Có thể bạn quan tâm

Về Tri Tôn thăm đồi Tà Pạ

Nằm ở ngay trung tâm huyện Tri Tôn, An Giang, Núi Tà Pạ hay gọi là đồi Tà Pạ có vẻ đẹp như một bức tranh thủy mạc, quyến rũ biết bao du khách trong và ngoài nước.

Về Tri Tôn thăm đồi Tà Pạ

Đồi Tà Pạ thuộc xã Núi Tô, cách Tri Tôn khoảng 1km, là một trong bảy ngọn núi tạo nên địa danh “Thất Sơn” huyền bí. Đồi Tà Pạ có độ cao trên 120m so với mực nước biển, nhưng do sau một thời gian dài khai thác đá, đồi chỉ còn lại độ cao khiêm tốn là 45m.

Từ chợ Tri Tôn đi hết đường Nguyễn Trãi theo hướng về Khu du lịch đồi Tức Dụp, bạn sẽ đến chùa Tà Pạ, người dân hay gọi là chùa Núi hay chùa Chưn Num (theo tiếng Khmer). Cổng chùa được xây dựng hoành tráng với đôi cột đá, phía trên có tượng thần Bốn Mặt.

Chùa Núi hay chùa Chưn Num (theo tiếng Khmer).

Từ cổng chùa đi khoảng 400m là sẽ lên tơí đỉnh đôì Tà Pạ. Đồi Tà Pạ mang vẻ đẹp hoang sơ với những vách đá cao như bức tường thành cùng nhiều vạch ngang, vạch dọc, nhiều cột đá cao lêu nghêu, nham nhở, những tảng đá đỏ quạch màu gan gà, những bức tường đá góc cạnh như có ai đẽo gọt thành những hình thù kỳ quái.

Trên đỉnh đồi hoang sơ này có một hố sâu 7m lúc nào cũng có nước xanh màu ngọc bích, gọi là hồ Tà Pạ. Hồ xuất hiện cách đây khoảng gần 10 năm, là dấu vết còn sót lại của quá trình khai thác đá. Dù chỉ là vô tình được tạo ra nhưng đã trở thành một cảnh quan hấp dẫn, thu hút rất nhiều du khách.

Hồ được bao bọc bởi những vách đá sừng sững  từ trên nhìn xuống nước trong vắt đến tận đáy, những chỗ có độ sâu lớn thì nước có màu xanh thẫm. những chỗ cạn hơn thì có màu xanh nhạt, nhưng có chỗ màu đen, màu cam sẫm hay màu vàng nhạt. Những màu sắc đó cũng là do những tảng đá bên dưới góp phần tạo nên. Khi trời trong xanh nước hồ hiện lên một màu ngọc bích, phẳng lỳ như một mặt gương. Chính vì thế hồ Tà Pạ xinh đẹp như một bức tranh thủy mạc.

Hồ Tà Pạ

Đồi Tà Pạ giống như một bức tranh “sơn thủy hữu tình”, đẹp quyến rũ lòng người đến từng góc cạnh. Nơi đây còn có không khí trong lành, môi trường sạch đẹp, du khách đến đây còn cảm nhận được sự hoang dã và trù phú của vùng đất này, sự cổ kính và uy nghiêm của ngôi chùa trên núi của Phật giáo dòng Nam tông Khmer, sự mến khách của người dân bản địa…

Đến với An Giang bạn không chỉ đến với hồ Tà Pạ mà sự kết hợp với núi Cô Tô sẽ làm bạn có chuyến đi thêm phần thú vị. Từ trên núi nhìn xuống thung lũng cánh đồng thung lũng Tà Pạ hiện lên rất đẹp. Đặc biệt trong mùa lúa chín, màu vàng của lúa trải bạt ngàn xa ngút tầm mắt trên đó có tô điểm những cây dầu tạo nên sự kết hợp hài hòa, quyến rũ.

Đồi Tà Pạ

Đồi Tà Pạ vì thế có sức thu hút mạnh mẽ đối với “dân phượt”, những tay săn ảnh trong và ngoài nước. Đây cũng là địa điểm nghỉ ngơi vào dịp cuối tuần, ngày lễ; là nơi hẹn hò lý tưởng, nơi chụp hình cưới tuyệt đẹp của những đôi vợ chồng nguyện gắn bó trăm năm…

Chợ đêm Tây Đô, đậm chất Nam Bộ

[vanhoamientay.com] Chợ đêm Tây Đô cách trung tâm Tp. Cần Thơ khoảng 1km về phía tây sông Hậu, tọa lạc trong khu Hội chợ triển lãm quốc tế Cần Thơ. Đây là trung tâm buôn bán lớn của các tỉnh Nam Bộ đồng thời cũng là điểm vui chơi giải trí, du lịch hấp dẫn.

Chợ đêm Tây Đô Tuy mới hoạt động trong vài năm gần đây nhưng chợ đêm Tây Ðô được xem là một điểm du lịch văn hóa đặc trưng, nổi bật và hấp dẫn ở Cần Thơ, thu hút không chỉ người dân địa phương mà cả du khách phương xa. Chợ Tây Ðô truớc đây là một chợ đầu mối chung chuyển các mặt hàng với nhiều địa phương trong và ngoài nước.

Bên cạnh chức năng trao đổi hàng hoá, tại đây còn có các dịch vụ ẩm thực, giải trí… Do quy mô hoạt động và tầm quan trọng đối với khu vực nên chợ Tây Đô là một trung tâm buôn bán lớn của các tỉnh Nam Bộ.

Chợ đêm Tây Ðô hiện nay có kiến trúc hài hòa với cảnh quan môi trường xung quanh và mang đậm phong cách Nam Bộ. Chợ được chia theo từng gian hàng rất khoa học, thông thoáng, gọn gàng, đảm bảo tính thẩm mỹ. Ðường đi lối lại trong chợ được nhựa hóa và thoáng rộng.

Các sản phẩm tại chợ đêm Tây Ðô rất phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu của cư dân và du khách trong việc lựa chọn sản phẩm. Ngoài mục đích phục vụ mua bán hàng hóa, chợ đêm Tây Ðô cũng có những dịch vụ giải trí mới, hiện đại như: trò chơi điện tử, sân khấu ca nhạc ngoài trời và các chương trình vui chơi khác.

Ðến chợ đêm Tây Ðô, du khách sẽ có một chuyến du lịch thú vị. Bức tranh tổng hợp này đã phác hoạ chân thực cuộc sống, sinh hoạt của cư dân vùng hạ nguồn sông Mê Kông nổi tiếng này.

Theo Lukhach24h

Cá lóc nướng trui – món ngon ruộng đồng

Từ một món ăn dân dã, cá lóc nướng trui đã trở thành món đặc sản mà người dân Nam Bộ đãi khách phương xa hay dùng trong cả những dịp lễ tết. Cá lóc ngon nhất là vào đầu mùa mưa, bụng đầy trứng; hoặc ra giêng cá trưởng thành, béo.

Cá lóc ngon nhất là vào đầu mùa mưa, bụng đầy trứng.

Cá lóc là loài cá thịt ngon và hiền, ít xương và nhiều đạm trong các loài cá đồng. Cá lóc có 2 loại, loại cá lóc nuôi thường con to, có trọng lượng từ 1-2 kg; tuy nhiên loại cá lóc đồng được ưa chuộng nhất bởi cá được bắt tự nhiên từ trong ruộng, đồng, thịt ngọt, con nhỏ khoảng vài trăm gram đến nửa kg.

Cá lóc nướng trui ra đời từ những buổi làm đồng của những người nông dân Nam Bộ. Sau khi ngăn lạch, tát đìa, cá bắt lên chỉ cần rửa sạch, um rơm nướng chín là có thể cùng nhau thưởng thức ngay giữa cánh đồng lộng gió.

Từ món ăn đơn giản đó, cá lóc nướng trui nhanh chóng trở thành một đặc sản mà du khách khi đến Nam bộ đều muốn được một lần thưởng thức. Với món ăn này muốn ngon thì cá lóc nhất thiết phải là loại sống trong môi trường tự nhiên. Vì những con cá đó tuy không nhiều thịt nhưng lại săn chắc, có vị ngọt thơm chứ không bở và tanh như cá lóc nuôi. Tuy nhiên, ngày nay cá lóc trong tự nhiên rất khan hiếm nên người ta thường sử dụng cá nuôi để chế biến món ăn này. Ngoài ra, hình thức nướng trui rơm cũng ít phổ biến trong thời gian gần đây, mà chủ yếu nướng trên than hồng là nhiều. Thế nên một phần nào đó đã làm giảm đi hương vị thơm ngon cho món ăn đã đi vào thơ ca, đã gắn liền với ký ức tuổi thơ của rất nhiều người.

Cách chế biến cá lóc nướng trui

Chế biến cá lóc nướng trui không hề khó nhưng nó cũng đòi hỏi sự khéo tay cũng như kinh nghiệm của người làm bếp.

Cá phải còn sống được rửa sạch, xiên một cành tre tươi dọc theo thân cá rồi cắm ngược đầu cá xuống đất, sử dụng tre tươi sẽ không bị cháy trong quá trình nướng, Rơm được chất đống phủ lên mình cá, nhiều nhất là phần đầu cá, vì đây là phần rất khó chín. Người nướng phải canh lượng rơm vừa đủ để khi vừa cháy hết là cá vừa chín tới, nếu thiếu lửa thì cá sẽ bị sống, ngược lại cá sẽ chín khô, mất nước không ngon.

Cá nướng chín được bày ra trên lá chuối, cạo bỏ phần vảy cháy đen bên ngoài để lộ ra phần da chín vàng ươm thơm nức đầy hấp dẫn.

Cách chế biến cá lóc nướng trui

Rau ăn kèm cá lóc nướng trui

Món ăn này phải thưởng thức với một rổ rau sống tươi ngon. Ngoài các loại rau quen thuộc như xà lách, húng quế, diếp cá tùy theo vùng hoặc theo mùa mà có thêm các loại rau khác như lá cóc, lá sộp, lá sài, quế vị, lá cách, bông điên điển, bông súng… Ngoài ra còn có các nguyên liệu khác như dưa leo, chuối chát, khế chua, giá, bún tươi, bánh tráng… cùng chén nước mắm chua ngọt hoặc chén mắm nêm đậm đà, thơm ngon. Và tất nhiên không thể thiếu một ít bánh hỏi rưới mỡ hành hay bún tươi.

Một miếng bánh tráng mỏng được trải bên dưới, bên trên là các loại rau, bánh hỏi, thêm một miếng thịt cá trắng tinh là đủ để hấp dẫn bạn. Tùy theo sở thích mà bạn có thể chọn nước chấm chua ngọt hay mắm nêm.

Rau ăn kèm cá lóc nướng trui

Vị đậm đà hơi cay của nước chấm, vị thanh mát, thơm nồng của các loại rau cùng phần thịt cá chín mềm, thơm ngọt… tất cả hòa quyện vào nhau đem lại cảm giác ngất ngây cho người ăn. Là một món ăn nổi tiếng nên cá lóc nướng trui được bán nhiều ở các tỉnh Nam bộ, nếu có một lần đặt chân đến đây, bạn đừng quên tìm và thưởng thức món ăn dân dã đầy hấp dẫn này.

Cá lóc ngon nhất là vào đầu mùa mưa, bụng đầy trứng; hoặc ra giêng cá trưởng thành, béo. Chính vì vậy, dù nướng lửa than, lửa rơm hay cách nào cũng ngon tuyệt.

Cách nấu vịt nấu Chao

[vanhoamientay.com] Vịt là món ăn giàu dinh dưỡng, làm được rất nhiều món như: nướng, luộc, chiên, xào, quay, gỏi, cháo, tiết canh… Cách nấu vịt nấu chao rất đơn giản, món ngon vì hương vị thơm giữa vịt và chao hòa quyện vào nhau tạo ra một món ăn ẩm thực có hương vị độc đáo.

Nguyên liệu:

– 1 con vịt .

– 1 củ khoai môn

– 1 bó rau muống.

– 1 hũ chao vừa.

– 1 trái dừa xiêm.

– 1 cân bún tươi.

– Gừng, tỏi, ớt…

Mách nhỏ:

Chọn con vịt vừa nếu vịt nhỏ quá sẽ bị hôi lông, khi mua chúng ta bóp ức vịt thấy to rắn chắc là ngon vì vịt mập thịt nhiều. Nếu muốn kỹ hơn, bạn vạch phía sau đuôi xem hậu môn vịt không bị dính phân chảy là vịt không bị bệnh như thế sẽ có món lẩu vịt nấu chao hoàn hảo đấy!

Chọn chao đỏ hay chao trắng đều ngon nhưng phải chọn chao cũ, chao nổi lên trên thì mới có độ béo hơn.

Chọn dừa bạn đừng nên chọn nhưng trái dừa đã ngâm hóa chất trắng tươi không tốt cho sức khỏe, nên chọn nhưng trái dừa thiên nhiên trông xấu xí mà rất an toàn nha.

Chuẩn bị:

Làm cho sạch vịt, bạn nhớ lấy 2 cục hôi ngay ở phao câu vịt nếu bỏ sót điều này thì sẽ rất hôi và không ăn được.

Băm gừng nhuyễn + 1 ít rượu trắng trộn đều chà sát vào toàn bộ da vịt để khử mùi đặc trưng của vịt.

Rửa sạch vịt một lần nữa. Chặt vịt ra thành từng miếng vừa đủ ăn, sau đó đem thịt vịt vào thố để ướp gia vị.

Ta cho vào 3 muỗng cafe nước mắm, 10 miếng chao nhỏ, 1 muỗng cafe đường, 1/2 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe bột ngọt, 1 nhánh gừng nhỏ băm, 1 ít tỏi băm. Bạn đeo bao tay, bóp thịt trộn đều bằng tay, để cho thịt vịt thấm.

Cách nấu vịt nấu chao

Cho 4 muỗng canh dầu vào nồi, đợi cho nóng, ta bỏ tỏi và phi cho thơm, xong bỏ thịt vịt vào xào cho săn thịt lại mới đổ nước dừa cho ngập thịt. Khi nước rút xuống thì phải châm thêm nước đảm bảo thịt phải ngập nước, thịt vịt vừa mềm mới đổ khoai môn vào, để sôi lại một lúc dùng đũa bẻ thử khoai thấy mềm là được. Các bạn nêm lại một lần nữa theo khẩu vị của người ăn.

Ngoài món này ra, bạn có thể biến tấu thành món vịt nấu măng, vịt nấu tiêu… cũng đều hấp dẫn cả.

Cách làm nước chấm:

Cho 4 miếng chao vào chén, sau đó cắt nửa trái chanh vắt nước vào, bỏ 2 muỗng cafe đường vào đánh tan cho đều, thêm tỏi và ớt bằm vào (mặn, ngọt, chua, cay các bạn có thể thêm bớt tùy thích sau cho vừa khẩu vị).

Vịt nấu chao phải ăn nóng như món lẩu mới ngon bạn nên bắc qua một bếp nhỏ. Với không khí se lạnh của mùa thu như hiện nay thì việc cả nhà quây quần bên bếp thì cũng vui và hạnh phúc còn gì bằng phải không các bạn?

Theo eva.vn

Cách làm mứt dừa dẻo ngọt ngày Tết

Mứt dừa – Phải công nhận, mứt dừa là loại mứt rất quen thuộc trong Nam, quen thuộc đến độ khi nhắc đến tên nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Tết, nhớ đến ngay hương vị của món ăn. Đó là vị béo vừa phải của dừa, vị ngọt của đường, sữa, mùi thơm từ vani.

Mứt dừa là loại mứt rất quen thuộc trong Nam

Kể đến chuyện mứt Tết, chẳng ai bỏ quên được mứt dừa thơm bùi, dễ chế biến chiều lòng tất cả mọi người, nhất là những cô nàng hảo ngọt. Có lẽ vì thế mà thời gian gần đây, thay vì mua mứt làm sẵn nhiều người đã tự tay làm món trong dịp Xuân về.
Tuy nhiên, để được món mứt dừa ngon, dẻo và ngọt vừa phải, thì không phải ai cũng có thể làm được.

Cách chọn nguyên liệu làm mứt dừa dẻo, ngọt:

  • Cơm dừa (còn gọi là cùi dừa): 1kg
  • Đường: 500g
  • Sữa đặc: 1 muỗng
  • 1 ống vani
    Để có món mứt ngon, khâu chọn nguyên liệu vô cùng quan trọng, dừa làm mứt phải là dừa bánh tẻ, tức là cơm dừa không quá già, cũng không quá non. Nếu cơm dừa già sẽ khó nạo mứt lại sẽ khô, còn dừa non quá rất khó sên, hay bị nát. Chọn cơm dừa bánh tẻ, mứt sẽ ngon và dẻo hơn. Bạn có thể quan sát, loại cơm dừa bánh tẻ sẽ có phần vỏ sát bên ngoài màu nâu nhạt. Dùng tay bấm thử vào thấy hơi mềm. Còn cùi dừa đã già thì vỏ sát cùi có màu nâu sẫm và cứng.
com-dua-lam-mut-dua-500x313.jpg
Cách chọn nguyên liệu làm mứt dừa

Dừa sau khi mua về mà lớp vỏ chưa bóc tách thì mẹo này sẽ giúp bạn tách dễ dàng: Cho dừa lên bếp và hơ qua vỏ hoặc cho dừa vào lò nướng 20 phút ở mức nhiệt 110 độ C. Nếu bạn không có nhiều thời gian hoặc chưa có kinh nghiệm bạn có thể mua những quả dừa đã được bóc sẵn vỏ trong siêu thị hay ngoài chợ.
Cách thực hiện làm mứt dừa dẻo, ngọt:
Gọt sạch lớp vỏ sát bên ngoài
Bổ đôi quả dừa ra và bắt đầu bào theo chiều ngang (theo vành ngang vừa cắt) để được sợi dài và mỏng. Sau khi bào xong, bạn nên rửa vài lần và ngâm vào nước sạch trong khoảng 12 – 14 giờ để loại bớt dầu dừa. Tiếp tục vớt cơm dừa ra và rửa với nước sạch thêm 2 – 3 lần cho hết hẳn dầu và để ráo nước. Bạn cũng có thể ngâm cùi dừa vào nước ấm trên 50 độ để khử dầu dừa nhanh và tiết kiệm thời gian.

Trộn thêm đường khi dừa đã ráo nước

Khi cơm dừa đã khô ráo nước, bạn trộn đường vào, để dừa ngấm đường hơn bạn nên ướp qua đêm hoặc chờ đến khi đường tan và thấm hết vào sợi dừa. Lúc đó sợi dừa đã chuyển sang màu trắng trong. Bạn có thể thêm sữa, chỉ cần một chút sữa đủ để làm món này thơm và dậy mùi hơn là được.
Tiếp theo, dùng một cái chảo to, dày, bật lừa thật to để làm nóng chảo trước, khi cảm thấy chảo đã bắt đầu nóng thì đổ hỗn hợp cơm dừa vào, chỉnh lửa nhỏ lại và đảo liên tiếp, sên nhẹ nhàng tránh đứt gãy sợi và khê, vón cục đường. Cho một ít vani vào để mứt được thơm hơn.

sen-mut-dua
Chỉnh lửa nhỏ lại và đảo liên tiếp

Khi thấy có phấn trắng bám lên sợi dừa và sợi dừa dần tách rời nhau bạn cho ít vani để tạo mùi thơm cho món mứt sau đó, bạn tắt bếp và đảo thêm một chút cho nguội hẳn. Sau đó trải mứt ra 1 cái mâm, khi mứt nguội thì cất vào lọ kín để bảo quản.
Thật đơn giản và dễ làm nhưng nó cũng không kém phần công phu để có món mứt dừa ngon và dẻo mà không chỉ trẻ em mà người lớn đều thích. Các bạn hãy thử làm món mứt dừa này vào dịp Tết 2017 này nhé. Ngoài ra,
VHMT mách bạn cách tạo màu đơn giản cho món mứt thêm hấp dẫn hơn.

* Cách tạo màu cho mứt dừa:
Thường thì mứt dừa có màu trắng nguyên thuỷ, bạn cũng có thể tạo thêm màu cho mứt hấp dẫn hơn nhất là đối với các bạn nhỏ. Bạn có thể tạo màu đỏ cho mứt từ quả gấc, màu cam từ cà rốt, màu tím từ bắp cải tím…

Cách tạo màu cho mứt dừa

Cách làm tương tự như hướng dẫn trên chỉ cần bạn chú ý vài điểm sau:
Cho phần cơm dừa đã rửa sạch vào nước rau củ và ướp trong khoảng 4-5 tiếng cho dừa ngấm màu. Ở đây chúng ta sẽ bỏ qua công đoạn ướp đường. Cho cơm dừa ướp màu và đường vào thẳng chảo, đun cho đến khi đường tan thì cho dừa vào sên. Lúc đầu để ở mức lửa trung bình, khi nước đường sôi thì hớt bọt nếu có, thỉnh thoảng dùng đũa đảo đều. Khi nước đường cạn chỉ còn sền sệt thì hạ lửa nhỏ liu riu, lúc này dùng đũa đảo đều liên tục để đường kết tinh bám đều vào dừa. Vậy là bạn đã có món mứt dừa với màu sắc mình yêu thích. Chúc các bạn thành công.


Mẹo dân gian giúp trị ho cho trẻ

[vanhoamientay.com] Các chuyên gia y tế khuyên, khi trẻ bị ho cha mẹ không nên để trẻ dùng kháng sinh mà nên áp dụng một số bài thuốc dân gian để trị ho cho trẻ 

Trẻ bị ho khiến cha mẹ lo lắng. Theo Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai (Hà Nội), không chỉ người dân mà thậm chí đôi khi cả các bác sĩ cũng lạm dụng thuốc kháng sinh. Ho ở trẻ là nhóm bệnh hay bị lạm dụng kháng sinh trong điều trị nhiều nhất. Tốt nhất cha mẹ nên sử dụng nhựng bài thuốc dân gian sau.

Nước vo gạo và rau diếp cá

Một nắm lá diếp cá, rửa sạch, giã nhuyễn trộn đều với một chén nước vo gạo, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Chỉ cần lọc lấy nước cho bé uống sẽ giúp trị ho

Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn

Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn bỏ vào chén sứ, thêm một ít nước lọc và một ít mật ong đem hấp cách thủy khoảng 10-15 phút, mỗi lần cho bé uống 2-3 thìa cà phê, uống 3 lần/ một ngày.

Cây xương sông

Lá xương sông nên sử dụng búp lá non, không chỉ có tác dụng chữa ho mà còn chữa khàn tiếng do viêm thanh quản. Lá xương sông và một ít lá hẹ: rửa sạch, thái nhỏ, trộn đều với đường. Hấp cách thủy, rồi để nguội cho trẻ uống trong ngày.

Củ nghệ tươi

Củ nghệ tươi đem giã nhỏ, thêm nước lọc, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé. Cứ như thế ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.

Quất xanh

2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt ngang, để nguyên cả vỏ và hạt. Mang quất trộn với đường phèn hoặc mật ong rồi hấp cách thủy đến khi quất chín. Lưu ý là dằm cả vỏ, bỏ hạt, để nguội cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

Hạt quả quất xanh

Đối với hạt của quất xanh các mẹ không nên bỏ đi vì nó có tác dụng làm tiêu đờm và ấm thanh quản khi trẻ bị ho. Mùi vị quất có thể hơi khó uống đối với trẻ nên khi cho trẻ uống có thể cho thêm ít đường sẽ giúp trị ho hiệu quả

Lê + đường + xuyên bối

Chọn trái lê to, bỏ vỏ, cắt nắp, khoét bỏ lõi. Bỏ vào bên trong lê 2-3 cục đường phèn nhỏ. 5-6 hạt xuyên bối (mua ở quầy thuốc Đông y). Cho lê vào hấp cách thuỷ chừng 30 phút. Ngày cho bé ăn 2 lần. Có tác dụng chữa ho, viêm phổi, tiêu đờm.

Nước củ cải luộc

4-5 lát củ cải trắng cho vào một nồi nhỏ với ít nước, đun sôi, sau đó để lửa liu riu thêm 5-10 phút. Cho bé uống nước này khi còn nóng điều trị ho, khô mũi, đau hong, ho khan, có đờm.

Hoa hồng bạch

Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với lượng đường phèn vừa đủ, một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. Cho bé uống 3-4 lần/ngày, 1 thìa/lần.

Nước tỏi hấp trị ho cho trẻ

Lấy 2-3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát, thêm một nửa chén nước, 1 viên đường phèn, hấp cách thuỷ 15 phút. Chỉ cần uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày 2-3 lần, vửa tốt cho dạ dày, phổi, vừa trị được ho, cảm lạnh.

Tỏi và mật ong

Giã nát hai tép tỏi, trộn với hai thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy. Chú ý không được hấp chín tỏi, nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được. Cho bé uống nửa thìa cà phê, ngày từ 1 – 2 lần. Trước khi uống, nên cho bé uống nước lọc trước

Lá hẹ và đường phèn

Chọn khoảng 5-10 lá hẹ và một ít đường phèn mang hấp cách thủy. Sau đó lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa.

Đu đủ chín

Một quả đu đủ gọt bỏ vỏ (lưu ý là đu đủ chín cây), cho 100ml mật ong vào, sau đó đun lên để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho không có đờm.

Trà cam thảo

Cam thảo có chứa thành phần kháng khuẩn, làm dịu cổ họng. Trà cam thảo có vị ngọt, nên mẹ yên tâm khi cho trẻ uống, kể cả trẻ sơ sinh. Loại trà này sẽ giúp cơ thể trẻ ấm hơn và dịu họng hơn.

Húng chanh và quất

Chọn khoảng 15 – 16 lá húng chanh và từ 4 – 5 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.

Theo Gia Đình

Làng nghề Vĩnh Hựu, làng nghề bó chổi

Làng nghề Vĩnh Hựu – “Xóm chổi” ngày nào bây giờ đã trở thành làng nghề Vĩnh Hựu thực thụ. Làng nghề bó chổi Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang nằm dọc theo con kênh Vàm Giồng êm đềm quanh năm rợp mát bóng dừa. Nơi đây có diện tích vườn dừa nhiều nhất của huyện.

Làng nghề Vĩnh Hựu, làng nghề bó chổi

Câu chuyện của Chổi

Nghề bó chổi que dừa ở Vĩnh Hựu đã có từ lâu, thời gian đầu chỉ có vài chục hộ, nhưng đến nay đã phát triển rất mạnh.
Lúc đầu người ta dùng cây ráng mọc hoang dại theo mương rạch, dòng kênh và sông cửa Tiểu. Có lúc phải bơi xuồng đến tận vùng giáp biển Tân Thành đem về phơi khô rồi dùng dây lạt dừa nước (dây lạt dừa nước là vỏ của phần dưới thân cây dừa nước chẻ nhỏ, đem phơi), bó thành chổi để quét nhà.
Vì cây ráng là cây mọc hoang nên dần dà nguồn nguyên liệu làm chổi bị hiếm, hơn nữa cây chổi làm từ nguyên liệu này dáng bị thô. Nên người ta hay thế bằng tàu cau.
Trước đây, cây cau được nhà vườn sử dụng triệt để vì ngoài tàu cau dùng làm chổi, thân cau già còn dùng để cất nhà, che trại. Trái cau dùng ăn trầu, không thể thiếu trong các tiệc cưới, hỏi. Cau tươi không sử dụng hết sẽ được tách ra lấy ruột phơi khô bảo quản. Cau khô còn được dùng trong công nghệ nhuộm nên lúc bấy giờ.

Do chiến tranh loạn lạc, vùng Vĩnh Hựu là trọng điểm đánh phá ác liệt của địch nên vườn cau điêu tàn, nguồn nguyên liệu cạn kiệt.

Nhiều người không thể bỏ nghề truyền thống, họ dần chuyển qua bó chổi bằng que dừa. Nghề bó chổi bằng que dừa bắt đầu thịnh hành sau những năm đầu thập niên 70.

Nghề bó chổi bằng que dừa bắt đầu thịnh hành sau những năm đầu thập niên 70

Câu chuyện của làng nghề

Nghề bó chổi que dừa ở làng nghề Vĩnh Hựu đã có từ lâu, Theo các cụ cao niên trong xã cho biết, nghề bó chổi đã xuất hiện ở địa phương từ khoảng thập niên 40 của thế kỷ XX. Thời gian đầu chỉ có vài chục hộ, nhưng đến nay đã phát triển rất mạnh.

Tuy không được nhắc đến ồn ào, nhưng cây chổi que dừa của bà con ở làng nghề Vĩnh Hựu đã giải quyết việc làm cho hàng trăm người dân ở một làng quê nông thôn mới.

Đến các ấp Bình An, Phú Quý, Thạnh Thới, bạn cũng sẽ bắt gặp cảnh các chị em cùng ngồi bên nhau để bó những cây chổi từ que dừa rất nhộn nhịp.
Chổi que dừa của làng nghề Vĩnh Hựu đã có mặt khắp các nơi từ các tỉnh miền Đông đến vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long làm nên “thương hiệu” cho một vùng đất.

Người bó chổi sau khi có nguyên liệu từ que dừa, còn phải sắm thêm dây gân (dây nylon loại dùng câu cá) buộc và vót cây trúc thành những tấm mỏng vừa phải, dày độ 2 mm để bó cặp theo thân chổi cho chắc chắn.
Công đoạn để sản xuất chổi bắt đầu từ làm “mái” – tức bộ phận dùng để quét. Đó là việc kết que dừa lại với nhau và ốp với miếng bẹ dừa, thân trúc đã chẻ đủ độ dài để hình thành sơ bộ hình dáng chiếc chổi. Công việc này đòi hỏi phải khéo tay.

Có mặt khắp các nơi từ các tỉnh miền Đông đến vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long.

Sau khi đã có “mái”, có thể chuyển giao tiếp cho các lao động nhỏ tuổi hơn để làm “cán”. Bấy giờ, với một cây cọc chôn sâu phía trước nối những sợi dây gân và chiếc búa nhỏ để trợ lực, người thợ sẽ chọn những thanh bẹ ngắn hơn, một đầu vót nhọn hình mũi tên để chèn thêm vào thân và cán chổi cho no đầy, rồi buộc chắc lại cho tròn trịa, vừa tay người cầm. Tiếp đó là công đoạn nện cho chặt những thanh bẹ dừa chẻ nhỏ vào thân chổi.

Công đoạn cuối, người thợ sẽ kiểm tra lại toàn bộ các chỗ buộc, chỉnh sửa cho hình dáng cây chổi bung ra đẹp mắt và sẽ cắt bỏ những phần dư thừa, làm chổi gọn và tiện cho người sử dụng.
Nhiều khi, qua công đoạn cắt tỉa này, phần dôi ra có thể tận dụng để làm những chiếc chổi nhỏ hơn, tăng thêm thu nhập cho người lao động.

Bình thường, một người lao động có thể bó được hơn 20 cây chổi, người thâm niên tuổi nghề thì bó rất nhanh và khéo, hơn 30 cây mỗi ngày.

Sản phẩm chổi que dừa của làng nghề Vĩnh Hựu đã có mặt khắp các nơi từ các tỉnh miền Đông đến vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long.

Làng nghề bó chổi ở Vĩnh Hựu đã tồn tại hơn nửa thế kỷ. Ở mỗi giai đoạn, người làm ra chổi không ngừng cải tiến và hoàn thiện sao cho vừa đẹp vừa bền, tạo sự tin dùng cho khách hàng.
Gần đây có thêm một sáng kiến mới ở làng nghề Vĩnh Hựu, người ta dùng que dừa pha trộn với que lá dừa nước (lá lợp nhà) để tạo ra cây chổi có độ bền, chắc và tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có ở địa phương.

Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!