Có thể bạn quan tâm

10 lầm tưởng về trứng gà ai cũng mắc phải

[vanhoamientay.com] Trứng gà là món ăn khá quen thuộc đối với nhiều người, tuy nhiên hãy thận trong trong cách chế biến hằng ngày, vì có những thói quen tưởng tốt mà không hề tốt cho sức khỏe

Đây là 10 lầm tưởng về trứng gà mà chúng ta dễ mắc phải:

1. Trứng càng sẫm thì gá trị dinh dưỡng càng cao

Rất nhiều người chọn mua trứng gà màu đỏ, cho là nó có giá trị dinh dưỡng cao nhưng đây là một nhận thức sai lầm. Màu sắc của vỏ trứng chủ yếu do chất porphyrin ở vỏ quyết định, mà chất này hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng. Giá trị dinh dưỡng của trứng cao hay thấp là do chế độ ăn uống của gà quyết định chứ không phải do màu quả trứng

2. Chế biến trứng gà kiểu nào dinh dưỡng cũng như nhau

Cách ăn trứng gà có rất nhiều kiểu như luộc, chiên… Tỷ lệ hấp thụ và tiêu hóa dinh dưỡng từ trứng gà như sau: trứng luộc, hấp là 100%, chiên non là 98%, chứng rang là 97%, trứng chần nước sôi là 92,5%, trứng chiên già là 81,1%, ăn sống là 30% – 50%. Như vậy, trứng luộc và hấp là cách ăn tốt nhất.

3. Trứng chiên có cho bột ngọt sẽ có vị ngon

Trứng vốn có chứa nhiều acid glutamic và một lượng nhỏ nhất định clorua, natri sau khi nhiệt độ tăng hai chất này sẽ sinh ra một chất mới là sodium glutamate – thah2 phần chính của bột ngọt, có hương vị tinh khiết. Khi chiên trứng, nếu ho bột ngọt vào, hương vị do bột ngọt phân hủy sẽ làm hỏng hương vị tự nhiên của trứng. Vì vậy khi chiên trứng không nên cho bột ngọt.

4. Trứng luộc càng lâu càng tốt.

Luộc trứng càng lâu các ion kim loại trong lòng đỏ và các ion lưu huỳnh trong lòng trắng trứng sẽ hình thành chất sufua kim loại rất hấp thu. Còn nếu chiên trứng quá già, rìa mép sẽ bị cháy, protein cao phân tử trong lòng trắng sẽ biến thành axit amin thấp phân tử, loại axit amin này trong điều kiện nhiệt độ cao có thể hình thành chất hóa học có hại cho sức khỏe con người.

5. Ăn trứng cùng sữa đậu nành sẽ có dinh dưỡng cao

Buổi sáng uống sữa đậu nành ăn cùng một quả trứng, hoặc cho trứng vào sữa rồi đun lên, đây là thói quen ăn uống của rất nhiều người. Sữa đậu nành có vị ngọt, tính bình, có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng như protein thật vật, chất béo, carbohudrate, vitamin, khoáng chất, uống riêng có tác dụng bổi bổ rất tốt. Nhưng, trong đó có một chất đặc biệt gọi là trypsin, kết hợp với ovalbumin của lòng trắng trứng, sẽ lám mất đi thành phần dinh dưỡng, làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai.

6. “Trứng gà chức năng” tốt hơn trứng thường

Cùng ới sự phát triển của khoa học kỷ thuật, các loại “trứng gà chức năng” giàu kẽm, iod, selen, canxi đã ra đời. Thực ra, hoàn toàn ai cũng thích hợp với trứng gà chức năng. Bởi vì, ai cũng điều thiếu các chất dinh dưỡng có trong trứng gà chức năng. Vì vậy, khi chọn trứng gà chức năng, người tiêu dùng cần có tính mục đích, thiếu cái gì ăn cái đó, tránh bồi dưỡng một cách mù quáng.

7. Người già kiêng ăn trứng gà

Do trứng gà có hàm lượng cholesterol khá cao, cho nên luôn có quan điểm cho rằng người già kiêng ăn trứng gá, Các bằng chứng khoa học những năm gần đây chứng minh rằng, quan điểm này không thuyết phục. Lòng đỏ trứng gà rất giàu lecithin, một loại chất nhũ hóa rất  mạnh, có thể làm cholesterol và các hạt chất béo trở nên cực nhỏ, từ đó giảm cholesterol trong máu. Hơn nữa lecithin trong lòng đỏ trứng gà có thể cải thiện chức năng của não, tăng cường trí nhớ.

8. Sản phụ ăn trứng càng nhiều càng tốt

Sau sinh, các bà mẹ tiêu hao sức khỏe nhiều chức năng tiêu hóa, hấp thụ giảm chứ năng giải độc của an giảm thấp, sau khi ăn nhiều sẽ tăng gánh nặng cho gan và thận, gây hậu quả xấu. Ăn quá nhiều chất đạm sẽ sinh ra nhiều chất hóa học như amoniac, phenol ở đường ruột, gây hại rất lớn cho cơ thể, dễ nảy sinh các triệu trứng như trướng bụng, chóng mặt, buồn nôn, chân tay yếu, hôn mê dẫn đến “ngộ độc tổng hợp protein”. Hấp thu protein như thế nào phải căn cứ vào khả năng tiêu hóa, hấp thụ của cơ thể. Trong tình hình bình thường, sản phụ mỗi ngày ăn khoảng 3 quả trứng là đủ.

9. Luộc trứng gà với đường trắng

Rất nhiều nơi có thói quen ăn trứng chần nước đường. Thực ra, luộc trứng với nước đường trắng sẽ làm cho axit amin lòng trắng trứng hình thành chất kết hợp của fructose lysine. Chất này khó hấp thu và gây hại cho sức khỏe.

10. Ăn trứng sống có dinh dưỡng cao

Một số người nghĩ rằng,ăn trứng sống sẽ dưỡng phổi và giọng nói sẽ trở nên dễ nghe. Trên thực tế ăn trứng sống không những không vệ sinh, dễ nhiễm trùng, mà có ít dinh dưỡng.

Trong trứng sống có chứa avidin, ảnh hưởng đến hấp thu biotin trong thức ăn, dễ gây ra triệu chứng thiếu biotin như mất cảm giác ngon miệng toàn thân yếu ớt đau cơ, viêm da, rụng lông mày. Cấu trúc protein trong trứng sống rất chặt chẻ và có chứa antitrypsin phần lớn không được cơ thể hấp thụ, chỉ có protein sau khi được nấu chín mới mềm đi, mới có lợi hơn cho cơ thể hấp thụ, tiêu hóa.

Ngoài ra, trứng sống cũng có vị tanh đặc biệt, có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương, làm giảm tiết dịch tiêu hóa như nước bọt, dịch dạ dày và dịch ruột non, từ đó gây cảm giác không ngon miệng, khó tiêu. Do đó, trứng cần được nấu chín ở nhiệt độ cao trước khi ăn, không nên ăn trứng sống.

Theo suckhoedoisong

Món ăn miền Nam lên bàn tiệc 5 sao

[vanhoamientay.com] Không cầu kỳ trong cách nấu nướng, nguyên liệu chế biến lại đơn giản, nhưng sức hấp dẫn của những món ăn miền Nam … đủ khiến những ai mới thử lần đầu đã nhớ mãi.

  1. Gỏi củ hũ dừa tôm một nắng

Gỏi củ hũ dừa là một trong những món ăn đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Củ hũ dừa là phần thân non rất trắng trên cùng của cây dừa. Đây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.  Món gỏi này kết hợp với vị ngọt tự nhiên của tôm mới chỉ qua một lần phơi nắng tạo hương vị đặc trưng riêng, khác hẳn với khi trộn chung cùng tôm khô hoặc thịt ba chỉ. Củ hũ dừa dân dã hòa quyện tinh tế với vị thơm ngọt của tôm một nắng đưa món này đến gần hơn với thực khách nước ngoài.

Gỏi củ hũ dừa có vị chua ngọt vừa ăn, hợp khẩu vị cả gia đình. Củ hũ dừa thường được chế biến làm thức ăn và thanh đạm vì ít béo.

Qua bàn tay khéo léo và sự sáng tạo trong cách chế biến của đầu bếp, những nguyên liệu tưởng chừng đơn giản, “nhà quê” đã được nâng lên thành các món ăn cao cấp và ngự trị trên bàn tiệc của khách sạn 5 sao ở Sài Gòn.

Đây là món ăn đạt giải nhì vòng loại cuối cùng cuộc thi “Chiếc thìa vàng 2014” diễn ra vào ngày 7 đến 8-10 tại TP HCM.

  1. Lẩu gà lá chúc nước cốt dừa

Lá chúc, thuộc họ chanh rừng, mọc nhiều ở An Giang, cho hương vị thật độc đáo, trái, lá chúc hương thơm nồng, vị the the độc đáo, được sử dụng như một loại gia vị giúp món ăn dậy mùi thanh ngọt. Gà nấu với nước cốt dừa thêm lá chúc cho vị đậm đà, khó lẫn với bất kỳ món ăn nào bởi hậu vị ngọt dịu của nước dừa thấm vào từng miếng thịt gà và hương thơm nồng đượm của lá chúc. Món ăn đúng điệu khi dùng kèm với bún, cù nèo, bông bí, bông súng, so đũa. Chính sự kết hợp độc đáo của những nguyên liệu bình dị, chân quê này giúp món ăn này chinh phục được ban giám khảo và nhận giải nhì.

  1. Tôm càng xông lá chúc

Sự kết hợp giữa tôm càng xanh (loại tôm sống tự nhiên trong môi trường sông nước) và lá chúc đem lại cho món ăn sự hấp dẫn, ngon miệng bởi vị ngọt tự nhiên của tôm vẫn giữ nguyên.

Món ăn mang đến khẩu vị khác biệt khi mỗi miếng thịt tôm pha lẫn mùi thơm nồng của lá chúc. Chính sự biến tấu mới mẻ này ghi điểm với thực khách, giám khảo trong cuộc thi và nhận giải nhì.

  1. Gỏi mắm hào hoa điên điển

Bông điên điển nở nhiều nhất vào mùa nước nổi ở miền Tây Nam Bộ. Vị nhẫn đắng của nó thích hợp để ăn kèm với các món mặn hoặc nấu canh chua hay lẩu. Nếu muốn phá cách một chút, bạn có thể thưởng thức điên điển với cách kết hợp mới cùng gỏi mắm hào.

Lưu ý chọn mắm ngon, pha thêm tỏi ớt, chanh, cùng các gia vị cho vừa ăn, có thể cho ít gừng để khử mùi tanh của mắm hào. Vị ngọt tự nhiên của mắm xen lẫn với vị nhẫn đặc trưng nhưng giòn giòn của điên điển sẽ là trải nghiệm ẩm thực khó quên cho người mới lần đầu thưởng thức. Đây cũng là món ăn nhận giải nhì.

5. Gỏi cá lá bàng

Cây bàng hiện diện khắp nơi người ta đã sử dụng hạt bang để làm mức, nhưng sử dụng lá bàng chế biến món ăn thì không phải ai cũng nghĩ tới.

Điểm đặc biệt của món ăn này là thịt cá tươi hòa quyện với vị hăng hăng của những chiếc lá bàng non mang đến trải nghiệm ẩm thực khác biệt cho người thưởng thức. Đó còn là sự kết hợp độc đáo giữa nguyên liệu dân dã, gần như không phải mất tiền để mua (lá bàng) với loài hải sản cao cấp vốn chỉ có ở biển đảo (cá mú đỏ). Đây là điểm cộng để đầu bếp khách sạn cao cấp ở TP HCM lọt vào vòng trong.

Có nhiều cách chế biến món ăn từ loài cá đắt đỏ này, nhưng không phải nơi nào cũng đưa vào thực đơn món gỏi cá lá bàng.

Cách chế biến như sau: nước tương, đường, giấm, mù tạt xanh trộn với nhau thành hỗn hợp nước gỏi rồi nhúng cá vào. Hành tây, khế chua, dưa leo, ớt đỏ trộn với nước gỏi. Sau đó lấy lá bàng non cuộn tất cả thành cuốn vừa ăn, dùng cọng hành đã trụng qua nước sôi cột lại.

6. Cá lóc nướng lá dứa

Nếu đã thử qua cá lóc nướng trui hay nướng trên giấy bạc, bạn nên trải nghiệm thêm món cá lóc nướng lá dừa để cảm nhận hương vị độc đáo riêng của nó.

Món cá lóc nướng dân dã nơi đồng ruộng sau những buổi nông nhàn ở vùng quê ngày nào, giờ đây, nó đã có mặt ở những bàn tiệc sang trọng tại Sài Gòn. Vị ngọt của cá lóc đi cùng mùi thơm dịu đặc trưng của lá dứa là gợi ý cho những ai đã ngấy với thực đơn thông thường và muốn đổi khẩu vị. Món ăn này đã chinh phục ban giám khảo cuộc thi “Chiếc thìa vàng” để có mặt ở vòng bán kết.

7. Chè hạt bàng

Nếu đã ngấy với các loại chè bán đầy khắp các chợ, siêu thị, thực khách có thể thử qua chè hạt bàng dân dã. Sự đơn giản nhưng hấp dẫn của món chè nằm ở nguyên liệu chế biến, gồm: nếp, đậu xanh, nước cốt dừa, hạt bàng. Chỉ cần như thế là bạn đã có ngay chén chè có vị bùi của hạt bàng, béo thơm của đậu xanh và nước dừa, hòa quyện với từng hạt nếp dẻo mềm cho vị thơm ngon rất riêng, giúp món ăn thắng giải trong cuộc thi.

Cuộc thi do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI, Tổng cục du lịch Việt Nam cùng nhãn hàng Ly’s Horeca của công ty Gốm sứ Minh Long I tổ chức.

8. Chả giò chuối cau

Chỉ cần biến tấu một chút, món chả giò khai vị trở nên lạ miệng hơn khi kết hợp cùng chuối cau. Chính vị ngọt tự nhiên của chuối cau hòa với phần thịt, cua đã tẩm ướp gia vị tạo nên độ mặn ngọt vừa phải trong từng cuốn chả giò. Khi ăn sẽ giảm cảm giác ngấy.

Tận dụng nguyên liệu sẵn có hoặc chọn nguyên liệu dễ tìm, gần gũi với đời sống thường nhật và cố gắng phát huy giá trị dinh dưỡng của chúng vào bữa ăn là điều mà nhiều đầu bếp hiện nay hướng đến. Chính sự giản dị, dân dã trong thành phần món ăn và cách chế biến không quá cầu kỳ đã chiếm được cảm tình của người sành ăn, hay đó là người mới lần đầu nếm thử đi nữa.

Các món ăn này được chế biến tại vòng loại cuộc thi Chiếc Thìa Vàng khu vực TP HCM. Kết thúc cuộc thi, Ban giám khảo đã trao 2 giải nhất cho Khách sạn Đệ Nhất và Khách sạn Caravelle; 6 giải nhì cho: Khu du lịch Văn Thánh, Nhà hàng Kingdom, Khách sạn Kim Đô – nhà hàng Boulevard, nhà hàng Hoa Mua – khu du lịch Bình Quới 1, khách sạn Kim Đô – Royal Café và The Compass Parkview. 8 đội thi này sẽ đại diện cho khu vực TP HCM tham dự vòng bán kết khu vực miền Nam được tổ chức tại TP HCM vào ngày 19-11-2014.

Theo vnexpress

Lạ vị trái quách xứ Trà Vinh

Tây Nam Bộ nỗi tiếng là vùng đất cây lành trái ngọt, mỗi một vùng miền, mỗi một vùng đất có một loại đặc sản khác nhau, như Quýt đường của cái Bè, vú sữa lò rèn ở Vĩnh Kim, còn mảnh đất Trà Vinh lại nổi tiếng với trái quách.

Lạ vị trái quách xứ Trà Vinh

Nếu bạn là một người thích hoài cổ, một người thích ngược dòng ký ức để tìm về với những món ăn dân giã, với những đặc sản vùng miền thì bạn nên ghé thăm một lần mảnh đất Trà Vinh, để thưởng thức những món ăn làm từ trái quách.

Trái quách – đặc sản của huyện Cầu Kè, Trà Vinh

Trái quách còn có khác là cây Gáo, trái quách có vẻ ngoài giống trái cám, da nhám có màu xám trắng. Người Khmer ở huyện Cầu Kè thích trồng cây này dọc con đê, quanh nhà hay xem cùng các cây ăn trái.

Cây cao khoảng 7- 8 mét, lá nhỏ, nhánh có gai giống như cây cần thăng. Cây trồng khoảng 7 năm thì cho trái, cây càng lâu năm trái càng nhiều. Tháng chạp, tháng giêng âm lịch là mùa quách chín.

Giống như trái sầu riêng, quách bắt đầu chín thì tự rụng. Dù rơi từ trên cao xuống nhưng quách không giập vỡ vì vừa chớm chín, trái còn cứng.

Lạ vị trái quách xứ Trà Vinh

Khi trái quách khi chín, trái tỏa mùi hương thơm ngát rất đặc trưng. Dù không giống mùi thơm trái thị nhưng nó cũng quyến rũ khứu giác nhiều người. Để thêm chừng vài ba ngày hoặc tuần lễ thì quách chín rục, vỏ trái có màu bạc trắng, mềm, chỉ cần cầm dao xẻ nhẹ đã thấy những hột nhỏ li ti như hạt lưu sậm một màu tím, hạt ăn giòn.

Đối với phụ nữ thì món quách trộn cùng mắm hay dầm đá đường là món ăn giải nhiệt số một được mọi người yêu thích, còn đối với cánh mày râu quách ngâm rượu thì đã trở thành đặc sản.

Để dầm nước đá đường, chỉ cần nạo ruột trái cho vào ly đánh nhừ. Cho đường cát và nước đá bào vào, ta sẽ được một món giải nhiệt ngày hè tuyệt hảo và đáng nhớ.

Quách dầm đá

Múc một muỗng quách cho vào miệng, mùi thơm của quách phảng phất lên cánh mũi, vị chua thanh làm mặt lưỡi tê mê. Vị ngọt của đường, vị béo của sữa lan thấm khắp vòm họng, thật là dễ chịu. Nhưng sảng khoái nhất là khi thưởng thức trái quách vào những trưa hè oi bức. Vị chua của quách khiến cái nóng của mặt trời nhanh chóng biến đi.

Quách dầm đá

Rượu quách

Ở Cầu Kè, người ta còn chế biến quách thành một loại rượu được coi là đặc sản. Vì, uống rượu này sẽ thưởng thức hương vị thơm đặc trưng của quách mà còn có lợi cho những người bị cao huyết áp, đau nhức, bổ thận… Muốn có rượu thuốc này, người ta dùng muỗng cạo lấy cơm trái quách ngâm trong hũ rượu nếp hoặc rượu gạo nguyên chất. Để có rượu ngon hơn, người ta bổ trái quách thành vài ba mảnh, ngâm rượu. Nhưng, theo nhiều người sành rượu thì đục vài ba lỗ trên vỏ trái quách rồi thả vào hũ rượu. Theo họ, ngâm như vậy sẽ có nước rượu trong, không đục như hai cách trên.

Rượu quách

Làng nghề gốm người Khmer Nam bộ

Điểm đặc sắc trong làng nghề gốm Tri Tôn là không dùng bàn xoay hoặc ứng dụng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào. Đơn thuần chỉ bằng tay với kinh nghiệm mang tính bẩm sinh

Đến Tri Tôn, tỉnh An Giang và tận mắt nhìn thấy làng gốm An Thuận của người Khmer, mà tiếng địa phương gọi là sóc Phnom Pi, có nghĩa là vùng đất đồi. Ngoài làm ruộng nước với những kinh nghiệm hàng chục thế kỷ miền sông nước này, người Khmer Nam Bộ còn có nghề dệt vải tơ tằm ở Tịnh Biên, nghề rèn nghề làm xe bò kéo, nghề làm rượu Thốt Nốt và nhiều nghề lâu đời khác.. nhưng độc đáo và mang tính cổ truyền nhất là nghề làm gốm ở Tri Tôn.

Lịch sử địa phương và những phóng sự cách nay hơn một thế kỷ ghi lại: Đến phiên chợ, các địa phương tấp ghe vô bến sông Tri Tôn nhận hàng. Trên bến dưới thuyền, những xe thồ, người gồng gáng chở hàng xuống bến, nồi niêu chất đầy trên các ghe lớn ghe bé. Nghe đâu hàng gốm Tri Tôn không chỉ có mặt ở hầu hết các tỉnh miền Tây mà còn ngược lên Tây Ninh, sang cả Campuchia, đủ sức cạnh tranh với sành sứ truyền thống vốn rất nổi tiếng của quốc gia láng giềng này. Mặt hàng cũng là những đồ gia dụng quen thuộc như nồi niêu, trã, cà ràng (một loại bếp lò), ống khói cho những hộ nấu đường thốt nốt. Gốm Tri Tôn có uy tín và ăn khách suốt nhiều thể kỷ, ngoài kỹ thuật “gia truyền”, tạo dáng bắt mắt, thế mạnh chủ yếu ở chất đất và kỹ thuật nung.

Đất làm gốm được khai thác ở dưới chân ngọn đồi Nam Quy, cách ấp An Thuận chừng hai cây số. Đây là một loại đất sét nhuyễn, mịn, màu xám và theo kinh nghiệm của người làm nghề lâu năm đây là đất thích hợp nhất cho gốm. Ngoài đất sét Nam Quy, không còn nơi nào trong vùng có đất thích hợp để An Thuận làm gốm. Đất mang về được ủ một thời gian sau đó giã mịn, loại bỏ hết sạn, sỏi, tạp chất và làm cho mịn trước khi chế biến. Sau khi đất được sàng lọc kỹ, người thợ trộn với nước theo một tỷ lệ mà chỉ có kinh nghiệm lâu năm mới điều hoà được nước và đất thích hợp sao cho đất dẻo mà không nhão, dính kết mà không khô. Trông thì đơn giản thế, nhưng bí quyết gốm Tri Tôn có lẽ nằm ở trong cái đơn giản mang tính kinh nghiệm nghề nghiệp này đây.
Điểm đặc sắc trong nghề gốm Tri Tôn là không dùng bàn xoay hoặc ứng dụng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào. Đơn thuần chỉ bằng tay với kinh nghiệm mang tính bẩm sinh. Sau khi nhào nặn công phu đất, người thợ đi vòng quanh vật nặn để đắp, bồi, xoa, vuốt. Thoạt đầu là tạo dáng cơ bản, sau đó chỉnh sửa uốn nắn cân đối hình dạng sau cùng là xoa mịn mướt bề mặt, có những mặt hàng cầu kỳ cần tới hoa hình thì dùng bàn in trang trí theo những hoa văn do các nghệ nhân tạo nên. Trong sóc Phnom Pi, hầu như nhà nào cũng nặn nồi, nặn lu, chum vại. Trẻ em đập tơi đất, thanh niên nhào nhuyễn, người kinh nghiệm thì nặn đồ vật. Hầu hết người đang nặn gốm ở trong sân hay sau vườn là phụ nữ. Đó là điều khác với những làng gốm mà tôi đã từng thấy ở những làng gốm phía Bắc. Họ làm chuyên cần, nhẫn nại và đặc biệt là rất ít nói. Thỉnh thoảng nghe rõ tiếng bồm bộp, đắp vỗ vào eo bình của những bàn tay. Còn những ngón tay sần sùi gân guốc thì dẻo quánh xoa vuốt , lướt quanh miệng bình. Những cái vò cái lu đựng nước, không có hình mẫu nào mà hình dáng cứ hiện dần lên, đều tăm tắp. Bốn năm người phụ nữ lặng lễ đắp đất, chuốt eo, nắn miệng bình và bốn năm cái chum như trong một cái khuôn đúc ra. Hỏi bà con về kinh nghiệm. Họ chỉ cười, “mình không biết nói đâu”.

Sau khi hoàn thiện hình dáng, chuốt bóng mặt ngoài và in xong hoa văn, gốm mộc được đem phơi kỹ qua nhiều ngày nắng nỏ rồi mới đưa vào nung. Người Khmer không xây lò. Hàng mộc được xếp lớp lớp trên sân hoặc khu đất phẳng trong vườn nhà , chất rơm đều trên bề mặt, nung cho đến “độ chín” rồi mới qua giai đoạn ủ. Nếu theo quy trình công nghệ, mỗi giai đoạn được tính bằng giờ, lò nung được kiểm tra nhiệt độ, nhưng với người Tri Tôn, tất cả đều thông qua kinh nghiệm. Khi đã qua ủ, gốm hiện lên màu đỏ nhạt, nâu hoặc vàng đậm. Hàng thành phẩm không cần mang đi bán xa. Các thương lái đã quen đường, quen chủ. Họ đến từng sân từng vườn và thường là mua cả lố, chuyên chở ra bến sông, xếp lên ghe. Từng ghe nặng nề nối đuôi nhau rời bến, đến với các chợ miền Tây lục tỉnh. Xét về giá trị kinh tế, ngày nay nghề làm gốm Tri Tôn thu nhập không cao bằng một số ngành nghề khác. Cũng có một số người trong sóc chuyển nghề và một số nữa thì vẫn theo đuổi nghề xưa như một thói quen yêu nghề và muốn giữ lại nét truyền thống của Tổ Tiên. Gần đây có một số chuyên gia văn hoá và lịch sử nước ngoài, số đông là người Nhật đã tìm về Tri Tôn để nghiên cứu, tìm hiểu làng nghề lâu đời này. Bảo tàng văn hoá-dân tộc học của Trung ương và một số địa phương đã sưu tầm và nghiên cứu nghề gốm của người Khmer Nam Bộ, của người Chăm và một số dân tộc anh em khác, coi đây không chỉ là một nghề sinh sống mà là một trong những di sản văn hoá đặc sắc và lâu đời bậc nhất của dân tộc.

Theo mekongdeltaexplorer

Bánh mì – ẩm thực đường phố Việt Nam trên toàn thế giới

[vanhoamientay.com] Bánh mì – món bánh trên đường phố Việt Nam, đã được người nước ngoài ca ngợi trong xuốt thời gian gần đây, có vẻ như món bánh mì đã thật sự “soán ngôi” của phở và trở thành món ăn Việt Nam được người nước ngoài yêu thích nhất.

Có một điều tôi vẫn luôn ấm ức mỗi khi nghĩ về ẩm thực Việt Nam trên thế giới, đó là người ta cứ cố dịch hết tên các món ăn tiếng Việt ra tiếng Anh. Phở hay bún cứ chung chung thành noodle còn đôi khi bún lại bị đánh đồng thành soup. Kể cả sự chuyển ngữ này có đúng đi nữa, tôi vẫn thật lòng không muốn người ta làm vậy. Chẳng ai gọi Sushi là fish and rice, chẳng ai gọi Tom Yum là spicy soup hay Thai soup và cũng chẳng ai gọi Beef bourguignon là beef stew cả. Tại sao phở không cứ đơn giản là phở và bún không cứ đơn giản là bún? Dù khó phát âm, nhưng đó là món ăn của người Việt và chẳng thể tuyệt hơn nếu cái tên của nó được biết đến với chính tiếng Việt, một cái tên mà khi nhắc đến người ta sẽ nghĩ ngay đến bát phở nóng với nước xương thơm lừng mùi quế hồi và những lát thịt bò tái chín mềm, chứ không phải là một bát mì kiểu Hàn, kiểu Nhật hay kiểu Trung Quốc rất đỗi chung chung.

Tôi cứ ấm ức như thế cho tới mãi đợt gần đây, khi khắp các trang web về du lịch hay ẩm thực thế giới, các food blog và thậm chí cả những blogger lừng danh về lifestyle, tất cả như… phát điên vì món bánh mì. Và họ gọi bánh mì đúng là “banh mi” một cách say mê và đầy ngưỡng mộ, chứ không phải “Vietnamese baguette” hay bất cứ cái tên tiếng Anh nào khác. Tôi nghĩ đây thực sự là một dấu ấn khi mà bánh mì đã thực sự khiến người nước ngoài phải nhớ đến nó bằng cái tên riêng, một cái tên độc nhất vô nhị trong trí óc họ mỗi khi muốn ăn bánh mì kiểu Việt Nam. Và với tôi, điều này còn thể hiện được rằng, món bánh mì đã thật sự “soán ngôi” của phở và trở thành món ăn Việt Nam được người nước ngoài yêu thích nhất.

Khó mà tin được, phải không? Cả một thập kỉ, món ăn chúng ta tự hào đem khoe với người nước ngoài nhất là phở. Phở xuất hiện ở mọi nơi, trên mọi tạp chí và mọi cuốn sách hướng dẫn du lịch. Nó trở thành môt biểu tượng, một thứ mà bạn phải ăn khi đến Việt Nam. Thậm chí, nếu có một cuộc khảo sát khi đó thì cam đoan tất cả đều sẽ nói họ đến Việt Nam và thích ăn phở. Nhưng dường như tất cả mọi chuyện vừa mới thay đổi chỉ trong 1-2 năm trở lại đây. Khi tất cả những gì khiến người nước ngoài nói đến về ẩm thực Việt Nam là bánh mì. Bánh mì ở khắp mọi nơi, ở trên các mặt báo, ở các bài trải nghiệm du lịch của các food blogger. Ở Anh hay Mỹ (và tất nhiên là nhiều nước phương Tây khác), những cửa hàng bánh mì mọc lên như nấm với những cái tên như Bun mee, Banh mi My Tho (Mỹ) hay Kêu, Banh Mi Bay, Banhmi11 (Anh). Ở Malay, có một thương hiệu bánh mì mang tên Ô Bánh Mì và nó thực sự là một “cú nổ lớn” khi trở thành địa điểm yêu thích của người Malay. Tại Thái Lan, có một xe bán bánh mì lưu động ở khắp thành phố và nó trở thành cái tên được chú ý và săn đón nhất. Yum Brands -Tập đoàn sở hữu KFC và Pizza Hut thậm chí đã mở ra một tiệm bánh mì ở Texas và đặt tên thân thương là Banh Shop. David Farley – cây viết về ẩm thực và du lịch của BBC đã hào phóng cho rằng: Bánh mì Việt Nam ngon nhất thế giới! Còn Iamfoodblog – Blooger ẩm thực nổi tiếng thẳng thừng tuyên bố: Tôi nghĩ rằng bánh mì là loại sandwich mà tôi mến mộ nhất! Thật sự, thế giới đang phát cuồng bởi cơn sốt bánh mì, một sự ám ảnh hoàn toàn mới và tất cả những gì người ta nghĩ đến bây giờ chỉ là bánh mì mà thôi.

Tôi không cảm thấy lạ khi người Tây mê mẩn bánh mì đến thế. Với nhiều sự tương đồng với món sandwich (và tất cả chúng ta đều biết họ yêu món sandwich như thế nào), thì bánh mì thực sự là môt làn gió mới nếu đặt đứng cạnh những CubaSandwich hay Kebab hoặc những chiếc sandwich footlong kiểu Mỹ dài khủng khiếp và đầy ự những rau diếp, bacon cùng vài ba loại pho mát. Sự yêu thích bánh mì có thể giải thích bởi món ăn này là kết quả của một cú va chạm hoàn hảo giữa ẩm thực phương Tây và tinh tuý của ẩm thực Việt, nó mang đầy đủ đặc điểm của một món ăn hiện đại mà bất cứ người bận rộn nào cũng cần. Nó gần gũi với người phương Tây nhưng cũng mang đầy hương vị cầu kỳ, tinh tế của châu Á.

Ý tôi là, các bạn thấy đấy, có ai lại không thích bánh mì cơ chứ? Tôi còn nhớ ngày bé, sáng nào cũng được mẹ để lại cho 5-10 nghìn ăn sáng. Thế là trong lúc bố mẹ đi vắng, tôi đạp xe ra con phố cạnh nhà mua bánh mì ăn. Ngày ấy, một chiếc bánh mì tôi ăn chỉ có giá 5 nghìn, vỏ giòn rụm còn nhân thì ngập những miếng xúc xích bì màu đỏ hồng tai tái. Hoặc đôi khi, chỉ cần bánh mì với thứ bơ rẻ tiền nhàn nhạt và vài ba nắm ruốc trải vào, thế là đủ để một đứa trẻ ăn uống đơn giản như tôi có thể thoả mãn. Và trời! Các bạn có nhớ cái tiếng đó không, tiếng lớp vỏ bánh mì vỡ vụn ra trong miệng khi bạn cắn miếng đầu tiên. Nó là thứ âm thanh rộn ràng và vui tươi nhất mà một món ăn có thể tạo ra. Rồi lớp ruột mềm mại như một lớp đệm bên trong nữa, chúng được thấm đều bơ và nước thịt nên lại càng đậm đà. Và làm sao chúng ta có thể bỏ qua phần nhân, phần nhân mới thực sự là linh hồn của chiếc bánh. Thịt xá xíu, pa tê, giò chả hay trứng rán, xúc xích bì,… mỗi hàng bánh mì lại có một cách riêng để khiến phần nhân của mình trở nên đặc biệt. Chúng vừa béo ngậy, vừa đậm đà, vừa đầy hương vị như một khu rừng. Rồi cuối cùng là một chút vị thanh chua của dưa góp và chỉ với vài sợi rau thơm, cả chiếc bánh đã ngào ngạt hương vị thảo mộc, tất cả quyện vào với lớp vỏ thần kỳ và đó, chúng ta có một thiên đường vị mặn, ngọt, giòn, dai, mềm, một thiên đường của tất cả các hương vị trên trần thế.

Chúng ta đã có phở “mở đường” cho ẩm thực Việt Nam đến với quốc tế, đã có hủ tiếu khiến cho ngay cả một gã đầu bếp được mệnh danh là “Ác quỷ” như Gordon Ramsay cũng phải ngả mũ và thừa nhận là một trong những món ăn ngon nhất ông từng ăn trong đời. Và bây giờ, chúng ta có bánh mì – hiện tượng “sandwich” khiến cả thế giới phải sùng mộ. Điều tuyệt vời nhất, đó là không chỉ món ăn trở nên nổi tiếng, mà còn cả một nền văn hoá, phong thái của cả một dân tộc thể hiện trong đó cũng được truyền tay nhau qua một món ăn giản dị. Con đường ngắn nhất để đên trái tim là qua dạ dày. Vậy nên, đôi khi, chẳng cần một chiến dịch gì to tát, chẳng cần một cái gì đấy hoành tráng, chỉ một chiếc bánh cũng đủ để kéo bạn bè thế giới gần hơn với chúng ta rồi.

PiterDeeDee / MASK Online

Theo Kênh14

Cháo nhộng ong, đậm đà hương vị thôn quê

[vanhoamientay.com] Món cháo nhộng ong nấu với nước cốt dừa được cho là ngon nhất, vị béo ngọt của nhộng ong, với vị béo ngậy của nước cốt dừa không lẫn với bất kỳ món nào trên cõi đời, đôi khi có tiền cũng không thể mua được.

Những ai từng ở thôn quê, từng bắt gặp tổ ong vò vẽ chắc không quên về những trò tinh nghịch của mình lúc nhỏ. Cái tính phá phách của trẻ con khi gặp tổ ong vò vẽ là muốn chọc phá trong sự hồi hộp lẫn thích thú hay chạy theo chân Cha đi đốt tổ ong mang về nấu cháo khuya. Và chắc cũng không ít người bị ong chích đau, để mà nhớ mãi kỷ niệm tuổi thơ của mình. Khi lớn khôn, dù có đi đâu cũng luôn nhớ về đất đai quê nhà. Nhớ loài ong chích rất đau,  nhớ nồi cháo nhộng ong khuya quá ngọt ngào.

Ở miệt vườn hoặc ở những khu rừng có nhiều loài ong như ong vàng, ong bắp cày… nhưng nhắc đến ong vò vẽ thì nhiều người tỏ ra khá “ngán” vì loại ong này dữ và khá độc. Tuy vậy, nhộng con của ong vò vẽ rất ngon và bổ dưỡng, nhất là cháo nhộng ong vò vẽ.

Nhộng ong gần giống như nhộng tầm nhưng nhỏ hơn, thường có màu trắng sữa, đây là món ăn thường chỉ xuất hiện khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8 vì đây là thời gian ong làm tỗ.

Phát hiện tổ ong vò vẽ, người ta quan sát độ lớn của tổ ong để ước chừng có bao nhiêu tầng chứa ong non, quyết định lúc nào lấy tổ cho thích hợp.

Người thợ chuẩn bị cây rọi dài bằng cây tre hay cây tầm vong còn tươi để khi đốt có độ nghiêng, tránh ong rớt ngay trên đầu. Đầu cây rọi quấn giẽ khô tẩm dầu lửa hoặc xăng được buộc một cách chắc chắn vì đốt tổ ong phải kéo dài từ 5-7 phút. Người thợ đốt tổ ong cho ong thợ bị cháy cánh rớt xuống hoặc bay đi hết mới gỡ tổ ong, lấy nhộng mang về.

Đem tổ ong về bẻ ra từng giề để lấy nhộng và ong non. Những con nhộng non thường phủ một lớp mày khá dẽo. Khi gở hết lớp mày này là lúc thích nhất vì đây là thời khắc biết nhộng nhiều ít thế nào. Những con nhộng no tròn, mập ú và béo nhậy, đem nấu cháo thì ngon tuyệt.

Có đến 4 loại nhộng ong gồm nhộng thật non, nhộng trưởng thành, nhộng đã có chân thành hình một chú ong nhưng vẫn trắng và nhộng có màu vàng ngà. 4 loại nhộng này đều ăn được, nhưng nhộng thật non trong bụng còn một khúc ruột đen, người ta phải đem trụn nước sôi cho phần sữa trong bụng săn lại. Sau đó, ngắt đít nhộng kéo phần ruột đen ra ngoài.

Không những ngon bỗ mà món cháo này còn ngon ở một ý nghĩa khác đó chính không khí sum hợp gia đình, nấu món cháo nhộng ong này thường vào ban đêm, mỗi người một việc thật vui. Người làm ong, người nấu cháo, người nạo dừa.

Nước cốt đầu để riêng, chờ khi nấu xong nồi cháo mới đổ vào. Còn nước cốt dão cho vào nấu chung với gạo và chờ cho cháo thật nhừ. Nhộng ong đã làm sạch chỉ cần phi hành cho thơm và xào xơ, nêm thêm bột ngọt, một ít nước mắm ngon là cho vào nồi cháo. Lúc này người ta mới cho nước cốt đầu vào, tiêu, hành lá xác nhuyễn và mêm nếm lại là xong.

Muốn cho bữa cháo ong vò vẽ ngon miệng hơn người ta chừa lại một phần nhộng ong để xào với gốc hành. Món này ăn chung với cháo và làm như thế mới thưởng thức được hương vị nguyên bản nhất của nhộng ong vò vẽ.

Món cháo nhộng ong nấu với nước cốt dừa được cho là ngon nhất và ai ai cũng thích, cháo ăn cùng rau cải trời, rau má hái trong vườn, một chén nước mắm non dầm ớt. Những người thợ đốt ong sau khi trải qua giai đoạn mệt nhọc, húp chén cháo nhộng nóng hổi, béo béo thật sảng khoái. Vị béo ngọt của nhộng ong cộng với vị béo ngậy của nước cốt dừa đặc trưng không lẫn với bất kỳ món nào trên cõi đời. Những chén cháo nhộng ong vò vẽ ngon, bổ dưỡng rất riêng chỉ có ở miệt vườn, món ăn của ông cha từ thời kỳ khai hoang, đôi khi người có tiền cũng không mua được.

 Băng Tâm tổng hợp

Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!