Có thể bạn quan tâm

Những cây cầu thân quen quanh TP Vĩnh Long

Những chiếc cầu thân quen quanh thành phố Vĩnh Long ngày nào giờ đã được xây lại to hơn, kiên cố hơn, những chiếc cầu nối nhịp bờ vui giúp người dân di lại dễ dàng hơn, đồng thời góp phần nâng tầm diện mạo của TP Vĩnh Long

Thành phố Vĩnh Long có truyền thống lịch sử cách đây từ hơn 300 năm trước, với tên gọi Long Hồ Dinh. Nơi đây sớm hình thành đô thị với cảnh mua bán tấp nập trên bến, dưới thuyền. Hàng hóa chủ yếu là nông sản, hoa quả và các loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Vĩnh Long được công nhận là đô thị loại III vào năm 2007, đầu mối giao thông thuỷ bộ và là một trong những đô thị sinh thái miệt vườn của vùng ĐBSCL

Với sự quan tâm đầu tư của trung ương và của tỉnh, những cây cầu thân thuộc với người dân sống tại Vĩnh long như cầu Lộ , cầu Cái Cá , Cầu Cái Cam , cầu Bình Lữ , cầu Tân Hữu , cầu Vồng , cầu Lầu , cầu Thiềng Đức , cầu Bạch Đằng .. được xây dựng lại to hơn, đẹp hơn để người dân đi lại thuận tiện, đồng thời góp phần nâng tầm diện mạo của TP Vĩnh Long. NSNA Vinh Hiển ghi nhận được những thay đổi này qua góc nhìn đặc biệt từ trên cao…- Báo Vĩnh Long

Cầu Ông Me Lớn nằm trên QL 53 đi về huyện Long Hồ .

Cầu Ông Me Lớn nằm trên QL 53 đi về huyện Long Hồ .

Cầu Vồng vừa được khánh thành năm 2014, nối liền Phường 8 và Phường 3 thay thế cây cầu cũ già nua và xuống cấp

Cầu Vồng vừa được khánh thành năm 2014

Cầu Tân Hữu nối từ đường Nguyễn Huệ (Phường 2) qua đường Đinh Tiên Hoàng (Phường 8) được xây dựng song lập rộng rãi tránh đươc ùn tắc giao thông thường xuyên của những năm trước

Cầu Tân Hữu nối từ đường Nguyễn Huệ

Cầu Hưng Đạo Vương nối liền từ Phường 1 qua đường Trần Đại Nghĩa thuộc Phường 4 ( bên trái ảnh là cầu Lầu và cầu Thiềng đức)

Cầu Hưng Đạo Vương

Mang dáng dấp cầu Mỹ thuận thu nhỏ, cầu Bạch Đằng nối liền Phường 5 và Phường 1 (chợ Vĩnh long) tạo điều kiện rất thuận lợi cho người dân khu vực này.

Cầu Mỹ thuận thu nhỏ

Cầu Thiềng Đức đã được xây mới rộng rãi thay cây cầu sắt lót sàn cầu bằng gỗ nối từ Phường 1 qua Phường 5

Cầu Thiềng Đức

Cầu Cái Cá nằm trên con đường một chiều đi từ Phường 1 về Phường 2 nối liền đường Tô Thị Huỳnh và đường Lưu Văn Liệt

Cầu Cái Cá

Cầu Lộ nối liền Phường 1 và Phường 2. Theo nhiều người sống tại Vĩnh long qua nhiều lần trùng tu, cây cầu còn nguyên thủy kiến trúc ban đầu với các trụ đèn xây hài hòa hai bên thành cầu .

Cầu Lộ nối liền Phường 1 và Phường 2

Cầu Cái Cam nối liền xã Trường An và Phường 9, TP Vĩnh Long

Cầu Cái Cam nối liền xã Trường An và Phường 9, TP Vĩnh Long

Khám phá Mũi Cà Mau

[vanhoamientay.com] Đến Mũi Cà Mau du khách sẽ được ngắm nhìn vẻ đẹp hùng vĩ của rừng, bao la của biển cả.  Đây là nơi duy nhất trên đất liền Việt Nam du khách thấy mặt trời mọc trên phía Đông và lặn ở phía Tây

Mũi Cà Mau như một vòng cung, mỗi năm phù xa theo những con sông đổ về lắng tụ đã tạo nên các bãi bồi dài khoảng 100m, rộng hàng trăm ha dọc theo phía Đông và phía Tây. như một hiện tượng tự nhiên, hàng năm mở rộng diện tích ra biển tới vài trăm hecta.

Cây Mắm, cây Bần, cây Đước cứ theo thế mà phát triển mở rộng dần diện tích rừng ngập mặn đem lại nguồn lợi to lớn về tôm cá và nhiều loại thủy sinh khác. Nằm sâu trên đất liền là các loại rừng ngập nước với rừng tràm và các trảng cỏ ngập nước theo mùa.

Nơi địa đầu tổ quốc mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị, hoang dã mà không phải nơi đâu cũng có.

Để đến Mũi Cà Mau, bạn phải dùng canô siêu tốc để được phiêu lưu qua sông Cửa Lớn, cồn Ông Trang, rừng U Minh và vườn quốc gia Mũi Cà Mau. Trong đó, cồn Ông Trang nổi bật với những cồn cát được cây mắm bao phủ một màu xanh biêng biếc, trông xa như những bức tranh thủy mặc giữa bầu trời nước bao la. Bãi bồi phía Tây Mũi Cà Mau gắn liền với cồn Ông Trang. Tại đây, hàng năm đất được bồi lấn ra biển từ 50 đến 80m. Mỗi khi mùa đông đến, hàng đàn chim từ phương Bắc lạnh giá sẽ dừng chân tại đây tìm thức ăn trước khi hành trình về châu Úc xa xôi.

Không những vậy, du khách được thưởng thức đặc sản tươi ngon còn mặn mùi phù sa như hàu, sò huyết, sò lông, vọp, ốc len, tôm, cua, ghẹ,… vừa trải lòng với các bài ca vọng cổ đằm thắm, sâu lắng đi vào lòng người, mạng đậm nét văn hóa truyền thống Đồng Bằng Nam Bộ

Những ai đam mê khám phá sẽ bị mê hoặc bởi vườn quốc gia Mũi Cà – rừng Amazon thứ hai của thế giới. Sau khi chinh phục Vọng Hải Đài cao 20,5m, bạn sẽ  bị choáng ngợp bởi khu vườn rộng hơn 41.800ha này. Quan sát kỹ, bạn sẽ tìm được những loài động vật quý hiếm như: bồ nông chân xám, giang sen, rái cá, cầy giông đốm lớn, các loại rùa quý và hàng trăm loài thuỷ sản, thực vật, lưỡng cư đang được bảo tồn.

Vườn quốc gia Mũi Cà Mau là một vùng đất ngập mặn có hệ sinh thái rất đa dạng, nơi tiếp giáp giữa rừng đước và rừng tràm.Với 239 loài thực vật cổ rừng tràm và rừng ngập mặn, 36 loài thú thuộc 17 họ, 194 loài chim, 260 loài cá và nhiều loài lưỡng cư, bò sát, trong số đó có những loài quý hiếm như: khỉ đuôi dài, rái cá lông mượt, mèo cá, sóc chuột lửa, cá sấu hoa cà, rùa, kỳ đà hoa, trăn gấm…

Băng Tâm tổng hợp

Làng nghề thớt Định An, Đồng Tháp

[vanhoamientay.com] Chiếc thớt đóng vai trò quan trọng, góp phần tạo nên bữa ăn ngon của cả gia đình, để có những chiếc thớt chất lượng ấy cần phải nhắc đến ngôi làng đã làm ra chúng, làng nghề thớt Định An, Đồng Tháp

Nghề làm thớt ấp An Hòa, xã Định An, huyện Lấp Vò hoạt động quanh năm. Hơn 60 năm qua nơi đây đã hình thành một làng chuyên làm thớt gỗ. Đây là một nghề cha truyền con nối.

Khi mới hình thành, thớt ở đây được làm bằng loại cây mù u, một loại gỗ rất chắc thường mọc hoang ven sông, Gỗ mù u là loại gỗ phù hợp nhất để làm thớt vì khi chặt hay băm,… gỗ của thớt mù u không bị băm nát và lưu lại vết đen. Nhưng hiện nay nguyên liệu để làm thớt thường là gỗ cây xà cừ, me.

 Để có được một chiếc thớt, người thợ phải thực hiện nhiều công đoạn như phân đoạn, cắt thớt, lấy mực, ra vóc, đẽo, gọt láng, bào mặt… Những ngày đầu những công đoạn này làm thủ công nên tốn nhiền thời gian mà lại vất vã, hai người chỉ làm được 10 – 15 chiếc thớt/ngày.Từ khi sử dụng các loại máy như máy cưa, máy cắt, bào điện… năng suất tăng lên nhiều lần so với trước.

Có dịp đến thăm làng nghề làm thớt Định An, du khách luôn thấy cảnh nhộn nhịp với tiếng cưa, tiếng đục, tiếng vận hành máy. Người kéo xe, kẻ phơi thớt, với hơn chục hộ hành nghề dọc theo quốc lộ 54.

Theo những người có kinh nghiệm trong làng nghề thớt, để có một chiếc thớt tốt phải chọn loại cây gỗ già , đem sấy hết nhựa mang ra cắt thành từng miếng rồi phơi nắng để không bị mốc.

Dù khó khăn, vất vả nhưng hơn mấy chục năm qua, người dân ấp An Hòa, xã Định An vẫn miệt mài cùng với nghề bởi đây vừa là nghề tạo thu nhập vừa là nghề truyền thống.

Vào những tháng này, khoảng tháng 9 âl con nước rong bắt đầu rút, làng thớt Định An lại bắt đầu nhộn nhịp với tiếng cưa, tiếng đục, tiếng máy. Tất cả đang háo hức chuẩn bị cho ra lò nhiều loại thớt để bạn hàng bỏ mối bán Tết.

Trục quốc lộ 54 chạy dọc theo con sông Hậu có không khí luôn mát mẻ, cảnh vật xanh tươi là tuyến đi rất thích hợp cho tour đạp xe khám phá làng nghề, trải nghiệm cuộc sống yên bình của vùng quê Nam bộ.

Tục thờ Thông Thiên

Tục thờ Thông Thiên là một tính ngưỡng thờ Trời phổ biến ở miền Nam nước ta. Theo tín ngưỡng dan gian, Trời được xếp trước phật trong các đối tượng được thờ, theo thứ tự “Trời – Phật – Thánh – Thần”, nên việc thờ Trời là việc đầu tiên của mỗi người, mỗi nhà.

Từ trước năm 1975, ở các vùng quê Nam Bộ, hầu như nhà nào cũng có đặt một bàn thờ Thông Thiên trước nhà (nhiều khi gọi là bàn thờ Ông Thiên). Bàn thờ thường được làm bằng gỗ đơn sơ, gồm một cây cột cao khoảng 1,5 m, phía trên đặt một tấm ván hình vuông, mỗi cạnh dài khoảng 0,4 m, khá giả thì đổ cột bê-tông và dán gạch men. Trên bàn thờ lúc nào cũng có một lư hương và mấy ly nước mưa (loại ly nhỏ uống trà).

Vào những ngày quan trọng như mồng một, ngày rằm thì có thêm hai chén đựng gạo, muối và mấy dĩa hoa quả. Hằng ngày, vào lúc chập tối, chủ nhà đốt một nén nhang, chắp tay đứng trước bàn thờ khấn vái, cầu Trời ban phước lành, sức khỏe, bình an… hy vọng qua làn khói nhang tỏa lên Trời mang theo những lời cầu khẩn của gia chủ, để nguyện vọng được “thông” đến Trời (thông thiên), để Trời phù hộ cho người thân và gia đình mình.

Bàn thờ Thông Thiên là nơi nối kết tâm linh giữa con người với Trời, với tổ tiên, nơi giữ mối liên hệ giữa Trời và Đất, giữa người sống và người đã khuất. Điều này thể hiện bằng việc thắp nhang thường xuyên mỗi ngày, vào lúc chập tối – là thời điểm giao nhau giữa ngày và đêm, nén nhang được cắm trên lư hương – nơi ở giữa Trời và Đất.

Hình thức thờ Trời cũng được thực hiện trong nhiều tôn giáo xuất hiện ở miền Nam. Đạo Cao Đài thờ Thiên Nhãn, có nghĩa là “mắt của Trời”, với biểu tượng hình một con mắt, tượng trưng cho Thượng Đế toàn năng, thấu rõ tất cả những hành vi của con người. Đạo Hòa Hảo ngoài việc thờ Cửu Huyền Thất Tổ và các anh hùng liệt sĩ có công với đất nước, mỗi gia đình tín đồ còn có một bàn thờ Thông Thiên trước sân nhà để tưởng nhớ Trời Đất.

Đối với người nông dân, ông Trời được xem là đối tượng có tài năng, có phép màu và có lòng từ bi để cứu giúp con người, nên mỗi khi gặp tai nạn thì “cầu Trời, khẩn Phật” để cho “tai qua, nạn khỏi”. Trời có khi lại hữu hình, và cũng đồng dạng với con người nên được gọi là “Ông”,

ông Trời có mắt:

Trời ơi ngó xuống mà coi.

Vợ tôi nó đánh bằng roi trâm bầu” (ca dao)

và cũng có tai

Ai ơi chớ có ăn lời.

Bụt kia có mắt, ông Trời có tai” (ca dao)

Và ông Trời là người có trách nhiệm nên người ta tin rằng “Trời sinh voi, Trời sinh cỏ”, “Trời sinh, Trời dưỡng”, “Trời không phụ lòng người”.

Như vậy, ông Trời từ một “đấng siêu nhiên” đã đi vào nhà người nông dân Nam Bộ, thấu hiểu tâm tư, tình cảm, chứng kiến những vui buồn, thấy được những khó khăn, vất vả của người nông dân và sẵn sàng ra tay cứu giúp. Ông Trời trở nên gần gũi như ông bà, cha mẹ, như người thân trong gia đình, nên việc thờ Trời là hết sức bình thường, hết sức tự nhiên.

Người Nam Bộ vốn chất phác và phóng khoáng trong cuộc sống và sinh hoạt nên sự hỗn dung trong việc thờ tự cũng được biểu hiện rõ nét. Người ta dễ nhận thấy nhiều bàn thờ Thông Thiên đôi khi còn có kết hợp thờ ông Tà bên cạnh, có khi là mấy hòn đá đặt bên cạnh lư hương, có khi là một góc nhỏ dưới chân bàn thờ Thông Thiên. Gặp ngày giỗ ông bà, hoặc ngày lễ, ngày Tết, cúng tổ nghề, tổ nghiệp… người ta cũng kết hợp luôn để cúng “ông Trời”.

Nếu trong nhà có một mâm cơm cúng thì trên bàn thờ Thông Thiên cũng có lễ vật, hoặc là hoa quả, hoặc dĩa xôi, có khi rượu thịt. Ngày tất niên, gia đình nào cũng có mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ Thông Thiên, hoặc trái dưa hấu tròn đầy đặn để cúng Trời, cầu nguyện cho sự sung túc cả năm.

Hiện nay, nhiều địa phương ở Nam Bộ vẫn còn giữ tục lệ này, nhất là những vùng nông thôn. Quan sát bàn thờ Thông Thiên có thể nhận thấy sự mộc mạc, giản dị và chân thành của người dân đất phương Nam. Tuy nhiên, ẩn sâu trong đó là triết âm – dương đã tồn tại qua hàng ngàn năm với biểu tượng vuông – tròn vốn hiện hữu lâu đời trong tâm thức của người Lạc Việt.

Bàn thờ hình vuông tượng trưng cho đất (thuộc âm), lư hương hình tròn tượng trưng cho Trời (thuộc dương). Khát khao vươn đến sự hoàn hảo của người phương Nam được thể hiện thường trực hằng ngày qua hình ảnh bàn thờ Thông Thiên: có vuông – có tròn, có âm – có dương.

Theo Cà Mau Online
Bún nước lèo Sóc Trăng

Bún nước lèo Sóc Trăng

Đi xa có nhớ quê nghèo
Nhớ bún nước lèo, nhớ mắm Ba Xuyên.

Bún nước lèo Sóc Trăng có ít nhiều khác biệt với một số địa phương lân cận trong vùng. Sang thì tô bún có đủ thứ: cá lóc, tép bạc, heo quay…, đơn giản hơn thì chỉ cần con cá lóc trọng trọng cũng có thể nấu được nồi nước lèo.

Bún nước lèo Sóc Trăng

Song có hai thứ không thể thiếu là ngải bún và mắm bò hóc. Ngải bún trước đây thường mọc hoang, sau được người ta trồng trong vườn nhà làm gia vị. Ngải bún có tác dụng khử mùi tanh của mắm. Mắm bò hóc được người Khmer làm từ các loại cá đồng trộn với muối và cơm nguội.

Để có được nồi nước lèo ngon phải kiếm con cá lóc đồng tối thiểu trên 0,5kg, được cá có trứng càng hấp dẫn vì nồi nước lèo sẽ nổi váng trứng vàng ươm, bắt mắt. Cá làm sạch, cắt thành hai phần đầu và đuôi: đầu dính với bộ đồ lòng là phần ngon nhất.

Tép bạc hoặc tôm thẻ luộc, bỏ vỏ cứng. Thêm mấy miếng thịt heo quay xắt miếng cỡ lóng tay hoặc chả cá thác lác, cá mè vinh thì tô bún càng ngon miệng. Nước lèo có thể nấu bằng nước dừa tươi để tăng thêm vị ngọt, cho mắm bò hóc vào nồi nước lèo đang sôi.

Bún nước lèo Sóc Trăng

Ngải bún nướng sơ qua lửa than và gốc sả đập dập thả vô nấu tiếp. Hớt bọt kỹ, đến khi nước trong thả cá làm sạch vào.

Bún nước lèo được ăn kèm với rau muống chẻ, giá sống, bắp chuối bào nhỏ, chuối xắt ghém… thêm ít lá rau húng, rau quế, ớt sừng trâu chín đỏ xắt lát xéo, nước mắm hòn Lại Sơn hay nước mắm Phú Quốc mới đúng điệu và làm tăng hương vị đậm đà. Đây là món ăn thể hiện sự giao thoa cũng là sự sáng tạo văn hóa ẩm thực giữa các dân tộc anh em ở địa phương.


Ngon lạ với gỏi củ hũ dừa

[vanhoamientay.com] Gỏi củ hũ dừa có vị chua ngọt vừa ăn, hợp khẩu vị cả gia đình. Đây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Củ hũ dừa thường được chế biến làm thức ăn và thanh đạm vì ít béo.

Bến Tre được nhắc đến là thiên đường của dừa, đi đâu ta cũng thấy rợp bóng dừa. Có lẽ chính bởi điều này mà người dân nơi đây khi chế biến món ăn thường bỏ dừa vào để tăng thêm hương vị thanh ngọt và béo cho món ăn. Trong đó gỏi củ hũ dừa được coi là món ăn đặc biệt hấp dẫn và thơm ngon khiến thực khách không khỏi nao lòng khi thưởng thức.

Chúng ta vẫn thường biết cây dừa là một trong những cây trồng được khai thác sử dụng triệt để từ gốc đến ngọn như: quả dừa, lá dừa, thân dừa, sọ dừa, vỏ quả dừa, sơ dừa… Trong đó củ hũ dừa thường được người dân chế biến nhiều món ăn khác nhau như kho, xào, tuy nhiên trộn gỏi vẫn là món ăn khiến nhiều người thích thú và muốn thưởng thức nhất. Bởi lẽ khi trộn gỏi củ hũ dừa còn giữ nguyên được vị thanh ngọt, mang đến cảm giác rất vui miệng khi thưởng thức tạo nên cảm giác thèm ăn cho thực khách.

Vậy củ hũ dừa là gì? Củ hũ dừa thật ra là phần búp non nhất nằm giữa ngọn cây dừa. Mỗi cây dừa chỉ có một củ hũ dừa. Phía ngoài củ hũ dừa được bọc bằng một lớp mo xơ, bên trong là phần trắng, non và ngọt nhất.
Gỏi cổ hủ dừa đúng điệu thường có đủ tôm sú bóc nõn, thịt ba chỉ, tai heo thái mỏng, củ hũ dừa bào mỏng, rau răm, hành tây, đậu phộng rang giòn… Tất cả trộn đều lên cùng với các loại gia vị tạo thành một đĩa gỏi củ hũ dừa tôm thịt đầy màu sắc, đậm đà hương vị khó quên. Đi kèm với món gỏi này bao giờ cũng có thêm chén nước mắm chua ngọt và những chiếc bánh phồng tôm giòn tan, béo ngậy.

Gỏi củ hũ dừa được đánh giá là một món ăn thơm ngon, hấp dẫn khiến thực khách cảm thấy ngon miệng và thích thú khi thưởng thức. Đặc biệt cái vị thanh ngọt của món ăn còn khiến cho các thực khách không khỏi nao lòng. Món ăn này có mặt ở nhiều quán ăn, tuy nhiên bạn phải lựa chọn ra quán quen để có được đĩa gỏi tươi mới và hấp dẫn nhất.

Củ hũ dừa nghe qua thì thấy lạ nhưng khi thưởng thức chắc chắn người ăn sẽ cảm thấy thật tuyệt vời. Cái vị thanh mát của củ hũ dừa kết với vị ngọt của tôm, vị béo của thịt, giòn giòn của lỗ tai heo ăn kèm với nước mắm chua ngọt và một ít bánh phồng mới ngon làm sao.

Theo kinhdo20nam

Bánh Khọt – Món ăn đậm vị miền Tây

Bánh khọt là một loại bánh làm từ bột gạo khá phổ biến ở miền tây, là món ăn ngon hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Bánh khọt mang đậm hương vị miền Tây

Bánh khọt là loại bánh có từ lâu đời, có mặt ở khắp đất nước, thế nhưng mỗi vùng lại có cách làm bánh khọt khác nhau, mang đậm hương vị của từng vùng.

Bánh khọt có hình tròn giống như bánh bèo, nhưng làm chín bằng cách chiên trong khuôn có dầu tương tự bánh xèo. Công đoạn pha bột là vô cùng quan trọng vì nước nhiều bột sẽ dễ vỡ trong quá trình chiên, nếu thiếu nước bánh sẽ bị cứng không còn độ dai.

Sau đây là cách làm bánh khọt mang đậm hương vị miền tây của người Cần Thơ:

Nguyên liệu:

– Bột gạo: 1kg
– Bột nghệ: 100gr
– Thịt nạc xay: 400gr
– Tôm tươi: 300gr
– Trứng vịt: 3 quả
– Dừa nạo: 500gr
– Đậu xanh hấp chín: 300gr
– Cà rốt, củ cải trắng: mỗi loại 1 củ
– Hành lá, hành tây, hành tím
– Tiêu, đường, muối, bột ngọt
– Chanh, ớt, nước mắm
– Rau sống: cải xanh, xà lách, rau sống, rau thơm cá.

Bánh khọt chuẩn miền Tây

Cách làm bánh khọt chuẩn miền tây:

* Sơ chế:

+ Khuôn bánh khọt nếu mới mua về thì nên xử lý qua bằng cách cho khuôn lên bếp để nóng, thoa dầu ăn xung quanh khuôn liên tục 5-10 phút, nhờ thế khi đổ bột bánh thì bột sẽ không bị dính trong khuôn. Sử dụng ít vải mùng quấn quanh chiếc đũa dùng để thoa dầu ăn mỗi khi đỗ bánh.

Nguyên liệu sơ chế bánh khọt

+ 500gr dừa nạo vắt lấy nước cốt 500ml (1/5 cho vào hỗn hợp nhân, 4/5 còn lại cho vào bột bánh). Tôm tươi làm sạch cắt hạt lựu hoặc khoanh tròn.
+ Cà rốt và của cái trắng cắt sợi mỏng, bóp với ít muối, rửa sạch, vắt cho ráo. Đậu xanh để vỏ hay bỏ vỏ tùy ý thích, đem luộc vừa chín. Hành tây cắt hạt lựu. Hành tím thái mỏng. Hành lá xắt khúc nữa phân.

* Các bước thực hiện:

 Bước 1:

Trộn bột bánh bèo, hành lá, trứng, 400ml nước cốt dừa vào trong nước ấm. Khuấy đều để bột không bị vón cục, để nguyên bột nghĩ khoảng 15 phút.

Bước 2:

Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, phi thơm hành tím, sau đó cho thịt nạc dăm, tôm tươi, đậu xanh hấp chín tới, hành tây vào xào sơ qua, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi cho thêm nước cốt dừa, trộn đều.

Bước 3:

Đặt khuôn bánh lên bếp, tráng dầu ăn vào từng khuôn sau đó đổ bột vào, cho nhân vào giữa rồi đậy nắp vung lại.
Khi thấy bánh trở vàng, nhân màu nâu đỏ, hành lá trong mỡ dầu bám vào tạo thành màu vàng xanh thì bánh chín, nhanh tay lấy bánh ra khỏi khuôn.

cach_lam_banh_khot_thumnail_5c73ba493d

Bước 4:

Bánh Khọt cũng không thể thiếu đồ ăn kèm và nước chấm. Món ăn kèm với bánh Khọt tùy từng địa phương mà khác nhau: có nơi là dưa leo muối, có nơi là rau thơm, xà lách…
Nước chấm trong món bánh Khọt là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hương vị. Cái này tùy vào từng người pha chế và cũng tạo nên đặc trưng riêng cho từng quán ăn.

Làm nước chấm giã nhuyễn tỏi, ớt, đỗ đường vào nước và khuấy đường cho tan hết. Cho thêm nước cốt chanh, nước mắm, tỏi, ớt vào khuấy đều.
Bánh Khọt ngon phải là những chiếc bánh vừa giòn vừa dai. Còn tôm lột và hành lá làm tăng thêm hương vị và dinh dưỡng cho món bánh.

Cắn miếng bánh Khọt vàng ươm, cảm nhận hương vị bột gạo nguyên chất, thấy cái béo ngậy của dầu mỡ thấm lên vỏ bánh, mùi hành lá, vị đậm đà của tôm lột,

Không gì tuyệt bằng thưởng thức món bánh Khọt, trong buổi chiều với cơn gió nhè nhẹ mang vị dân dã của miền Tây.

Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!