nhận thức sai lầm. Màu sắc của vỏ trứng chủ yếu do chất porphyrin ở vỏ quyết định, mà chất này hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng. Giá trị dinh dưỡng của trứng cao hay thấp là do chế độ ăn uống của gà quyết định chứ không phải do màu quả trứng

2. Chế biến trứng gà kiểu nào dinh dưỡng cũng như nhau

Cách ăn trứng gà có rất nhiều kiểu như luộc, chiên… Tỷ lệ hấp thụ và tiêu hóa dinh dưỡng từ trứng gà như sau: trứng luộc, hấp là 100%, chiên non là 98%, chứng rang là 97%, trứng chần nước sôi là 92,5%, trứng chiên già là 81,1%, ăn sống là 30% – 50%. Như vậy, trứng luộc và hấp là cách ăn tốt nhất.

3. Trứng chiên có cho bột ngọt sẽ có vị ngon

Trứng vốn có chứa nhiều acid glutamic và một lượng nhỏ nhất định clorua, natri sau khi nhiệt độ tăng hai chất này sẽ sinh ra một chất mới là sodium glutamate – thah2 phần chính của bột ngọt, có hương vị tinh khiết. Khi chiên trứng, nếu ho bột ngọt vào, hương vị do bột ngọt phân hủy sẽ làm hỏng hương vị tự nhiên của trứng. Vì vậy khi chiên trứng không nên cho bột ngọt.

4. Trứng luộc càng lâu càng tốt.

Luộc trứng càng lâu các ion kim loại trong lòng đỏ và các ion lưu huỳnh trong lòng trắng trứng sẽ hình thành chất sufua kim loại rất hấp thu. Còn nếu chiên trứng quá già, rìa mép sẽ bị cháy, protein cao phân tử trong lòng trắng sẽ biến thành axit amin thấp phân tử, loại axit amin này trong điều kiện nhiệt độ cao có thể hình thành chất hóa học có hại cho sức khỏe con người.

5. Ăn trứng cùng sữa đậu nành sẽ có dinh dưỡng cao

Buổi sáng uống sữa đậu nành ăn cùng một quả trứng, hoặc cho trứng vào sữa rồi đun lên, đây là thói quen ăn uống của rất nhiều người. Sữa đậu nành có vị ngọt, tính bình, có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng như protein thật vật, chất béo, carbohudrate, vitamin, khoáng chất, uống riêng có tác dụng bổi bổ rất tốt. Nhưng, trong đó có một chất đặc biệt gọi là trypsin, kết hợp với ovalbumin của lòng trắng trứng, sẽ lám mất đi thành phần dinh dưỡng, làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai.

6. “Trứng gà chức năng” tốt hơn trứng thường

Cùng ới sự phát triển của khoa học kỷ thuật, các loại “trứng gà chức năng” giàu kẽm, iod, selen, canxi đã ra đời. Thực ra, hoàn toàn ai cũng thích hợp với trứng gà chức năng. Bởi vì, ai cũng điều thiếu các chất dinh dưỡng có trong trứng gà chức năng. Vì vậy, khi chọn trứng gà chức năng, người tiêu dùng cần có tính mục đích, thiếu cái gì ăn cái đó, tránh bồi dưỡng một cách mù quáng.

7. Người già kiêng ăn trứng gà

Do trứng gà có hàm lượng cholesterol khá cao, cho nên luôn có quan điểm cho rằng người già kiêng ăn trứng gá, Các bằng chứng khoa học những năm gần đây chứng minh rằng, quan điểm này không thuyết phục. Lòng đỏ trứng gà rất giàu lecithin, một loại chất nhũ hóa rất  mạnh, có thể làm cholesterol và các hạt chất béo trở nên cực nhỏ, từ đó giảm cholesterol trong máu. Hơn nữa lecithin trong lòng đỏ trứng gà có thể cải thiện chức năng của não, tăng cường trí nhớ.

8. Sản phụ ăn trứng càng nhiều càng tốt

Sau sinh, các bà mẹ tiêu hao sức khỏe nhiều chức năng tiêu hóa, hấp thụ giảm chứ năng giải độc của an giảm thấp, sau khi ăn nhiều sẽ tăng gánh nặng cho gan và thận, gây hậu quả xấu. Ăn quá nhiều chất đạm sẽ sinh ra nhiều chất hóa học như amoniac, phenol ở đường ruột, gây hại rất lớn cho cơ thể, dễ nảy sinh các triệu trứng như trướng bụng, chóng mặt, buồn nôn, chân tay yếu, hôn mê dẫn đến “ngộ độc tổng hợp protein”. Hấp thu protein như thế nào phải căn cứ vào khả năng tiêu hóa, hấp thụ của cơ thể. Trong tình hình bình thường, sản phụ mỗi ngày ăn khoảng 3 quả trứng là đủ.

9. Luộc trứng gà với đường trắng

Rất nhiều nơi có thói quen ăn trứng chần nước đường. Thực ra, luộc trứng với nước đường trắng sẽ làm cho axit amin lòng trắng trứng hình thành chất kết hợp của fructose lysine. Chất này khó hấp thu và gây hại cho sức khỏe.

10. Ăn trứng sống có dinh dưỡng cao

Một số người nghĩ rằng,ăn trứng sống sẽ dưỡng phổi và giọng nói sẽ trở nên dễ nghe. Trên thực tế ăn trứng sống không những không vệ sinh, dễ nhiễm trùng, mà có ít dinh dưỡng.

Trong trứng sống có chứa avidin, ảnh hưởng đến hấp thu biotin trong thức ăn, dễ gây ra triệu chứng thiếu biotin như mất cảm giác ngon miệng toàn thân yếu ớt đau cơ, viêm da, rụng lông mày. Cấu trúc protein trong trứng sống rất chặt chẻ và có chứa antitrypsin phần lớn không được cơ thể hấp thụ, chỉ có protein sau khi được nấu chín mới mềm đi, mới có lợi hơn cho cơ thể hấp thụ, tiêu hóa.

Ngoài ra, trứng sống cũng có vị tanh đặc biệt, có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương, làm giảm tiết dịch tiêu hóa như nước bọt, dịch dạ dày và dịch ruột non, từ đó gây cảm giác không ngon miệng, khó tiêu. Do đó, trứng cần được nấu chín ở nhiệt độ cao trước khi ăn, không nên ăn trứng sống.

Theo suckhoedoisong

Chiêm ngưỡng vườn quốc gia Tràm Chim giữa mùa chim về

[vanhoamientay.com]  Cánh rừng tràm ngút ngàn tầm mắt, những đồng cỏ xanh mướt giữa mênh mông sông nước, những đàn chim chao nghiêng trên mặt hồ hay vẻ đẹp kiêu kỳ của Sếu Đầu Đỏ là những ấn tượng khó phai trong lòng du khách khi đến thăm Vườn Quốc Gia Tràm Chim (Đồng Tháp). 

Từ Sài Gòn men theo quốc lộ 1A khoảng 400km hoặc bắt xe buýt từ thành phố Cao Lãnh xuống Thanh Bình là bạn có thể đến Vườn Quốc Gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp).

Chỉ mất vài phút đăng kí tại trung tâm du lịch của Vườn Quốc Gia, những chiếc tắc ráng (một loại xuồng máy đặc trưng của miền Tây) sẽ đưa bạn bước vào miền đất đặc biệt của vùng sông nước. Ngay khi tắc ráng xuất phát, những đồng cỏ năng, cỏ ống, sen trắng, sen hồng sẽ xuất hiện trước mắt bạn.

Gió mát, không khí trong lành, mùi hương cây cỏ và âm thanh rộn ràng của các loài chim sẽ đánh thức giác quan ngay cả những du khách khó tính nhất.

Tại Vườn Quốc Gia Tràm Chim, không khó để bắt gặp nhiều loài chim như cò ma, còng cọc, diệc lửa, bìm bịp, chiền chiện. Gần 200 loài chim với nhiều giống loài quý như te vàng, gà đãy, choi choi,… tạo nên khúc giao hưởng rộn ràng của Vườn Quốc Gia trong mùa chim về (từ tháng giêng đến tháng 6).

Cảnh tượng kỳ thú và đặc sắc nhất ở Tràm Chim có lẽ là “vũ điệu ngày hè” của những chú sếu đầu đỏ, loài chim quý hiếm sắp tuyệt chủng, nằm trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới. Một trong những lí do khiến mật độ cá thể của loài chim này ngày càng giảm là diện tích môi trường cư ngụ bị thu hẹp, không còn nguồn thức ăn cho sếu.

Nhiều năm qua, bằng những nỗ lực triển khai dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học” do Quỹ Quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Coca-Cola phối hợp thực hiện, việc quản lý thủy văn được cải thiện, mực nước được điều chỉnh, các loài thủy sinh, thủy sản phát triển, thảm thực vật được phục hồi… Qua đó, duy trì môi trường đất ngập nước, bảo tồn các loài chim quý hiếm, đồng thời cải thiện sinh kế địa phương thông qua các hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

Cộng đồng dân cư sinh sống xung quanh khu vực được tham gia quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của Vườn Quốc Gia như: bắt cá, hái rau, bông súng, điên điển hay tham gia chèo thuyền, làm hướng dẫn viên du lịch… để tăng thêm thu nhập hàng ngày.

Được gọi là một “Đồng Tháp Mười thu nhỏ”, Vườn Quốc Gia Tràm Chim vẫn giữ được nét hoang sơ với hệ sinh thái phong phú, mực nước và thảm thực vật được phục hồi… là điều kiện thích hợp để bảo tồn nhiều loài chim quý hiếm, đồng thời phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, góp phần nâng cao đời sống người dân địa phương.

Theo VTC News

Bún nước lèo Sóc Trăng

[vanhoamientay.com] Bún nước lèo Sóc Trăng có ít nhiều khác biệt với một số địa phương lân cận trong vùng. Sang thì tô bún có đủ thứ: cá lóc, tép bạc, heo quay…, đơn giản hơn thì chỉ cần con cá lóc trọng trọng cũng có thể nấu được nồi nước lèo.

Song có hai thứ không thể thiếu là ngải bún và mắm bò hóc. Ngải bún trước đây thường mọc hoang, sau được người ta trồng trong vườn nhà làm gia vị. Ngải bún có tác dụng khử mùi tanh của mắm. Mắm bò hóc được người Khmer làm từ các loại cá đồng trộn với muối và cơm nguội.

Để có được nồi nước lèo ngon phải kiếm con cá lóc đồng tối thiểu trên 0,5kg, được cá có trứng càng hấp dẫn vì nồi nước lèo sẽ nổi váng trứng vàng ươm, bắt mắt. Cá làm sạch, cắt thành hai phần đầu và đuôi: đầu dính với bộ đồ lòng là phần ngon nhất.

Tép bạc hoặc tôm thẻ luộc, bỏ vỏ cứng. Thêm mấy miếng thịt heo quay xắt miếng cỡ lóng tay hoặc chả cá thác lác, cá mè vinh thì tô bún càng ngon miệng. Nước lèo có thể nấu bằng nước dừa tươi để tăng thêm vị ngọt, cho mắm bò hóc vào nồi nước lèo đang sôi.

Ngải bún nướng sơ qua lửa than và gốc sả đập dập thả vô nấu tiếp. Hớt bọt kỹ, đến khi nước trong thả cá làm sạch vào.

Bún nước lèo được ăn kèm với rau muống chẻ, giá sống, bắp chuối bào nhỏ, chuối xắt ghém… thêm ít lá rau húng, rau quế, ớt sừng trâu chín đỏ xắt lát xéo, nước mắm hòn Lại Sơn hay nước mắm Phú Quốc mới đúng điệu và làm tăng hương vị đậm đà. Đây là món ăn thể hiện sự giao thoa cũng là sự sáng tạo văn hóa ẩm thực giữa các dân tộc anh em ở địa phương.

Theo Vietnamnet

Bánh Tét Lá Cẩm

Bánh tét lá cẩm là loại bánh truyền thống của người miền Nam thường được làm trong các dịp lễ Tết hoặc đám giỗ. Bánh được ưa chuộng không chỉ đẹp bởi màu tím rực rỡ, mà còn bởi mùi vị đặt trưng.

Bánh Tét Lá Cẩm

Bánh  được nấu bằng cách dùng lá cẩm để lấy nước xào với nếp dẻo, nước cốt dừa và dùng thịt, trứng vịt muối làm nhân.

Để có những đòn bánh tét như ý, khâu nào cũng quan trọng. Đầu tiên là nếp,nếp được dùng để làm bánh tét này phải là nếp ngon, ngâm với nước lá cẩm để có màu tím hồng rất bắt mắt. Lá cẩm tươi luộc lên với một ít nước, sau đó ngâm trong khoảng 8 giờ mới tạo ra màu sẫm đẹp.

Hột nếp ngon, phải thử bằng cách cắn trong răng. Hễ cắn thấy hột nếp rít, dẻo, giòn và bể bấy là nếp lộn gạo. Loại nếp này khi nấu thành bánh sẽ khiến miếng ăn mất ngon, bị “chỏi” vì lẫn những hột khô cứng.

Nhân của bánh tét lá cẩm cũng là đậu xanh, có thịt, đặc biệt nhất là có thêm hột vịt muối. Sau khi gói và luộc bánh chừng 4-5 tiếng đồng hồ, bánh chín được cắt ra vừa thơm ngon vừa có màu sắc đẹp rực rỡ, tô điểm cho mâm cỗ ngày Tết

Bánh tét lá cẩm Cần Thơ 

Lá chuối gói bánh không được non hoặc già quá, được lau sạch, không cần phết dầu, vì nước cốt dừa trong hột nếp khi nấu tiết ra đủ để không làm nếp dính lá khi nấu bánh chín. Xào cũng là khâu quan trọng. Nếu xào dư liều nước, bánh nhão, không ngon.

Bánh tét lá cẩm ở Cần Thơ gói dẻ, cắt thành từng khoanh không bời rời. Màu tím hồng của nếp cẩm làm nổi bật lớp nhân đậu xanh chắc nịch, thịt mỡ trong veo và trứng muối vàng ươm. Khi thưởng thức, miếng nếp thơm và béo quyện trong miếng thịt mềm như có thể tan chảy cùng vị đậu xanh, trứng muối mặn mặn bùi bùi… khiến bất cứ ai thử qua cũng không thể cưỡng lại vị thơm ngon đậm đà của bánh.

Bánh tét lá cẩm Cần Thơ – ghi dấu khá đậm nét trong nền ẩm thực miền Tây Nam Bộ nói chung


Cách đòi nợ của bác sĩ

[vanhoamientay.com] Cách đòi nợ của bác sĩ như thế này thì không trả không được

Bác sĩ vừa khám xong cho một bệnh nhân, cô y tá thắc mắc:

– Tại sao ông bắt anh ta kiêng nhiều thứ thế, chỉ được ăn rau thôi à?

– Uhm! Chính xác là như thế.

– Nhưng tôi thấy bệnh anh ta đâu có liên quan gì đến việc ăn uống.

– Cô không biết đó thôi. Hắn đang nợ tôi một khoản tiền, để hắn ăn tiêu thoải mái thì bao giờ mới trả được?!

st
Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!