Có thể bạn quan tâm

Di tích lịch sử Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

[vanhoamientay.com]  Khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc khánh thành ngày 13/12/1977, là công trình ghi ơn cụ Nguyễn Sinh Sắc, một nhà nho yêu nước và là nguời đã sinh thành ra vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam – chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc nằm cạnh chùa Hoà Long, ngay trong nội ô của thành phố Cao Lãnh. Đây là quần thể di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và cả nước nói chung, đã được Bộ Văn hoá thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận vào ngày 09/04/1992.

Toàn bộ khu di tích rộng 3,6 ha, chia làm ba khu vực: mộ cụ Phó bảng, nhà sàn Bác Hồ và ao sen. Nơi đây mang lại cho bạn một cảm giác thư thái nhẹ nhõm khi nổi bật trên sắc hoa, màu lá là màu trắng tinh khiết, thanh thoát của các công trình: vòm mộ, hồ sen, phòng lưu niệm, nhà trưng bày về Bác, nhà trưng bày giới thiệu về cụ Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan (thân phụ và thân mẫu của Bác Hồ). Hàng rào xi măng đơn giản, thanh mảnh như những tấm phông trang hoàng thêm vẻ đẹp của khuôn viên, nơi có hàng trăm loại cây trái, hoa, cây cảnh quý hiếm được bà con địa phương và các tỉnh bạn hiến tặng. Mọi thứ đều toát lên vẻ uy nghi mà giản dị, trang trọng mà gần gũi, khiến ta như sống trong không khí thiêng liêng, lòng không khỏi bồi hồi nhớ về công lao của Bác và các bậc sinh thành ra Người…

Có lẽ bạn chưa biết rằng tất cả những công trình ấy không những được xây dựng rất kỳ công mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Vòm mộ hướng về phía Đông, là một cánh hoa sen cách điệu, có dáng dấp hình bàn tay xoè úp xuống, trên là 9 con rồng cách tân đậm nét dân gian, vươn ra trước thành 9 đầu hồi, tượng trưng cho hình ảnh nhân dân đồng bằng sông Cửu Long chở che, ôm ấp mộ người chí sĩ yêu nước. Ngôi mộ cụ Phó bảng được ốp đá hoa cương, núm mộ hình chữ nhật màu xám tro, yên vị trên nền mộ bằng đá mài trắng, hình lục giác không đều mở rộng dần ra hai bên và phía trước. Cách vòm mộ 25 m về phía trước là hồ sen hình ngôi sao năm cánh, giữa hồ sừng sững một đài sen trắng cách điệu cao 6,5 m, tượng trưng cho cuộc đời thanh bạch, lương tâm trong sáng của cụ Nguyễn Sinh Sắc và cũng là biểu tượng cho quê hương Đồng Tháp yêu quý vươn thẳng giữa lòng Tổ quốc Việt Nam…

Hằng năm cứ vào ngày 27/10 âm lịch, bà con xa gần ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các nơi hội tụ về đây tồ chức lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong không khí trang nghiêm, trọng thể, đông vui như một ngày hội lớn mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.

Theo dongthapgov

Cách làm ốc nướng tiêu xanh

Cách làm ốc nướng tiêu xanh khá đơn giản, đây là một món khá độc đáo và hấp dẫn bỡi vị giòn dai của ốc cùng vị cay cay, nồng nồng của tiêu xanh, cảm giác tê tê nơi ở đầu lưỡi làm bất kỳ ai cũng muốn thưởng thức.

Nguyên liệu

200 g tiêu xanh

2 muỗng canh nước mắm nhĩ

Gia vị muối, giấm, đường, tiêu, tỏi, ớt

200gr rau răm, 02 cây sả, ít lá chanh

Cách làm Ốc nướng tiêu xanh

-Trước tiên ngâm ốc với nước vo gạo khỏang 1 tiếng để ốc ra hết chất nhờn. Sau đó, vớt ra để ráo.

– Luộc sơ ốc: cho vào nồi ốc ít lá chanh và 2 cây sả đập giập, nồi ốc vừa sôi là tắt bếp ngay.

– Chuẩn bị nước mắm gia vị để ướp ốc: 2 muỗng canh nước mắm nhỉ, 1 muỗng canh tỏi băm, 1 muỗng canh đường, 01 muổng canh giấm, ½ muỗng canh tiêu, 1 muỗng cà phê ớt bằm.

– Ướp ốc với nước mắm gia vị và tiêu xanh khoảng 15 phút.

-Sau đó cho ốc lên bếp nướng, khi thịt ốc vừa chín tới là có thể dùng được. Tránh nướng lâu ốc sẽ cứng, mất ngon.

Mẹ dặn con gái đêm tân hôn

[vanhoamientay.com] Bà nọ có cô con gái xinh đẹp, nhưng ẻo lả yếu đuối, lại lấy chồng là cầu thủ to khỏe

Ngày cưới con gái, bà cho cô một cái còi và bảo:

– Con phải luôn luôn mang theo cái này vô mình để phòng thân.

– Để làm gì hở mẹ ?

– Nó là cầu thủ, khi nghe thấy tiếng còi thì nó sẽ dừng lại…

st

Đẩy côn mùa nước tràn đồng

Đẩy Côn – Giàn Côn là công cụ mà người dân Vùng Trũng Đồng Tháp Mười quê tôi mưu sinh vào mùa nước tràn đồng, chẳng biết nghề này có từ khi nào, chỉ biết người dân nơi đây xem đẩy côn là một nghề thực thụ suốt 20 năm qua.

Đẩy Côn – Giàn Côn là công cụ mưu sinh vào mùa nước tràn đồng

Lũ về, nước trắng xoá một vùng, mang theo phù sa bồi thêm cho đất và mang theo biết bao cá tôm hào sảng, tạm gát lại công việc đồng án, người dân quê tôi bắt tay vào một mùa mưu sinh mới, mùa đẩy côn bắt cá lóc đồng.

Nếu có dịp về với Vùng trũng vào mùa nước nổi, thưởng thức con cá lóc đồng nướng trui thơm phức, ngọt lịm, bạn có bao giờ thắc mắc những người nông dân dùng công cụ gì để bắt cá không?
Bạn sẽ cảm thấy vô cùng thú vị khi biết được suốt 20 năm qua người dân “săn” cá lóc trên những cánh đồng tràn nước là bằng đẩy Côn…

Đẩy cồn là hình thức đánh bắt hiệu quả

Đẩy Côn là công cụ không những giúp người dân mang lại nguồn kinh tế cao, mà còn góp phần bảo vệ nguồn sinh thái, chỉ bắt cá trưởng thành không bắt cá nhỏ như các công cụ khác.
Hiểu một các nôn na giàn côn là công cụ khua nước, khi chạm vào côn cá giật mình chúi xuống bùn, người dân sẽ quan sát vị trí cá chúi nhờ tim nước rồi dùng nơm bắt.
Côn được làm bằng những cọng sắt to bằng ngón tay út, có độ dài 1,5 m; một đầu côn được buộc vào một sợi dây nilông và được nối liền lại với nhau thành một hàng “rào sắt”, có khoảng cách từ 20 – 30 cm. Chọn hai cây tre dài, thẳng làm luồng côn, hai luồng côn được xếp theo hình chữ V đặt mở mũi xuồng. Mỗi luồng côn có chiều dài từ 12 – 15m. Để giữ cân bằng hai luồng côn cũng như điều chỉnh hai luồng côn cao hay thấp phụ thuộc vào cột trụ dựng đứng, có chiều cao khoảng 3 – 4 m để gánh hai luồng côn.


Khi bắt đầu đẩy côn, người ta chỉ cần mắc các côn vào luồng côn và điều chỉnh luồng côn cho phù hợp với mực nước. Sau đó người đẩy côn lên xuồng dùng xào đẩy xuồng đi tới. Khi đó, luồng côn cũng được kéo theo và cá va chạm với các côn sẽ chúi xuống đất, tạo thành bong bóng nước nổi lên mặt nước. Lúc này, người đẩy côn, chỉ việc dùng nơm bắt cá.

Đẩy côn thường bắt đầu vào lúc 6 giờ sáng, còn buổi chiều là khoảng 15 giờ, vì thời gian này nhiệt độ thấp, cá mới lên ruộng nhiều. Theo người dân vùng lũ, trong các loại hình đánh bắt cá thì dùng côn khá đơn giản, không tốn nhiều chi phí đầu tư nhưng hiệu quả, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân miền Tây. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được, vì để “săn” cá lóc đồng bằng đẩy côn cũng đòi hỏi phải có sức khỏe để lội trên đồng ruộng ngập nước, dầm mưa dãi nắng gần như suốt cả buổi. Đặc biệt, phải có tài quan sát bong bóng nước của cá, làm được điều này chỉ có những người nông dân tay lắm chân bùn sống giữa vùng sông nước, am hiểu tập tính của cá.

Đẩy cồn là hình thức đánh bắt hiệu quả

Mùa nước nổi cá về lũ lượt, đẩy côn là một nghề giúp người nông dân vùng lũ mưu sinh, đẩy côn không chỉ bắt được cá lóc mà còn bắt được cá trê, cá rô đồng, sống giữa thiên nhiên, chúng không to con, có nhiều kích cỡ, nhưng thịt thơm mềm có vị ngọt hậu là thứ đặc sản đồng quê giản dị mà đậm đà hương vị đến một cách kì lạ.

Đẩy côn không chỉ là công việc, hay dụng cụ bắt cá là đúng nghĩa hơn là “nghề”, nghề “săn” cá lóc đồng bằng đẩy côn xuất hiện ngày càng nhiều, nhưng đặc biệt là tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang và Vĩnh Long… Khi nước lũ về, những cánh đồng tràn nước trắng xóa, nghề đẩy côn của người dân vùng lũ miền Tây bắt đầu hoạt động nhộn nhịp.

Đẩy côn là một nghề giúp người nông dân vùng lũ mưu sinh

Cảm ơn những con nước về đã mang đến quê hương vùng trũng biết bao hào sảng, mang đến nét văn hoá đặt trưng chỉ có riêng ở Vùng, mang đến một miền ký ức vô cùng đẹp cho người con xa xứ như tôi.

Phụ nữ nên làm việc nhẹ nhàng

[vanhoamientay.com] Phụ nữ chỉ nên làm việc nhẹ nhàng thôi

Một ông chồng tâm sự với bạn:

– Cậu biết không, phụ nữ cần được làm những công việc nhẹ nhàng. Như vợ tớ chẳng hạn, mỗi ngày cô ấy mang trên tay không quá một kg.

– Thế cô ấy làm việc gì?

– Bán vé số!

st

Bánh lọt xào Hà Tiên

Nếu bánh lọt mặn, bánh lọt nước cốt dừa khá gần gủi với dân Sài gòn thì bánh lọt xào là món ăn còn rất xa lạ. Bánh lọt xào có nguồn gốc từ xứ chùa tháp Campuchia du nhập vào Hà Tiên và trở thành món ăn đặc sản của vùng đất này.

Bánh lọt xào Hà Tiên

Những sợi bánh lọt ngắn, mềm dễ nuốt, được làm bằng bột gạo cùng ít bột năng. Cách làm sợi bánh lọt xào cũng giống như cách làm sợi bánh lọt nước cốt dừa.

Bột gạo khuấy đều cùng bột năng, rồi đun trên bếp để lửa nhỏ cho bột chín đặc. Sau đó, ép bột xuống khuôn bánh lọt có chậu nước lạnh để phía dưới. Sợi bánh sẽ đông lại khi gặp lạnh, sợi bánh mềm mà vẫn dai vớt ra trộn với nước màu dứa để bành lọt có màu đẹp.

Bánh lọt xào Hà Tiên

Thành phần:

  • Bánh lọt
  • Trứng
  • Màu dứa
  • Giá, hẹ
  • Tôm hoặc thịt bò
  • Đậu phộng rang, hành lá… gia vị nêm

Cách làm bánh lọt xào

Tôm tươi bóc vỏ băm nhuyễn, ướp chút gia vị. Phi thơm tỏi và xào tôm cùng với giá ngắt đuôi, hẹ cắt khúc

Tiếp đó, cho dầu vào chảo, xào bánh lọt để bánh chín vàng thơm, cho phần tôm xào giá hẹ vào và nêm lại cho vừa ăn. Cuối cùng đập hay trứng gà hoặc trứng vịt lên hỗn hợp vừa xào xong, bạn sẽ có một màu vàng ươm của trứng rất đẹp.

Xúc bánh ra đĩa, rắc một ít đậu phộng rang vàng. Bánh lọt xào dùng với tương ớt hoặc nước món chua ngọt đầu rất ngon.

Bánh lọt xào Hà Tiên

Món bánh lọt xào ăn ngon nhất khi dùng nóng. Bạn sẽ cảm nhận hết vị tươi ngon từ thịt tôm tươi, ngọt của rau hẹ, giá hay mùi thơm bùi nhờ đậu phộng… Những sợi bánh trong, mềm, dai được xào cùng với tôm, giá hẹ, trứng sẽ là món ăn chơi vô cùng hấp dẫn trong hành trình khám phá vùng đất Hà Tiên, Kiên Giang.

Ở Hà Tiên bạn có thể tìm thấy ở rất nhiều nơi như món ăn sáng hay chiều, giá 30.000 – 50.000 đồng một đĩa.

Nếu như bạn từng thưởng thức món bánh lọt xào một lần, chắc hẳn bạn sẽ không thể nào quên hương vị đặc trưng thơm ngon.


Cây lộc vừng – từ quê ra phố

Tuổi thơ tôi trải dài theo những nhánh sông quê, trải dài theo những cây lộc vừng mộc hoang bên triền đê lộng gió, thời đó tôi chẳng biết cây lộc vừng có tên đẹp thế. Tụi nhỏ xóm tôi vẫn gọi cái tên thân quen là cây Chiếc

Cây lộc vừng – từ quê ra phố

Tôi vẫn tự hỏi tại sao loại cây mọc hoang mà có hoa đẹp kiêu kỳ đến vậy, cánh hoa trắng tinh khôi, nở thành chùm.

Nhớ khi xưa, vào độ tháng 2 âm lịch, khi cây lộc vừng bung nở lá non, người dân quê tôi vẫn hái ăn kèm với cá kho, hay gói bánh xèo, vị chan chát của lá làm bữa ăn thêm lạ miệng, lá lộc vừng non có màu tím, bóng và mọng nước. Cũng nhờ thế, nơi đồng quê xa xôi, thức ăn thiếu thốn, những người lao động có thêm sức sau những bữa cơm ngon với rau rừng.

Hoa cây lộc vừng

Cũng có những món ăn được chế biến cầu kỳ hơn, lá lộc vừng non làm gỏi trộn với chanh, đậu phộng . Vì lá non có vị hơi chát nên mỗi khi lộc vừng ra lá, trở thành cái cớ để các mẹ đổ bánh xèo, làm làm món ngon ăn cùng lá.

Lộc vừng có hai loại, hoa màu trắng và hoa màu đỏ, loại cây có hoa màu trắng có hoa to hơn. Tuy nhiêu, loại hoa nào cũng có vẻ đẹp kiêu kỳ đáng tự hào của chúng.

Cây lộc vừng – từ quê ra phố

Bây giờ khi đời sống phát triển hơn, người ta vẫn dần ít ăn dần loại lá ngon một thời này. Không cần ra tận đồng xa hay lên rừng nữa, từ thành phố đến nông thôn có thể đâu đâu ta cũng thấy cây lộc vừng đứng trong sân nhà như một biểu tượng của sự mai mắn, sung túc.

Cây lộc vừng – từ quê ra phố

Tuy bị “thuần dưỡng” nhưng đến mùa lộc vừng vẫn thay lá, vẫn cho những đọt non. Nhìn lộc vừng trổ lá non, tôi nhớ về một thời tuổi nhỏ từng băng đồng chăn bò, làm đồng; nhớ về những bữa cơm giữa đồng lúc trời nắng chang chang hay mưa như trút, chỉ có cơm nguội muối vừng và lá cây lộc vừng non; nhớ mẹ tôi với dáng vóc lưng còng, nắm lá lộc vừng trên tay loay hoay chuẩn bị bữa ăn và miệng cứ khen ngon tấm tắc…

Quảng cáo

Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!