Có thể bạn quan tâm

Vui buồn với nghề sửa giày, dép cũ

[vanhoamientay.com] Chỉ cần vài cái dùi, cái kéo, những người thợ đã có thể “vá lại cuộc đời” cho những đôi giày, dép cũ, đôi khi là vá lại cuộc đời mình. Và nghề sửa giày, dép cũ  này đã có những người thợ gắn bó với nghề gần 30 năm.

Nghề truyền thống của gia đình

Tại một ngã tư TP Mỹ Tho (Tiền Giang) hai chị em bà Ngọc và bà Đào, đã có thâm niên gần 30 năm gắn bó với nghề sửa giày, dép cũ. Nhờ cái nghề này mà hai bà đã nuôi các con mình khôn lớn và giờ đây khi tuổi đã xế chiều, hai bà lại có thể tự nuôi bản thân mình mà không cần vướn bận đến các con.

Đôi tay thoăn thoắt luồn từng mũi kim may lại đôi giày rách cho khách, theo ba chia sẻ để sửa lại đế một đôi giày khá đơn giản. Trước tiên, bà phủ một mảnh vải lên ngang đùi, gót đôi giày được cắt cho vừa, rồi một miếng cao su có phết keo dính vào bên bị mòn nhiều hơn để tạo sự cân bằng. Bà Ngọc dùng con dao nhỏ cắt, gọt, tỉa phần vừa dính, ngắm lại kỹ càng rồi tiếp tục cắt một miếng cao su khác dính chắc vào toàn bộ phần gót và dùng keo dán cho thật chặt phần đế với phần thân giày.…

Vậy là chiếc giày có gót mòn, một bên thấp, bên cao trước đây đã trở lại hình dáng ban đầu, phẳng lỳ chỉ sau vài công đoạn đơn giản của bà Ngọc.

Đầu tư cho nghề sửa giày vỉa hè không quá lớn: Vài ba chiếc ghế nhựa, cái kệ nho nhỏ để đủ các loại giày cũ, một miếng da, dao, kéo, keo, kìm, kim chỉ,… tất cả chỉ khoảng 500.000 đồng, cùng một chỗ ngồi đúng quy định, dễ dàng cho người ta nhìn thấy là đã có thể hành nghề.

Dù chỉ là nghề mưu sinh trên vỉa hè, đường phố nhưng nghề sửa giày, dép cũ mang lại thu nhập khá ổn định, bình quân thu nhập cho mỗi ngày lao động khoảng 100.000 – 200.000 đồng. Làm nghề này không thể giàu, chỉ đủ để trang trải chi phí sinh hoạt hằng ngày.

Hần hết những người thợ sửa giày ở Mỹ Tho đều có điểm chung là mưu sinh bằng nghề truyền thống của gia đình. Tuy nhiên, nếu những thế hệ trước có thể “ăn nên làm ra” bằng nghề đóng giày, thì nay con cháu chỉ có thể mưu sinh được bằng nghiệp sửa chữa, khâu vá.

Nghề vá lại cuộc đời

 Sau bao nhiêu thăng trầm trong  cuộc sống, anh Dương tại TP Biên Hòa (Đồng Nai) quyết tâm chọn góc chợ Tam Hòa để hoàn lương bằng nghề sửa giày, dép cũ.

Năm 2010, ông Ba Dương (56 tuổi) được đặc xá ra tù trước thời hạn 3 năm. Lúc ấy không vợ con, cha mẹ thì đã mất, tưởng cuộc đời sẽ hết không ngờ ông được một lòng hảo tâm giúp đở 1 triệu đồng. Từ số vốn ít ỏi đó, ông Ba Dương đã từng bước “vá lại cuộc đời” mình bằng những đường kim, mũi chỉ vốn học lóm được từ các bạn tù. Tuy thu nhập không cao nhưng ông thấy cuộc sống mình có y nghĩa hơn, dần quên được quá khứ tội lỗi khi tự nuôi sống được bản thân.

Cũng như ông Ba Dương, bao năm hành nghề sửa giày, dép cũ cho các bà, các cô nơi góc chợ Dầu Giây (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) đã giúp cho Sáu Thanh hoàn thiện được lẽ sống của đời mình.

 Để sửa đôi giày, dép vừa chân, người thợ phải tỉ mỉ và khéo léo, quan trọng là sửa cho vừa chân để khách hài lòng. khách hàng của nghề này đa số là giới bình dân, người lao động nghèo.

Dù đắt hay ế, dù mưa hay nắng, người thợ vẫn ra mở tiệm vì công việc này đòi hòi sự kiên trì, nhẫn nại, và khi được chăm chút đôi chân cho các cô, các bà, các cháu thiếu nhi, các anh chị lao động nghèo đó là hạnh phúc.

Băng Tâm tổng hợp

Nếu con lợn dám xông vào vợ tôi

[vanhoamientay.com] Hai người bạn nói chuyện với nhau, bất ngờ người kia hỏi.

– Đáng đời nó! Cậu sẽ làm gì nếu một con lợn lòi tấn công vợ mình?

– Đáng đời nó!

– Ơ kìa, sao lại tàn nhẫn với vợ thế?

– Đấy là tớ nói con lợn, nếu nó dám xông vào cô ấy.

st

Bánh cống Sóc Trăng

[vanhoamientay.com] Nhắc đến Sóc Trăng người ta không chỉ nhắc đến bánh Pía mà còn một loại bánh cũng rất hấp dẫn người ăn đó chính là bánh cống Sóc Trăng

Mỗi địa phương có thể có cách chế biến đôi chút khác nhau. Tuy nhiên, đến Sóc Trăng, thực khách muốn được thưởng thức loại bánh cống ngon nhất phải tìm đến chợ ven lộ Xoài Cà Nã (Đại Tâm – Mỹ Xuyên), cách thị xã Sóc Trăng khoảng 8km.

Cách làm bánh cống không phức tạp, tất cả phụ thuộc vào bàn tay khéo léo của người đầu bếp trong cách chọn nguyên liệu, pha chế bột, đổ bánh đều và đẹp.

Chiếc khuôn làm bánh cống tròn nhỏ hơn miệng ly uống cà phê đá, chiều cao khoảng 20 cm. Vỏ bánh được làm từ bột gạo tẻ, người làm bánh phải chọn thứ gạo tốt nhất, phải là gạo lúa mùa thơm ngon, sau đó đem ngâm hai đêm rồi mới xay, xay xong lại pha nước muối loãng, ngâm cùng với bột trong cùng một cái hũ khoảng từ một đến hai đêm nữa. Có như thế, vỏ bánh mới đảm bảo yêu cầu. Nhân bánh cống có thành phần gồm tôm, thịt băm, đậu xanh nguyên hạt đã nấu chín, trứng gà. Bí quyết bánh ở đây ngon là thịt heo băm được trộn với củ hành tím – một loại nông sản trồng rất nhiều ở ven biển thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng). Mùi củ hành trong chiếc bánh sau khi chiên chín hòa quyện với rau sống ăn kèm rất ngon.

Để làm ra một chiếc bánh cống người bán sẽ múc một ít bột cho vào chiếc cống, sau đó là một lớp đậu xanh, thịt băm trộn củ hành tím và phủ lên trên cũng bằng một lớp bột. Trên cùng vài con tép luộc chín.

Cách ăn bánh tương tự bánh xèo, bánh ăn kèm rau sống và chấm nước mắm chua. Trong đĩa rau sống có xà lách, rau rơm, húng lủi, diếp cá,vài lá bắp cải sống. Lá cải sau khi được tách ra khỏi bắp cần thiết ngâm nước muối có ít nước đá để giúp lá cải được giòn.

Món nước chấm cho món bánh cống Sóc Trăng cũng khá đặc trưng, phải là nước mắm chính hiệu cá cơm Phú Quốc, gừng cay nồng giã nhỏ, chanh chua thanh thanh đặc trưng.

Bánh cống Sóc Trăng tuy đơn giản nhưng ít nơi nào có thể bắt chước được bởi đó là món ăn truyền thống độc đáo mà cũng độc quyền của miền đất Sóc Trăng.

Băng Tâm tổng hợp

F Band dùng khăn Piêu làm khố

[vanhoamientay.com] Việc nhóm F Band dùng khăn Piêu làm khố trong đêm bán kết X–Factor đêm 12.10 được các nhà nghiên cứu văn hóa cho là nhố nhăng, còn người Thái lên tiếng họ cần lời xin lỗi

Bán kết X – Factor – Nhân tố bí ẩn diễn ra đêm 12.10 là đêm của những tình khúc vượt thời gian hay những ca khúc mới được trình diễn.

Trong số những tiết mục đêm bán kết, F Band mang đến sân khấu sở trường mash – up các ca khúc với nhau. Đó là chuỗi các ca khúc nổi tiếng của hai nhạc sĩ Trần Tiến và Nguyễn Cường: Ngọn lửa cao nguyên, Còn yêu nhau thì về Buôn Mê Thuột, Đôi mắt Pleiku.

Ở tiết mục này, các thành viên F Band đã mặc áo của người Tây Nguyên cho phù hợp với tinh thần bài hát, nhưng điều đáng nói, là họ dùng chiếc khăn Piêu đội đầu của phụ nữ Thái Tây Bắc biến tấu thành chiếc khố đóng ở phía dưới, thay vì sử dụng một chiếc khố đúng trang phục của người Tây Nguyên.

Sự việc này khiến nhiều người thấy phản cảm, đặc biệt là những người Thái ở Tây Bắc hết sức phẫn nộ. Chị Tòng Thị Lan đã chia sẻ trên facebook nỗi bức xúc của mình: “Chúng tôi cần một lời xin lỗi!!! Khăn Piêu của người Thái không thể trở thành chiếc khố trong một chương trình truyền hình được!”.

Liên hệ với Ông Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam; giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hoá tín ngưỡng Việt Nam, ông cho biết, chiếc ‘khố’ mà các thành viên trong nhóm nhạc đóng thực chất là chiếc khăn Piêu của phụ nữ Thái.

Không thể lai căng bằng cách dùng chiếc khăn đội đầu của dân tộc này biến thể thành chiếc khố của dân tộc khác. Tôi không hiểu họ nghĩ gì khi kết hợp như vậy?’, ông Ngô Đức Thịnh nêu quan điểm.

Câu chuyện quanh chiếc khăn Piêu mang rất nhiều ý nghĩa, không chỉ là thước đo đánh giá người phụ nữ tài hoa siêng năng hay vụng dại, lười nhác, mà chiếc khăn Piêu còn là cầu nối đời sống tình cảm của các cô gái và chàng trai người dân tộc Thái.

Đây là một lỗi sai trầm trọng về kiến thức, nếu không muốn nói là sự phản văn hóa.

Liên hệ với một nhà nghiên cứu văn hóa tên tuổi, người đã từng có nhiều năm nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam, ông bức xúc: Một kênh truyền hình quốc gia, phát sóng một chương trình cho cả nước xem lại biến tấu trang phục một cách nhố nhăng là không thể chấp nhận được.

Đạo diễn Nguyễn Anh Tuấn, người từng có nhiều năm giảng dạy ở vùng Tây Bắc, đã xem trang phục phản cảm này là ‘tối kiến’:

“Chính xác đó là chiếc khăn Piêu đội đầu của phụ nữ Thái Tây Bắc, đưa làm vật trang trí của phục trang nam Tây Nguyên là bất nhã. Hơn nữa, nam Tây Nguyên truyền thống chỉ đóng khố, không hiểu ai đã có ‘tối kiến’ như vậy”.

Về phía công ty sản xuất chương trình X Factor, bà Mai Linh, phụ trách truyền thông chương trình của Cát Tiên Sa cho biết rất bất ngờ khi nhận được ý kiến phản hồi này. Bà Mai Linh hứa sẽ có trao đổi lại với ê kíp sản xuất trước khi có trả lời chính thức báo chí.

Theo VTC News

Vẻ đẹp yên bình mảnh đất An Giang

Tạm gác những bộn bề để tìm về với vẻ đẹp yên bình của An Giang, ngồi thưởng thức tô bún cá, hòa mình vào lễ hội đặc sắc của người Khmer hay ngắm phong cảnh hữu tình

Nằm phía tây nam Tổ Quốc, An Giang là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều sản vật và khung cảnh hữu tình khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng khi đến thăm.

Đến An Giang, bạn có thể bị hớp hồn bởi Búng Bình Thiên, một hồ nước êm đềm với phong cảnh hữu tình.

Vùng đất Tịnh Biên, Tri Tôn là nơi có nhiều hàng thốt nốt xanh rì thường được dùng để làm ra các loại đặc sản như: chè thốt nốt, nước thốt nốt tươi, đường thốt nốt, bánh bò thốt nốt… Rong ruổi trên những con đường ở vùng Thất Sơn này, bạn sẽ cảm thấy một làng quê thanh bình trôi qua chầm chậm.

Con người nơi đây rất mộc mạc, dễ gần. Vào những dịp lễ hội đặc sắc của người Khmer, bạn sẽ dễ dàng hòa mình vào tiếng nhạc như một người dân địa phương.

Xứ này có một kênh đào rất nổi tiếng mang tên Vĩnh Tế chạy dọc biên giới Việt Nam – Campuchia, trên đường từ thành phố Châu Đốc xuống đến thị xã Hà Tiên. Đây từng là kênh đào dài nhất, lớn nhất và được thi công lâu nhất qua trong lịch sử phong kiến.

Ở Châu Đốc còn có lễ hội cấp Quốc Gia “Vía bà chúa Xứ núi Sam”, một lễ hội tín ngưỡng hằng năm được rất nhiều du khách tham gia từ khắp nơi về vía bà.

Cùng thuộc An Giang nhưng bún cá Long Xuyên và bún cá Châu Đốc lại có nhiều khác biệt. Bún cá Châu Đốc được nêm nếm cho hợp khẩu vị người Việt.

Nếu có thời gian, hãy ghé qua rừng tràm Trà Sư. Nơi đây xưa kia là một vùng đất hoang vu, nhiều cỏ dại mọc. Sau đó được khai phát, gieo trồng tràm và trở thành một vùng sinh thái đa dạng. Rất nhiều bạn trẻ thích du lịch bụi chọn đây là điểm dừng chân.

Vào mùa nước nổi, An Giang khiến bạn bất ngờ bởi những đặc sản ngon lành như cá linh, cá rô non, bông điên điển… Những món ăn dân dã đó đã vang danh khắp nơi và lôi kéo khách thập phương tìm đến.

Nếu có dịp ghé ngang vùng Bảy Núi, du khách không nên bỏ qua món bánh canh Vĩnh Trung theo hương vị Khmer. Quanh chợ Vĩnh Trung chỉ có dăm quán bán món này, nổi tiếng nhất phải kể đến quán của chị Oanh Na và Út Sắc.

Theo Tintucmientay

Bánh Tét Lá Cẩm

Bánh tét lá cẩm là loại bánh truyền thống của người miền Nam thường được làm trong các dịp lễ Tết hoặc đám giỗ. Bánh được ưa chuộng không chỉ đẹp bởi màu tím rực rỡ, mà còn bởi mùi vị đặt trưng.

Bánh Tét Lá Cẩm

Bánh  được nấu bằng cách dùng lá cẩm để lấy nước xào với nếp dẻo, nước cốt dừa và dùng thịt, trứng vịt muối làm nhân.

Để có những đòn bánh tét như ý, khâu nào cũng quan trọng. Đầu tiên là nếp,nếp được dùng để làm bánh tét này phải là nếp ngon, ngâm với nước lá cẩm để có màu tím hồng rất bắt mắt. Lá cẩm tươi luộc lên với một ít nước, sau đó ngâm trong khoảng 8 giờ mới tạo ra màu sẫm đẹp.

Hột nếp ngon, phải thử bằng cách cắn trong răng. Hễ cắn thấy hột nếp rít, dẻo, giòn và bể bấy là nếp lộn gạo. Loại nếp này khi nấu thành bánh sẽ khiến miếng ăn mất ngon, bị “chỏi” vì lẫn những hột khô cứng.

Nhân của bánh tét lá cẩm cũng là đậu xanh, có thịt, đặc biệt nhất là có thêm hột vịt muối. Sau khi gói và luộc bánh chừng 4-5 tiếng đồng hồ, bánh chín được cắt ra vừa thơm ngon vừa có màu sắc đẹp rực rỡ, tô điểm cho mâm cỗ ngày Tết

Bánh tét lá cẩm Cần Thơ 

Lá chuối gói bánh không được non hoặc già quá, được lau sạch, không cần phết dầu, vì nước cốt dừa trong hột nếp khi nấu tiết ra đủ để không làm nếp dính lá khi nấu bánh chín. Xào cũng là khâu quan trọng. Nếu xào dư liều nước, bánh nhão, không ngon.

Bánh tét lá cẩm ở Cần Thơ gói dẻ, cắt thành từng khoanh không bời rời. Màu tím hồng của nếp cẩm làm nổi bật lớp nhân đậu xanh chắc nịch, thịt mỡ trong veo và trứng muối vàng ươm. Khi thưởng thức, miếng nếp thơm và béo quyện trong miếng thịt mềm như có thể tan chảy cùng vị đậu xanh, trứng muối mặn mặn bùi bùi… khiến bất cứ ai thử qua cũng không thể cưỡng lại vị thơm ngon đậm đà của bánh.

Bánh tét lá cẩm Cần Thơ – ghi dấu khá đậm nét trong nền ẩm thực miền Tây Nam Bộ nói chung


Giới thiệu miền Tây

Các tỉnh miền Tây hay còn được gọi là đồng bằng sông Cửu Long, miền tây Nam Bộ nhưng theo cách gọi của người dân miền Nam Việt Nam ngắn gọn là miền Tây, với 12 tỉnh thành và 1 thành phố trực thuộc trung ương.

là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39734km². Có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.

An giang

Diện tích: 3.537 km²
Dân số : 2.217.488 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Long Xuyên

Tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 01 thành phố tỉnh lị Long Xuyên, 02 thị xã Châu Đốc, Tân Châu và 08 huyện

– Thành phố Long Xuyên: 11 phường và 02 xã

– Thành phố Châu Đốc: 05 phường và 02 xã

– Thị xã Tân Châu: 05 phường và 09 xã

– Huyện An Phú: 02 thị trấn và 12 xã

– Huyện Châu Phú: 01 thị trấn và 12 xã

– Huyện Châu Thành: 01 thị trấn và 12 xã

– Huyện Chợ Mới: 02 thị trấn và 16 xã

– Huyện Phú Tân: 02 thị trấn và 16 xã

– Huyện Thoại Sơn: 03 thị trấn và 14 xã

– Huyện Tịnh Biên: 03 thị trấn và 11 xã

– Huyện Tri Tôn: 02 thị trấn và 13 xã

Tỉnh An Giang có 156 xã, phường và thị trấn

Bạc liêu

Diện tích: 2.520 km²
Dân số : 856.250 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Bạc Liêu

Hiện nay, Bạc Liêu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thành phố Bạc Liêu và 6 huyện (với 64 xã, phường và thị trấn) là:

– Thành phố Bạc Liêu

– Huyện Phước Long

– Huyện Hồng Dân

– Huyện Vĩnh Lợi

– Huyện Giá Rai

– Huyện Đông Hải

– Huyện Hòa Bình

Bến tre

Diện tích: 2.315 km²
Dân số : 1.354.589 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Bến Tre

Bến Tre có 1 thành phố và 8 huyện bao gồm

– Thành phố Bến Tre: 10 phường và 06 xã

– Huyện Ba Tri: 01 thị trấn và 23 xã

– Huyện Bình Đại: 01 thị trấn và 19 xã

– Huyện Châu Thành: 01 thị trấn và 22 xã

– Huyện Chợ Lách: 01 thị trấn và 10 xã

– Huyện Giồng Tôm: 01 thị trấn và 21 xã

– Huyện Mỏ Cày Bắc: 13 xã

– Huyện Mỏ Cày Nam: 01 thị trấn và 16 xã

– Huyện Thạnh Phú: 01 thị trấn và 17 xã

Bến Tre có 164 xã, phường và thị trấn

Cà mau

Diện tích: 5.211 km²
Dân số : 1.118.830 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Cà Mau

Cà Mau có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố và 8 huyện:

– Thành phố Cà Mau – là đô thị loại II

– Huyện Đầm Dơi

– Huyện Ngọc Hiển

– Huyện Cái Nước

– Huyện Trần Văn Thời

– Huyện U Minh

– Huyện Thới Bình

– Huyện Năm Căn

– Huyện Phú Tân

Tổng số thị trấn, xã, phường: 99, trong đó có 10 phường, 8 thị trấn và 81 xã.

Cần thơ

Diện tích: 1.390 km²
Dân số: 1.187.089 người
Trung tâm đồng bằng sông Cửu Long

Cần Thơ được chia làm 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận và 4 huyện:

– Quận Ninh Kiều 13 phường

– Quận Bình Thủy 8 phường

– Quận Cái Răng 7 phường

– Quận Ô Môn 7 phường

– Quận Thốt Nốt 9 phường

– Huyện Phong Điền 1 thị trấn và 6 xã

– Huyện Cờ Đỏ 1 thị trấn và 9 xã

– Huyện Thới Lai 1 thị trấn và 12 xã

– Huyện Vĩnh Thạnh 2 thị trấn và 9 xã

Tổng số thị trấn, xã, phường: 85, trong đó có 5 thị trấn, 44 phường và 36 xã

Đồng tháp

Diện tích: 3.246 km²
Dân số : 1.665.420 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Cao Lãnh

Hiện nay Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện với 128 xã, 17 phường, 9 thị trấn, bao gồm:

– Thành phố Cao Lãnh: 8 phường và 07 xã

– Thành phố Sa Đéc: 06 phường và 03 xã

– Thị xã Hồng Ngự: 03 phường và 04 xã

– Huyện Cao Lãnh: 01 thị trấn và 17 xã

– Huyện Châu Thành: 01 thị trấn và 11 xã

– Huyện Hồng Ngự: 11 xã

– Huyện Lai Vung: 01 thị trấn và 11 xã

– Huyện Lấp Vò: 01 thị trấn và 12 xã

– Huyện Tam Nông: 01 thị trấn và 11 xã

– Huyện Tân Hồng: 01 thị trấn và 8 xã

– Huyện Thanh Bình: 01 thị trấn và 11 xã

– Huyện Tháp Mười: 01 thị trấn và 12 xã

Trong đó có 9 thị trấn, 14 phường và 129 xã

Hậu giang

Diện tích: 1.608 km²
Dân số : 756.625 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Vị Thanh

Hậu Giang có 7 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện với 8 phường,12 thị trấn & 54 xã. Gồm 74 xã, phường, thị trấn:

– Thành phố Vị Thanh: 5 phường, 4 xã

– Thị xã Ngã Bảy, đổi tên từ Tân Hiệp tháng 11 năm 2006. 3 phường, 3 xã

– Huyện Châu Thành: 2 thị trấn, 7 xã

– Huyện Châu Thành A: 4 thị trấn, 6 xã

– Huyện Long Mỹ: 2 thị trấn, 13 xã

– Huyện Phụng Hiệp: 3 thị trấn, 12 xã

– Huyện Vị Thủy: 1 thị trấn, 9 xã.

trong đó có 9 thị trấn, 14 phường và 129 xã

Kiên giang

Diện tích: 6.299 km²
Dân số : 1.683.149 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Rạch Gía

Kiên Giang được chia thành 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện

– Thành phố Rạch Giá (Đô thị loại 3, trung tâm tỉnh) 11 phường và 1 xã

– Thị xã Hà Tiên 5 phường và 2 xã

– Huyện An Biên 1 thị trấn và 8 xã

– Huyện An Minh 1 thị trấn và 10 xã

– Huyện Châu Thành 1 thị trấn và 7 xã

– Huyện Giồng Riềng 1 thị trấn và 18 xã

– Huyện Gò Quao 1 thị trấn và 10 xã

– Huyện Hòn Đất 2 thị trấn và 12 xã

– Huyện Kiên Hải (huyện đảo) 4 xã

– Huyện Kiên Lương 1 thị trấn và 10 xã

– Huyện Phú Quốc (huyện đảo) 2 thị trấn và 8 xã

– Huyện Tân Hiệp1 thị trấn và 9 xã

– Huyện Vĩnh Thuận 1 thị trấn và 7 xã

– Huyện U Minh Thượng (mới thành lập và được tách ra từ huyện An Minh) 6 xã

– Huyện Giang Thành 5 xã (mới thành lập và được tách ra từ huyện Kiên Lương)

Tỉnh Kiên Giang có 145 đơn vị cấp xã gồm 16 phường, 12 thị trấn và 117 xã.

Long an

Diện tích: 4.492 km²
Dân số : 1.436.914 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Tân An

Long An gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện

– Thành phố Tân An 9 phường và 5 xã.

– Thị Xã Kiến Tường 3 phường 5 xã

– Huyện Bến Lức 1 thị trấn và 14 xã.

– Huyện Cần Đước 1 thị trấn và 16 xã.

– Huyện Cần Giuộc 1 thị trấn và 16 xã

– Huyện Châu Thành 1 thị trấn và 12 xã

– Huyện Đức Hòa 3 thị trấn và 17 xã

– Huyện Đức Huệ 1 thị trấn và 10 xã

– Huyện Mộc Hóa 1 thị trấn và 12 xã

– Huyện Tân Hưng 1 thị trấn và 10 xã.

– Huyện Tân Thạnh 1 thị trấn và 12 xã.

– Huyện Tân Trụ 1 thị trấn và 10 xã.

– Huyện Thạnh Hóa 1 thị trấn và 10 xã.

– Huyện Thủ Thừa 1 thị trấn và 12 xã.

– Huyện Vĩnh Hưng 1 thị trấn và 9 xã.

Long An có 189 đơn vị hành chính cấp xã gồm 165 xã, 9 phường và 15 thị trấn

Sóc trăng

Diện tích: 3.300 km²
Dân số : 1.289.441 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Sóc Trăng

Tỉnh Sóc Trăng gồm 1 Thành Phố , 1 thị xã 09 huyện (phường: 14, thị trấn: 12, xã: 87):

– Thành phố Sóc Trăng 10 phường

– Thị xã Vĩnh Châu 4 phường 6 xã

– Thị xã Ngã Năm 3 phường 5 xã

– Huyện Cù Lao 1 thị trấn 7 xã

– Huyện Kế Sách 1 thị trấn 12 xã

– Huyện Châu Thành 8 xã và 1 thị trấn

– Huyện Mỹ Tú 8 xã 1 thị trấn

– Huyện Mỹ Xuyên 1 thị trấn 10 xã

– Huyện Trần Đề 2 thị trấn 9 xã

– Huyện Thạnh Trị 2 thị trấn 8 xã

– Huyện Long Phú 2 thị trấn 9 xã

Tiền giang

Diện tích: 2.367 km²
Dân số : 1.670.216 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Mỹ Tho

Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố loại 2 (được chính phủ công nhận vào năm 2005 và hướng tới đô thị loại I vào năm 2015), 2 thị xã loại IV và 8 huyện. Đến cuối năm 2009 sẽ được quy hoạch gồm 1 thành phố chuẩn loại 2 là TP Mỹ Tho và 2 thị xã là Thị xã Gò Công và Cai Lậy

– Thành phố Mỹ Tho, gồm 11 phường và 6 xã, là đô thị loại 2 năm 2005.

– Thị xã Gò Công, gồm 5 phường và 7 xã, là đô thị loại 4

– Thị xã Cai Lậy, gồm 6 phường 10 xã

– Huyện Cái Bè, gồm 24 xã và 1 thị trấn Cái bè

– Huyện Gò Công Đông, gồm 2 thị trấn và 13 xã

– Huyện Gò Công Tây, gồm 1 thị trấn và 12 xã

– Huyện Chợ Gạo, gồm 1 thị trấn và 18 xã

– Huyện Châu Thành, gồm 1 thị trấn và 23 xã

– Huyện Tân Phước, gồm 1 thị trấn và 12 xã

– Huyện Tân Phú Đông, gồm 1 thị trấn và 5 xã.

Tỉnh Tiền Giang có 172 đơn vị cấp xã gồm 16 phường, 7 thị trấn và 149 xã

Trà vinh

Diện tích: 2.215 km²
Dân số : 1.000.933 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Trà Vinh

Hiện nay Trà Vinh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện

– Thành phố Trà Vinh: 9 phường, 1 xã

– Huyện Càng Long: 13 xã và 1 thị trấn

– Huyện Cầu Kè: 1 thị trấn và 10 xã

– Huyện Châu Thành: 1 thị trấn và 13 xã

– Huyện Cầu Ngang: 2 thị trấn và 13 xã

– Huyện Duyên Hải: 1 thị trấn và 9 xã

– Huyện Trà Cú: 2 thị trấn và 17 xã

– Huyện Tiểu Cần: 2 thị trấn và 9 xã

Vĩnh long

Diện tích: 2.215 km²
Dân số : 1.000.933 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Vĩnh Long

Vĩnh Long có 1 thành phố và 7 huyện là

– Thành phố Vĩnh Long 7 phường và 4 xã

– Thị xã Bình Minh 3 phường và 5 xã

– Huyện Bình Tân 11 xã

– Huyện Long Hồ 1 thị trấn và 14 xã

– Huyện Mang Thít 1 thị trấn và 12 xã

– Huyện Tam Bình 1 thị trấn và 16 xã

– Huyện Trà Ôn 1 thị trấn và 13 xã

– Huyện Vũng Liêm 1 thị trấn và 19 xã

Tỉnh Vĩnh Long có 107 đơn vị cấp xã gồm 7 phường, 6 thị trấn và 94 xã

Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!