Có thể bạn quan tâm

Hủ tiếu Pa tê ở Bến Tre

Hủ tiếu pa tê là một trong bốn loại hủ tiếu được người dân xứ dừa đặc biệt ưa chuộng. Sự khác biệt của món hủ tiếu này nằm vỏn vẹn trong ba bốn lát pa tê xắt góc tư xếp gọn gàng trên mặt tô.

Hủ tiếu patê lòng

Người Bến Tre rất ưa hủ tiếu, ưa hơn bất cứ người dân ở miền Tây nào mà tôi biết. Ở đây người ta có thể ăn hủ tiếu tối ngày, từ hủ tiếu chay, hủ tiếu bò viên, hủ tiếu xương heo đến hủ tiếu thập cẩm… Và cũng duy chỉ có ở Bến Tre mới có món hủ tiếu không đụng hàng: hủ tiếu patê.

Hủ tiếu Pate

Người Bến Tre rất ưa hủ tiếu, ưa hơn bất cứ người dân ở miền Tây nào mà tôi biết. Ở đây người ta có thể ăn hủ tiếu tối ngày, từ hủ tiếu chay, hủ tiếu bò viên, hủ tiếu xương heo đến hủ tiếu thập cẩm… Và cũng duy chỉ có ở Bến Tre mới có món hủ tiếu không đụng hàng: hủ tiếu patê.

Pa tê ở đây không phải là loại pa tê gan dùng để phết lên mặt trong bánh mì mà mọi người thường gọi. Pa tê theo cách gọi của người Bến Tre thực chất là một loại “chả” rất đặc biệt: dai giòn sần sật, thơm tho beo béo mà người dân xứ dừa hay làm thủ công đãi trong các bữa tiệc, chung với nhiều loại “đồ nguội” khác. Thành phần của “chả” gồm có lưỡi heo, da đầu, thịt nạc, da heo, mỡ, tiêu hạt, các loại gia vị và được pha trộn với công thức bí truyền nào đó để đạt đến độ dai mà không bở nát, có mùi thơm đặc trưng, ăn hoài không ngán, bó chặt thành từng đòn như bánh tét.

Pa tê thịt heo được xắt thành từng lát mỏng

Trong các dịp đám tiệc ở địa phương, pa tê thịt heo được xắt thành từng lát mỏng, xếp chung với chả lụa, chả da đầu heo, nem chua và ít bánh phồng tôm để làm nên một món riêng mà người quê gọi là “đồ nguội”. Ngoài ra, đây là nguyên liệu chính làm nên món hủ tiếu pa tê mà người Bến Tre đi đâu cũng thèm, cũng nhớ.
Hủ tiếu pa tê là một trong bốn loại hủ tiếu được người dân xứ dừa đặc biệt ưa chuộng (ba loại còn lại là hủ tiếu chay, hủ tiếu bò viên và hủ tiếu mực) và tôi đoan chắc rằng, chỉ ở Bến Tre mới có loại hủ tiếu này. Hủ tiếu Bến Tre nói chung và hủ tiếu pa tê nói riêng khác với hủ tiếu Sài Gòn trước hết ở sợi bánh. Sợi hủ tiếu khô và dai, khi có khách gọi chủ quán mới thoăn thoắt kéo lấy một vắt cỡ nắm tay, trụng sơ trong nước sôi chừng một phút cho nở mềm vừa ăn rồi mới cho ra tô.
Sự khác biệt của hủ tiếu pa tê nằm vỏn vẹn trong ba bốn lát pa tê xắt góc tư xếp gọn gàng trên mặt tô. Nước dùng có ngọt đến mấy, sợi bánh có dai đến mấy mà miếng pa tê không vừa miệng thì coi như thất bại. Cái ngon của hủ tiếu pa tê chính là sự hòa quyện giữa các thành phần, để thực khách phải vừa xì xụp húp muỗng nước lèo thơm ngọt, vừa hít hà cắn miếng pa tê dai dai, giòn giòn mới chấm vào dĩa nước mắm trong dầm ớt.

Pa tê thịt heo được xắt thành từng lát mỏng

Một tô hủ tiếu với ba hoặc bốn lát pa tê đối với nhiều người dường như chưa “tới”, ăn đến miếng pa tê cuối cùng rồi mà còn cảm giác thòm thèm nên kêu thêm vài lát chả không đem về nhà. Đặc biệt, nhà nào có trẻ con thì mấy lát pa tê chính là món ăn vặt ưa thích của chúng.
Trước đây hủ tiếu pa tê chỉ đơn thuần có hủ tiếu và pa-tê, thỉnh thoảng có thêm vài lát thịt nạc. Nhưng ngày nay, để nồi nước dùng thêm đậm đà và cũng để thực khách có nhiều sự lựa chọn hơn, người ta có pa tê đi kèm với lồng, chủ yếu là tim, gan, bao tử và phèo non. Một tô hủ tiếu pa tê với đầy đủ tất cả các nguyên liệu ấy giá chỉ từ 25.000-30.000 đồng.

Hủ tiếu pa tê ở Bến Tre nổi tiếng như vậy nhưng vốn không phải là món bán đại trà. Người Bến Tre sành ăn chỉ đến đúng quán chính gốc mà người ta quen gọi là hủ tiếu “ngã ba Tháp” hay hủ tiếu “cổng chào”.

Hủ tiếu pate

Khách ở nơi xa đến Bến Tre, muốn thưởng thức hủ tiếu pa tê “chính gốc”, cứ vào thành phố rồi nhắm người nào đó cũng được, hỏi thăm quán hủ tiếu ở “ngã ba Tháp”, hủ tiếu “cổng chào” hay hủ tiếu “công viên tượng đài”, chắc chắn ai cũng rành, chỉ cho bạn vanh vách. Quán không có tên riêng mà lấy luôn tên là “Hủ tiếu pa tê” như một cách khẳng định thương hiệu, chỉ bán buổi chiều tối nên cứ tầm 5, 6 giờ chiều là bắt đầu tấp nập khách ra vào.
Nếu có dịp đến Bến Tre, nhớ tìm quán hủ tiếu patê mà thử qua một lần, cam đoan bạn sẽ nhớ mãi hương vị đặc biệt của thức ăn đặc biệt này.

Kinh nghiệm tán gái

[vanhoamientay.com] Một chàng trai lần đầu tiên hò hẹn với bạn gái, không biết sẽ nói chuyện gì, cậu ta hỏi ý kiến ông bố và nhận được lời khuyên từ kinh nghiệm tán gái của bố cậu

– Có ba chủ đề luôn hiệu quả mà con cần phải nhớ là: thức ăn, gia đình và triết lý sống.

Sau khi được ông bố truyền cho kinh nghiệm, họ gặp nhau, sau vài phút im lặng khó nói, cậu ta vào đề:

– Em có thích rau dền không?

Cô gái đáp và ngồi thừ ra:

– Không!

Lúng túng, cậu dùng đến chủ đề thứ hai:

– Em có anh trai không?

Cô gái đáp và càng trở nên khép kín:

– Không!

Chàng trai đã bắt đầu tuyệt vọng, sau khi suy nghĩ rất mông lung, cậu ta khai thác chủ đề cuối cùng:

– Nếu em có anh trai liệu anh ấy có thích rau dền không nhỉ?

st

Nón lá, tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt

Nón lá là biểu tượng cho sự dịu dàng, mộc mạc của người phụ nữ, đất nước con người Việt Nam.

Nón lá biểu tượng sự dịu dàng, mộc mạc của người phụ nữ Việt Nam

Trên khắp mảnh đất mang hình chữ S, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh chiếc nón lá ở bất cứ nơi đâu. Tuỳ vào mỗi vùng miền sẽ có cách làm nón khác nhau để phù hợp, nhưng nhìn chung mọi sự sáng tạo đều dựa trên một cách làm thủ công truyền thống và ý nghĩa tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt.

Nón lá tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt

Tôi lớn lên tại một miền quê nghèo Nam Bộ, hình ảnh chiếc nón lá – khăn rằn – áo bà ba đã in sâu vào tâm khảm tuổi thơ và trở thành hành trang bước vào đời.
Phải nói rằng khăn rằn – nón lá – áo bà ba đã trở thành một liên kết tạo nên biểu trưng hoàn mỹ nhất cho vẻ đẹp tâm hồn thuần khiết của người phụ nữ Nam Bộ… Chính vì thế từ trong thực tế cho đến những làn điệu dân ca, lời thơ, câu văn đều có bóng dáng nón gắn liền với người con gái Việt dịu dàng, gắn liền với người mẹ tảo tần mưa nắng.

Nón lá gắn liền với người mẹ tảo tần mưa nắng.

“Quê hương là cầu tre nhỏ,
Mẹ về nón lá nghiêng che”

Chiếc nón lá xuất hiện ở Việt Nam vào đời nhà Trần, khoảng thế kỉ thứ 13. Từ đó đến nay, nón luôn gắn bó với người dân Việt Nam như là hình với bóng.
Nón lá không kén người dùng, không phân biệt giới tính, không phân biệt giàu, nghèo, già trẻ đều có thể đội. Nón ra đồng với nông dân, nón cùng với người lính thú xông pha ngoài chiến trận, nón theo tài tử giai nhân đi trẩy hội, nón theo cung phi vào cung cấm, nón theo các nàng công chúa, các bà hoàng đi chùa cầu duyên cầu tự, nón trên đầu những người lao động. Nó âm thầm lặng lẽ hiện diện trong cuộc sống của người Việt.
Phải chăng như vậy mà nón đã từ lâu trở thành biểu tượng cho đất nước con người Việt Nam?

Trong đời sống hằng ngày, nón là một đồ dùng rất “thực dụng”.
Nón lá ở nước ta dù có nhiều loại, song nét đặc thù chung là rộng vành để che mưa, che nắng và có mái dốc để thoát nước mưa nhanh. Nón chóp nhọn đầu, nón thúng rộng vành, nón ba tầm…
Trong những năm chiến tranh, tiễn người yêu ra chiến trường, các cô gái thường đội nón với cái quai mầu tím thủy chung. Chỉ như vậy thôi đã hơn mọi lời thề non, hẹn biển, làm yên lòng người ra trận…

Nét đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài và nón lá

Ngoài điều đó, chiếc nón còn hướng tới mục đích làm đẹp, làm duyên cho người phụ nữ và phù hợp với cảm quan thẩm mỹ của người Việt là đẹp một cách tế nhị, kín đáo. Các cô gái Việt Nam chăm chút chiếc nón như một vật trang sức, người ta gắn lên đỉnh của lòng nón một mảnh gương tròn nho nhỏ để các cô gái làm duyên kín đáo.
Giữa kênh rạch, sông nước chằng chịt miệt vườn Nam Bộ, dưới vành nón, đôi mắt, nụ cười, những sợi tóc mai của cô gái dường như được tôn thêm nét duyên dáng, kín đáo mà không kém phần quyến rũ… khiến ai đó đã phải ngẩn ngơ.

Công phu nhất là vừa vẽ chìm dưới lớp lá nón những hoa văn vui mắt, hay những hình ảnh bụi tre, đồng lúa, những câu thơ trữ tình, phải soi lên nắng mới thấy được gọi là nón bài thơ.Trong chiếc nón bài thơ có biểu hiện những nét đẹp của cả một vùng văn hoá, người phụ nữ Huế khi ra đường, trang phục nhất thiết phải là chiếc áo dài và chiếc nón lá để đội đầu. Dù trời sáng sớm hay im mát, chiếc nón như là vật bất ly thân.

“Nón rất Huế nhưng đời không phải thế
Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng”

Chiếc nón lá theo người nông dân ra đồng, cùng tham gia quá trình lao động cho mùa màng bội thu, khi trời tắt gió, nón dùng để quạt cho mát, khi lật ngửa, dùng đựng mớ rau mới hái ngoài đồng, ít trái cây, múc nước…
Ngày nay, chiếc nón lá đã trở thành một biểu tượng của người Việt trong mắt của bạn bè quốc tế. Nón lá luôn được dành vị trí trong hành lí của các du khách khi đến Việt Nam.

Nón lá vẫn mãi là người bạn của người Việt.

Chiếc nón lá đâu chỉ là vật tiện dụng mà còn là nét đẹp thầm kín của văn hóa Việt, sẽ còn tồn tại mãi dù cuộc sống có đổi thay, hiện đại đến đâu, chiếc nón lá vẫn sẽ mãi là người bạn của người Việt.
Tôi chắc thế.

Biện pháp hữu hiệu giúp sống thọ

[vanhoamientay.com] Theo bạn biện pháp sống thọ là gì?

Khách khứa cũng như bạn bè, ai cũng hết lời khen đám cưới vàng của ông chủ nọ.

Mặc dù đã bước sang tuổi thất thập, song trông ông cũng còn rất trẻ trung và hoạt bát. Có vị khách tò mò, hỏi:

– Thưa ngài bí quyết gì khiến ngài có thể giữ được trẻ trung đến như vậy?

– Đó là khí trong lành!

Thấy vị khách có vẻ chưa hiểu, ông chủ tiếp lời:

– Khi cưới nhau, chúng tôi đã thỏa thuận trước với nhau rằng nếu có dấu hiệu sắp bùng nổ “chiến sự” giữa vợ chồng thì một trong hai phải chạy ngay ra khỏi nhà. Do đó mà nhiều năm nay tôi được hít thở bầu không khí trong lành.

– Ồ thì ra là vậy!

st

Quán bún suông ở Sài Gòn

[vanhoamientay.com] Ở Sài Gòn, bạn có thể thưởng thức món ăn đặc sản của đất Trà Vinh tại quán bún suông 130 Nguyễn Đình Chiểu – quận 3  hoặc quán bún suông trong chợ Bến Thành (bán vào buổi sáng).

Nếu bạn muốn ăn bún suông ở quán có tuổi đời khá lâu ở Sài Gòn thì có thể ghé quán bún suông cô Mai trong chợ Bến Thành. Quán bún suông với tên gọi thân thương “Cô Mai” trong chợ Bến Thành đã tồn tại qua ba thế hệ. Đây cũng là địa chỉ được đông đảo khách sành ăn lui tới.

Bạn cũng có thể thưởng thức món ăn đặc sản của đất Trà Vinh tại quán bún suông 130 Nguyễn Đình Chiểu – quận 3. Bạn nêu lưu ý là nhưng quán bún này chỉ bán vào buổi sáng.

Vị bún suông ở đây đã được Sài Gòn Hóa để hợp khẩu vị với nhiều người hơn, chẳng hạn như nước lèo đã bớt mặn mà thêm vào độ ngọt, cũng như thêm con tôm to

Nước lèo bún suông được nấu từ xương heo và nước dừa xiêm, còn con suông độc đáo được biến tấu thêm là tôm quết nhuyễn với một ít cá thác lác để tạo độ dai hơn phiên bản gốc. Nhiều người cho rằng “suông” là cách gọi chệch của đuông vì món chả tôm này tạo hình giống như con đuông dừa.

Tô bún suông ở chợ Bến Thành chỉ gồm có hai con suông và một con tôm. Trông đơn giản như vậy nhưng khi ăn thấy mới thấy đặc biệt bởi con suông còn được chấm với một loại tương tuyệt ngon, đó là chưa kể các loại rau phong phú ăn kèm.

Bún suông tuy không phổ biến ở Sài Gòn nhưng lại vô cùng độc đáo, như một nét riêng trong vô vàn điều thú vị mà chợ Bến Thành đã và đang mang đến cho nhiều thế hệ thực khách.


Le le xào bầu – món ăn dân dã mà cao sang

[vanhoamientay.com] Thịt le le được coi là món ngon đại bổ, le le xào bầu được coi là món chính trong bữa cơm. Và nước chấm phải là thứ chua – cay – ngọt. Chỉ cần thưởng thức một lần thôi cũng sẽ nhớ mãi món ăn vừa dân dã vừa cao sang này…

Theo kinh nghiệm dân gian, thịt le le là một món ăn có đẳng cấp, một loại thực phẩm giá trị dinh dưỡng cao, có khả năng tăng cường sinh lực. Cũng chính vì vậy thịt le le từ lâu đã trở nên quý hiếm, giá cao hơn thịt vịt gắp nhiều lần. Giới sành điệu ẩm thực thì coi đây là “hàng độc”, nằm trong nhóm đại bổ

Thịt le le vừa ngon ngọt, vừa bổ dưỡng lại kết hợp với bầu nên càng đậm đà thi vị, vượt trội các loài gia cầm khác. Ở vùng bưng biền, các bà nội trợ thường chế biến le le thành nhiều món ngon độc đáo như nấu cháo, luộc, rôti nước dừa…đặc biệt là món “le le xào bầu”.

Le le là một loài chim trời, thường sống ở những đồng cỏ hoang vu, nơi có nhiều lung bào, nhất là ở Đồng Tháp và vùng tứ giác Long Xuyên.

Le le thân hình cũng giống như vịt nhưng con lớn nhất chỉ nặng khoảng 300g. Nếu so với vịt trời, le le có trọng lượng chỉ bằng phân nửa, nhưng thịt lại ngon, bổ và mắc hơn nhiều lần.

Thịt đem ướp thịt với tiêu, hành, tỏi. ớt, nước mắm, bột nêm và chút rượu độ 15 phút cho thấm đều. Kế đến bắc chảo lên xào cho đến khi thịt săn lại. Tiếp theo cho bầu vào xào chung, thêm nhiều hành cọng hoặc hành lá. Bầu, nên chọn những trái còn tươi, không quá non, cũng không quá già, gọt vỏ, xắt miếng nhỏ, dài chừng 5 cm.

Với bàn tay khéo léo của người nội trợ, món le le xào bầu có thể trở thành một món ăn hấp dẫn, vừa thơm ngon vừa quyến rũ. Sở dĩ bầu trở thành món ăn đa phong cách như thế bởi vừa mềm, ngọt dịu, đậm đà hương vị đồng quê. Một dĩa le le xào bầu vừa dọn ra đã bốc mùi thơm phức nhờ người nội trợ biết chăm chút từ cách xào, cách chọn gia vị và nêm nếm cho vừa ăn.

Nên nhớ, khi xào đừng để cho bầu chín quá sẽ mất ngon. Thịt bầu còn hơi giòn là hấp dẫn nhất. Le le xào bầu vừa ngon, ngọt, vừa đậm đà, mùi vị đặc trưng nhờ nước bầu và gia vị thấm vào thịt, đồng thời thịt cũng thấm vào bầu.

Theo Tuổi Trẻ

Anh ơi sao không trèo lên

[vanhoamientay.com] Trước buổi hẹn anh chàng tới chơi nhà của cô bạn gái, nàng thủ thỉ với chàng rằng:

– Tối mai, anh tới trước cửa sổ nhà em nhé, nếu em thả tờ 5 đôla xuống thì bố mẹ không có nhà.

– Uhm, em yêu của anh!

Tối đó chàng trai đến dưới cửa sổ nhà cô gái, và cô thả tờ 5 đô xuống như dự tính. Cô đợi thật lâu cũng không thấy chàng trai trèo lên, cô bèn nhìn ra cửa và hỏi:

– Anh ơi, sao không lên?

– Anh đang tìm tờ 5 đôla kẻo phí.

– Thôi lên đi ông ơi, em cột dây kéo lên rồi.

st
Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!