Có thể bạn quan tâm

Cây lộc vừng – từ quê ra phố

Tuổi thơ tôi trải dài theo những nhánh sông quê, trải dài theo những cây lộc vừng mộc hoang bên triền đê lộng gió, thời đó tôi chẳng biết cây lộc vừng có tên đẹp thế. Tụi nhỏ xóm tôi vẫn gọi cái tên thân quen là cây Chiếc

Cây lộc vừng – từ quê ra phố

Tôi vẫn tự hỏi tại sao loại cây mọc hoang mà có hoa đẹp kiêu kỳ đến vậy, cánh hoa trắng tinh khôi, nở thành chùm.

Nhớ khi xưa, vào độ tháng 2 âm lịch, khi cây lộc vừng bung nở lá non, người dân quê tôi vẫn hái ăn kèm với cá kho, hay gói bánh xèo, vị chan chát của lá làm bữa ăn thêm lạ miệng, lá lộc vừng non có màu tím, bóng và mọng nước. Cũng nhờ thế, nơi đồng quê xa xôi, thức ăn thiếu thốn, những người lao động có thêm sức sau những bữa cơm ngon với rau rừng.

Hoa cây lộc vừng

Cũng có những món ăn được chế biến cầu kỳ hơn, lá lộc vừng non làm gỏi trộn với chanh, đậu phộng . Vì lá non có vị hơi chát nên mỗi khi lộc vừng ra lá, trở thành cái cớ để các mẹ đổ bánh xèo, làm làm món ngon ăn cùng lá.

Lộc vừng có hai loại, hoa màu trắng và hoa màu đỏ, loại cây có hoa màu trắng có hoa to hơn. Tuy nhiêu, loại hoa nào cũng có vẻ đẹp kiêu kỳ đáng tự hào của chúng.

Cây lộc vừng – từ quê ra phố

Bây giờ khi đời sống phát triển hơn, người ta vẫn dần ít ăn dần loại lá ngon một thời này. Không cần ra tận đồng xa hay lên rừng nữa, từ thành phố đến nông thôn có thể đâu đâu ta cũng thấy cây lộc vừng đứng trong sân nhà như một biểu tượng của sự mai mắn, sung túc.

Cây lộc vừng – từ quê ra phố

Tuy bị “thuần dưỡng” nhưng đến mùa lộc vừng vẫn thay lá, vẫn cho những đọt non. Nhìn lộc vừng trổ lá non, tôi nhớ về một thời tuổi nhỏ từng băng đồng chăn bò, làm đồng; nhớ về những bữa cơm giữa đồng lúc trời nắng chang chang hay mưa như trút, chỉ có cơm nguội muối vừng và lá cây lộc vừng non; nhớ mẹ tôi với dáng vóc lưng còng, nắm lá lộc vừng trên tay loay hoay chuẩn bị bữa ăn và miệng cứ khen ngon tấm tắc…

Quảng cáo

Cháo nhộng ong, đậm đà hương vị thôn quê

[vanhoamientay.com] Món cháo nhộng ong nấu với nước cốt dừa được cho là ngon nhất, vị béo ngọt của nhộng ong, với vị béo ngậy của nước cốt dừa không lẫn với bất kỳ món nào trên cõi đời, đôi khi có tiền cũng không thể mua được.

Những ai từng ở thôn quê, từng bắt gặp tổ ong vò vẽ chắc không quên về những trò tinh nghịch của mình lúc nhỏ. Cái tính phá phách của trẻ con khi gặp tổ ong vò vẽ là muốn chọc phá trong sự hồi hộp lẫn thích thú hay chạy theo chân Cha đi đốt tổ ong mang về nấu cháo khuya. Và chắc cũng không ít người bị ong chích đau, để mà nhớ mãi kỷ niệm tuổi thơ của mình. Khi lớn khôn, dù có đi đâu cũng luôn nhớ về đất đai quê nhà. Nhớ loài ong chích rất đau,  nhớ nồi cháo nhộng ong khuya quá ngọt ngào.

Ở miệt vườn hoặc ở những khu rừng có nhiều loài ong như ong vàng, ong bắp cày… nhưng nhắc đến ong vò vẽ thì nhiều người tỏ ra khá “ngán” vì loại ong này dữ và khá độc. Tuy vậy, nhộng con của ong vò vẽ rất ngon và bổ dưỡng, nhất là cháo nhộng ong vò vẽ.

Nhộng ong gần giống như nhộng tầm nhưng nhỏ hơn, thường có màu trắng sữa, đây là món ăn thường chỉ xuất hiện khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8 vì đây là thời gian ong làm tỗ.

Phát hiện tổ ong vò vẽ, người ta quan sát độ lớn của tổ ong để ước chừng có bao nhiêu tầng chứa ong non, quyết định lúc nào lấy tổ cho thích hợp.

Người thợ chuẩn bị cây rọi dài bằng cây tre hay cây tầm vong còn tươi để khi đốt có độ nghiêng, tránh ong rớt ngay trên đầu. Đầu cây rọi quấn giẽ khô tẩm dầu lửa hoặc xăng được buộc một cách chắc chắn vì đốt tổ ong phải kéo dài từ 5-7 phút. Người thợ đốt tổ ong cho ong thợ bị cháy cánh rớt xuống hoặc bay đi hết mới gỡ tổ ong, lấy nhộng mang về.

Đem tổ ong về bẻ ra từng giề để lấy nhộng và ong non. Những con nhộng non thường phủ một lớp mày khá dẽo. Khi gở hết lớp mày này là lúc thích nhất vì đây là thời khắc biết nhộng nhiều ít thế nào. Những con nhộng no tròn, mập ú và béo nhậy, đem nấu cháo thì ngon tuyệt.

Có đến 4 loại nhộng ong gồm nhộng thật non, nhộng trưởng thành, nhộng đã có chân thành hình một chú ong nhưng vẫn trắng và nhộng có màu vàng ngà. 4 loại nhộng này đều ăn được, nhưng nhộng thật non trong bụng còn một khúc ruột đen, người ta phải đem trụn nước sôi cho phần sữa trong bụng săn lại. Sau đó, ngắt đít nhộng kéo phần ruột đen ra ngoài.

Không những ngon bỗ mà món cháo này còn ngon ở một ý nghĩa khác đó chính không khí sum hợp gia đình, nấu món cháo nhộng ong này thường vào ban đêm, mỗi người một việc thật vui. Người làm ong, người nấu cháo, người nạo dừa.

Nước cốt đầu để riêng, chờ khi nấu xong nồi cháo mới đổ vào. Còn nước cốt dão cho vào nấu chung với gạo và chờ cho cháo thật nhừ. Nhộng ong đã làm sạch chỉ cần phi hành cho thơm và xào xơ, nêm thêm bột ngọt, một ít nước mắm ngon là cho vào nồi cháo. Lúc này người ta mới cho nước cốt đầu vào, tiêu, hành lá xác nhuyễn và mêm nếm lại là xong.

Muốn cho bữa cháo ong vò vẽ ngon miệng hơn người ta chừa lại một phần nhộng ong để xào với gốc hành. Món này ăn chung với cháo và làm như thế mới thưởng thức được hương vị nguyên bản nhất của nhộng ong vò vẽ.

Món cháo nhộng ong nấu với nước cốt dừa được cho là ngon nhất và ai ai cũng thích, cháo ăn cùng rau cải trời, rau má hái trong vườn, một chén nước mắm non dầm ớt. Những người thợ đốt ong sau khi trải qua giai đoạn mệt nhọc, húp chén cháo nhộng nóng hổi, béo béo thật sảng khoái. Vị béo ngọt của nhộng ong cộng với vị béo ngậy của nước cốt dừa đặc trưng không lẫn với bất kỳ món nào trên cõi đời. Những chén cháo nhộng ong vò vẽ ngon, bổ dưỡng rất riêng chỉ có ở miệt vườn, món ăn của ông cha từ thời kỳ khai hoang, đôi khi người có tiền cũng không mua được.

 Băng Tâm tổng hợp

Ẩm thực miền Tây

Do đặc điểm địa hình và sinh hoạt kinh tế, ẩm thực miền Tây đã được định hình theo nền văn minh sông nước, ở đó nguồn lương thực – thực phẩm chính là lúa, cá và rau quả

Miền Tây vùng đất của những con người chân chất, mộc mạc và giản đơn. Có lẽ cũng chính tính cách cởi mở và dung hòa của con người nơi đây đã mang đến màu sắc ẩm thực miền tây dung hòa vô cùng đa dạng cho vùng đất này. Khám phá về ẩm thực miền Tây luôn luôn là đề tài thu hút và nhận được rất nhiều sự quan tâm của con người.

Ẩm thực là tiếng dùng khái quát nói về việc ăn và uống. Văn hóa ẩm thực bao gồm cả cách chế biến, bày biện và thưởng thức từng món ăn, thức uống, từ đơn giản, đạm bạc đến cầu kỳ mỹ vị. Vậy điều gì đã tạo nên văn hóa ẩm thực của miền Tây?

Có thể nói trước tiên chính điều kiện tự nhiên sông nước đã tác động mạnh đến văn hóa ẩm thực nơi đây. Con người tận dụng những thứ có sẵn trong tự nhiên như: cá, tôm, rắn, cua, rùa, ếch…để chế biến thành những món ăn mang đậm dấu ấn của vùng quê này.

Bên cạnh đó, từ những thứ có sẵn trong tự nhiên người Nam Bộ còn không ngừng gieo trồng những giống cây mới để cung cấp nguyên liệu cho việc chế biến. Ngoài ra việc tận dụng những loại rau có sẵn trong tự nhiên đã tạo thành một nét đặc trưng ẩm thực rất riêng của nơi đây.
Với phong cách thưởng thức “mùa nào thức nấy” và quan niệm “ăn để mà sống” hầu có đủ dưỡng chất tái tạo sức lao động, họ đã tỏ ra rất sành điệu trong việc phối hợp các yêu cầu cao nhất của miếng ăn: thơm, ngon, bổ, khỏe. Khẩu vị của người Nam Bộ nói chung và miền Tây nói riêng cũng rất khác biệt: gì ra nấy! Mặn thì phải mặn quéo lưỡi (như nước mắm phải nguyên chất và nhiều, chấm mới “dính”; kho quẹt phải kho cho có cát tức có đóng váng muối); ăn cay thì phải gừng già, cũng không thể thiếu ớt, mà ớt thì chọn loại ớt cay xé, hít hà (cắn trái ớt, nhai mà môi không giựt giựt, lỗ tai không nghe kêu “cái rắc”, hoặc chưa chảy nước mắt thì dường như chưa… đã!), ngọt thì ngọt như chè….

Nói đến đây chúng ta phần nào đã hình dung được những đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người miền Tây. Một bức tranh đa sắc màu, kết hợp và biến thể đa dạng từ các miền khác để mang lại sắc thái riêng cho ẩm thực vùng đất của mình chính là điều mà con người miền Tây đã làm được.
Thưởng thức ẩm thực miền Tây không chỉ bằng vị giác, mà chúng ta hãy cảm nhận bằng cả một tâm hồn rộng mở thì mới có thể thấm hết cái vị mà ẩm thực nơi đây mang đến.

Theo kinhdo20nam

Con đường khởi nghiệp của vua bánh Pía

[vanhoamientay.com] Ông chủ của Tân Huê Viên – công ty chế biến bánh pía lớn nhất Sóc Trăng, xuất thân từ phận làm thuê, khởi nghiệp làm bánh lạ đời chỉ với…con dao và một tấm nhôm, nhưng sau hơn 10 năm đã trở thành “vua bánh pía” của vùng đất miền Tây Nam Bộ.

Quả là hình ảnh ấn tượng, bởi bánh pía lâu nay vốn chỉ được xem như một loại sản phẩm địa phương thông thường, nhưng nay nó đã được một doanh nghiệp nâng tầm, đưa mức tiêu thụ lên vài trăm tấn mỗi năm, được vận chuyển đi khắp cả nước, kể cả xuất khẩu.

Ấn tượng hơn, đây không phải lần đầu Giám đốc trực tiếp xuống làm cùng công nhân, mà đã gần 20 năm nay, hầu như mỗi ngày Thái Tuấn đều làm việc dưới xưởng tới gần 1 giờ sáng.

Anh Thái Tuấn sinh năm 1968 trong một gia đình nghèo ở thành phố Sóc Trăng. Năm 12 tuổi, Tuấn đã phải nghỉ học, lăn lộn vào đời kiếm tiền phụ giúp gia đình bằng nghề sửa xe.

Hết sửa xe, Tuấn xin vào làm không công cho một cơ sở sản xuất bánh pía ở Vũng Thơm (xã Phú Tâm, huyện Châu Thành, Sóc Trăng), cách nhà vài chục cây số. Làm ở đây, Tuấn chỉ được chủ nuôi cơm hằng ngày chứ không được trả lương như những người thợ khác vì lúc đó Tuấn chỉ mới 14 tuổi.

Miệt mài làm việc nhưng Tuấn không nguôi trăn trở: “Mình phải làm gì để có thể đổi đời?”. Để tìm ra câu trả lời, Tuấn chăm chỉ vừa làm vừa học.

Một năm sau, anh được chủ giao cho việc trộn nhân bánh. Công việc vất vả, phải làm quần quật suốt ngày đêm, lương lại không cao nhưng Tuấn không nản chí.

Nhiều đêm nằm vắt tay lên trán suy nghĩ: “Người ta làm được thì mình cũng làm được, phải thử mới biết…”. Và Tuấn âm thầm thực hiện giấc mơ đổi đời bằng việc làm hết sức táo bạo: Mua một tấm nhôm, một con dao để… mở lò sản xuất bánh.

Ước mơ đã có, nghị lực cũng thừa nhưng lại thiếu vốn. Khi người anh trai lập gia đình, Tuấn “đánh liều” hỏi mượn anh toàn bộ số tiền mừng đám cưới làm vốn mua: bột, đường, đậu… để sản xuất bánh. Thương em, người anh đồng ý để Tuấn thực hiện ước mơ của mình.

Theo Doanhnhansaigon

Cách làm bánh tằm bì ngọt béo

[vanhoamientay.com] Có lẽ chính do sợi bột gạo se lại bằng tay và luộc chín nhìn như con tằm, ăn cùng với bì nên bánh có tên là bánh tằm bì. Người ăn món này đầu tiên đều cảm thấy sửng sốt vì món ăn vừa mặn lại vừa ngọt. Ngọt bởi nước cốt dừa và mặn vì nước mắm chua ngọt chan kèm.

Nếu mảnh đất Cố Đô nổi tiếng với món chè bột lọc bọc heo quay thì đất Bạc Liêu cũng làm lạ lẫm người ăn với vị ngọt kết hợp vị mằn mặn của món bánh tằm. Cách làm món bánh tằm bì này cũng không khó lắm, cùng thực hiện nhé

Nguyên liệu:

– 400g bột gạo, 100g bột năng.

– 200g dừa nạo, nước mắm, đường, hành lá, muối, hạt nêm, xà lách, dưa leo, rau thơm.

Cách làm bánh tằm bì:

– Trộn chung bột mì và bột năng, thêm 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa hạt nêm, cho nước sôi vào rồi nhồi đến khi bột dẻo, không dính tay là được.

– Chia bột thành những viên tròn nhỏ, cán mỏng, thái thành sợi vừa ăn. Sau đó vo tròn sợi bánh tằm. Đun nước sôi, cho bột vào luộc chín. Vớt ra xả lại với nước lạnh, để ráo nước, trộn với một ít dầu cho sợi bánh không dính vào nhau.

– Bì trộn thính mua loại làm sẵn. Thịt heo nạc rửa sạch, luộc chín rồi thái sợi.

– Làm nước cốt dừa:

Dừa nạo vắt lấy nước cốt. Cho nước cốt dừa vào nồi nấu lửa thật nhỏ, trong khi nấu phải canh để nước dừa không sôi bùng lên, chỉ hơi lăn tăn là được. Tiếp đến hòa tan ít bột năng (hoặc bột bắp) rồi cho vào với nước cốt dừa, nêm gia vị mặn ngọt là được.

– Làm nước mắm: Hòa tan nước mắm, nước dừa tươi cùng một ít đường, đun sôi, nếm thử thấy vừa ăn là được. Để nguội, cho tỏi ớt giã nhuyễn vào, vắt thêm tí chanh là hoàn tất.

Nếu bạn thích thì ăn kèm với một viên xíu mại nữa nhé. Một đĩa tằm bì hoàn chỉnh sẽ có dưa leo, xà lách, giá, rau thơm… lót dưới cùng, sau đó tới đám bánh tằm trắng phau, phía trên là một lớp bì và thịt nạc heo, nhúm đậu phộng rang, mấy sợi đồ chua gồm củ cải, cà rốt cùng với chút xanh của hành lá phi với dầu tô điểm cho dĩa bánh sinh động và bắt mắt.

Những sợi bánh làm bằng bột gạo và bột năng được se một cách thủ công, không khuôn, sợi bánh trắng đụt, to tạo độ “xừn xựt” khi nhai, bì giòn mền nước cốt dừa béo ngậy. Bì là công phu nên mùi thơm vương vấn chân răng. Vị chua ngọt, cai mặn của nước mắm và mùi thơm của cách loại rau xanh, dưa leo bằm nhuyễn tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên hương vị khó quên, miễn ăn là ghiền.

Theo Vnexpress

Thứ mà đàn ông ai cũng muốn

[vanhoamientay.com] Bạn là một người đàn ông, nếu một ngày chỉ có một mình bạn trên một hoang đảo, thứ đàn ông ai cũng muốn là gì?

Tàu chìm, một chàng trai trôi dạt vào hoang đảo, phải mất một thời gian dài, anh ta mới thích nghi được với hoàn cảnh.

Tuy nhiên, còn một thứ anh ta khao khát mãi…

Bất ngờ, vào một ngày nọ cũng có một thiếu nữ tuyệt đẹp trôi dạt vào hoang đảo. Anh ta cố gắng làm cô tỉnh lại và hỏi:

– Cô có giữ lại được thứ gì không?

Cô gái trả lời:

– Không, chỉ còn một thứ mà đàn ông các anh ai cũng muốn.

– Chàng trai kêu lên sung sướng:

– Trời ơi! Cô mang theo bia à?

st

Di Tích Chùa Trà Tim

Từ trên không nhìn xuống, di tích chùa Trà Tim và sân bay Sóc Trăng như cùng nằm trên một chiếc tàu thủy khổng lồ, mà ngôi chùa nằm án ngữ ở phía mũi tàu (từ hướng Bạc Liêu), còn sân bay nằm ở phía sau.

Chùa Trà Tim đã được khởi dựng cách nay gần 500 năm trên một vùng đất cát giồng cao ráo, tọa lạc trên khuôn viên rộng 38.631m2 với hàng trăm gốc sao, dầu cổ thụ và có một vòng rào bao quanh ngăn cách với bên ngoài.

Sau nhiều lần trùng tu, ngôi chùa được nâng cấp khang trang. Cổng chùa nhìn sang hướng Đông với kiến trúc bằng bê tông, vòm cổng là một khối hình 03 ngọn tháp với hoa văn đắp nổi, chân cổng có tượng hai con rồng 07 đầu hai bên mà phần thân rồng được kéo dài vào trong thành hai bờ lan can, trên có mái che cho khách ngồi nghỉ mát.

Từ cổng, một con đường láng xi măng rộng 4m đi thẳng vào chùa lần lượt qua các công trình chính điện, nhà hội (sà la), trường Pali, tháp cốt, nhà thiêu đều mang đậm phong cách họa tiết của Khmer Nam bộ… Chính điện là nơi phụng thờ Đức Phật Thích ca nên bao giờ cũng là công trình đồ sộ nhất, giữ vị trí trung tâm trong tổng thể ngôi chùa. Công trình vươn thẳng uy nghi trên một nền cao hơn mặt đất 2,60 m gồm có hai cửa cái quay về hướng Đông và hai cửa sau quay về hướng Tây. Nóc mái chính điện cao chừng 1,5m được nâng bằng cột tròn bê tông cao khoảng 6m, đầu cột có gắn một tượng thần mình chim có cánh, tư thế đang bay, hai tay nâng đỡ mái giúp cho công trình trông có vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng hơn, bộ cột này cách đều vách trong tạo thành những hành lang, du khách có thể dạo quanh ngắm cảnh chùa trước khi bước vào bên trong điện thất.

Chẳng những là nơi thờ phụng, mà từ lâu chùa Trà Tim đã là cơ sở của lực lượng cách mạng trong những cuộc tiến đánh sân bay Sóc Trăng (1963, 1973). Đặc biệt, trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, nơi đây còn là điểm tập hợp lực lượng bộ đội ta tiến vào thị xã Sóc Trăng, gây tổn thất nặng nề cho kẻ địch. Nhà chùa, phật tử đã nhiều lần biểu tình chống chiến dịch bắt lính đôn quân và nổi dậy chống ý định dời chùa của bọn ngụy quân ngụy quyền nhằm biến ngôi chùa thành phi trường để bọn chúng mở rộng bàn đạp tấn công đàn áp phong trào kháng chiến của quân dân ta.

Ngày nay, trong công cuộc kiến thiết xây dựng quê hương, nhà chùa mở nhiều lớp học chữ dân tộc cho con em quanh chùa, vận động bà con thực hiện phương châm tốt đời đẹp đạo, đóng góp công sức xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa. Chùa được công nhận là nơi thờ tự văn minh, được xếp vào danh lam thắng cảnh di tích văn hóa cấp tỉnh. Mỗi năm, vào các dịp lễ Chôl Chnăm Thmây, Đôlta và các lễ hội khác, ngoài bà con người Khmer còn thu hút đông đảo khách thập phương đến chiêm bái Đức Phật, tham quan cảnh chùa và vui chơi sinh hoạt văn nghệ với các tiết mục đậm đà bản sắc dân tộc.

Theo soctrang.gov.vn
Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!