Có thể bạn quan tâm

Cá lóc nướng trui – món ngon ruộng đồng

Từ một món ăn dân dã, cá lóc nướng trui đã trở thành món đặc sản mà người dân Nam Bộ đãi khách phương xa hay dùng trong cả những dịp lễ tết. Cá lóc ngon nhất là vào đầu mùa mưa, bụng đầy trứng; hoặc ra giêng cá trưởng thành, béo.

Cá lóc ngon nhất là vào đầu mùa mưa, bụng đầy trứng.

Cá lóc là loài cá thịt ngon và hiền, ít xương và nhiều đạm trong các loài cá đồng. Cá lóc có 2 loại, loại cá lóc nuôi thường con to, có trọng lượng từ 1-2 kg; tuy nhiên loại cá lóc đồng được ưa chuộng nhất bởi cá được bắt tự nhiên từ trong ruộng, đồng, thịt ngọt, con nhỏ khoảng vài trăm gram đến nửa kg.

Cá lóc nướng trui ra đời từ những buổi làm đồng của những người nông dân Nam Bộ. Sau khi ngăn lạch, tát đìa, cá bắt lên chỉ cần rửa sạch, um rơm nướng chín là có thể cùng nhau thưởng thức ngay giữa cánh đồng lộng gió.

Từ món ăn đơn giản đó, cá lóc nướng trui nhanh chóng trở thành một đặc sản mà du khách khi đến Nam bộ đều muốn được một lần thưởng thức. Với món ăn này muốn ngon thì cá lóc nhất thiết phải là loại sống trong môi trường tự nhiên. Vì những con cá đó tuy không nhiều thịt nhưng lại săn chắc, có vị ngọt thơm chứ không bở và tanh như cá lóc nuôi. Tuy nhiên, ngày nay cá lóc trong tự nhiên rất khan hiếm nên người ta thường sử dụng cá nuôi để chế biến món ăn này. Ngoài ra, hình thức nướng trui rơm cũng ít phổ biến trong thời gian gần đây, mà chủ yếu nướng trên than hồng là nhiều. Thế nên một phần nào đó đã làm giảm đi hương vị thơm ngon cho món ăn đã đi vào thơ ca, đã gắn liền với ký ức tuổi thơ của rất nhiều người.

Cách chế biến cá lóc nướng trui

Chế biến cá lóc nướng trui không hề khó nhưng nó cũng đòi hỏi sự khéo tay cũng như kinh nghiệm của người làm bếp.

Cá phải còn sống được rửa sạch, xiên một cành tre tươi dọc theo thân cá rồi cắm ngược đầu cá xuống đất, sử dụng tre tươi sẽ không bị cháy trong quá trình nướng, Rơm được chất đống phủ lên mình cá, nhiều nhất là phần đầu cá, vì đây là phần rất khó chín. Người nướng phải canh lượng rơm vừa đủ để khi vừa cháy hết là cá vừa chín tới, nếu thiếu lửa thì cá sẽ bị sống, ngược lại cá sẽ chín khô, mất nước không ngon.

Cá nướng chín được bày ra trên lá chuối, cạo bỏ phần vảy cháy đen bên ngoài để lộ ra phần da chín vàng ươm thơm nức đầy hấp dẫn.

Cách chế biến cá lóc nướng trui

Rau ăn kèm cá lóc nướng trui

Món ăn này phải thưởng thức với một rổ rau sống tươi ngon. Ngoài các loại rau quen thuộc như xà lách, húng quế, diếp cá tùy theo vùng hoặc theo mùa mà có thêm các loại rau khác như lá cóc, lá sộp, lá sài, quế vị, lá cách, bông điên điển, bông súng… Ngoài ra còn có các nguyên liệu khác như dưa leo, chuối chát, khế chua, giá, bún tươi, bánh tráng… cùng chén nước mắm chua ngọt hoặc chén mắm nêm đậm đà, thơm ngon. Và tất nhiên không thể thiếu một ít bánh hỏi rưới mỡ hành hay bún tươi.

Một miếng bánh tráng mỏng được trải bên dưới, bên trên là các loại rau, bánh hỏi, thêm một miếng thịt cá trắng tinh là đủ để hấp dẫn bạn. Tùy theo sở thích mà bạn có thể chọn nước chấm chua ngọt hay mắm nêm.

Rau ăn kèm cá lóc nướng trui

Vị đậm đà hơi cay của nước chấm, vị thanh mát, thơm nồng của các loại rau cùng phần thịt cá chín mềm, thơm ngọt… tất cả hòa quyện vào nhau đem lại cảm giác ngất ngây cho người ăn. Là một món ăn nổi tiếng nên cá lóc nướng trui được bán nhiều ở các tỉnh Nam bộ, nếu có một lần đặt chân đến đây, bạn đừng quên tìm và thưởng thức món ăn dân dã đầy hấp dẫn này.

Cá lóc ngon nhất là vào đầu mùa mưa, bụng đầy trứng; hoặc ra giêng cá trưởng thành, béo. Chính vì vậy, dù nướng lửa than, lửa rơm hay cách nào cũng ngon tuyệt.

Làng nghề gốm người Khmer Nam bộ

Điểm đặc sắc trong làng nghề gốm Tri Tôn là không dùng bàn xoay hoặc ứng dụng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào. Đơn thuần chỉ bằng tay với kinh nghiệm mang tính bẩm sinh

Đến Tri Tôn, tỉnh An Giang và tận mắt nhìn thấy làng gốm An Thuận của người Khmer, mà tiếng địa phương gọi là sóc Phnom Pi, có nghĩa là vùng đất đồi. Ngoài làm ruộng nước với những kinh nghiệm hàng chục thế kỷ miền sông nước này, người Khmer Nam Bộ còn có nghề dệt vải tơ tằm ở Tịnh Biên, nghề rèn nghề làm xe bò kéo, nghề làm rượu Thốt Nốt và nhiều nghề lâu đời khác.. nhưng độc đáo và mang tính cổ truyền nhất là nghề làm gốm ở Tri Tôn.

Lịch sử địa phương và những phóng sự cách nay hơn một thế kỷ ghi lại: Đến phiên chợ, các địa phương tấp ghe vô bến sông Tri Tôn nhận hàng. Trên bến dưới thuyền, những xe thồ, người gồng gáng chở hàng xuống bến, nồi niêu chất đầy trên các ghe lớn ghe bé. Nghe đâu hàng gốm Tri Tôn không chỉ có mặt ở hầu hết các tỉnh miền Tây mà còn ngược lên Tây Ninh, sang cả Campuchia, đủ sức cạnh tranh với sành sứ truyền thống vốn rất nổi tiếng của quốc gia láng giềng này. Mặt hàng cũng là những đồ gia dụng quen thuộc như nồi niêu, trã, cà ràng (một loại bếp lò), ống khói cho những hộ nấu đường thốt nốt. Gốm Tri Tôn có uy tín và ăn khách suốt nhiều thể kỷ, ngoài kỹ thuật “gia truyền”, tạo dáng bắt mắt, thế mạnh chủ yếu ở chất đất và kỹ thuật nung.

Đất làm gốm được khai thác ở dưới chân ngọn đồi Nam Quy, cách ấp An Thuận chừng hai cây số. Đây là một loại đất sét nhuyễn, mịn, màu xám và theo kinh nghiệm của người làm nghề lâu năm đây là đất thích hợp nhất cho gốm. Ngoài đất sét Nam Quy, không còn nơi nào trong vùng có đất thích hợp để An Thuận làm gốm. Đất mang về được ủ một thời gian sau đó giã mịn, loại bỏ hết sạn, sỏi, tạp chất và làm cho mịn trước khi chế biến. Sau khi đất được sàng lọc kỹ, người thợ trộn với nước theo một tỷ lệ mà chỉ có kinh nghiệm lâu năm mới điều hoà được nước và đất thích hợp sao cho đất dẻo mà không nhão, dính kết mà không khô. Trông thì đơn giản thế, nhưng bí quyết gốm Tri Tôn có lẽ nằm ở trong cái đơn giản mang tính kinh nghiệm nghề nghiệp này đây.
Điểm đặc sắc trong nghề gốm Tri Tôn là không dùng bàn xoay hoặc ứng dụng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào. Đơn thuần chỉ bằng tay với kinh nghiệm mang tính bẩm sinh. Sau khi nhào nặn công phu đất, người thợ đi vòng quanh vật nặn để đắp, bồi, xoa, vuốt. Thoạt đầu là tạo dáng cơ bản, sau đó chỉnh sửa uốn nắn cân đối hình dạng sau cùng là xoa mịn mướt bề mặt, có những mặt hàng cầu kỳ cần tới hoa hình thì dùng bàn in trang trí theo những hoa văn do các nghệ nhân tạo nên. Trong sóc Phnom Pi, hầu như nhà nào cũng nặn nồi, nặn lu, chum vại. Trẻ em đập tơi đất, thanh niên nhào nhuyễn, người kinh nghiệm thì nặn đồ vật. Hầu hết người đang nặn gốm ở trong sân hay sau vườn là phụ nữ. Đó là điều khác với những làng gốm mà tôi đã từng thấy ở những làng gốm phía Bắc. Họ làm chuyên cần, nhẫn nại và đặc biệt là rất ít nói. Thỉnh thoảng nghe rõ tiếng bồm bộp, đắp vỗ vào eo bình của những bàn tay. Còn những ngón tay sần sùi gân guốc thì dẻo quánh xoa vuốt , lướt quanh miệng bình. Những cái vò cái lu đựng nước, không có hình mẫu nào mà hình dáng cứ hiện dần lên, đều tăm tắp. Bốn năm người phụ nữ lặng lễ đắp đất, chuốt eo, nắn miệng bình và bốn năm cái chum như trong một cái khuôn đúc ra. Hỏi bà con về kinh nghiệm. Họ chỉ cười, “mình không biết nói đâu”.

Sau khi hoàn thiện hình dáng, chuốt bóng mặt ngoài và in xong hoa văn, gốm mộc được đem phơi kỹ qua nhiều ngày nắng nỏ rồi mới đưa vào nung. Người Khmer không xây lò. Hàng mộc được xếp lớp lớp trên sân hoặc khu đất phẳng trong vườn nhà , chất rơm đều trên bề mặt, nung cho đến “độ chín” rồi mới qua giai đoạn ủ. Nếu theo quy trình công nghệ, mỗi giai đoạn được tính bằng giờ, lò nung được kiểm tra nhiệt độ, nhưng với người Tri Tôn, tất cả đều thông qua kinh nghiệm. Khi đã qua ủ, gốm hiện lên màu đỏ nhạt, nâu hoặc vàng đậm. Hàng thành phẩm không cần mang đi bán xa. Các thương lái đã quen đường, quen chủ. Họ đến từng sân từng vườn và thường là mua cả lố, chuyên chở ra bến sông, xếp lên ghe. Từng ghe nặng nề nối đuôi nhau rời bến, đến với các chợ miền Tây lục tỉnh. Xét về giá trị kinh tế, ngày nay nghề làm gốm Tri Tôn thu nhập không cao bằng một số ngành nghề khác. Cũng có một số người trong sóc chuyển nghề và một số nữa thì vẫn theo đuổi nghề xưa như một thói quen yêu nghề và muốn giữ lại nét truyền thống của Tổ Tiên. Gần đây có một số chuyên gia văn hoá và lịch sử nước ngoài, số đông là người Nhật đã tìm về Tri Tôn để nghiên cứu, tìm hiểu làng nghề lâu đời này. Bảo tàng văn hoá-dân tộc học của Trung ương và một số địa phương đã sưu tầm và nghiên cứu nghề gốm của người Khmer Nam Bộ, của người Chăm và một số dân tộc anh em khác, coi đây không chỉ là một nghề sinh sống mà là một trong những di sản văn hoá đặc sắc và lâu đời bậc nhất của dân tộc.

Theo mekongdeltaexplorer

Thôi cho tôi xin

Hai ông già đang ngồi hóng mát trong công viên thì một cô gái xinh đẹp có thân hình bốc lửa đi qua.

Một ông ao ước:

– Giá chúng mình bây giờ mới 20 tuổi nhỉ!

Ông kia chép miệng:

– Thôi, thôi, xin ông! Chỉ vì một bóng hồng mà phải tiếp tục quần quật thêm 40 năm nữa mới được lĩnh lương hưu ấy à, tôi xin kiếu!

st

Làng nghề thớt Định An, Đồng Tháp

[vanhoamientay.com] Chiếc thớt đóng vai trò quan trọng, góp phần tạo nên bữa ăn ngon của cả gia đình, để có những chiếc thớt chất lượng ấy cần phải nhắc đến ngôi làng đã làm ra chúng, làng nghề thớt Định An, Đồng Tháp

Nghề làm thớt ấp An Hòa, xã Định An, huyện Lấp Vò hoạt động quanh năm. Hơn 60 năm qua nơi đây đã hình thành một làng chuyên làm thớt gỗ. Đây là một nghề cha truyền con nối.

Khi mới hình thành, thớt ở đây được làm bằng loại cây mù u, một loại gỗ rất chắc thường mọc hoang ven sông, Gỗ mù u là loại gỗ phù hợp nhất để làm thớt vì khi chặt hay băm,… gỗ của thớt mù u không bị băm nát và lưu lại vết đen. Nhưng hiện nay nguyên liệu để làm thớt thường là gỗ cây xà cừ, me.

 Để có được một chiếc thớt, người thợ phải thực hiện nhiều công đoạn như phân đoạn, cắt thớt, lấy mực, ra vóc, đẽo, gọt láng, bào mặt… Những ngày đầu những công đoạn này làm thủ công nên tốn nhiền thời gian mà lại vất vã, hai người chỉ làm được 10 – 15 chiếc thớt/ngày.Từ khi sử dụng các loại máy như máy cưa, máy cắt, bào điện… năng suất tăng lên nhiều lần so với trước.

Có dịp đến thăm làng nghề làm thớt Định An, du khách luôn thấy cảnh nhộn nhịp với tiếng cưa, tiếng đục, tiếng vận hành máy. Người kéo xe, kẻ phơi thớt, với hơn chục hộ hành nghề dọc theo quốc lộ 54.

Theo những người có kinh nghiệm trong làng nghề thớt, để có một chiếc thớt tốt phải chọn loại cây gỗ già , đem sấy hết nhựa mang ra cắt thành từng miếng rồi phơi nắng để không bị mốc.

Dù khó khăn, vất vả nhưng hơn mấy chục năm qua, người dân ấp An Hòa, xã Định An vẫn miệt mài cùng với nghề bởi đây vừa là nghề tạo thu nhập vừa là nghề truyền thống.

Vào những tháng này, khoảng tháng 9 âl con nước rong bắt đầu rút, làng thớt Định An lại bắt đầu nhộn nhịp với tiếng cưa, tiếng đục, tiếng máy. Tất cả đang háo hức chuẩn bị cho ra lò nhiều loại thớt để bạn hàng bỏ mối bán Tết.

Trục quốc lộ 54 chạy dọc theo con sông Hậu có không khí luôn mát mẻ, cảnh vật xanh tươi là tuyến đi rất thích hợp cho tour đạp xe khám phá làng nghề, trải nghiệm cuộc sống yên bình của vùng quê Nam bộ.

Bún nước lèo Sóc Trăng

[vanhoamientay.com] Bún nước lèo Sóc Trăng có ít nhiều khác biệt với một số địa phương lân cận trong vùng. Sang thì tô bún có đủ thứ: cá lóc, tép bạc, heo quay…, đơn giản hơn thì chỉ cần con cá lóc trọng trọng cũng có thể nấu được nồi nước lèo.

Song có hai thứ không thể thiếu là ngải bún và mắm bò hóc. Ngải bún trước đây thường mọc hoang, sau được người ta trồng trong vườn nhà làm gia vị. Ngải bún có tác dụng khử mùi tanh của mắm. Mắm bò hóc được người Khmer làm từ các loại cá đồng trộn với muối và cơm nguội.

Để có được nồi nước lèo ngon phải kiếm con cá lóc đồng tối thiểu trên 0,5kg, được cá có trứng càng hấp dẫn vì nồi nước lèo sẽ nổi váng trứng vàng ươm, bắt mắt. Cá làm sạch, cắt thành hai phần đầu và đuôi: đầu dính với bộ đồ lòng là phần ngon nhất.

Tép bạc hoặc tôm thẻ luộc, bỏ vỏ cứng. Thêm mấy miếng thịt heo quay xắt miếng cỡ lóng tay hoặc chả cá thác lác, cá mè vinh thì tô bún càng ngon miệng. Nước lèo có thể nấu bằng nước dừa tươi để tăng thêm vị ngọt, cho mắm bò hóc vào nồi nước lèo đang sôi.

Ngải bún nướng sơ qua lửa than và gốc sả đập dập thả vô nấu tiếp. Hớt bọt kỹ, đến khi nước trong thả cá làm sạch vào.

Bún nước lèo được ăn kèm với rau muống chẻ, giá sống, bắp chuối bào nhỏ, chuối xắt ghém… thêm ít lá rau húng, rau quế, ớt sừng trâu chín đỏ xắt lát xéo, nước mắm hòn Lại Sơn hay nước mắm Phú Quốc mới đúng điệu và làm tăng hương vị đậm đà. Đây là món ăn thể hiện sự giao thoa cũng là sự sáng tạo văn hóa ẩm thực giữa các dân tộc anh em ở địa phương.

Theo Vietnamnet

Nghề mở khoá – Giữ tròn chữ đạo

Nghề mở khoá, sửa khoá tưởng an nhàn nhưng hoá ra lắm thị phi và cám dỗ. Chỉ cần một thoáng nhận định sai lầm hay loá mắt vì tiền là người thợ mở khoá sẽ bị kẻ xấu lợi dụng tiếp tay làm điều trái đạo. Do đó, ngoài cái tâm trong sáng, người thợ mở khoá còn phải luyện con mắt tinh tường để phân biệt người ngay, kẻ gian.

Nghề mở khoá, sửa khoá tưởng an nhàn nhưng hoá ra lắm thị phi và cám dỗ

Là người thợ mở khoá đầu tiên ở Cà Mau còn theo nghề cho đến bây giờ, ông Trần Văn Xê (Ba Xê), 67 tuổi, tuyên bố rằng, bất cứ loại ổ khoá nào trên đời này ông cũng có thể mở được, kể cả khoá tủ sắt đời mới nhất của ngân hàng hay ô-tô xịn. Tuy nhiên, nghề này thường bị kẻ gian lợi dụng, chỉ cần một chút bất cẩn là trở thành đồng phạm. Chính vì thế mà người thợ sửa khoá rất dè dặt trong truyền nghề, thậm chí khi thấy con, cháu không đứng đắn, chững chạc thì cũng tuyệt đối không truyền nghề.

Giữ đạo nghề là trên hết

Dưới chân cầu Cà Mau (phường 2, TP Cà Mau), có gần chục gian hàng sửa khoá nằm san sát nhau nhưng không hề có cảnh giành giật, gọi mời. Khách hàng vào gian hàng nào, chủ gian hàng đó tiếp. Thậm chí ổ khoá mới quá, họ còn trao đổi với nhau và tìm cách mở. Bởi lẽ, chủ nhân các gian hàng sửa khoá đều là đệ tử của bậc thầy mở khoá Ba Xê.

Kinh tế ngày càng phát triển, của cải ngày càng có giá trị và kéo theo ý thức bảo vệ tài sản của người dân ngày càng cao. Nắm bắt thị hiếu này, nhà sản xuất càng ngày càng nâng cao tính bền vững của ổ khoá. Họ thay thế ruột khoá bằng bi sang thép ống, thép lá; chìa khoá chuyển từ dẹp sang tròn hay trái khế; nguyên liệu sản xuất ổ khoá ngày càng cứng cáp hơn và che chắn đủ chiều theo dạng “chống cưa, chống cắt”. Tuy nhiên, theo ông Ba Xê, cái khó của nghề mở khoá là làm thế nào để giữ được đạo đức nghề nghiệp, không dao động trước đồng tiền mà tiếp tay kẻ xấu. Còn tất cả các ổ khoá dù bền vững đến đâu cũng chế tạo theo nguyên lý sắp xếp bi, thép miếng và mở bằng chìa, nếu có thời gian nghiên cứu thì người thợ vẫn mở được. Thậm chí chìa khoá xe hơi dài gần 10 phân và khoá cửa bằng điện thì người thợ vẫn có cách “trị”.

Vén ống quần Tây để lộ ra chiếc chân giả, ông Ba Xê kể đó là nguyên nhân khiến ông dính với nghiệp thợ sửa khoá. Ông Ba Xê hành nghề mở khoá từ năm 25 tuổi, ngay sau khi bị tai nạn mất 1 chân, bế tắc trong cuộc sống. Học nghề ở Cần Thơ mất 3 tuần, sau lên Sài Gòn nâng cao trình độ ở cửa hiệu khoá Hậu Ký thêm 2 tháng, ông về Cà Mau cùng Tâm Râu và ông Năm Chìa Khoá là 3 người làm nghề mở khoá đầu tiên ở Cà Mau.

Ông Ba Xê tự hào bảo rằng, nhóm của ông đã giữ được nguyên tắc nghề nghiệp cho đến khi 2 người bạn thân giải nghệ và ông cũng tự mãn với bản thân khi chưa lần nào bị đồng tiền cám dỗ.

Bằng nghề này, ông Ba Xê đã nuôi sống vợ con từ 42 năm qua. Các đệ tử của ông, người dốt chữ, người tật nguyền, cùng đường mưu sinh… tính ra đã có vài chục người được ông truyền nghề rồi về lập thân, lập nghiệp, sống thảnh thơi, không lo đói khát. “Mới cho “xuống núi” 1 đệ tử ở Tân Thành, TP Cà Mau. Nó tên Tèo, bị tai nạn giao thông dập nát 1 chân. Số mạng nó giống hệt tôi. Hôm mùng 3 Tết qua đây thăm tôi hào hứng lắm, cho hay đã mở được cái tiệm rồi”, ông khoe.

Hầu như các thợ sửa khoá đều ít nhất 1 lần trong đời gặp kẻ gian yêu cầu mở khoá, làm chìa. Tuỳ theo trường hợp mà từ chối nhưng có điều luật “bất thành văn”, những người thợ sửa khoá mà chúng tôi gặp đều không nhận làm chìa khoá theo mẫu in trên cục bột, sáp ong hay vẽ trên giấy…

Cạm bẫy bủa vây

Dù rất cẩn trọng cũng như không ngừng răn dạy học trò, nhưng gần đây, chính 2 đệ tử của ông Ba Xê vẫn không tránh được tai nạn nghề nghiệp. Họ bị Công an tỉnh mời tới mời lui nhiều lần, diễn đi diễn lại để công an làm hiện trường 1 vụ mở khoá thiếu minh bạch ở phường 4, TP Cà Mau.

Chuyện xảy ra vào tháng 6/2013 khiến thầy trò Ba Xê bị người ta bàn luận xôn xao về đạo đức. Ông Ba Xê kể, ngày hôm đó, ông không ra quản cửa hàng mà giao cho 2 đệ tử tên Khang và Thái. Chiều đó, có người đến kêu hai người họ đi mở két sắt ở phường 4, TP Cà Mau. Ðến nơi, thấy két sắt trong phòng gia chủ, lại có khoảng 5-6 người nhà vừa xem vừa quay phim lại quá trình mở khoá nên 2 anh thợ không một chút mảy may, nghi ngờ. Xong việc, được người ta trả công 400.000 đồng, 2 anh thợ hồ hởi kéo nhau đi nhậu chơi.

Hơn tháng sau, công an đến mời cả hai về điều tra. Ðến lúc này, 2 đệ tử của ông Ba Xê mới ngỡ ngàng khi biết két sắt đó được khiêng về từ nhà người khác. Họ buồn rầu mấy tháng, bị sư phụ gõ đầu trách mắng không giữ nguyên tắc nghề nghiệp. Ông Ba Xê phân tích, lẽ ra trong tình huống đó, đệ tử của ông phải đề nghị mời chính quyền địa phương đến chứng kiến, làm vậy để bảo vệ khách hàng, vừa tránh phiền phức cho mình về sau.

“Có khi nào mấy thằng ăn trộm nhờ ông mở khoá giùm không?”. Không cần suy nghĩ, ông Ba Xê nhìn thẳng vào chúng tôi và nói: “Sao không! Thậm chí tụi nó còn nói thẳng, chia cho tôi bao nhiêu phần trăm trong vụ “nhập nha” đó. Nhưng tôi không bao giờ làm bậy đâu!”.

Ông kể, cách đây 6 năm, có 4 người đàn ông đi xe hơi từ tỉnh Kiên Giang qua thoả hiệp với ông 1 vụ mở két sắt của 1 công ty. Ông Ba Xê được cam kết sẽ có xe hơi đưa về tận nhà và thưởng 100 triệu đồng nếu mở thành công. Ông không do dự mà từ chối ngay tức khắc, bảo cho 1 tỷ đồng cũng không làm. “Bình thường, chẳng có ai bỏ ra số tiền lớn như vậy để nhờ mở khoá cả. Không cần quan sát hay nghĩ ngợi nhiều, nghe qua là biết phi vụ đen tối rồi”, ông Ba Xê quả quyết.

Cách đây hơn 2 tháng, có 1 phụ nữ đẫy đà đến tiệm của ông Ba Xê nói thẳng nhờ giúp mở két sắt để lấy trộm tiền của mẹ chồng, hứa sẽ trọng thưởng. Ông giận run người, đuổi thẳng cô này ra khỏi tiệm của mình lập tức.

Ông Ba Xê cho biết, điều đáng tiếc nhất trong suốt 42 năm làm nghề sửa khoá là nhận lầm 1 học trò nhưng đó lại là người đệ tử mà ông đánh giá sáng dạ nhất. Ðó cũng là người học trò đầu tiên của ông. Anh ta tên Bảo, thường gọi là Một. Chỉ vài hôm theo học, anh ta dường như thuộc hết bí quyết của thầy. Một sáng đẹp trời, khi hai thầy trò đang ngồi ăn sáng thì công an đến còng tay Một đưa đi. Ông Ba Xê ngớ người khi nghe giải thích học trò cưng của ông chính là thủ phạm trong vụ trộm động trời tại tiệm thuốc bắc Bảo An Ðường tối qua. “Nó mở được tất cả cửa trong nhà thuốc này để đồng bọn vơ vét sạch sẽ. Sau khi đãi tôi chầu ăn sáng, nó bị cảnh sát hình sự tóm cổ, ở tù hết 7 năm. Mình rút ruột dạy đạo đức nghề, đứa nào theo được thì ăn nên làm ra, đứa nào phản nghề thì coi như xong đời”, ông Ba Xê đúc kết.

Tự chặt tay vì giúp nhầm kẻ gian

Ông Ba Xê và các lão làng trong nghề thợ khoá Cà Mau vẫn hay ngồi nhắc nhau, nhắc các đệ tử câu chuyện chặt bỏ lóng tay của ông Sáu Khoá ở Cần Thơ. Thời đó, trước năm 1975, ông Sáu Khoá là thợ có tiếng khu vực Hậu Giang. Ông được người đàn ông nhờ đến nhà mở két và được thưởng hậu. Nhưng sau đó, ông bị toà án kết án 6 tháng tù treo vì cái tội đồng phạm với ông chồng trộm cắp tài sản riêng của bà vợ. Khi bị tuyên án xong, ông Sáu Khoá về nhà chặt liền 1 lóng tay ngón trỏ trái để nhớ đời. Ông thề nếu không đủ vợ, đủ chồng thì nhất định phải có công an ông mới mở khoá tủ sắt.


Cần Thơ vào top thành phố có kênh rạch đẹp nhất thế giới

Trang Mysteriousworld vừa liệt kê danh sách những thành phố có kênh rạch đẹp nhất thế giới, trong đó Cần Thơ được ca ngợi là nơi có kênh đào đẹp với chợ nổi và cảnh giao thương tấp nập.

Cần Thơ vào top thành phố có kênh rạch đẹp nhất thế giới

Cần Thơ, Việt Nam

Cần Thơ, một trong những thành phố lớn của Việt Nam, là trung tâm của mạng lưới sông rạch ở đồng bằng sông Cửu Long. Tổng chiều dài giao thông đường thuỷ của thành phố đạt hơn 1.000 km.

Ngoài mạng lưới rộng lớn của các kênh rạch, chợ nổi là điểm thu hút du lịch chính của thành phố Cần Thơ, trong đó phải kể đến chợ nổi Cái Răng. Các thuyền buôn dưới sông cung cấp cho bạn các loại hàng hóa. Tham gia tour du lịch trên chợ nổi là cách tuyệt vời để trải nghiệm miền sông nước và khám phá đời sống văn hoá địa phương nơi đây

Cần Thơ, Việt Nam

Venice, Italy

Venice là thành phố duy nhất nằm trên một nhóm 118 hòn đảo được ngăn cách bởi các kênh đào. Nơi đây có khoảng 179 kênh đào và các hòn đảo được kết nối với nhau thông qua hơn 400 cây cầu. Được mệnh danh là “thành phố kênh đào đẹp nhất hành tinh”, Venice hàng ngày đón hơn 50.000 lượt khách tham quan đến chiêm ngưỡng và khám phá.

Phương tiện giao thông chính ở đây là tàu thuyền, được gọi với cái tên là Gondola. Ngày nay, toàn thành phố có hơn 350 Gondola và hầu hết chuyến du lịch không thiếu vắng hình thức vận chuyển này.

Kênh đào Grand Canal có chiều dài 3.800 m được xem là đường thuỷ chính ở Venice. Ngoài việc ngồi thuyền Gondola thong dong trên Grand Canal và các kênh rạch nhỏ khác, bạn cũng có thể thưởng thức vẻ đẹp hấp dẫn của những cung điện và nhiều toà nhà lịch sử khác.

Venice, Italy

Birmingham, Anh

Với hơn 1,9 triệu cư dân sinh sống, Birmingham là thành phố đông dân thứ hai ở Anh. Bên cạnh sự đông đúc, tấp nập của một đô thị sầm uất, Birmingham còn có nhiều kênh đào đẹp kéo dài hơn 160 km.

Kênh đào đầu tiên của thành phố được mở năm 1769 để kết nối Birmingham với thị trấn Wednesbury. Những hành trình du lịch qua những kênh đào của Birmingham tạo cơ hội ngắm cảnh lý tưởng trong lòng thành phố.

Birmingham, Anh

Giethoorn, Hà Lan

Gietoorn là một ngôi làng kênh đào tuyệt đẹp nằm ở tỉnh Overijssel của Hà Lan. Vùng đất này được ngăn cách bởi những kênh rạch và kết nối bởi 180 cây cầu nhỏ. Nơi đây còn được gọi là “Venice của Hà Lan”. Ngôi làng này “nói không” với xe hơi, vì cách duy nhất để tiếp cận là đi bằng thuyền và xe đạp.

Giethoorn, Hà Lan

Tô Châu, Trung Quốc

Thành phố lịch sử Tô Châu được nhiều người ngưỡng mộ bởi vẻ đẹp của những khu vườn và các kênh đào của nó. 15 kênh đào nhỏ ở đây đan chéo nhau, trong đó có kênh đào dài nhất xấp xỉ Grand Canal ở Venice, Italy, được xây dựng giữa năm 581 và 618. Giống như Grand Canal, kênh đào ở Tô Châu cũng len lỏi qua nhiều nơi đẹp trong lòng thành phố.

Tô Châu, Trung Quốc

Alleppey, Kerala, Ấn Độ

Được mệnh danh là “Venice của phương Đông”, thành phố đẹp như tranh vẽ Alleppey, nằm ở bang Kerala, miền nam Ấn Độ, có một mạng lưới rộng lớn các đầm phá, sông và hồ với chiều dài lên đến 1.500 km.

Vùng nước trũng Vembanad là một trong những phần đẹp nhất của bang Kerala, nằm trong lòng thành phố Alleppey. Ngoài ra, hồ Vembanad rộng lớn với diện tích bề mặt hơn 2.000 km vuông. Cả hai cũng bao gồm một mạng lưới kênh đào.

Bạn có thể thuê nhà thuyền, thuyền tốc độ nhanh để tham quan các kênh đào ở thành phố Alleppey. Bạn sẽ cảm nhận và khám phá được nhiều khía cạnh về văn hoá và vẻ đẹp tự nhiên ngoạn mục ở nơi đây.

Alleppey, Kerala, Ấn Độ

Stockholm, Thụy Điển

Stockholm, thủ đô của Thụy Điển được xây dựng trên 14 hòn đảo xinh đẹp ở hồ Malaren. Các quần đảo rộng lớn ở đây kết nối thành phố với biển Baltic về phía đông. Do đó, chèo thuyền là cách trải nghiệm thú vị để tham quan thành phố.

Các vùng nước ở đây rất sạch sẽ, thích hợp cho bơi lội và câu cá. Stockholm cũng là một trong những thành phố xanh của thế giới với hơn 12 công viên rộng lớn và được biết đến với quá trình thanh lọc chất thải tốt.

Stockholm, Thụy Điển

Bruges, Bỉ

Bruges, thành phố lớn thời trung cổ, nổi tiếng với những con kênh đẹp từ nhiều thế kỷ. Các tuyến đường thuỷ ở Bruges còn được gọi là “Venice của phương Bắc”. Tour du lịch kênh đào là cách tốt nhất để khám phá thành phố này.

Những con kênh đào thơ mộng kết nối với các phần chính của Bruges, do đó bạn có thể tiếp cận bằng nhiều dịch vụ thuyền ở thành phố từ địa điểm khác nhau. Thường mỗi chuyến tham quan kéo dài 30 phút và bạn sẽ có cái nhìn ấn tượng về thành phố cổ này từ trên mặt nước.

Bruges, Bỉ

Bangkok, Thái Lan

Hệ thống kênh rạch là một phần không thể thiếu của thành phố Bangkok từ thế kỷ 18. Các tuyến đường thủy đầu tiên được đào để bảo vệ biên giới.Trong suốt thế kỷ 19, hệ thống kênh ở Bangkok mở rộng nhanh chóng cho thủy lợi và giao thông vận tải. Ngày nay, nhiều trong số những kênh rạch được sử dụng cho mục đích thoát nước. Tuy nhiên vẫn còn những hệ thống kênh đóng một vai trò quan trọng trong việc vận chuyển của đất nước.

Các hệ thống kênh rạch ở Bangkok thường được gọi là Klong. Khlong Saen Saeb là kênh đào còn lại chủ yếu ở thành phố Bangkok với chiều dài 18 km, chạy từ phía đông đến phía tây của thành phố. Đi tàu ở Khlong Saen Saeb là cách tốt nhất để tham quan, ngắm cảnh và tìm hiểu về những địa danh lịch sử và các trung tâm mua sắm.

Các chợ nổi là một phần quan trọng của tuyến đường thủy Bangkok. Nhiều tàu thuyền thương mại đầy màu sắc, buôn bán các mặt hàng địa phương ngay tại các kênh rạch, thực sự tạo cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị. Damnoen Saduak, Amphawa, Taling Chan, Khlong Lạt Mayom, Bang Nam Pheung là năm chợ nổi chính tại thành phố Bangkok.

Bangkok, Thái Lan

Cape Coral, Florida, Mỹ

Thành phố Cape Coral ở Florida được biết đến với chiều dài bờ sông lên đến 640 km. Nó dài hơn hệ thống kênh của bất kỳ thành phố nào khác trên thế giới. Cape Coral có cả hồ nước ngọt và nước mặn. Các kênh nhân tạo của thành phố được đào trở lại vào năm 1970. Hệ thống này cũng cung cấp đủ nước cho thủy lợi và bảo vệ thành phố khỏi lũ.

Cape Coral, Florida, Mỹ
Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!