Có thể bạn quan tâm

Những bãi biển miền Tây đẹp

[vanhoamientay.com] Miền Tây không nổi tiếng bỡi những bãi biển phẳng lỳ, nước trong xanh mà biển miền Tây nổi tiếng với những nét riêng của mình, người ta thường gọi với cái tên thân thương là “biển miệt vườn’’

Biển Tân Thành, Biển và Nghêu

Bạn muốn bình yên ngắm mặt trời lặng, thong thả dạo bước trên bãi cát dài và mịn trải dài dưới chân, ngắm biển sinh sôi, người nông dân nuôi trồng trên biển thì mời bạn về với biển Tân Thành, Gò Công.

Biển Tân Thành dài hơn 7 km, nằm gần cửa sông nên nước khá đục. Tuy nhiên bạn đừng nên thất vọng vì đây thật sự là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam, lớp cát mềm mịn, êm như nhung mà ít nơi nào có được. Mặt biển phẳng như mặt ao, kéo dài hàng cây số. Bạn cứ việc tung tăng trên cát, vọc nước, vọt cát và ngắm những chòi nghêu đang chênh vênh giữa biển.

Tận hưởng không khí mát lành, thư giãn trong không gian yên tĩnh, tìm hiểu tập quán sinh hoạt của ngư dân, thưởng thức những món đặc sản. Ngoài ra, từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch, du khách còn thích thú với việc tự tay xúc nghêu và chế biến món ăn

Từ Mỹ Tho, trên Quốc lộ 1, rẽ vào Quốc lộ 50 khoảng 50kmlà đến Gò Công và đi thêm hơn 10 cây số nữa là đến biển Tân Thành.

Biển Ba Động, Trà Vinh

Tuy được khai thác từ lâu, nhưng biển Ba Động vẫn còn giữ được nét hoang sơ với những đụn cát nhấp nhô, hàng phi lao xanh vút, bãi cát phẳng lì sống động với vỏ ốc nhiều màu sắc.

Tên của bãi biển Ba Động được xuất phát từ những triền cát trắng.  Ngoài ra, Ba Động khác các bãi biển của vùng đất Cửu Long ở những đợt sóng dồn dập. Nơi đây được ví như biển miền Trung với không khí đậm mùi biển, thức những đặc sản là chù ụ, hải sản cùng họ với cua, còng nhưng hình dáng ù lì, chậm chạp hơn, nếu chưa thưởng thức chù ụ xem như chưa đến Ba Động.

Bãi biển Ba Động thuộc xã Trường Hoà, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.

Biển Mũi Nai, Hà Tiên

Vắng và tự nhiên, điều này trở thành một nét riêng quyến rũ những ai muốn về với thiên nhiên. Muốn tận hưởng cảm giác lãng mạn của biển, bạn nên chờ đến buổi chiều. Ngồi trên bãi cát nhìn ánh hoàng hôn xuống dần, im lặng nghe tiếng lao xao của gió vờn trên sóng, của bầy hải âu chao lượn cuối trời mới thấy hết nét thi vị của biển.

Mang đậm đặc trưng của biển miền Tây Nam Bộ, Mũi Nai được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Từ đỉnh núi, phóng tầm mắt ra xa, du khách sẽ chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của biển Mũi Nai, rừng Tà Pang, những hòn đảo xa xa trên biển hay ngọn hải đăng trầm mặc. Thưởng thức hải sản tươi ngon, trái cây theo mùa với giá trẻ là một trong những điểm thu hút bước chân của người lữ hành.

Biển Nam Phố, Kiên Giang

Nơi đây còn giữ nguyên những gì của thiên nhiên hoang dã. Cây cối mọc xanh tươi, tự nhiên. Những hàng dừa cao vút hàng chục năm tuổi như những mái tóc dài xõa xuống bờ biển xinh đẹp. Quanh năm, sóng biển chỉ là những đợt lăn tăn, không ồn ào như các vùng biển khác. Người đi biển bảo rằng, đây là vùng biển lành, không đá ngầm, không có vùng nước xoáy. Có những lúc mặt biển phẳng lặng đến mức người ta cứ ngỡ là mặt hồ giữa mùa thu yên ả.

Ở Nam Phố có hai bãi tắm là Hòn Heo và Bãi Ớt, mỗi bãi sở hữu một đặc điểm khác nhau. Bãi Ớt bao la với cát vàng mịn, mặt nước trong xanh. Còn Hòn Heo nằm lọt trong làng chài ven biển cùng tên.

Biển Nam Phố thuộc xã Dương Hoà, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.

Biển Khai Long, Cà Mau

Bãi biển Khai Long nằm phía biển Đông trong khu vực hệ sinh thái rừng ngập mặn. Đứng ở bãi Khai Long, du khách có thể ngắm nhìn trọn vẹn vẻ đẹp hoang sơ của cụm đảo Hòn Khoai hùng vĩ. Khai Long có bãi biển cát vàng tương đối bằng phẳng, cường độ sóng không lớn. Khi mặt trời lặn, cả vùng biển rực sáng.

Biển Khải Long sở hữu nước biển trong xanh sẽ khiến du khách ồ lên thích thú. những du khách thích cảm giác mạnh chọn thám hiểm rừng ngập mặn. Việc luồn lách qua những lau sậy, vừa tìm cách thoát khỏi những cành đước khẳng khiu vừa như muốn chạm nhẹ, mang lại cho họ những trải nghiệm hiếm có trong một chuyến du lịch biển.

 Biển Khai Long ấp Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Băng Tâm tổng hợp

Mùa hến, ngọt lịm hương vị sông quê

[vanhoamientay.com] Ở vùng Châu thổ Cữu Long, khi mùa nước nổi rút thì dưới những lòng sông, lòng rạch xuất hiện hến non. Và đến khoảng tháng hai thì hến lớn, đây cũng làm lúc những người dân lam lũ miền Tây bước vào mùa cáo hến.

Nhắc đến hến người ta lại nhớ đến hến miền Trung, loại hến nhỏ chỉ bằng hạt gạo. Nhưng nhiều người chưa biết rằng miền Tây vẫn có loại hến đặt trưng của riêng mình. Có lẽ do tính chất vùng miền mà hến miền Tây to hơn nhiều so với hến các vùng khác. Hến được coi là “lộc trời” ban tặng.

Bạn là người miền Tây hay là người ở bất cứ vùng đất xa xôi nào, nếu có dịp về đây vào mùa hến thì đừng bỏ qua cơ hội một lần trãi nghiệm cảm giác đặt chân xuống bùn để cào hến và thưởng thức những món ăn dân dã bình dị này.

Việc cào hến không cần phân biệt là đàn ông hay đàn bà, người lớn hay trẻ nhỏ, vì cả xóm ai cũng biết cào hến. Người ta thường đi cào hến vào lúc nước ròng, nếu cào hến chỉ để chế biến món ăn hăng ngày thì cào bằng rổ hoặc tay không. Còn cào chuyên nghiệp để bán lại thì cào bằng cây sào chuyên dụng hay bằng máy. Vào mùa nước cạn chỉ cần lội xuống con rạch trước nhà cào khoảng nữa tiếng là có thể đủ ăn trong bữa cơm chiều.

Để lấy được ruột hến cần khá nhiều sự tỉ mỉ và kỷ thuật của những người nội trợ, hến cào xong rửa thật sạch bùn đất.

Bắt nồi nước luộc to và lửa lớn, cho vào nước luộc ít muối, như vậy ruột hến sẽ ngọt hơn, Khi nước sôi bùng thì cho hến vào, hến tươi khi gặp nước nóng đột ngột sẽ bật bung vỏ, bong ruột ra ngoài mà chưa kịp chín, đảo nhanh vài lượt và vớt lấy ruột. Vì ruột chỉ bằng đầu ngón tay, gặp nước sôi bùng nên sẽ nổi lên trên, kỷ thuật ở đây là phải vớt nhanh, không để hến quá chín sẽ không ngon mà còn bị nát.

Trong các món ăn từ hến thì người miền tây chuộng nhất nhà bánh xèo nhân hến, cháo hến, hến xào hẹ, hến nấu canh chua và còn nhiều vô số kể món khác nữa…

Bánh xèo là loại bánh mà người miền Tây nào nhắc đến cũng ghiền,  bọn trẻ hay người lớn đều thèm thuồng ngay từ những chiếc bánh xèo đầu tiên áp chão do chính tay mẹ chiên.

Bánh xèo nhân hến tuy bình dị, mộc mạc nhưng chứa đựng trong đó cái vị ngọt của dòng sông, bến nước…Người miền Tây không gói bánh xèo bằng bánh tráng mà gói bằng chín những loại lá trong vườn có sẳn như lá cách, tai tượng, lá cải xanh…

 Bánh xèo quê ngọt thơm từ chính những nguyên liệu cây nhà, là vườn và có lẽ cái hương quê quyện trong hồn người từ ngay sự sum họp của gia đình

Bạn đã thử qua món hến kho sả ớt chưa? Nếu chưa thì hãy thử ngay nhé, món này tuy khá giản dị nhưng lại cực bắt cơm đấy. Vị mằm mặn, cay cay của sả quyện với ruột hến ngọt lịm, ăn cùng cơm nóng thì như hưởng trọn cái hương vị miền Tây.

Còn ai muốn giải nhiệt, thì đã có món cháo hến, cũng là cách nấu cháo thông thường như các loại cháo khác, nhưng với món này để đậm đà thì sử dụng phần nước luộc hến để nấu cháo. Gạo mang rang vàng rồi mới nấu, hến xào với hành cho thơm, một ít nước mắm ngon vậy là đã có nồi cháo hến nóng hổi, thơm lừng.

Hến, món quà tặng của thiên nhiên, là cái lộc mà những dòng sông trĩu nặng phù sa ban tặng cho những người dân chất phát để ấm lòng qua những ngày nghèo khó.

Con hến nhỏ hiền lành của một thời lam lũ.

Con hến của quê hương ân tình.

Từ những bữa cơm đậm vị sông quê, lũ trẻ quê nghèo đi xa và thành đạt vẫn nhớ một thời mẹ chắt chiu vén khéo…

Dù có đi đâu nhưng trong lòng mỗi người con sẽ không bao giờ quên về cội nguồn, thương từng bến nước và mỗi khi mùa nước kiệt lại nhớ về sông quê – mùa hến!

Băng Tâm

Thôi cho tôi xin

Hai ông già đang ngồi hóng mát trong công viên thì một cô gái xinh đẹp có thân hình bốc lửa đi qua.

Một ông ao ước:

– Giá chúng mình bây giờ mới 20 tuổi nhỉ!

Ông kia chép miệng:

– Thôi, thôi, xin ông! Chỉ vì một bóng hồng mà phải tiếp tục quần quật thêm 40 năm nữa mới được lĩnh lương hưu ấy à, tôi xin kiếu!

st

Cá lau kiếng hầm sả, món lạ miền Tây

[vanhoamientay.com] Trước đây, cá lau kiếng ít được mọi người biết đến, song hiện nay người dân miền Tây lại rất khoái khẩu với loại cá này.

Cá lau kiếng (còn gọi là cá dọn bể, cá tỳ bà), tên khoa học là Hypostomus punctatus, là loại cá nước ngọt – xuất xứ từ Nam Mỹ – được người chơi cá cảnh nhập về từ Hồng Kông, Singapore. Ðây là loài cá ăn tạp chất thải của các loại cá khác hoặc rong, rêu bám trên thành bể. Cá có hình dạng xấu xí, chiều dài từ 30-70 cm, sinh sản quanh năm và dễ thích nghi với môi trường khi phát tán ra ngoài tự nhiên…

Mọi người đều phải công nhận thịt cá lau kính rất tuyệt, thịt trắng dẽ dặt, có người lại còn đồn thổi lên rằng, cá lau kiếng sinh sản mạnh nên có tác dụng bổ dương, trị nhức mỏi, đau lưng nữa…Thế là, cá lau kiếng được mang ra chợ bán với giá cả khá mềm (khoảng 15.000 đồng/kg) và được các “nghệ nhân ẩm thực” chế biến thành các món ngon “độc đáo” như: nướng muối ớt, nấu lẩu, hầm sả, làm khô,… Trong các món kể trên, người sành ẩm thực mỗi khi đến TP Cần Thơ đều thích nhất là món: Cá lau kiếng hầm sả.

Chế biến món này rất đơn giản. Chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu chính như: cá lau kiếng 1 kg, đậu phộng, củ cải trắng, sả, ớt.

 Nên nhớ, vảy cá lau kiếng như một bộ giáp sắt rất cứng và bén, vì thế không thể dùng dao đánh được. Chỉ cần rửa cá với nước chanh cho sạch nhớt và bớt mùi tanh. Kế đến, đập vài tép sả để dưới đáy nồi và cho cá vào với nước dừa tươi, cùng đậu phộng (đã ngâm nước rửa sạch, để ráo), củ cải trắng (gọt vỏ rửa sạch, xắt khúc) hầm với ngọn lửa liu riu cho tới khi cá và các phụ liệu chín. Dùng đũa gắp cá ra gỡ bỏ vảy. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, nhắc xuống và chuyển tất cả qua nồi lẩu để giữ nóng. Chỉ cần dọn thêm một dĩa bún, dĩa rau sống (rau cần nước, cải bẹ xanh, mùng tơi…), cùng chén nước mắm Phú Quốc nguyên chất, vài trái ớt hiểm chín nữa là xong!

Thật thú vị, một ngày cuối tuần đẹp trời nào đó, bạn hãy đến khu vực Thới Thạnh, Thới Thuận, Thốt Nốt, TP Cần Thơ để khám phá món cá lau kiếng hầm sả này. Cho miếng cải bẹ xanh (hoặc rau cần ống) nhúng vào nồi nước dùng đang bốc khói cùng miếng bún đặt vào chén, giẽ miếng thịt cá lau kiếng màu trắng ngần chấm vào chén nước mắm đưa lên miệng nhai một cách từ tốn. Mùi thơm của rau, vị dai ngọt của thịt cá như ngấm dần và len lỏi vào khắp giác quan. Chan miếng nước dùng cùng ít đậu phộng, củ cải trắng vào chén “lua” một phát, sẽ cảm nhận được “tổng hoà” hương vị của một loài cá lạ “xấu tướng mà ngon” này!…

Theo Cà Mau
Làng nghề đan bàng Phú Mỹ

Làng nghề đan cỏ bàng Phú Mỹ

Nghề đan cỏ bàng xuất hiện ở huyện Tân Phước – Tiền Giang từ rất lâu. Dưới bàn tay khéo léo của những người thợ, từ nguyên liệu là cây cỏ bàng, rất nhiều sản phẩm đẹp, có giá trị như đệm, túi xách, nón… đã được tạo nên.

Làng nghề đan bàng Phú Mỹ

Đồng cỏ bàng Phú Mỹ rộng hàng ngàn hecta là nguồn nguyên liệu khá dồi dào để địa phương phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ. Như nhiều khu vực khác của vùng đất mới Nam Bộ, trước đây cây cỏ bàng mọc hoang dại rất nhiều ở Tân Phước. Khi khô đi, thân cỏ bàng rất chắc, bền, nên người địa phương đã dùng thân cỏ bàng khô đan thành các vật dụng như: Giỏ xách, đệm ngủ, nón đội đầu… Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế mang lại không cao.

Đến năm 2004, Dự án “Khai thác bền vững đồng cỏ bàng kết hợp bảo tồn nghề thủ công địa phương” được triển khai, không những góp phần giải quyết việc làm trực tiếp và gián tiếp cho hàng ngàn lao động nghèo, phần lớn là đồng bào dân tộc Khmer. Mà còn duy trì nguồn thức ăn dồi dào và môi trường sống thân thiện, lý tưởng cho Sếu đầu đỏ di trú về.

Làng nghề đan bàng Phú Mỹ

Công việc đan lát các sản phẩm từ bàng khá nhẹ nhàng nhưng đòi hỏi sự khéo léo, rất thích hợp cho cả phụ nữ và trẻ em tham gia.

Ngày nay, loại cỏ này đã được trồng như một loại cây chuyên canh, đến một năm tuổi thì thu hoạch.  Sau mang về, cỏ sẽ được phân loại ra thành từng bó, tùy vào độ dài ngắn khác nhau. Những bó như vậy được gọi là “neo”

Khi phơi đủ 2 nắng, cọng cỏ bàng  còn phải ép qua máy để cọng mỏng đều và khô tuyệt đối.

Công việc đan lát không khó khăn nhưng đòi hỏi những người thợ sự khéo léo mới có những thành phẩm vừa chắc vừa đẹp. Làng nghề đan bàng Phú Mỹ Kiên Giang hàng năm cung cấp một số lượng lớn sản phẩm đan lát từ bàng cho thị trường trong nước lẫn xuất khẩu, làng nghề không chỉ làm sản phẩm theo mẫu mã sẵn có mà còn sáng tạo với nhiều mẫu mã đẹp, làm cho sản phẩm đan lát của mình có chỗ đứng ổn định.

Làng nghề đan bàng Phú Mỹ

Ai có dịp đi qua vùng biên giới Tây Nam sẽ tận mắt chứng kiến khung cảnh làm nghề đan cỏ bàng nhộn nhịp của làng nghề đan bàng Phú Mỹ – Vĩnh Điều huyện Kiên Lương.

Nghề đan bàng đang có nhiều khởi sắc hơn vì thị trường xuất khẩu đang mở rộng. Hiện nay đời sống của nhân dân vùng đồng cỏ bàng ngày càng được nâng lên rõ rệt, bộ mặt nông thôn đang từng ngày khởi sắc.


Thần tiên bó tay trước phụ nữ

[vanhoamientay.com] Phụ nữ đã làm gì mà đến thần tiên cũng phải bó tay

Một tỷ phú đang đi dạo dọc bờ biển thì nhặt được một cái chai.

Khi ông ta mở nút thì một vị thần xuất hiện và nói:

– Vì sự giải thoát này, ta cho anh một điều ước.

Tỷ phú đã có mọi thứ trên đời, ông nói:

– Tôi hay đến Hawaii nghỉ mát, nhưng lại sợ đi máy bay và tàu thủy, hãy tạo cho tôi một cây cầu từ đây đến đó.

Vị thần đắn đo vài phút rồi nói:

– Điều đó thật khó thực hiện. Phải đóng hàng triệu trụ lớn xuống biển sâu, đổ hàng tỷ tấn bê tông giữa đại dương… Rồi còn thuỷ triều, bão táp, động đất… Yêu cầu này thật quá sức của ta.

Ông tỷ phú đành thay đổi điều ước:

– Thế thì hãy nói cho tôi những bí ẩn của phụ nữ. Điều gì khiến họ khóc và cười, tại sao tính khí họ thất thường, làm thế nào để họ hài lòng?

Vị thần trở nên lúng túng hơn, chân tay thừa thãi, cuối cùng chặc lưỡi:

– Thôi được, anh muốn cây cầu cho hai hay bốn làn xe?

st

Món ăn vừa ngon vừa lạ từ nấm mối

Nấm mối là một đặc sản được thiên nhiên ban tặng cho con người. Do mọc trong tự nhiên nên nấm mối sạch, không độc, rất thơm ngon và bổ dưỡng. Nấm mối xào mướp hương vừa dễ chế biến vừa có vị ngọt tự nhiên ngon miệng. Cháo nấm mối nóng hổi cho những buổi chiều chuyển mưa.

Do mọc trong tự nhiên nên nấm mối sạch, không độc, rất thơm ngon và bổ dưỡng.

Nấm mối xào mướp hương

Nấm mối có hàm lượng dinh dưỡng tự nhiên, giúp tăng sức đề kháng, chống lão hóa và ức chế sự sinh trưởng của các virus. Từ giữa tháng 4-7 âm lịch hằng năm, khắp vùng miệt vườn Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh dẫn lên các khu đồn điền cao su, cây ăn trái Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, dọc dài các tỉnh Tây Nguyên đến tận miền cao Việt Bắc, nơi nào có gò mối đùn đất, nơi đó có thể tìm thấy nấm mối đâm chồi, sinh sôi từ meo nấm do nước miếng mối chúa kết hợp với vi sinh thực vật ươm mầm.

Nấm mối xào mướp hương

heo kinh nghiệm của người dân, nấm mối nhanh mọc cũng chóng tàn, vì vậy, để hái được những cây nấm mối còn nguyên, chưa nở xòe ra thì phải đi lúc trời chưa kịp sáng (khoảng 3-4h).

Nấm mối ăn mềm nhưng không bở, có vị thơm, ngọt ngon giống thịt gà nên còn có tên gọi khác là “kê nhục”. Nấm mối thường được chế biến thành nhiều món ăn ngon như nấu canh, xào, để khô dùng nấu các món ăn chay…

Nấm mối xào không đã ngon, khi kết hợp với các nguyên liệu khác hương vị thơm ngon lại tăng lên gấp bội. Chỉ cần một ít nấm mối thêm một quả mướp hương là bạn đã có món xào ngon miệng cho bữa cơm gia đình.

Nấm mối sau khi hái về được rửa sạch, cái lớn chẻ đôi, ngâm vào nước muối pha loãng trong vài phút, rửa lại bằng nước sạch rồi vớt ra để ráo là đã sử dụng được.

Cháo nấm mối nóng hổi

Thứ nấm không trồng được nên nhiều khi có tiền cũng khó mà mua. Nấm mối được xem là đặc sản quý, hiếm. Với vị ngọt dịu tự nhiên, mùi thơm đặc trưng, nấm mối làm được nhiều món ngon

Cháo nấm mối nóng hổi

Với những ngày mưa gió, món cháo nấm mối bốc khói chắc chắn là món ăn ngon miệng mà bạn không thể bỏ qua. Chế biến món cháo này không mất nhiều thời gian, nhưng bạn phải biết cách sơ chế nấm. Theo kinh nghiệm của người dân, để cháo có vị ngọt và thơm ngon như thịt gà, bạn không nên dùng dao thái nấm mà nên dùng tay xé. Nấm sau khi rửa sạch, dùng tay xé thành từng sợi vừa ăn. Phi thơm hành, cho nấm vào xào sơ qua với một ít gia vị cho thấm.

Đợi nồi cháo nở bung, cho nấm đã xào vào nấu sôi lại, nêm gia vị cho vừa ăn thì tắt bếp. Múc cháo ra bát, rắc lên trên ít hành ngò, tiêu và dùng khi còn nóng. Cháo nấm mối hấp dẫn người ăn vì vị ngọt tự nhiên của nó, dù không cần nước hầm xương, bột ngọt, hay đường mà vị ngọt thanh đến lạ lùng. Nó còn có giá trị dinh dưỡng cao, giúp thanh nhiệt, nhuận trường rất hiệu quả.

Ngoài ra, với hương vị đặng trưng mà các loại nấm khác không có được, lại dễ chế biến, nên người miền Tây có các món ăn đặc sản từ nấm mối.

Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!