Có thể bạn quan tâm

Nón lá, tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt

Nón lá là biểu tượng cho sự dịu dàng, mộc mạc của người phụ nữ, đất nước con người Việt Nam.

Nón lá biểu tượng sự dịu dàng, mộc mạc của người phụ nữ Việt Nam

Trên khắp mảnh đất mang hình chữ S, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh chiếc nón lá ở bất cứ nơi đâu. Tuỳ vào mỗi vùng miền sẽ có cách làm nón khác nhau để phù hợp, nhưng nhìn chung mọi sự sáng tạo đều dựa trên một cách làm thủ công truyền thống và ý nghĩa tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt.

Nón lá tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt

Tôi lớn lên tại một miền quê nghèo Nam Bộ, hình ảnh chiếc nón lá – khăn rằn – áo bà ba đã in sâu vào tâm khảm tuổi thơ và trở thành hành trang bước vào đời.
Phải nói rằng khăn rằn – nón lá – áo bà ba đã trở thành một liên kết tạo nên biểu trưng hoàn mỹ nhất cho vẻ đẹp tâm hồn thuần khiết của người phụ nữ Nam Bộ… Chính vì thế từ trong thực tế cho đến những làn điệu dân ca, lời thơ, câu văn đều có bóng dáng nón gắn liền với người con gái Việt dịu dàng, gắn liền với người mẹ tảo tần mưa nắng.

Nón lá gắn liền với người mẹ tảo tần mưa nắng.

“Quê hương là cầu tre nhỏ,
Mẹ về nón lá nghiêng che”

Chiếc nón lá xuất hiện ở Việt Nam vào đời nhà Trần, khoảng thế kỉ thứ 13. Từ đó đến nay, nón luôn gắn bó với người dân Việt Nam như là hình với bóng.
Nón lá không kén người dùng, không phân biệt giới tính, không phân biệt giàu, nghèo, già trẻ đều có thể đội. Nón ra đồng với nông dân, nón cùng với người lính thú xông pha ngoài chiến trận, nón theo tài tử giai nhân đi trẩy hội, nón theo cung phi vào cung cấm, nón theo các nàng công chúa, các bà hoàng đi chùa cầu duyên cầu tự, nón trên đầu những người lao động. Nó âm thầm lặng lẽ hiện diện trong cuộc sống của người Việt.
Phải chăng như vậy mà nón đã từ lâu trở thành biểu tượng cho đất nước con người Việt Nam?

Trong đời sống hằng ngày, nón là một đồ dùng rất “thực dụng”.
Nón lá ở nước ta dù có nhiều loại, song nét đặc thù chung là rộng vành để che mưa, che nắng và có mái dốc để thoát nước mưa nhanh. Nón chóp nhọn đầu, nón thúng rộng vành, nón ba tầm…
Trong những năm chiến tranh, tiễn người yêu ra chiến trường, các cô gái thường đội nón với cái quai mầu tím thủy chung. Chỉ như vậy thôi đã hơn mọi lời thề non, hẹn biển, làm yên lòng người ra trận…

Nét đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài và nón lá

Ngoài điều đó, chiếc nón còn hướng tới mục đích làm đẹp, làm duyên cho người phụ nữ và phù hợp với cảm quan thẩm mỹ của người Việt là đẹp một cách tế nhị, kín đáo. Các cô gái Việt Nam chăm chút chiếc nón như một vật trang sức, người ta gắn lên đỉnh của lòng nón một mảnh gương tròn nho nhỏ để các cô gái làm duyên kín đáo.
Giữa kênh rạch, sông nước chằng chịt miệt vườn Nam Bộ, dưới vành nón, đôi mắt, nụ cười, những sợi tóc mai của cô gái dường như được tôn thêm nét duyên dáng, kín đáo mà không kém phần quyến rũ… khiến ai đó đã phải ngẩn ngơ.

Công phu nhất là vừa vẽ chìm dưới lớp lá nón những hoa văn vui mắt, hay những hình ảnh bụi tre, đồng lúa, những câu thơ trữ tình, phải soi lên nắng mới thấy được gọi là nón bài thơ.Trong chiếc nón bài thơ có biểu hiện những nét đẹp của cả một vùng văn hoá, người phụ nữ Huế khi ra đường, trang phục nhất thiết phải là chiếc áo dài và chiếc nón lá để đội đầu. Dù trời sáng sớm hay im mát, chiếc nón như là vật bất ly thân.

“Nón rất Huế nhưng đời không phải thế
Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng”

Chiếc nón lá theo người nông dân ra đồng, cùng tham gia quá trình lao động cho mùa màng bội thu, khi trời tắt gió, nón dùng để quạt cho mát, khi lật ngửa, dùng đựng mớ rau mới hái ngoài đồng, ít trái cây, múc nước…
Ngày nay, chiếc nón lá đã trở thành một biểu tượng của người Việt trong mắt của bạn bè quốc tế. Nón lá luôn được dành vị trí trong hành lí của các du khách khi đến Việt Nam.

Nón lá vẫn mãi là người bạn của người Việt.

Chiếc nón lá đâu chỉ là vật tiện dụng mà còn là nét đẹp thầm kín của văn hóa Việt, sẽ còn tồn tại mãi dù cuộc sống có đổi thay, hiện đại đến đâu, chiếc nón lá vẫn sẽ mãi là người bạn của người Việt.
Tôi chắc thế.

Thằng bé ranh ma

[vanhoamientay.com] Một cậu bé chơi bóng, lỡ chân đá vỡ kính cửa sổ nhà nọ. Bà chủ nhà chạy ra giữ chặt quả bóng quát thằng bé.

– Mày mà không sửa lại cửa kính cho bà thì đừng hòng lấy bóng về!

Một lát sau, cậu bé gõ cửa bảo:

– Bố cháu sẽ đến sửa ngay!

Quả nhiên, một người đàn ông đem theo hộp đồ nghề đang đi tới. Bà ta bèn cho thằng bé cầm bóng đi. Người đàn ông sửa xong, nói:

– Xin bà 10 đô!

– Ơ, ông không phải bố thằng bé sao?

Bà chủ ngạc nhiên kêu lên.

Người đàn ông cũng trợn tròn mắt:

– Thế bà không phải mẹ nó à?

st

Mở đường bay Phú Quốc đi Singapore, Siêm Riệp

Ngày 24-9, tại TP Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Kiên Giang, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và Công ty CP Vinpearl phối hợp tổ chức công bố chương trình hợp tác xúc tiến thương mại tổng thể “Điểm đến Phú Quốc”, đồng thời khai trương 2 đường bay mới cất cánh từ Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) là Phú Quốc – Singapore và Phú Quốc – Siêm Riệp.

Theo đó, đường bay Phú Quốc đi Singapore sẽ được khai thác từ ngày 2-11 với tần suất 2 chuyến/tuần, khởi hành vào thứ 5, chủ nhật, bằng máy bay A321; đường bay Phú Quốc – Siêm Riệp sẽ được khai thác từ ngày 18-12 với tần suất 3 chuyến/tuần, khởi hành vào thứ 3, 5, chủ nhật, bằng máy bay ATR-72.

Đây là hai đường bay quốc tế đầu tiên đến Phú Quốc do Vietnam Airlines khai thác, mở đường cho những dự án quan trọng trong chương trình phát triển Phú Quốc trở thành đặc khu kinh tế lớn của đất nước trong tương lai.

Song song đó, Vietnam Airlines cũng sẽ hợp tác chặt chẽ với tỉnh Kiên Giang và Vinpearl Phú Quốc trong các hoạt động xúc tiến thương mại để phát động Phú Quốc thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn, trung tâm du lịch nghỉ dưỡng tầm cỡ khu vực và thế giới.

Dịp này, Vietnam Airlines bán vé giá rẻ khứ hồi, chưa bao gồm thuế và phí, từ Phú Quốc đi Singapore (388.000 đồng), đi Siêm Riệp (hơn 1,3 triệu đồng/vé) cho những khách mua vé ở Việt Nam.

Theo Thanh Niên

Bún nước lèo Sóc Trăng

Đi xa có nhớ quê nghèo
Nhớ bún nước lèo, nhớ mắm Ba Xuyên.

Bún nước lèo Sóc Trăng có ít nhiều khác biệt với một số địa phương lân cận trong vùng. Sang thì tô bún có đủ thứ: cá lóc, tép bạc, heo quay…, đơn giản hơn thì chỉ cần con cá lóc trọng trọng cũng có thể nấu được nồi nước lèo.

Bún nước lèo Sóc Trăng

Song có hai thứ không thể thiếu là ngải bún và mắm bò hóc. Ngải bún trước đây thường mọc hoang, sau được người ta trồng trong vườn nhà làm gia vị. Ngải bún có tác dụng khử mùi tanh của mắm. Mắm bò hóc được người Khmer làm từ các loại cá đồng trộn với muối và cơm nguội.

Để có được nồi nước lèo ngon phải kiếm con cá lóc đồng tối thiểu trên 0,5kg, được cá có trứng càng hấp dẫn vì nồi nước lèo sẽ nổi váng trứng vàng ươm, bắt mắt. Cá làm sạch, cắt thành hai phần đầu và đuôi: đầu dính với bộ đồ lòng là phần ngon nhất.

Tép bạc hoặc tôm thẻ luộc, bỏ vỏ cứng. Thêm mấy miếng thịt heo quay xắt miếng cỡ lóng tay hoặc chả cá thác lác, cá mè vinh thì tô bún càng ngon miệng. Nước lèo có thể nấu bằng nước dừa tươi để tăng thêm vị ngọt, cho mắm bò hóc vào nồi nước lèo đang sôi.

Bún nước lèo Sóc Trăng

Ngải bún nướng sơ qua lửa than và gốc sả đập dập thả vô nấu tiếp. Hớt bọt kỹ, đến khi nước trong thả cá làm sạch vào.

Bún nước lèo được ăn kèm với rau muống chẻ, giá sống, bắp chuối bào nhỏ, chuối xắt ghém… thêm ít lá rau húng, rau quế, ớt sừng trâu chín đỏ xắt lát xéo, nước mắm hòn Lại Sơn hay nước mắm Phú Quốc mới đúng điệu và làm tăng hương vị đậm đà. Đây là món ăn thể hiện sự giao thoa cũng là sự sáng tạo văn hóa ẩm thực giữa các dân tộc anh em ở địa phương.

Ốc Nướng Tiêu Xanh

[vanhoamientay.com] Đây là món ăn dân dã đặc sản của Cần Thơ – vùng đất miền Tây Nam Bộ với nguyên liệu dễ kiếm, chế biến không phức tạp, giúp thực khách có cảm giác vừa lạ miệng vừa ấm bụng, dễ tiêu và thích ứng cho các cuộc “chạm cốc” giữa bạn bè thân hữu ngày cuối tuần.

Nghe như đơn giản nhưng để làm nên món ốc nướng tiêu xanh ngon cần một vài bí quyết của người dân miền tây nơi này. Đó chính là nên ngâm ốc trong nước vo gạo từ 20-30 phút để ốc ra hết chất nhờn. Trước khi nướng, nên luộc sơ cho rớt mặt rồi bỏ lên lửa than, vừa nướng vừa bỏ nước mắm đã làm sẵn gia vị như tiêu, tỏi, bột ngọt… khi thấy nước bên trong con ốc sôi lên, hơi cạn xuống thì cho vào dĩa lót rau răm thơm phức. Vị cay cay của tiêu tê tê nơi đầu lưỡi,vừa ngọt mặn, vừa giòn, ăn thịt rồi mà húp nước ốc thì rất tuyệt.

Ốc dùng nướn tiêu phải là ốc Bươu, Ốc nướng chỉ đạt được độ ngon nhất khi nướng với than, vì khi đó món ăn mới có mùi thơm tự nhiên và thịt ốc chín đều. Khi nướng ốc trên bếp than, đừng quên trở ốc đều tay,  và để mặt ốc úp xuống vỉ nướng, nếu không rất dễ bị cháy vỏ và thịt ốc.

Đêm Cần Thơ lao xao, ngồi bó gối bên bếp than hồng, nướng ốc, khi thấy ốc  mùi thơm, nước trong ốc gần cạn, tức là món ốc đã đạt đến độ chín. Bỏ them vài hẹt tiêu xanh lên mặt cho hấp dẫn. Gắp từng con ốc ra dĩa, cho thêm vài nhánh rau thơm.

Thưởng thức ốc ngon nhất là lúc còn nóng, hút miếng nước sốt đậm đà trong vỏ ốc, cắn thêm hạt tiêu xanh thì mới đúng kiểu. Hạt tiêu cay dịu, nước sốt đậm đà, miếng ốc giòn thơm, càng làm cho món ăn thêm phần hấp dẫn và lạ miệng. Cũng có lẽ vì thế khi dùng món ốc nướng tiêu xanh người ta không cần thêm thứ nước chấm nào khác.

Và ai đó nếu có dịp về mảnh đất Cần Thơ, nhớ ghé Cù lao Cái Khế, ngồi bên bờ sông thưởng thức món ốc nường tiêu xanh. Chắc hẳn bạn sẽ cảm nhận được hương vị đất Cần Thơ qua món ăn này.


Chiếu Long Định Tiền Giang mãi tươi màu

[vanhoamientay.com] Khi nhắc đến chiếu, người dân Nam bộ thường hay nghĩ đến chiếu Cà Mau đã từng nổi tiếng một thời. Tuy nhiên, có một làng nghề tạo ra 1 thương hiệu chiếu không thua kém chiếu Cà Mau, đó là làng nghề truyền thống dệt chiếu ở xã Long Định (huyện Châu Thành- Tiền Giang)

Nếu ai đã từng có dịp về Tiền Giang, đi qua Quốc lộ 1, đoạn cách ngã ba Trung Lương khoảng gần chục cây số, ắt sẽ thấy một tấm biển lớn đề mấy chữ “Làng nghề truyền thống dệt chiếu Long Định kính chào quý khách!”.

Từ vị trí tấm biển ấy, rẽ vào lối tỉnh lộ 867, đi độ nửa cây số là tới làng Long Định. Từ đầu làng đã thấy cảnh chiếu, cói phơi đầy hai bên đường. Từng đám cói trắng ngà hoặc đã được nhuộm màu xanh, đỏ, tím, vàng… được phơi khô cong dưới cái nắng vàng mùa hạ. Đi sâu vào làng, chỗ nào cũng nghe rộn ràng lách cách tiếng thoi đưa dệt chiếu.

Nghề làm chiếu ở Long Định mới có chừng khoảng hơn 50 năm nay. Nghề do các cư dân vùng chiếu nổi tiếng ở Kim Sơn – Ninh Bình ngoài Bắc di cư vào Nam hồi năm 1954 đem vào. Vì thế, kĩ thuật làm chiếu ở đây cũng có nhiều nét khác biệt so với kĩ thuật làm chiếu thường thấy trong Nam. Chiếu Long Định bao giờ cũng dày dặn hơn, màu sắc, hoa văn cũng tươi tắn và đẹp hơn.

Tìm về làng nghề truyền thống dệt chiếu Long Định (làng dệt chiếu) chúng ta dễ dàng bắt gặp cảnh chiếu phơi ven tỉnh lộ 867 của gần 300 hộ dân thuộc xã Long Định, đã giải quyết việc làm cho gần 2.000 lao động ở vùng nông thôn, giúp họ có mức thu nhập ổn định.

Trong mỗi ngôi nhà ven Tỉnh lộ 867 đều có các khung dệt dập dềnh theo nhịp thoi đưa. Nhà này là 2 cô gái, nhà kia là đôi vợ chồng, kẻ đan lác, người dập khung cửi. Ghé vào nhà anh Nguyễn Văn Việt, khi anh chị đang căng đai, rồi cùng nhau ngồi dệt, tạo ra sản phẩm đẹp cho đời.

 Làm chiếu cũng giống như trồng lúa, tức phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, thời tiết. Hàng năm, cứ vào thời điểm mùa khô, tức khoảng từ tháng 1 tới tháng 4 dương lịch, làng chiếu Long Định lại vào vụ sản xuất chính. Cực nhất là tháng 5, tháng 6, khi mùa mưa đến, nghề làm chiếu lại phải tạm dừng chờ đến mùa khô năm sau. Khó khăn là thế nhưng người làm chiếu ở Long Định vẫn chịu thương chịu khó bám trụ với nghề, bởi mức thu nhập của nghề làm chiếu vẫn khá hơn so với nghề trồng lúa.

 Sau khi chuẩn bị xong phần nguyên liệu cần phải có 2 người cùng làm. Thông thường, khi căng đai xong thì người thợ chính sẽ ngồi lên khung, người thứ 2 luồn từng sợi lác vào khuôn và người thợ chính sẽ dùng lực mạnh dập vào lác để kết chặt lác vào nhau.

Động tác dập phải dứt khoát, đủ độ mạnh để lác thẳng hàng, không xếp chồng lên nhau. “Tay nghề của người thợ quan trọng lắm, phải đan như thế nào để chiếu vừa khít, vừa đều và có độ bền, dẻo dai nhất định, như vậy chiếu sử dụng mới lâu được” – anh Việt  chia sẻ.

Tay thoăn thoắt dập mạnh từng khung dệt, anh Việt vẫn tiếp chuyện vui vẻ với chúng tôi: “Với khung dệt tay, mỗi ngày 2 vợ chồng dệt được 4 chiếc chiếu. Nếu  có máy dệt chiếu hiện đại thì có thể sản xuất được 10 chiếc/ngày mà chỉ cần 1 người ngồi máy.

Tuy nhiên, giá 1 máy dệt chiếu hiện đại từ 30 – 60 triệu đồng, quá đắt đỏ nên tôi chưa dám đầu tư. Với lại, nhiều người mua chiếu thường chọn mua chiếu dệt tay vì chất lượng bền hơn và ít bị lỗi hơn so với chiếu dệt bằng máy

Một trong những gia đình dệt chiếu có tiếng ở Làng dệt chiếu Long Định là gia đình bà Trần Thị Bạch Tuyết, một người có 50 năm kinh nghiệm dệt chiếu ở xã Long Định cho biết, trước đây dệt chiếu theo lối thủ công, mỗi tháng 1 người thu nhập khoảng 1,5 triệu đồng. Bây giờ, nhiều nhà đầu tư máy dệt chiếu, năng suất cao hơn nên thu nhập cũng cao hơn trước rất nhiều.

Chiếu Long Định nổi tiếng dày, bền, nằm vừa êm lại thoáng mát, giá phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng nên hàng ngày thương lái các nơi đến mua rất đông. Có những thời điểm, làng dệt chiếu “ăn nên làm ra”, mỗi ngày giao cho thương lái hơn 5.000 chiếc chiếu. Không những thế, chiếu Long Định còn được xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Nhật, Mỹ…

Để làm ra 1 chiếc chiếu đẹp, lác phải thật khô, trắng, cọng bóng tròn, không quá to. Kỹ thuật dệt là yếu tố quyết định chiếu đẹp hay xấu. Khi dệt, người cho ăn lác cần phải có kỹ thuật, phải làm đều tay tránh bị rớt nhịp.

Công đoạn tạo màu cũng lắm công phu. Muốn màu không phai, không dính lên quần áo khi nằm, lác phải được nhúng vào chảo màu đang sôi, chờ cho nước sôi lại lần nữa để màu thấm vào từng sợi lác. Đặc biệt, khi may chiếu, đường may phải sắc nét, không quá dày cũng không quá thưa” – Bà Tuyết chia sẻ kinh nghiệm.

Hiện nay, ngoài sản phẩm chiếu lác truyền thống, người dệt chiếu ở xã Long Định còn nghiên cứu làm thêm sản phẩm chiếu bằng thân cây lục bình phơi khô, một loại nguyên liệu khá phổ biến ở vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, giá thành một chiếc chiếu lục bình cao hơn rất nhiều so với chiếu lác, nên chiếu lục bình ít được sử dụng trong nước mà chủ yếu xuất khẩu ra nước ngoài.

Các chi tiết hoa văn phải thay đổi thường xuyên theo thị hiếu người tiêu dùng. Sau khi trang trí hoa văn xong phải đem chiếu vào hấp cách thủy, hấp phải đúng giờ, nếu già lửa chiếu sẽ tối màu, còn nếu chưa đủ thời gian thì dễ bị phai màu khi nằm”.

Băng Tâm tổng hợp

Quán ăn hủ tiếu Mỹ Tho

[vanhoamientay.com] Nếu một lần về miền Tây ngang qua đất Tiền Giang, bạn hãy ghé Mỹ Tho ăn hủ tiếu nhé. Hủ tiếu Mỹ Tho một đặc sản ngon nhất vùng

Ðiều làm nên hương vị riêng khiến cho hủ tiếu Mỹ Tho trở nên nổi tiếng kể từ thập niên sáu mươi chính nhờ việc chọn loại gạo làm ra cọng bánh và nồi nước lèo pha chế của các đầu bếp trứ danh đất Mỹ Tho. Đặc điểm của Hủ tiếu Mỹ Tho là cọng nhỏ, khô, dai dai, hương vị hơi chua, mang nét đặc trưng không lẫn với hủ tiếu ở một nơi nào khác.

– Hủ tiếu chú 7: Tiệm thuốc tây Thảo Nguyên (hướng Lê Lợi lên dốc cầu Nguyễn Trãi) nhìn xéo qua: Hủ tiếu ở đây đặc biệt bởi sợi hủ tiếu nhỏ, dai, nước chấm ngon, nguyên liệu : thịt lát, gan, bao tử, phèo, hoành thánh

 – Hủ tiếu xíu mại gần hủ tiếu chú 7 ( đối diện điểm tiếp dân P7) : Hủ tiếu ở đây đặc biệt khi bạn kêu thêm 1 viên xíu mại ăn kèm, ngoài ra ở đây cũng có bán bánh mì xíu mại

 – Hủ tiếu 8 Lài : đối diện NH Vietcombank đường Đinh Bộ Lĩnh: hủ tiếu ở đây đặc biệt vì có thêm miếng hoành thánh chiên, khi ăn hết tô phía đáy có tôm khô rất ngon

 – Hủ tiếu 10 Tuấn : kế bên hủ tiếu 8 Lài: hủ tiếu ở đây đặc biệt sẽ ngon khi bạn kêu thêm 1 chén hột gà

 – Hủ tiếu Rùa : gần dốc cầu Hùng Vương, ở đây bạn kêu 1 tô hoành thánh không hoặc bánh canh thì ngon hơn hủ tiếu

 Hủ tiếu đầu giếng nước đường Ấp Bắc, bạn có thể đổi khẩu vị khi kêu hủ tiếu lấy tôm, mực hoặc trứng cút.  Ngoài ra còn có 1 số quán ăn tạm được khác như:

– Hủ tiếu 4 Lùn gần chợ cũ

 – Hủ tiếu Tuyết Trinh đường Ấp Bắc

 – Hủ tiếu 44 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa

 – Quán ủ tiếu gần bảo hiểm Bảo Việt

Vào bất kỳ tiệm bán hủ tiếu nào ở Mỹ Tho cũng sẽ nhìn thấy trên bàn ăn những thứ lỉnh kỉnh như: lọ nước mắm, tương xì dầu, tương ớt, tương đen, chanh, giá sống, ớt hiểm, tỏi, ớt sừng trâu sắc xéo. Rỗ rau thường có ngò gai, quế là những thứ không bao giờ thiếu. Nước lèo đặc biệt ngon nhờ những bí quyết gia truyền.

Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!