Có thể bạn quan tâm

Bánh Tét Lá Cẩm

Bánh tét lá cẩm là loại bánh truyền thống của người miền Nam thường được làm trong các dịp lễ Tết hoặc đám giỗ. Bánh được ưa chuộng không chỉ đẹp bởi màu tím rực rỡ, mà còn bởi mùi vị đặt trưng.

Bánh Tét Lá Cẩm

Bánh  được nấu bằng cách dùng lá cẩm để lấy nước xào với nếp dẻo, nước cốt dừa và dùng thịt, trứng vịt muối làm nhân.

Để có những đòn bánh tét như ý, khâu nào cũng quan trọng. Đầu tiên là nếp,nếp được dùng để làm bánh tét này phải là nếp ngon, ngâm với nước lá cẩm để có màu tím hồng rất bắt mắt. Lá cẩm tươi luộc lên với một ít nước, sau đó ngâm trong khoảng 8 giờ mới tạo ra màu sẫm đẹp.

Hột nếp ngon, phải thử bằng cách cắn trong răng. Hễ cắn thấy hột nếp rít, dẻo, giòn và bể bấy là nếp lộn gạo. Loại nếp này khi nấu thành bánh sẽ khiến miếng ăn mất ngon, bị “chỏi” vì lẫn những hột khô cứng.

Nhân của bánh tét lá cẩm cũng là đậu xanh, có thịt, đặc biệt nhất là có thêm hột vịt muối. Sau khi gói và luộc bánh chừng 4-5 tiếng đồng hồ, bánh chín được cắt ra vừa thơm ngon vừa có màu sắc đẹp rực rỡ, tô điểm cho mâm cỗ ngày Tết

Bánh tét lá cẩm Cần Thơ 

Lá chuối gói bánh không được non hoặc già quá, được lau sạch, không cần phết dầu, vì nước cốt dừa trong hột nếp khi nấu tiết ra đủ để không làm nếp dính lá khi nấu bánh chín. Xào cũng là khâu quan trọng. Nếu xào dư liều nước, bánh nhão, không ngon.

Bánh tét lá cẩm ở Cần Thơ gói dẻ, cắt thành từng khoanh không bời rời. Màu tím hồng của nếp cẩm làm nổi bật lớp nhân đậu xanh chắc nịch, thịt mỡ trong veo và trứng muối vàng ươm. Khi thưởng thức, miếng nếp thơm và béo quyện trong miếng thịt mềm như có thể tan chảy cùng vị đậu xanh, trứng muối mặn mặn bùi bùi… khiến bất cứ ai thử qua cũng không thể cưỡng lại vị thơm ngon đậm đà của bánh.

Bánh tét lá cẩm Cần Thơ – ghi dấu khá đậm nét trong nền ẩm thực miền Tây Nam Bộ nói chung

Đặc sản nấm tràm Phú Quốc

Nếu miền Tây được mọi người biết đến với đặc sản nấm mối thì Phú Quốc nổi tiếng với nấm tràm, nấm tràm Phú Quốc là loại nấm ngon không thua kém gì với nấm rơm, nấm kim chi hay nấm bào ngư.

Nấm tràm – đặc sản Phú Quốc

Cây tràm thường được trồng nhiều ở những khu rừng ngập mặn, loại cây này thường rụng lá tạo thành lớp mùn, khi những cơn mưa đầu mùa về, từ lớp mùn đó xuất hiện những chiếc nấm tròn nhỏ cỡ đầu ngón tay út, còn gọi là nấm búp nhô ra khỏi lớp vỏ và lá tràm. Nấm tràm có màu tím như màu quả măng cụt, bắt đầu rộ dần và kéo dài khoảng hơn 1 tháng của đầu mùa mưa, từ khi mọc đến lúc tàn, vòng đời của nấm tràm chỉ trong vòng 5 đến 7 ngày. Vì vòng đời phát triển của loại nấm này rất ngắn nên chúng ít có mặt trên thị trường như những loại nấm khác.

Không những mọc dưới lớp mùn của lá tràm, nấm tràm còn mọc lên dưới những cây tràm có tuổi đời từ 3 năm trở lên. Tai nấm tràm phía trên có màu sẫm tím, phía dưới và thân có màu trắng tinh. Đặc biệt, nấm tràm Phú Quốc chỉ mọc khi trời ẩm ướt, khi có những cơn mưa giông lớn sau tháng ngày nắng hạn. Sở dĩ như vậy là vì mùa hè cây tràm tiết ra nhựa thấm xuống mặt đất, chờ khi ẩm ướt, có mưa giông thì nấm sẽ mọc.

Nấm tràm – đặc sản Phú Quốc

Đây là loại nấm tự nhiên nên người dân trên đảo Phú Quốc phải đi vào những khu đồng tràm để hái mang về đem chế biến. Người dân trên Đảo đã kết hợp một cách hoài hòa giữa nấm tràm Phú Quốc với hải sản tươi trên đảo như mực, tôm, hào bao … tạo ra món canh nấm tràm tuyệt hảo, mùi vị thơm ngon, hấp dẫn vừa là món ăn bổ dưỡng cho mọi gia đình.

Điều đặc biệt đối với những người mới ăn loại nấm này là sau khi ăn xong, bạn uống nước vào sẽ có cảm giác đắng miệng. Đây là 1 điểm đặc biệt của nấm tràm.

Để bớt vị đắng này, khi gọt nấm tràm xong thì ngâm trong nước muối khoảng 30 phút và luộc nấm bằng nước sôi. Nhưng nếu những người thích vị đắng thì chỉ cần rửa sạch không cần gọt bên ngoài nấm, để nguyên phần trên của tai nấm và không cần luộc.

Đặc sản nấm tràm Phú Quốc

Bạn nhớ lưu ý với bạn khi ăn canh nấm tràm Phú Quốc sau khi chế biến rồi bạn không nên hâm nóng lại, khi hâm nóng lại sẽ ăn không tốt.

Vị đắng của gỏi Sầu Đâu

“Mấy cây Sầu Đâu

Ngoại thường ra hái lá,

Trộn gỏi đắng mà

Nghe ngọt lạ bờ môi

Giờ ngoại của tôi

Chân run run tóc bạc lưng còng,

Mấy cây Sầu Đâu đã già xơ xác lá,

Ngoại vẫn kiếm tìm

Xin cho được Sầu Đâu.”

Hình ảnh lá sầu đâu đã trở nên quen thuộc với những người con của vùng đất Nam Bộ, với người yêu những câu hát dân ca. Lá sầu đâu không chỉ làm lưu luyến người nghe trong những câu hát, mà vị đắng của lá còn làm vươn vấn biết bao người yêu ẩm thực vùng đất An Giang.

Lá sầu đâu

Ở miền Nam, cây sầu đâu còn gọi là cây xoan, nhưng khác với cây xoan ở miền Bắc và miền Trung. Nếu cây xoan mọc ở 2 miền này có hoa màu tím, lá có độc không ăn được thì cây xoan ở miền Nam có hoa màu trắng, lá có vị đắng, là vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh như thanh nhiệt, ngủ ngon, đau nhức khớp…

Cây sầu đâu mọc nhiều ở vùng Tri Tôn, Châu Đốc, Tịnh Biên của An Giang, nếu có dịp ghé thăm vùng đất này của miền Tây bạn nhớ thưởng thức món gỏi sầu đâu nhé, vị đắng đặc trưng của món gỏi này sẽ làm luyến lưu thực khách đấy.

Cách chế biến món gỏi sầu đâu

Món gỏi này được chế biến khá đơn giản. Lá non và hoa sầu đâu sau khi rửa sạch thì trụng qua nước sôi cho bớt đắng, để ráo nước.

Dưa leo, thơm và xoài thái mỏng.

Khô cá lóc hay khô cá sặc đem nướng rồi xé nhỏ.

Thịt ba chỉ luộc xong thái mỏng, cho thêm ít tôm bóc vỏ.

Trộn các nguyên liệu lại với nhau, rưới đều nước mắm ớt tỏi pha chua ngọt, rồi tiếp tục trộn đều tay.

Cho thêm vào một ít rau thơm, ngò rí và đậu phộng.

Chế biến món gỏi sầu đâu

Cách làm nước chấm

Nước chấm của món này là nước mắm me chua ngọt được chế biến khá công phu,

Đun me với ít nước đẻ lộc lấy nước chua, pha thêm nước mắm, ít đường, tỏi ớt băm nhuyễn. Nước chấm ngon là khi nếm thử thấy hài hòa từng vị chua, cay, mặn, ngọt.

Khi thưởng thức món này, người chưa quen sẽ thấy… sợ vì vị đắng của lá sầu đâu, nhưng nếm đủ vị đắng, cay, mặn, chua, ngọt của đĩa gỏi hoàn chỉnh sẽ thấy thú vị.

Gỏi sầu đâu hoặc lá sầu đâu có thể dùng kèm với cơm nóng hoặc ăn kèm với bún cá lóc, mắm thái, cá linh. Càng thú vị hơn nữa nếu có thêm một ly rượu bên cạnh đĩa gỏi sầu đâu, để món ăn đủ hương vị “cay, đắng”.

Lạ vị trái quách xứ Trà Vinh

Tây Nam Bộ nỗi tiếng là vùng đất cây lành trái ngọt, mỗi một vùng miền, mỗi một vùng đất có một loại đặc sản khác nhau, như Quýt đường của cái Bè, vú sữa lò rèn ở Vĩnh Kim, còn mảnh đất Trà Vinh lại nổi tiếng với trái quách.

Lạ vị trái quách xứ Trà Vinh

Nếu bạn là một người thích hoài cổ, một người thích ngược dòng ký ức để tìm về với những món ăn dân giã, với những đặc sản vùng miền thì bạn nên ghé thăm một lần mảnh đất Trà Vinh, để thưởng thức những món ăn làm từ trái quách.

Trái quách – đặc sản của huyện Cầu Kè, Trà Vinh

Trái quách còn có khác là cây Gáo, trái quách có vẻ ngoài giống trái cám, da nhám có màu xám trắng. Người Khmer ở huyện Cầu Kè thích trồng cây này dọc con đê, quanh nhà hay xem cùng các cây ăn trái.

Cây cao khoảng 7- 8 mét, lá nhỏ, nhánh có gai giống như cây cần thăng. Cây trồng khoảng 7 năm thì cho trái, cây càng lâu năm trái càng nhiều. Tháng chạp, tháng giêng âm lịch là mùa quách chín.

Giống như trái sầu riêng, quách bắt đầu chín thì tự rụng. Dù rơi từ trên cao xuống nhưng quách không giập vỡ vì vừa chớm chín, trái còn cứng.

Lạ vị trái quách xứ Trà Vinh

Khi trái quách khi chín, trái tỏa mùi hương thơm ngát rất đặc trưng. Dù không giống mùi thơm trái thị nhưng nó cũng quyến rũ khứu giác nhiều người. Để thêm chừng vài ba ngày hoặc tuần lễ thì quách chín rục, vỏ trái có màu bạc trắng, mềm, chỉ cần cầm dao xẻ nhẹ đã thấy những hột nhỏ li ti như hạt lưu sậm một màu tím, hạt ăn giòn.

Đối với phụ nữ thì món quách trộn cùng mắm hay dầm đá đường là món ăn giải nhiệt số một được mọi người yêu thích, còn đối với cánh mày râu quách ngâm rượu thì đã trở thành đặc sản.

Để dầm nước đá đường, chỉ cần nạo ruột trái cho vào ly đánh nhừ. Cho đường cát và nước đá bào vào, ta sẽ được một món giải nhiệt ngày hè tuyệt hảo và đáng nhớ.

Quách dầm đá

Múc một muỗng quách cho vào miệng, mùi thơm của quách phảng phất lên cánh mũi, vị chua thanh làm mặt lưỡi tê mê. Vị ngọt của đường, vị béo của sữa lan thấm khắp vòm họng, thật là dễ chịu. Nhưng sảng khoái nhất là khi thưởng thức trái quách vào những trưa hè oi bức. Vị chua của quách khiến cái nóng của mặt trời nhanh chóng biến đi.

Quách dầm đá

Rượu quách

Ở Cầu Kè, người ta còn chế biến quách thành một loại rượu được coi là đặc sản. Vì, uống rượu này sẽ thưởng thức hương vị thơm đặc trưng của quách mà còn có lợi cho những người bị cao huyết áp, đau nhức, bổ thận… Muốn có rượu thuốc này, người ta dùng muỗng cạo lấy cơm trái quách ngâm trong hũ rượu nếp hoặc rượu gạo nguyên chất. Để có rượu ngon hơn, người ta bổ trái quách thành vài ba mảnh, ngâm rượu. Nhưng, theo nhiều người sành rượu thì đục vài ba lỗ trên vỏ trái quách rồi thả vào hũ rượu. Theo họ, ngâm như vậy sẽ có nước rượu trong, không đục như hai cách trên.

Rượu quách

Hủ tiếu Mỹ Tho vang danh một vùng

[vanhoamientay.com] Hủ tiếu Mỹ Tho món ăn vang danh một vùng bởi những nét đặc trưng mà món ăn này mang đến. Nhìn qua hủ tiếu Mỹ Tho cũng giống với các loại hủ tiếu khác nhưng khi thưởng thức các bạn mới cảm nhận hết được cái riêng của món ăn này.

Mỹ Tho là thành phố của Tiền Giang, tỉnh được xem như cửa ngõ để du khách khám phá vùng đồng bằng sông nước miền Tây Nam Bộ. Nơi đây nổi tiếng với vườn trái cây nặng trĩu bốn mùa, đặc biệt món hủ tiếu Mỹ Tho chính là điểm nhấn của vùng đất này. Chắc hẳn du khách khi ghé thăm Mỹ Tho không thể bỏ qua món ăn này để hoàn thiện chuyến thăm của mình.

Hủ tiếu Mỹ Tho là một trong ba thương hiệu nổi tiếng nhất của miền Nam, bên cạnh hủ tiếu Sa Đéc và Nam Vang. Nhìn sơ qua, hủ tiếu Mỹ Tho cũng na ná các món ăn cùng loại, với thành phần chính là sợi hủ tiếu, nước dùng và nguyên liệu ăn kèm. Nhưng chỉ đến khi ăn thử, bạn mới cảm nhận được sự khác biệt rất riêng của món ăn này.

Đặc điểm của sợi hủ tiếu Mỹ Tho là cọng nhỏ, khô, dai và giòn giòn thơm ngon, mang nét đặc trưng không lẫn với hủ tiếu ở một nơi nào khác. Nguyên liệu ăn kèm khá phong phú nên thực khách có thể thoải mái lựa chọn thịt nạc, lòng, xương hay hải sản… tùy theo ý thích. Ngoài hai thành phần đó, cái hấp dẫn người ăn nhất chính là nước dùng. Ngoài vị ngọt của nước hầm xương, còn có cái mằn mặn của tôm khô, ngọt nhẹ của củ cải, tạo cảm giác dìu dịu nơi đầu lưỡi khi thưởng thức.

Khi chế biến, sợi hủ tiếu được chần sơ qua nước sôi, các loại rau như hẹ, xà lách, giá được cho lên trên, tùy yêu cầu người ăn mà chủ quán có thể cho xương, lòng hoặc hải sản vào, chan ngập nước dùng. Rắc thêm một ít hành phi và tiêu lên trên, bạn sẽ được thưởng thức một tô hủ tiếu thơm và ngon theo đúng điệu của dân miền Tây.

Đơn giản là vậy nhưng hủ tiếu Mỹ Tho đã làm nên thương hiệu và ghi điểm trong lòng thực khách tứ phương mỗi khi đến với vùng đất này. Đến Mỹ Tho mà chưa ăn hủ tiếu thì coi như mất hết một nửa điều thú vị. Điểm nhấn chính của tô hủ tiếu chính là sự pha trộn của các hương liệu tạo nên nước dùng thơm ngon, thu hút bất cứ thực khách nào mỗi khi nhìn thấy.
Trước sức hấp dẫn và hương vị tuyệt vời mà hủ tiếu Mỹ Tho mang đến các bạn hãy thưởng thức món ăn này thử một lần để cảm nhận hết cái ngon của ẩm thực miền Tây nhé!

Theo Kinhdo20nam

Dưỡng ẩm toàn diện, đúng cách cho da trong mùa lạnh

[vanhoamientay.com] Dưỡng ẩm đúng cách sẽ giúp cho làn da bạn tránh được tình trạng bong tróc mà da còn thêm rạng rỡ trong những ngày mùa đông.

Thời điểm giao từ thu sang đông là lúc thời tiết có nhiều sự thay đổi rõ rệt nhất, đây cũng là thời điểm nhạy cảm đối với làn da. Đang từ mùa hanh khô được coi là thời gian vô cùng khó khăn trong việc chăm tóc da, chuyển sang mùa lạnh khiến da khô, nứt nẻ và bong tróc.

Việc bạn cần làm nhất lúc này là tìm hiểu cách chăm sóc da thật phù hợp, vừa giúp bạn chăm sóc da toàn diện, lại vừa giúp bạn nâng cao sức đề kháng cho làn

  1. Dưỡng ẩm toàn thân

Không khí lạnh, gió, sử dụng nước nóng… làm làn da của bạn dễ bị mất nước và trở nên khô ráp. Trong các bước chăm sóc làn da cơ thể vào mùa đông thì tắm là bước đầu tiên và quan trọng nhất, bởi chỉ khi làn da của bạn sạch sẽ và đủ độ ẩm thì mới có thể hấp thụ được các loại mỹ phẩm dưỡng ẩm làm đẹp mà bạn bổ sung sau đó.

Đầu tiên, đun sôi một nồi nước với một vài bông cúc và một chén cây hương thảo khô, đun kỹ 15 phút, sau đó lọc và thêm nước này cho vào bồn tắm của bạn. Công thức “nước tắm” này vừa giúp giải đôc, làm sạch và còn giúp bạn thư giãn mỗi khi tắm. Sau khi tắm xong, bạn có thể dùng thêm body lotion để làn da thêm mềm mịn.

  1. Mặt nạ thiên nhiên

Đối với da mặt, ngoài việc uống đầy đủ nước, bạn nên đắp mặt nạ 1 tuần/lần để da được cung cấp dưỡng chất cần thiết.

Công thức như sau: Lấy 1/2 cốc sữa chua, 1/2 quả bơ, và 1/4 muỗng canh mật ong, sau đó trộn chúng với nhau trong một bát nhỏ. Đắp hỗn hợp này lên da mặt (tránh vùng mắt) khoảng 20 phút sau đó rửa lại bằng nước ấm và dùng khăn bông mềm thấm khô

Axit lactic có trong sữa chua có tác dụng chống viêm, quả bơ có nhiều vitamin B và axit béo giúp tăng cường dưỡng chất là cân bằng độ ẩm, còn mật ong lại có tác dụng dưỡng ẩm hiệu quả.

  1. Máy phun sương

Tạo độ ẩm trong phòng bằng máy phun sương mini cũng giúp cải thiện làn da khô trong mùa lạnh, trước khi đi ngủ, bạn có thể bật một lúc rồi tắt đi để không khí xung quanh không bị quá khô, ảnh hưởng đến làn da của bạn.

  1. Kem dưỡng da và face oil

Sử dụng cả kem dưỡng ẩm và face oil nhưng sử dụng kem dưỡng ẩm trước khoảng 15 phút sau đó mới tiếp tục layer thêm face oil. Sự kết hợp của 2 sản phẩm nãy sẽ giúp cho làn da luôn luôn được dưỡng ẩm,cung cấp nước đầy đủ, ngoài ra đối với các quý cô có làn da quá khô thì nên sử dụng thêm của mặt nạ ngủ 2 lần/tuần.

MASK online 

Theo suckhoedoisong

Ngon lạ với gỏi củ hũ dừa

[vanhoamientay.com] Gỏi củ hũ dừa có vị chua ngọt vừa ăn, hợp khẩu vị cả gia đình. Đây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Củ hũ dừa thường được chế biến làm thức ăn và thanh đạm vì ít béo.

Bến Tre được nhắc đến là thiên đường của dừa, đi đâu ta cũng thấy rợp bóng dừa. Có lẽ chính bởi điều này mà người dân nơi đây khi chế biến món ăn thường bỏ dừa vào để tăng thêm hương vị thanh ngọt và béo cho món ăn. Trong đó gỏi củ hũ dừa được coi là món ăn đặc biệt hấp dẫn và thơm ngon khiến thực khách không khỏi nao lòng khi thưởng thức.

Chúng ta vẫn thường biết cây dừa là một trong những cây trồng được khai thác sử dụng triệt để từ gốc đến ngọn như: quả dừa, lá dừa, thân dừa, sọ dừa, vỏ quả dừa, sơ dừa… Trong đó củ hũ dừa thường được người dân chế biến nhiều món ăn khác nhau như kho, xào, tuy nhiên trộn gỏi vẫn là món ăn khiến nhiều người thích thú và muốn thưởng thức nhất. Bởi lẽ khi trộn gỏi củ hũ dừa còn giữ nguyên được vị thanh ngọt, mang đến cảm giác rất vui miệng khi thưởng thức tạo nên cảm giác thèm ăn cho thực khách.

Vậy củ hũ dừa là gì? Củ hũ dừa thật ra là phần búp non nhất nằm giữa ngọn cây dừa. Mỗi cây dừa chỉ có một củ hũ dừa. Phía ngoài củ hũ dừa được bọc bằng một lớp mo xơ, bên trong là phần trắng, non và ngọt nhất.
Gỏi cổ hủ dừa đúng điệu thường có đủ tôm sú bóc nõn, thịt ba chỉ, tai heo thái mỏng, củ hũ dừa bào mỏng, rau răm, hành tây, đậu phộng rang giòn… Tất cả trộn đều lên cùng với các loại gia vị tạo thành một đĩa gỏi củ hũ dừa tôm thịt đầy màu sắc, đậm đà hương vị khó quên. Đi kèm với món gỏi này bao giờ cũng có thêm chén nước mắm chua ngọt và những chiếc bánh phồng tôm giòn tan, béo ngậy.

Gỏi củ hũ dừa được đánh giá là một món ăn thơm ngon, hấp dẫn khiến thực khách cảm thấy ngon miệng và thích thú khi thưởng thức. Đặc biệt cái vị thanh ngọt của món ăn còn khiến cho các thực khách không khỏi nao lòng. Món ăn này có mặt ở nhiều quán ăn, tuy nhiên bạn phải lựa chọn ra quán quen để có được đĩa gỏi tươi mới và hấp dẫn nhất.

Củ hũ dừa nghe qua thì thấy lạ nhưng khi thưởng thức chắc chắn người ăn sẽ cảm thấy thật tuyệt vời. Cái vị thanh mát của củ hũ dừa kết với vị ngọt của tôm, vị béo của thịt, giòn giòn của lỗ tai heo ăn kèm với nước mắm chua ngọt và một ít bánh phồng mới ngon làm sao.

Theo kinhdo20nam
Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!