Có thể bạn quan tâm

Bánh lọt nước cốt dừa Cần Thơ

Có những món ăn tưởng chừng rất “quê” đã trở thành món “độc” và khó tìm ở nơi phố thị. Bánh lọt nước cốt dừa là món ăn vặt mà Văn hóa miền Tây muốn nhắc đến… Một ngày nắng nóng thưởng thức 1 ly bánh lọt nước cốt dừa thì còn gì ngon bằng.

Một ngày nắng nóng thưởng thức 1 ly bánh lọt nước cốt dừa thì còn gì ngon bằng

Trong ký ức tuổi thơ của tôi, có 2 loại bánh lọt mà mẹ vẫn hay làm, bánh lọt mặn thường ăn cùng nước lèo có tôm – thịt giống như bánh canh, còn bánh lọt ngọt thì ăn cùng nước đường và nước cốt dừa. Đất Cần Thơ nổi tiếng có bánh lọt lá cẩm với màu tím lấy từ lá cẩm nhưng xanh lá dứa thì thông dụng hơn.

Bánh lọt Cần Thơ từ xưa đã nổi tiếng là ngon. Nhưng rất ít thấy ai bán ngoài phố. Tưởng chừng như các loại bánh, hay chè truyền thống đã không còn để nhường chổ cho các thứ bánh Tây như donut, su que, tiramisu…

Bánh lọt Cần Thơ từ xưa đã nổi tiếng là ngon

Không hẳn vậy, vẫn còn những không gian riêng dành cho món bánh ngon lành này, đó là những quán cốc vỉa hè hay trên những chiếc xe đẩy do các dì, các cô từ miền Tây lặn lội lên đây bán vì cuộc sống mưu sinh.

Cũng như bao loại bánh cổ truyền của người Việt, người làm bánh đều mua gạo tẻ về rồi xay lấy bột chứ không phải làm từ bột khô có sẳn ngoài chợ, vì làm từ bột xay nhà sẽ ngon hơn rất nhiều.

Bánh lọt đúng vị cổ truyền thì rời từng sợi bánh rời, mềm mại và nhỏ nhắn, thơm mùi lá dứa. Nếu bánh có pha quá nhiều bột năng thì sẽ dai và hơi cứng, sợi dày và dài rất thô lại dính chùm. Màu xanh dờn của chất hóa học chứ không xanh rêu như màu tự nhiên của lá dứa.

Bánh lọt đúng vị cổ truyền thì rời từng sợi bánh rời, mềm mại và nhỏ nhắn, thơm mùi lá dứa

Món bánh lọt chỉ đơn giản gồm bánh lọt màu lá dứa, nước cốt dừa trắng thật đặc và béo, nước đường thắng sóng sánh màu vàng mật. Khi ăn sẽ trộn tất cả chung vào một ly thêm nước đá.

Thật ra bánh lọt vốn chỉ có vậy thôi. Nhưng dân Sài Gòn thường có thối quen thêm hay bớt một vài thứ so với nguyên mẫu, nên người bán cho thêm hạt lựu, sương sa và đậu xanh nhuyễn để món ăn thêm thú vị hơn.

Khám phá Mũi Cà Mau

[vanhoamientay.com] Đến Mũi Cà Mau du khách sẽ được ngắm nhìn vẻ đẹp hùng vĩ của rừng, bao la của biển cả.  Đây là nơi duy nhất trên đất liền Việt Nam du khách thấy mặt trời mọc trên phía Đông và lặn ở phía Tây

Mũi Cà Mau như một vòng cung, mỗi năm phù xa theo những con sông đổ về lắng tụ đã tạo nên các bãi bồi dài khoảng 100m, rộng hàng trăm ha dọc theo phía Đông và phía Tây. như một hiện tượng tự nhiên, hàng năm mở rộng diện tích ra biển tới vài trăm hecta.

Cây Mắm, cây Bần, cây Đước cứ theo thế mà phát triển mở rộng dần diện tích rừng ngập mặn đem lại nguồn lợi to lớn về tôm cá và nhiều loại thủy sinh khác. Nằm sâu trên đất liền là các loại rừng ngập nước với rừng tràm và các trảng cỏ ngập nước theo mùa.

Nơi địa đầu tổ quốc mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị, hoang dã mà không phải nơi đâu cũng có.

Để đến Mũi Cà Mau, bạn phải dùng canô siêu tốc để được phiêu lưu qua sông Cửa Lớn, cồn Ông Trang, rừng U Minh và vườn quốc gia Mũi Cà Mau. Trong đó, cồn Ông Trang nổi bật với những cồn cát được cây mắm bao phủ một màu xanh biêng biếc, trông xa như những bức tranh thủy mặc giữa bầu trời nước bao la. Bãi bồi phía Tây Mũi Cà Mau gắn liền với cồn Ông Trang. Tại đây, hàng năm đất được bồi lấn ra biển từ 50 đến 80m. Mỗi khi mùa đông đến, hàng đàn chim từ phương Bắc lạnh giá sẽ dừng chân tại đây tìm thức ăn trước khi hành trình về châu Úc xa xôi.

Không những vậy, du khách được thưởng thức đặc sản tươi ngon còn mặn mùi phù sa như hàu, sò huyết, sò lông, vọp, ốc len, tôm, cua, ghẹ,… vừa trải lòng với các bài ca vọng cổ đằm thắm, sâu lắng đi vào lòng người, mạng đậm nét văn hóa truyền thống Đồng Bằng Nam Bộ

Những ai đam mê khám phá sẽ bị mê hoặc bởi vườn quốc gia Mũi Cà – rừng Amazon thứ hai của thế giới. Sau khi chinh phục Vọng Hải Đài cao 20,5m, bạn sẽ  bị choáng ngợp bởi khu vườn rộng hơn 41.800ha này. Quan sát kỹ, bạn sẽ tìm được những loài động vật quý hiếm như: bồ nông chân xám, giang sen, rái cá, cầy giông đốm lớn, các loại rùa quý và hàng trăm loài thuỷ sản, thực vật, lưỡng cư đang được bảo tồn.

Vườn quốc gia Mũi Cà Mau là một vùng đất ngập mặn có hệ sinh thái rất đa dạng, nơi tiếp giáp giữa rừng đước và rừng tràm.Với 239 loài thực vật cổ rừng tràm và rừng ngập mặn, 36 loài thú thuộc 17 họ, 194 loài chim, 260 loài cá và nhiều loài lưỡng cư, bò sát, trong số đó có những loài quý hiếm như: khỉ đuôi dài, rái cá lông mượt, mèo cá, sóc chuột lửa, cá sấu hoa cà, rùa, kỳ đà hoa, trăn gấm…

Băng Tâm tổng hợp

Nét đẹp chùa Vĩnh Tràng, Tiền Giang

[vanhoanmientay.com] Chùa Vĩnh Tràng là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở miền Tây Nam bộ. Sau bao mưa nắng dãi dầu, sự tàn phá của bom đạn chiến tranh, ngôi chùa vẫn đứng sừng sững với vẻ đẹp lộng lẫy của mình.

Chùa tọa lạc trên một mảnh vườn cây ăn trái rộng gần 2 ha, thuộc làng Mỹ Hòa, nay là xã Mỹ Phong, TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

Trước kia, chùa vốn là một thảo am do ông Tri huyện Bùi Công Đạt xây cất vào khoảng đầu thế kỷ XIX. Đến năm 1849, Hòa thượng Thích Huệ Đăng trụ trì đã tổ chức xây dựng thành ngôi đại tự và đặt tên là chùa Vĩnh Tràng. Kế vị trụ trì là Hòa thượng Thích Thiện Đề. Khi ngài viên tịch, ngôi chùa hương tàn khói lạnh.

Năm 1890, bổn đạo đến chùa sắc tứ Linh Thứu thỉnh Hòa thượng Quảng Ân – Chánh Hậu về trụ trì. Năm 1895, ngài đã tổ chức xây lại ngôi chùa. Chùa lại bị hư hỏng nặng vì trận bão năm 1904. Từ năm 1907 đến năm 1911, ngài đã khuyến giáo tín đồ đóng góp công của đại trùng tu ngôi chùa và mời điêu khắc gia Tài Công Nguyên đảm nhận phần trang trí và tạc các tượng thờ trong chùa.

Điều đầu tiên đập vào mắt du khách khi đến viếng thăm chùa là vẻ đẹp tráng lệ của cổng Tam quan do những nghệ nhân xứ Huế thực hiện vào năm 1933. Nét độc đáo của cổng Tam quan này thể hiện ở nghệ thuật ghép mảnh sành, mảnh sứ để tạo nên những bức tranh với màu sắc hài hòa, minh họa những sự tích nhà Phật, những truyện dân gian và những đề tài tứ quý, tứ linh, hoa lá…

Mặt tiền chùa Vĩnh Tràng trang trí theo kiểu kết hợp đặc điểm kiến trúc cả Á lẫn Âu. Ở đây có những hoa văn theo kiểu thời Phục Hưng, vòm cửa theo kiểu La Mã, bông sắt của Pháp, gạch men của Nhật Bản…chữ Hán viết theo lối chữ triện cổ kính, còn chữ quốc ngữ lại viết theo lối chữ Gô-tích. Từ xa trông vào, du khách có thể hình dung ngôi chùa như Ăngco có 5 tháp.

Ở chính điện có bao lam được chạm trổ công phu, trong đó có bộ phù điêu bát tiên cưỡi thú do các nghệ nhân tại địa phương thực hiện vào khoảng năm 1907-1908. Trên bàn thờ có nhiều pho tượng như A Di Đà, Thích Ca, La Hán và các tượng Bồ Tát… Bộ tượng cổ nhất ở chùa Vĩnh Tràng là bộ Tam Tôn (Di Đà, Quan Âm, Thế Chí) được làm bằng đồng. Tượng Ngọc Hoàng cũng bằng đồng to bằng người thật.

Hai bên tường trong chánh điện là bàn thờ Thập Điện Minh Vương Bồ Tát. Đặc biệt ở đây còn có bộ tượng Thập Bát La Hán và những tác phẩm chạm khắc bằng gỗ độc đáo, mà một số nghệ nhân ở Nam bộ đã tạo vào năm 1907. Bộ tượng này bằng danh mộc, mỗi tượng cao khoảng 0,8 m, bề ngang gối 0,58 m được đặt hai bên điện Phật, mỗi vị La Hán có bửu bối riêng của mình tượng trưng cho các giác quan mà giáo lý nhà Phật gọi là sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý; ở ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai. Các tượng La Hán này được tạo hình cân đối, sinh động, cưỡi trên những con thú như: trâu, bò, ngựa, lạc đà, hà mã, tê giác…

Trong khuôn viên chùa còn có nhiều chậu cây cảnh, hòn non bộ nên tạo được cảm giác yên lành, thanh thản trong lòng du khách, đồng thời cũng là trang điểm cho ngôi chùa thêm lộng lẫy hơn.

Có thể nói, chùa Vĩnh Tràng là một trong những ngôi chùa cổ nhất, đẹp nhất ở miền Tây Nam bộ. Vì lẽ đó, hàng ngày chùa đón nhận một lượng lớn khách từ thập phương về đây viếng thăm, cúng bái.

Theo Báo Hậu Giang

Ăn gì giống nấy

[vanhoamientay.com] Sau một thời gian dài đi làm ăn dài hạn ở phương xa anh Ba về thăm gia đình.

Vợ anh đã sinh một con trai trong khi anh vắng mặt. Anh tin tưởng thằng bé là con của anh. Nhưng khi về nhìn thấy mặt con, anh đâm hoài nghi vì gương mặt thằng bé chẳng có gì giống anh cả, nhất là màu da.

Vợ anh hết lời giải thích cho chồng. Chị nói thằng con ngoài việc bú sữa mẹ, chị có cho nó ăn thêm cacao nên nước da nó nâu nâu, không được trắng như bố nó.

Anh Ba thấy vợ nói có lý nên đỡ nghi. Hôm sau anh về kể lại chuyện này cho má ruột anh nghe.

Má anh cười:

– Vợ mày nói đúng đấy. Cũng như mày lúc nhỏ tao nuôi bằng sữa bò nên bây giờ mày mới có sừng!!!

– Đúng là ăn gì giống nấy.

st
Làng nghề tàu hủ ky Mỹ Hòa – Bình Minh

Làng nghề tàu hủ ky Mỹ Hòa – Bình Minh

Tàu hủ ky Mỹ Hòa là làng nghề truyền thống nổi tiếng của vùng đất Bình Minh – Vĩnh Long, đã tồn tại gần một thế kỷ, hiện có khoảng 34 hộ gia đình vẫn theo nghề. Và năm 2013 làng nghề đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể “Tàu hủ ky Mỹ Hòa – Bình Minh”.

Tàu hủ ky Mỹ Hòa – Bình Minh

Khi nhắc đến tàu hủ ky nhiều người mặc định đó là đồ chay, nhưng bây giờ thì nó không còn là nguyên liệu độc quyền dành riêng cho những người ăn chay nữa. Vì không chỉ là một món ăn giàu dinh dưỡng, tàu hủ ky còn đa dạng trong chế biến. Nào là tàu hủ miếng lớn, tàu hủ ky cọng khô, cọng non, tàu hủ ky ướp muối…

Làng nghề tàu hủ ky Mỹ Hòa là dải đất nằm kẹp giữa sông Hậu và nhánh Cái Vồn, nay gần chân cầu Cần Thơ. Làng nghề Mỹ Hòa được hình thành từ thời anh em nhà Châu Phạch và Châu Sầm đến vùng đất này khởi nghiệp, bà con trong vùng thấy hay đến xin truyền nghề, dần dà số người làm tàu hủ ky đông lên thành hẳn một làng nghề.
Từ đó, người dân nơi đây cũng trở nên quen dần với mùi khói đặc trưng của những miếng tàu hủ ky vàng ruộm, cùng hình ảnh giàn sợi tàu hủ ky chờ nắng dọc bờ sông.

Tàu hủ ky Mỹ Hòa – Bình Minh

Dù phổ biến là vậy nhưng có lẽ ít ai biết đây lại là một món ăn xuất xứ từ con nhà nghèo. Người ta kể rằng hồi xưa, có một gia đình nghèo khổ làm nghề bán sữa đậu ngoài chợ. Ngày nọ, vợ chồng họ cãi nhau to đến mức quên nồi sữa đang đun trên bếp bị đóng thành váng. Người vợ tiếc của không nỡ bỏ đi nên vớt lấy váng đậu treo lên sào phơi cho ráo rồi quên bẵng đi mất. Khi nhà chẳng còn gì ăn vợ chồng lại lục đục, chị vợ nhìn thấy váng đậu khô bữa nọ còn vắt trên vách bếp bèn lấy ra chế biến với hy vọng sẽ thành món ăn qua cơn đói. Nhưng thật không ngờ là miếng váng đậu đó đã trở thành một món ăn ngon hơn cả tưởng tượng.

Tàu hủ ky Mỹ Hòa – Bình Minh

Đó là sự tích, còn để làm tàu hủ ky chuyên nghiệp thì phải tốn công hơn nhiều. Để làm tàu hủ ky Mỹ Hòa ngâm đậu chừng 2 tiếng để nở và mềm rồi xay thành bột, sau đó đưa vào máy ly tâm vắt lấy nước. Nước đậu nguyên chất được bỏ lên chảo đun để lấy váng. Thông thường người ta xếp 18 chảo thành hai hàng gọi là một dàn, tùy theo quy mô từng gia đình mà số dàn này nhiều hay ít.

Tàu hủ ky Mỹ Hòa – Bình Minh

Để lên váng đậu, nước trong chảo chỉ được duy trì ở khoảng 70 độ C. Nếu muốn lá tàu hủ ky dày thì để váng nổi lâu hơn, còn lá mỏng chỉ cần nổi váng chừng 5 phút. Cứ khoảng 10 phút sau khi vớt chảo lại nổi váng một lần và được thợ dùng dao rạch váng rồi treo lên sào trúc ngay phía trên chảo cho ráo. Thợ làm tàu hủ ky phải luôn tay cho đến khi cạn nước, lấy mãi tới lớp cuối cùng thì gọi là vớt bẹ. Để ra được 1kg tàu hủ ky với giá 95 ngàn đồng bán ra thị trường phải dùng khoảng 2,4 kg đậu nành tươi.

Tàu hủ ky Mỹ Hòa – Bình Minh

Làm tàu hủ ky Mỹ Hòa chỉ sợ đến mùa gió chướng tháng 7, lúc đó nước đục và đậu xấu nên tàu hủ thường lên váng chậm và màu không đẹp. Chỉ từ khoảng giữa tháng 10 đến tháng 4 hàng năm là thời gian thuận lợi để làm được tàu hũ ky ngon.


Chuột đồng quay lu đất Đồng Tháp

[vanhoamientay.com] Những chú chuột đồng ăn no lúa béo múp míp đã chín rộm vàng, thịt ăn thì thơm ngon nhưng nhìn không phải ai cũng dám thử, nhưng sau khi thưởng thức chắc chắn các bạn sẽ phải thay đổi suy nghĩ ngay đấy.

Đi khắp Nam Bộ mùa nước nổi, đâu đâu cũng có món thịt chuột đồng mời gọi khách, ngoài món chuột hun khói vốn đã rất quen thuộc, thì món chuột đồng quay lu không chỉ là món ăn mà còn là nét văn hóa đặc trưng của người dân Nam bộ, chuột đồng vừa là món ăn vừa là đặc sản chỉ có khi tới mùa gặt. Thưởng thức chuột đồng người ăn sẽ cảm thấy mê mẩn và nhớ mãi không thôi.

Món chuột đồng quay vàng vô cùng bắt mắt với những gia vị được tẩm ướp vừa miệng khiến mọi người xuýt xoa khen ngợi, bạn sẽ vỡ òa cảm xúc khi nếm hương vị tuyệt vời của món ăn này. Nếu đã có đôi lần nếm thử chuột đồng chắc chắn bạn sẽ nhớ mãi không thôi và muốn quay lại miền Tây để thưởng thức nó một lần nữa.

Hàng thịt chuột quay lu ở mảnh đất Đồng Tháp lúc nào cũng đông khách khi vào mùa lúa, chuột đồng là đặc sản. 8h sáng, hàng mới bắt đầu bắc lò. Trong lúc chờ, bạn có thể nhâm nhi uống tách trà và nghe chuyện người Đồng Tháp bắt chuột.

Chuột có nhiều loại, nhưng phải là những chú chuột sống ngoài đồng, ăn lúa mới dùng để quay, rán được vì thịt thơm, không bị hôi. Chuột để quay lu phải là những chú đã ăn no lúa chín, béo múp míp. Vì thế, chuột đồng sau mùa gặt béo múp là những chú chuột ngon nhất để quay lu.

Người dân sau mùa gặt quây đuổi chuột trên gò, giăng lưới để đôi khi lại đốt rơm hum khói. Có những con được thịt ngay giữa đồng bằng cách thui rơm để nhậu lai rai. Thịt chuột hun trong rơm rạ thơm mùi nắng, mùi sữa, ngon tuyệt.

Chuột bắt về khoảng 5 – 7 con/kg, được làm sạch ruột, cắt móng, rồi tẩm ướp gia vị trong khoảng 15 phút, sau đó móc từng con cho vào lu. Chiếc lu này còn được gọi là mái đầm, tùy cỡ lu mà mỗi mẻ quay được khoảng từ 8 – 30 con. Vừa quay vừa trở tay, thêm mỡ, thêm nước gia vị, khoảng một tiếng sau thì chuột chín vàng.

Khi gắp ra đĩa, nếu không bảo là chuột, dễ tưởng nhầm đó là một chú lợn “bao tử” vừa được quay. Mùi thơm hấp dẫn. Muối tiêu chanh và rau răm, chuối chát, cà chua, dưa leo được bày ra. Cầm miếng thịt chuột lên nếm, da giòn tan, thịt thơm và mềm. Không còn cảm giác ghê ghê ban đầu là ăn thịt chuột, chỉ thấy thịt chuột thật là ngon. Bởi thế, người miền Tây gọi thịt chuột là “nai đồng quê”.

Ngoài quay lu, chuột đồng còn được nướng hoặc hấp, nhưng quay lu có lẽ là ngon hơn cả và nhất định phải là chuột của mùa lúa tháng 9, tháng 10.

Băng Tâm tổng hợp. Ảnh ST

Về với sân chim Vàm Hồ, Bến Tre

[vanhoamientay.com] Dọc ven bờ sông Ba Lai, sân chim Vàm Hồ, Bến Tre được bao phủ bởi hơn 15ha rừng chà là nguyên sinh và nhiều thảm thực vật phong phú .

Khu du lịch sinh thái sân chim Vàm Hồ có diện tích khoảng 68ha, thuộc địa bàn xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Từ thành phố Bến Tre theo đường tỉnh 885, đến thị trấn Ba Tri rồi rẽ về ngã Tân Xuân là đến Vàm hồ, đoạn đường dài khoảng 52 km. Vườn chim Vàm Hồ là hệ sinh thái đặc sắc, tiêu biểu cho rừng ngập mặn ven biển cửa sông Cửu Long, có giá trị sinh học cao và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái.

Người ta biết đến vùng đất này từ hơn 100 năm nay với tên gọi là cù lao Lá, với độ cao trung bình khoảng 1,2 m so với mặt nước biển, Vàm Hồ là địa điểm lý tưởng cho các loài thực vật phát triển tạo thành một dãy rừng ngập mặn rộng hàng chục ha xuôi theo dòng Ba Lai.

Đó chính là nơi trú ngụ của hơn nửa triệu loài chim, sân chim Vàm Hồ có khoảng 84 loài thuộc 35 họ và 12 bộ khác nhau; đông đảo nhất phải kể đến cò trắng, cò ngang nhỏ, vạc, diệc xám…; các bụi cây thấp hơn là thế giới của các loài cuốc, bìm bịp, chèo bẻo….; dưới cùng là nơi sinh sống của các loài thú hoang dã như dơi, chồn, rắn, sóc, trăn….

Cứ đến mùa sa giông, khi những cơn mưa đầu nguồn kéo về (khoảng từ tháng 10 đến tháng 4 âm lịch), vườn chim Vàm Hồ lại trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Đây là thời điểm tốt nhất để các loài chim quần cư và sinh sản.Trên các ngọn chà là, tổ chim treo oằn những cành cây, không chỉ có các loài chim bản xứ, thỉnh thoảng, các loài chim di cư từ những vùng khác như Trung Quốc, Nga, Úc trên đường bay tới biển Đông ghé qua tá túc, tìm thức ăn rồi lại đi tiếp.

Đến đây du khách được đi dạo đường rừng, bơi xuồng len lỏi trong rừng ngập mặn, đến tham quan khu căn cứ kháng chiến, đi qua những chiếc cầu tre lắt lẻo, ngã lưng trên chiếc võng mắc đung đưa giữa hàng dương. Sau khi tận hưởng cảm giác hòa mình với thiên nhiên, du khách có thể thưởng thức các món ăn dân dã từ tôm, cá, rùa… vừa bắt từ dưới ao lên.

Những buổi chiều hoàng hôn với vô vàng âm thanh khác nhau của các loài chim khi kéo về tổ, du khách sẽ cảm nhận cuộc sống hoang dã, về với hệ sinh thái tự nhiên nhất, trong lành nhất của miền Tây đất nước.

Theo BenTre
Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!