Có thể bạn quan tâm

Thôi cho tôi xin

Hai ông già đang ngồi hóng mát trong công viên thì một cô gái xinh đẹp có thân hình bốc lửa đi qua.

Một ông ao ước:

– Giá chúng mình bây giờ mới 20 tuổi nhỉ!

Ông kia chép miệng:

– Thôi, thôi, xin ông! Chỉ vì một bóng hồng mà phải tiếp tục quần quật thêm 40 năm nữa mới được lĩnh lương hưu ấy à, tôi xin kiếu!

st

Ông chồng phòng xa

[vanhoamientay.com] Ông chồng đi chơi về khuya, vừa mở cửa đã thấy vợ chống nạnh tay lăm lăm chiếc gậy.

Thấy vậy, ông ta vội vàng chạy vào bên trong, vừa chạy vừa gọi điện thoại.

Bà vợ càng điên tiết:

– Ông đi cả buổi tối chưa đủ sao, giờ này còn gọi điện thoại cho con nào hả?

– Tôi gọi xe cấp cứu ấy mà! Thế không phải mình định cho tôi đi bệnh viện như lần trước ư?

– !?

st

Mẹo dân gian giúp trị ho cho trẻ

[vanhoamientay.com] Các chuyên gia y tế khuyên, khi trẻ bị ho cha mẹ không nên để trẻ dùng kháng sinh mà nên áp dụng một số bài thuốc dân gian để trị ho cho trẻ 

Trẻ bị ho khiến cha mẹ lo lắng. Theo Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai (Hà Nội), không chỉ người dân mà thậm chí đôi khi cả các bác sĩ cũng lạm dụng thuốc kháng sinh. Ho ở trẻ là nhóm bệnh hay bị lạm dụng kháng sinh trong điều trị nhiều nhất. Tốt nhất cha mẹ nên sử dụng nhựng bài thuốc dân gian sau.

Nước vo gạo và rau diếp cá

Một nắm lá diếp cá, rửa sạch, giã nhuyễn trộn đều với một chén nước vo gạo, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Chỉ cần lọc lấy nước cho bé uống sẽ giúp trị ho

Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn

Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn bỏ vào chén sứ, thêm một ít nước lọc và một ít mật ong đem hấp cách thủy khoảng 10-15 phút, mỗi lần cho bé uống 2-3 thìa cà phê, uống 3 lần/ một ngày.

Cây xương sông

Lá xương sông nên sử dụng búp lá non, không chỉ có tác dụng chữa ho mà còn chữa khàn tiếng do viêm thanh quản. Lá xương sông và một ít lá hẹ: rửa sạch, thái nhỏ, trộn đều với đường. Hấp cách thủy, rồi để nguội cho trẻ uống trong ngày.

Củ nghệ tươi

Củ nghệ tươi đem giã nhỏ, thêm nước lọc, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé. Cứ như thế ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.

Quất xanh

2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt ngang, để nguyên cả vỏ và hạt. Mang quất trộn với đường phèn hoặc mật ong rồi hấp cách thủy đến khi quất chín. Lưu ý là dằm cả vỏ, bỏ hạt, để nguội cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

Hạt quả quất xanh

Đối với hạt của quất xanh các mẹ không nên bỏ đi vì nó có tác dụng làm tiêu đờm và ấm thanh quản khi trẻ bị ho. Mùi vị quất có thể hơi khó uống đối với trẻ nên khi cho trẻ uống có thể cho thêm ít đường sẽ giúp trị ho hiệu quả

Lê + đường + xuyên bối

Chọn trái lê to, bỏ vỏ, cắt nắp, khoét bỏ lõi. Bỏ vào bên trong lê 2-3 cục đường phèn nhỏ. 5-6 hạt xuyên bối (mua ở quầy thuốc Đông y). Cho lê vào hấp cách thuỷ chừng 30 phút. Ngày cho bé ăn 2 lần. Có tác dụng chữa ho, viêm phổi, tiêu đờm.

Nước củ cải luộc

4-5 lát củ cải trắng cho vào một nồi nhỏ với ít nước, đun sôi, sau đó để lửa liu riu thêm 5-10 phút. Cho bé uống nước này khi còn nóng điều trị ho, khô mũi, đau hong, ho khan, có đờm.

Hoa hồng bạch

Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với lượng đường phèn vừa đủ, một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. Cho bé uống 3-4 lần/ngày, 1 thìa/lần.

Nước tỏi hấp trị ho cho trẻ

Lấy 2-3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát, thêm một nửa chén nước, 1 viên đường phèn, hấp cách thuỷ 15 phút. Chỉ cần uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày 2-3 lần, vửa tốt cho dạ dày, phổi, vừa trị được ho, cảm lạnh.

Tỏi và mật ong

Giã nát hai tép tỏi, trộn với hai thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy. Chú ý không được hấp chín tỏi, nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được. Cho bé uống nửa thìa cà phê, ngày từ 1 – 2 lần. Trước khi uống, nên cho bé uống nước lọc trước

Lá hẹ và đường phèn

Chọn khoảng 5-10 lá hẹ và một ít đường phèn mang hấp cách thủy. Sau đó lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa.

Đu đủ chín

Một quả đu đủ gọt bỏ vỏ (lưu ý là đu đủ chín cây), cho 100ml mật ong vào, sau đó đun lên để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho không có đờm.

Trà cam thảo

Cam thảo có chứa thành phần kháng khuẩn, làm dịu cổ họng. Trà cam thảo có vị ngọt, nên mẹ yên tâm khi cho trẻ uống, kể cả trẻ sơ sinh. Loại trà này sẽ giúp cơ thể trẻ ấm hơn và dịu họng hơn.

Húng chanh và quất

Chọn khoảng 15 – 16 lá húng chanh và từ 4 – 5 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.

Theo Gia Đình

Những cây cầu thân quen quanh TP Vĩnh Long

Những chiếc cầu thân quen quanh thành phố Vĩnh Long ngày nào giờ đã được xây lại to hơn, kiên cố hơn, những chiếc cầu nối nhịp bờ vui giúp người dân di lại dễ dàng hơn, đồng thời góp phần nâng tầm diện mạo của TP Vĩnh Long

Thành phố Vĩnh Long có truyền thống lịch sử cách đây từ hơn 300 năm trước, với tên gọi Long Hồ Dinh. Nơi đây sớm hình thành đô thị với cảnh mua bán tấp nập trên bến, dưới thuyền. Hàng hóa chủ yếu là nông sản, hoa quả và các loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Vĩnh Long được công nhận là đô thị loại III vào năm 2007, đầu mối giao thông thuỷ bộ và là một trong những đô thị sinh thái miệt vườn của vùng ĐBSCL

Với sự quan tâm đầu tư của trung ương và của tỉnh, những cây cầu thân thuộc với người dân sống tại Vĩnh long như cầu Lộ , cầu Cái Cá , Cầu Cái Cam , cầu Bình Lữ , cầu Tân Hữu , cầu Vồng , cầu Lầu , cầu Thiềng Đức , cầu Bạch Đằng .. được xây dựng lại to hơn, đẹp hơn để người dân đi lại thuận tiện, đồng thời góp phần nâng tầm diện mạo của TP Vĩnh Long. NSNA Vinh Hiển ghi nhận được những thay đổi này qua góc nhìn đặc biệt từ trên cao…- Báo Vĩnh Long

Cầu Ông Me Lớn nằm trên QL 53 đi về huyện Long Hồ .

Cầu Ông Me Lớn nằm trên QL 53 đi về huyện Long Hồ .

Cầu Vồng vừa được khánh thành năm 2014, nối liền Phường 8 và Phường 3 thay thế cây cầu cũ già nua và xuống cấp

Cầu Vồng vừa được khánh thành năm 2014

Cầu Tân Hữu nối từ đường Nguyễn Huệ (Phường 2) qua đường Đinh Tiên Hoàng (Phường 8) được xây dựng song lập rộng rãi tránh đươc ùn tắc giao thông thường xuyên của những năm trước

Cầu Tân Hữu nối từ đường Nguyễn Huệ

Cầu Hưng Đạo Vương nối liền từ Phường 1 qua đường Trần Đại Nghĩa thuộc Phường 4 ( bên trái ảnh là cầu Lầu và cầu Thiềng đức)

Cầu Hưng Đạo Vương

Mang dáng dấp cầu Mỹ thuận thu nhỏ, cầu Bạch Đằng nối liền Phường 5 và Phường 1 (chợ Vĩnh long) tạo điều kiện rất thuận lợi cho người dân khu vực này.

Cầu Mỹ thuận thu nhỏ

Cầu Thiềng Đức đã được xây mới rộng rãi thay cây cầu sắt lót sàn cầu bằng gỗ nối từ Phường 1 qua Phường 5

Cầu Thiềng Đức

Cầu Cái Cá nằm trên con đường một chiều đi từ Phường 1 về Phường 2 nối liền đường Tô Thị Huỳnh và đường Lưu Văn Liệt

Cầu Cái Cá

Cầu Lộ nối liền Phường 1 và Phường 2. Theo nhiều người sống tại Vĩnh long qua nhiều lần trùng tu, cây cầu còn nguyên thủy kiến trúc ban đầu với các trụ đèn xây hài hòa hai bên thành cầu .

Cầu Lộ nối liền Phường 1 và Phường 2

Cầu Cái Cam nối liền xã Trường An và Phường 9, TP Vĩnh Long

Cầu Cái Cam nối liền xã Trường An và Phường 9, TP Vĩnh Long

Thi hài dưới mộ Anh hùng Nguyễn Trung Trực là ai?

Bất chấp phản đối của hậu duệ anh hùng dân tộc (AHDT) Nguyễn Trung Trực và cán bộ hưu trí, gần 30 năm tỉnh Kiên Giang vẫn cho rằng thi hài trong mộ chính là hài cốt của cụ Nguyễn.

Ly kỳ việc tìm hài cốt cụ Nguyễn

Ngày 27-10-1868 (tức 12-9 âm lịch), cụ Nguyễn bị quân Pháp bắt và chém đầu tại chợ Rạch Giá. Về thi thể của cụ được nhiều người cho rằng Pháp đã bêu đầu ông giữa chợ để thị uy nhưng đến đêm có người cướp mất. Cho đến nay, không có tài liệu nào xác định thi thể cụ Nguyễn được chôn ở đâu. Theo giả thiết, thi thể cụ được chôn nơi kín đáo, bí mật vì sợ người dân khai quật hài cốt của cụ để làm biểu tượng tiếp tục khởi nghĩa chống Pháp. Có ý kiến rằng Pháp chôn hài cốt của cụ Nguyễn trong dinh Tham biện, cho đóng cọc và xiềng xích chung quanh. Lại có nhận định, cụ Nguyễn được chôn trong khuôn viên tòa bố (dinh tỉnh trưởng) thời đó có ngôi mộ bao bọc dây xích chung quanh. Tuy nhiên, có người xác định đây là mộ của một viên trung úy hải quân Pháp, dây xích vòng quanh là dây trang trí và trong đó có cả một mũi neo bằng sắt.

Khoảng năm 1970-1971, tỉnh trưởng Kiên Giang ngụy quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Tài đã cho đúc tượng đồng cụ Nguyễn dựng trước Nhà lồng chợ Rạch Giá. Ông đã từng treo giải thưởng, ai tìm thấy hài cốt của cụ để an táng sẽ được thưởng 1 triệu đồng và 1 vé du lịch Singapore nhưng không có kết quả. Trải qua nhiều cuộc tìm kiếm, đến năm 1986, qua sự khai quật của nhà văn Sơn Nam, Sở Văn hóa tỉnh Kiên Giang cho khai quật ngôi mộ được cho là của cụ Nguyễn Trung Trực trong khuôn viên tòa bố cũ và đưa bộ hài cốt về chôn ở đền thờ cụ Nguyễn ở thị xã Rạch Giá. Từ đó đến nay, những ngày lễ, giỗ, hàng ngàn người đến cúng bái tỏ lòng tri ân đối với Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.

Bị chặt đầu nhưng còn nguyên xương đốt cổ

Tháng 4-1986, theo sự chỉ dẫn của nhà văn Sơn Nam, Bảo tàng Kiên Giang tổ chức khai quật ngôi mộ dưới gốc một cây đa trong khuôn viên trụ sở UBND tỉnh Kiên Giang được cho là nơi chôn xác cụ Nguyễn. Bảo tàng Kiên Giang đã mời ông Lê Trung Khá, cán bộ khảo cổ chuyên ngành động vật học và nhân chủng học tại TPHCM tham gia giám định hài cốt. Nội dung chính biên bản khai quật của bảo tàng ghi nhận xét của ông Lê Trung Khá (không có chữ ký của ông Khá và ghi sai họ thành Nguyễn Trung Khá): “Xương tộc Việt, đàn ông. Người cao khoảng 1,60m, người này khoảng 50 tuổi, bộ xương này đã chôn trên 100 năm. 7 đốt xương cổ và xương hàm của hài cốt còn nguyên. Người này ăn trầu, có vẻ nghèo vì mộ bằng đất, ván hàng gỗ tạp và không có vật lễ mang theo”. Thật hết sức bất ngờ, Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực bị Pháp xử chém đầu khi ông mới 30 tuổi nhưng xương cổ, xương hàm còn nguyên (?!).

Lúc bấy giờ, ông Nguyễn Khương Ninh, hậu duệ đời thứ năm của cụ Nguyễn và một số cán bộ lão thành lẫn cán bộ đương nhiệm ở Kiên Giang đã phản biện cho rằng đó không phải là hài cốt của cụ. Một trong những người phản ứng mạnh mẽ việc vội vã xác định ngôi mộ và hài cốt của cụ Nguyễn là ông Nguyễn Tấn Thanh (nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, nay đã mất) và con trai là Nguyễn Tiến Dũng (lúc đó là cán bộ Công an tỉnh Kiên Giang). Sau 30-4-1975, ông Thanh được cấp nhà trong khuôn viên dinh tham biện cũ của Pháp và ngôi mộ được khai quật nằm sát cạnh ngôi nhà của ông đã có văn bản gởi lãnh đạo tỉnh, không chỉ với tư cách một lãnh đạo địa phương mà còn với tình cảm của người ngưỡng mộ cụ Nguyễn Trung Trực. Trong văn bản, ông Thanh viết: “Khi rõ lại (xem lại) ngôi mộ kế nhà tôi, tôi phản đối vì ngôi mộ này trước khai quật tôi có đến xem, là ngôi mộ hòm rương cây danh mộc tốt, có đầu, mình tay chân đủ, chôn cất đàng hoàng. Hỏi bà con lão thành người ta nói là một người tay sai làm nhà dol Tây có công, khi chết nó có chính sách chôn cất đàng hoàng”.

Ông Ninh đã cất công truy tìm tài liệu, phát hiện đến hai biên bản giám định hết sức sơ sài và có nhiều khuất tất.  Biên bản thứ nhất phân nội dung của ông Lê Trung Khá ghi tuổi của xương khai quật được là 50 tuổi. Thế nhưng biên bản thứ hai, tuổi được sửa còn 40. Biên bản được sửa là bản sao bằng giấy than màu xanh của bản chính. Theo lời ông Nguyễn Khương Ninh, ông đã đến TPHCM tìm gặp ông Lê Trung Khá. Ông Khá khẳng định, hai biên bản của Bảo tàng Kiên Giang lập không ghi đúng nội dung giám định của ông. Chính tay ông Khá đã viết hai biên bản giám định, một bản do ông giữ, còn một bản giao cho ông Dương Văn Truyện (lúc đó là Giám đốc Bảo tàng Kiên Giang).

Ông Khá xác định nội dung giám định là: “7 đốt xương cổ và xương hàm của hài cốt còn nguyên, chứng tỏ người chết không bị chém đầu, còn nhiều chiếc răng bị mòn vẹt dính chất vôi, chứng tỏ người chết cao niên và có ăn trầu”. Ông Khá xác định bộ hài cốt này không phải của cụ Nguyễn Trung Trực. Còn biên bản giám định hài cốt do ông giữ đã được đưa vào lưu trữ tại TPHCM.

Ngoài ông Thanh, ông Ninh kịch liệt phản đối việc nhận thi hài người khác cho rằng của cụ Nguyễn, các nhân sĩ tên tuổi như giáo sư bác sĩ Trần Cửu Kiến cũng lên tiếng góp ý. Ngay thực tế khách quan của bộ hài cốt là bằng chứng hiển nhiên không có đặc thù của thân thế cụ Nguyễn bị chết chém năm 30 tuổi nhưng xương của hài cốt đã 50 tuổi, xương cổ còn nguyên. Ngôi mộ bằng đá, chạm khắc hoa văn, có bia chữ Hán. Lẽ nào người Pháp lại ưu ái quý trọng cụ Nguyễn đến mức xây mộ đá khắc bia nằm ngay trong dinh tỉnh trưởng? Chính Thống Đốc Nam Kỳ đã bác bỏ đề nghị của Huỳnh Công Tấn xin tha cho cụ Nguyễn vì lý do “người này đã giết quá nhiều binh lính và sĩ quan Pháp”.

Chủ tỉnh Kiên Giang là Arnoux (có người ghi là Reneoul), biết đọc chữ Hán, khi đi dự lễ kỳ yên ở đình Vĩnh Thanh Vân nhìn thấy bài vị cụ Nguyễn thờ trong đình đã hầm hầm bỏ về làm hương chức hội tế Rạch Giá sợ xanh mặt. Bên cạnh đó, thi hài vị Anh hùng dân tộc nhưng được khẳng định bằng biên bản chung chung, phản khoa học. Đáng tiếc, tỉnh Kiên Giang vẫn không xem xét trả lời trước công luận, liệu có xứng đáng với sự hy sinh của bậc tiền nhân?

Theo Công an TP.HCM

Về Ba Động, Trà Vinh thưởng thức Chù ụ

[vanhoamientay.com] Nếu có dịp về Trà Vinh, về với Ba Động, miền duyên hải mang nhiều vẻ đẹp thiên nhiên, bạn đừng quên thưởng thức món ăn từ loài giáp xác sinh sống ở đây mà dân gian gọi là con chù ụ.

Cái tên chù u có lẽ xuất phát từ  hình dáng quều quào, mang một gương mặt sù sụ, buồn khó chịu. Chù ụ có hình dáng tương tự cua đồng. Hai càng đỏ hoe, to và kềnh càng, nhiều thịt, trên mai lại có những vết hằn sần sùi giống như hoa văn. Chù ụ được bắt về rửa sạch đất, cát, dùng tay gỡ bỏ yếm cho rồi để ráo trước khi chế biến thành nhiều món ăn, thịt ngon giòn và rất đặc trưng.

Chù ụ luộc nước dừa xiêm

Đơn giản nhất có thể kể đến món chù ù luộc nước dừa xiêm, nước dừa xiêm nấu sôi, thả chù ụ vào, chỉ một lát là chù ụ chín. Món này thường ăn kèm rau sống, dưa leo, cà chua… với muối tiêu chanh, chù ù luộc nước dừa dân dã như mang hương vị mặn mòi của miền quê ven biển miền tây. Có lẽ do cái duyên tiền định nào đó mà dừa xiêm ở đây cũng ngọt hơn những nơi khác, điều đó góp phần giúp món ăn này thêm ngon hơn, ngọt hơn.

Chù ụ nướng

Người ta thường nói “nhất nướng, nhì chiên…” nếu muốn ăn món nóng giòn thì sẵn bếp than hồng ta đem chù ụ đi nướng, cứ trở tay đều chù ụ chín đỏ, giòn rụm, dùng tay xé từng ngoe, càng chù ụ chấm với muối tiêu, món này có thể ăn chơi, hay ngồi hóng mát ngọn gió từ biển thổi vào lồng lộng và nhâm nhi vài ly rượu đế. Quả là không có gì hạnh phúc bằng những phút giây này. Về miền Tây và cảm nhận cuộc sống của mảnh đất nơi đây.

Cầu kỳ với chù ụ rang me

Cầu kỳ nhất là món chù ụ rang me. Chù ụ được làm sạch rồi bỏ lên chảo xào với dầu, hành và tỏi đập dập. Sau đó cho nước cốt me vào và nêm nếm cho vừa miệng, món ăn đòi hỏi phải có vị chua ngọt. Món này được làm rất nhanh, chỉ cần khoảng 10 phút là đã có dĩa chù ụ bốc mùi thơm ngào ngạt. Sắc xanh của cải xà lách, sắc đỏ của chù ụ và sắc nâu của nước me… trông rất bắt mắt. Mới nhìn vào đã có cảm giác thèm và không chần chừ. Thịt chù ụ duyên hải Trà Vinh rất chắc, nước cốt me thấm vào từng xớ thịt, làm khách ăn là ghiền!

Đặc biệt vỏ chù ụ rất giòn. Người ăn có thể nhai luôn vỏ với thịt chù ụ. Cũng như các loài tám cẳng hai càng khác, chù ụ chứa nhiều can-xi, nhất là phần vỏ.

Thiên nhiêu ưu đãi cho người dân nơi đây những đặc sản rất tuyệt vời và qua bàn tay của người dân đã góp phần đưa những món ăn tưởng chừng rất dân dã trở thành một nét trong văn hóa văn hóa ẩm thực Việt Nam.

 Băng Tâm tổng hợp

Đặc sản nấm tràm Phú Quốc

Nếu miền Tây được mọi người biết đến với đặc sản nấm mối thì Phú Quốc nổi tiếng với nấm tràm, nấm tràm Phú Quốc là loại nấm ngon không thua kém gì với nấm rơm, nấm kim chi hay nấm bào ngư.

Nấm tràm – đặc sản Phú Quốc

Cây tràm thường được trồng nhiều ở những khu rừng ngập mặn, loại cây này thường rụng lá tạo thành lớp mùn, khi những cơn mưa đầu mùa về, từ lớp mùn đó xuất hiện những chiếc nấm tròn nhỏ cỡ đầu ngón tay út, còn gọi là nấm búp nhô ra khỏi lớp vỏ và lá tràm. Nấm tràm có màu tím như màu quả măng cụt, bắt đầu rộ dần và kéo dài khoảng hơn 1 tháng của đầu mùa mưa, từ khi mọc đến lúc tàn, vòng đời của nấm tràm chỉ trong vòng 5 đến 7 ngày. Vì vòng đời phát triển của loại nấm này rất ngắn nên chúng ít có mặt trên thị trường như những loại nấm khác.

Không những mọc dưới lớp mùn của lá tràm, nấm tràm còn mọc lên dưới những cây tràm có tuổi đời từ 3 năm trở lên. Tai nấm tràm phía trên có màu sẫm tím, phía dưới và thân có màu trắng tinh. Đặc biệt, nấm tràm Phú Quốc chỉ mọc khi trời ẩm ướt, khi có những cơn mưa giông lớn sau tháng ngày nắng hạn. Sở dĩ như vậy là vì mùa hè cây tràm tiết ra nhựa thấm xuống mặt đất, chờ khi ẩm ướt, có mưa giông thì nấm sẽ mọc.

Nấm tràm – đặc sản Phú Quốc

Đây là loại nấm tự nhiên nên người dân trên đảo Phú Quốc phải đi vào những khu đồng tràm để hái mang về đem chế biến. Người dân trên Đảo đã kết hợp một cách hoài hòa giữa nấm tràm Phú Quốc với hải sản tươi trên đảo như mực, tôm, hào bao … tạo ra món canh nấm tràm tuyệt hảo, mùi vị thơm ngon, hấp dẫn vừa là món ăn bổ dưỡng cho mọi gia đình.

Điều đặc biệt đối với những người mới ăn loại nấm này là sau khi ăn xong, bạn uống nước vào sẽ có cảm giác đắng miệng. Đây là 1 điểm đặc biệt của nấm tràm.

Để bớt vị đắng này, khi gọt nấm tràm xong thì ngâm trong nước muối khoảng 30 phút và luộc nấm bằng nước sôi. Nhưng nếu những người thích vị đắng thì chỉ cần rửa sạch không cần gọt bên ngoài nấm, để nguyên phần trên của tai nấm và không cần luộc.

Đặc sản nấm tràm Phú Quốc

Bạn nhớ lưu ý với bạn khi ăn canh nấm tràm Phú Quốc sau khi chế biến rồi bạn không nên hâm nóng lại, khi hâm nóng lại sẽ ăn không tốt.

Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!