Có thể bạn quan tâm

Cách làm bánh ú nước tro – Văn hóa miền Tây

Bánh ú nước tro là món ăn truyền thống trong ngày tết Đoan Ngọ của người dân miền Nam. Ngày nay, chiếc bánh ú nước tro còn xuất hiện trong dịp lễ tết, hay đám giỗ.

Bánh ú nước tro là món ăn truyền thống trong ngày tết Đoan Ngọ của người dân miền Nam.

Bánh ú nước tro có hình chóp, to bằng nắm tay người lớn, bánh được gói bằng lá tre bên ngoài, bên trong là nếp và nhân đậu xanh. Thành phần có vẻ đơn giản nhưng để làm ra chiếc bánh ú nước tro thì phải trải qua nhiều công đoạn hết sức công phu.

Ngày xưa, để có nước tro làm bánh, người ta lấy rơm nếp đốt lấy tro, hòa với nước cho tan, để lắng và lấy phần nước trong. Ngày nay phần nước tro đã có bán ngoài chợ nên tiện lợi hơn nhiều. Ngoài ra khi làm chúng ta cần lưu ý nếu nếp có độ trong ít thì không đẹp và trong nhiều quá thì bánh có hậu đăng đắng. Điều này tùy thuộc vào kinh nghiệm của người làm.

Cách làm bánh ú nước tro:

– Nếp đãi qua nhiều lần nước cho thật sạch, ngâm gạo nếp vào thau nước lạnh có hòa một ít muối, ngâm khoảng 5-6 tiếng, đãi lại cho sạch.

– Cho nếp vào thau sạch, thêm nước lọc đã hòa với nước tro (một muỗng nước hòa với 1 lít nước), mực nước phải ngập mặt gạo nếp, ngâm 20-22 tiếng. Thỉnh thoảng khi ngâm bạn có thể thử bằng cách lấy vài hạt nếp đã ngâm, để giữa hai đầu ngón tay, bóp nhẹ thấy hạt nếp vỡ nhẹ ra thì nếp đã ngấm đủ nước tro.

– Sau đó, nếp xả lại nhiều lần nước lạnh cho thật sạch, xóc thêm muối vào, để ráo nước

– Đậu xanh đã đãi vỏ, ngâm vào thau nước ấm khoảng 1-2 tiếng. Tiếp theo cho đỗ xanh vào nồi, thêm một ít nước lọc nấu cho đậu xanh chín mềm.

– Khi đậu vẫn đang còn nóng trên bếp, thêm đường vào, dùng muôi gỗ khuấy thật nhanh tay để hạt đậu mịn ra. Cho đỗ xanh vào chảo, sên lửa nhỏ để mặt đỗ hơi se khô lại, nêm đường tùy theo bạn thích ăn ngọt nhiều hay ít, tắt bếp, để nguội, vo viên tròn nhỏ.

Cách làm bánh ú nước tro

– Lá tre rửa sạch, đun nồi nước sôi, cho lá tre vào nồi nước chần sơ qua nước sôi để lá mềm thì sẽ dễ gói hơn,

– Khi gói bánh, người ta cuốn một đầu lá thành hình chiếc phễu, cho vào một ít nếp, nhân, bên trên thêm một lớp nếp nữa và gói lại thành một hình tam giác cho thật kín, dùng dây chuối buộc chặt bên ngoài. Sau khi gói xong, bánh được xếp vào nồi và đem luộc, khi bánh chín, vớt ra ngâm vào nước lạnh cho bánh nguội, sau đó buộc bánh thành từng chùm vào trên lên sàn cho bánh nhanh khô lá.

Khi bóc vỏ ra, chiếc bánh có màu vàng sẫm, trơn láng không dính vào lá. Cắn một miếng để cảm nhận bột bánh mềm, dẻo, phần nhân bên trong có vị ngọt thanh dễ chịu. Bánh ú nước tro dễ ăn, không gây ngán, bột bánh có vị mát nên được nhiều người ưa thích trong những ngày nóng.

Những chiếc lá tre nhỏ nhắn, sợi lạt thanh mảnh bọc lấy những cái bánh trong ngần be bé, xinh xinh… tất cả sự khéo léo, tinh tế đều nằm trong đó. Thú vị là loại bánh này càng nhỏ thì thể hiện người gói càng khéo tay.

Về miền Tây ăn chuột đồng nướng muối ớt

Khi những thửa ruộng còn trơ gốc rạ cũng là lúc chuột đồng đã no lúa, béo tốt và chắc thịt. Mùa này đi về miền Tây, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy nhiều bà con nông dân bài bán chuột. Chuột đồng nướng muối ớt là món nổi bật trong các đặc sản miền Tây được người dân chế biến nhiều sau mùa gặt.

Về miền Tây ăn chuột đồng nướng muối ớt

Chuột đồng miền Tây

Chuột đồng thường sống trong những cánh đồng, ruộng lúa, xuất hiện quanh năm tại một số tỉnh miền Tây Nam bộ. Khi những cánh đồng lúa bắt đầu thu hoạch cũng là lúc bà con nơi đây ra đồng săn chuột vì thời điểm này chuột thường xuất hiện nhiều. Do chỉ chuyên ăn lúa cho nên thịt chuột sạch, béo, chắc và ngọt.

Có nhiều cách bắt chuột. Nếu khi lúa chín nhưng chưa cắt thì người dân sẽ dùng lưới vây, đặt bẫy lồng sau đó dùng dây có treo vỏ lon để tạo ra tiếng động, khiến chuột chạy ra khỏi lúa, rồi kéo cho chuột gom lại bắt. Tuy nhiên, hiện cách săn chuột phổ biến nhất là dùng chó săn để đánh hơi những hang chuột đang sống. Ngoài ra, bà con còn đào hang, bẫy, xiên từ trong ruộng lúa hoặc chỉ cần hun khói vào hang là chuột sẽ đua nhau chạy ra…

Chuột đồng miền Tây

Từ thịt chuột đồng, người dân miền Tây có thể chế biến thành nhiều món khác nhau, nướng rơm với phần da vàng ươm, thơm nức, tốn thời gian thì có chuột đồng quay lu, áp chảo, xào sả ớt, khìa nước dừa, rô ti… món nào cũng béo và ngon miệng.

Chuột đồng nướng muối ớt là món ăn phổ biến, không thể thiếu trên bàn nhậu và được nhiều người ưa thích.

Cách làm chuột đồng nướng muối ớt

Chuột làm sạch và rửa lại với muối và gừng một lần nữa để loại bỏ mùi tanh, để ráo, ướp gia vị bao gồm muối, ớt, hạt nêm, ít sả và tỏi băm, để khoảng 30 phút.

Thịt chuột đã thấm gia vị, đem nướng trên lửa than đến khi chuyển sang màu vàng và hương thơm dậy lên. Khi nướng, muối sẽ ngấm đều, tạo nên hương vị đậm đà của thịt chuột. Những người sành ăn coi chuột nướng như món ăn ngon, bổ, rẻ, thứ đặc sản mà không tìm được đâu khác ngoài vùng sông nước này.

Cách làm chuột đồng nướng muối ớt

Thịt chuột nướng muối ớt không có mùi lạ mà thơm phức, có vị ngọt, dai chắc như thịt gà và đặc biệt là rất ít mỡ. Khi ăn, xé từng miếng thịt chuột nướng nóng hổi, có thể chấm với muối ớt chanh sẽ tăng thêm vị đậm đà cho món ăn. Không cần cầu kỳ, chỉ với muối tiêu thêm chanh ớt là thịt chuột đã đủ dậy lên mùi vị đặc trưng của món nướng. Đến với miền Tây, thưởng thức thịt chuột, nhâm nhi rượu đế thì chẳng gì bằng nữa.

Chuột đồng là món ăn ngon, song không phải ai cũng đủ can đảm để thưởng thức. Nhiều người tò mò xen lẫn sợ hãi khi nếm hương vị của món ăn này. Tuy nhiên, hãy thử một lần được trải nghiệm qua món chuột đồng nướng muối ớt, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn những dư vị tuyệt vời mà món ăn độc đáo này mang lại.

Giới thiệu miền Tây

Các tỉnh miền Tây hay còn được gọi là đồng bằng sông Cửu Long, miền tây Nam Bộ nhưng theo cách gọi của người dân miền Nam Việt Nam ngắn gọn là miền Tây, với 12 tỉnh thành và 1 thành phố trực thuộc trung ương.

là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39734km². Có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.

An giang

Diện tích: 3.537 km²
Dân số : 2.217.488 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Long Xuyên

Tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 01 thành phố tỉnh lị Long Xuyên, 02 thị xã Châu Đốc, Tân Châu và 08 huyện

– Thành phố Long Xuyên: 11 phường và 02 xã

– Thành phố Châu Đốc: 05 phường và 02 xã

– Thị xã Tân Châu: 05 phường và 09 xã

– Huyện An Phú: 02 thị trấn và 12 xã

– Huyện Châu Phú: 01 thị trấn và 12 xã

– Huyện Châu Thành: 01 thị trấn và 12 xã

– Huyện Chợ Mới: 02 thị trấn và 16 xã

– Huyện Phú Tân: 02 thị trấn và 16 xã

– Huyện Thoại Sơn: 03 thị trấn và 14 xã

– Huyện Tịnh Biên: 03 thị trấn và 11 xã

– Huyện Tri Tôn: 02 thị trấn và 13 xã

Tỉnh An Giang có 156 xã, phường và thị trấn

Bạc liêu

Diện tích: 2.520 km²
Dân số : 856.250 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Bạc Liêu

Hiện nay, Bạc Liêu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thành phố Bạc Liêu và 6 huyện (với 64 xã, phường và thị trấn) là:

– Thành phố Bạc Liêu

– Huyện Phước Long

– Huyện Hồng Dân

– Huyện Vĩnh Lợi

– Huyện Giá Rai

– Huyện Đông Hải

– Huyện Hòa Bình

Bến tre

Diện tích: 2.315 km²
Dân số : 1.354.589 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Bến Tre

Bến Tre có 1 thành phố và 8 huyện bao gồm

– Thành phố Bến Tre: 10 phường và 06 xã

– Huyện Ba Tri: 01 thị trấn và 23 xã

– Huyện Bình Đại: 01 thị trấn và 19 xã

– Huyện Châu Thành: 01 thị trấn và 22 xã

– Huyện Chợ Lách: 01 thị trấn và 10 xã

– Huyện Giồng Tôm: 01 thị trấn và 21 xã

– Huyện Mỏ Cày Bắc: 13 xã

– Huyện Mỏ Cày Nam: 01 thị trấn và 16 xã

– Huyện Thạnh Phú: 01 thị trấn và 17 xã

Bến Tre có 164 xã, phường và thị trấn

Cà mau

Diện tích: 5.211 km²
Dân số : 1.118.830 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Cà Mau

Cà Mau có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố và 8 huyện:

– Thành phố Cà Mau – là đô thị loại II

– Huyện Đầm Dơi

– Huyện Ngọc Hiển

– Huyện Cái Nước

– Huyện Trần Văn Thời

– Huyện U Minh

– Huyện Thới Bình

– Huyện Năm Căn

– Huyện Phú Tân

Tổng số thị trấn, xã, phường: 99, trong đó có 10 phường, 8 thị trấn và 81 xã.

Cần thơ

Diện tích: 1.390 km²
Dân số: 1.187.089 người
Trung tâm đồng bằng sông Cửu Long

Cần Thơ được chia làm 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận và 4 huyện:

– Quận Ninh Kiều 13 phường

– Quận Bình Thủy 8 phường

– Quận Cái Răng 7 phường

– Quận Ô Môn 7 phường

– Quận Thốt Nốt 9 phường

– Huyện Phong Điền 1 thị trấn và 6 xã

– Huyện Cờ Đỏ 1 thị trấn và 9 xã

– Huyện Thới Lai 1 thị trấn và 12 xã

– Huyện Vĩnh Thạnh 2 thị trấn và 9 xã

Tổng số thị trấn, xã, phường: 85, trong đó có 5 thị trấn, 44 phường và 36 xã

Đồng tháp

Diện tích: 3.246 km²
Dân số : 1.665.420 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Cao Lãnh

Hiện nay Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện với 128 xã, 17 phường, 9 thị trấn, bao gồm:

– Thành phố Cao Lãnh: 8 phường và 07 xã

– Thành phố Sa Đéc: 06 phường và 03 xã

– Thị xã Hồng Ngự: 03 phường và 04 xã

– Huyện Cao Lãnh: 01 thị trấn và 17 xã

– Huyện Châu Thành: 01 thị trấn và 11 xã

– Huyện Hồng Ngự: 11 xã

– Huyện Lai Vung: 01 thị trấn và 11 xã

– Huyện Lấp Vò: 01 thị trấn và 12 xã

– Huyện Tam Nông: 01 thị trấn và 11 xã

– Huyện Tân Hồng: 01 thị trấn và 8 xã

– Huyện Thanh Bình: 01 thị trấn và 11 xã

– Huyện Tháp Mười: 01 thị trấn và 12 xã

Trong đó có 9 thị trấn, 14 phường và 129 xã

Hậu giang

Diện tích: 1.608 km²
Dân số : 756.625 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Vị Thanh

Hậu Giang có 7 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện với 8 phường,12 thị trấn & 54 xã. Gồm 74 xã, phường, thị trấn:

– Thành phố Vị Thanh: 5 phường, 4 xã

– Thị xã Ngã Bảy, đổi tên từ Tân Hiệp tháng 11 năm 2006. 3 phường, 3 xã

– Huyện Châu Thành: 2 thị trấn, 7 xã

– Huyện Châu Thành A: 4 thị trấn, 6 xã

– Huyện Long Mỹ: 2 thị trấn, 13 xã

– Huyện Phụng Hiệp: 3 thị trấn, 12 xã

– Huyện Vị Thủy: 1 thị trấn, 9 xã.

trong đó có 9 thị trấn, 14 phường và 129 xã

Kiên giang

Diện tích: 6.299 km²
Dân số : 1.683.149 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Rạch Gía

Kiên Giang được chia thành 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện

– Thành phố Rạch Giá (Đô thị loại 3, trung tâm tỉnh) 11 phường và 1 xã

– Thị xã Hà Tiên 5 phường và 2 xã

– Huyện An Biên 1 thị trấn và 8 xã

– Huyện An Minh 1 thị trấn và 10 xã

– Huyện Châu Thành 1 thị trấn và 7 xã

– Huyện Giồng Riềng 1 thị trấn và 18 xã

– Huyện Gò Quao 1 thị trấn và 10 xã

– Huyện Hòn Đất 2 thị trấn và 12 xã

– Huyện Kiên Hải (huyện đảo) 4 xã

– Huyện Kiên Lương 1 thị trấn và 10 xã

– Huyện Phú Quốc (huyện đảo) 2 thị trấn và 8 xã

– Huyện Tân Hiệp1 thị trấn và 9 xã

– Huyện Vĩnh Thuận 1 thị trấn và 7 xã

– Huyện U Minh Thượng (mới thành lập và được tách ra từ huyện An Minh) 6 xã

– Huyện Giang Thành 5 xã (mới thành lập và được tách ra từ huyện Kiên Lương)

Tỉnh Kiên Giang có 145 đơn vị cấp xã gồm 16 phường, 12 thị trấn và 117 xã.

Long an

Diện tích: 4.492 km²
Dân số : 1.436.914 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Tân An

Long An gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện

– Thành phố Tân An 9 phường và 5 xã.

– Thị Xã Kiến Tường 3 phường 5 xã

– Huyện Bến Lức 1 thị trấn và 14 xã.

– Huyện Cần Đước 1 thị trấn và 16 xã.

– Huyện Cần Giuộc 1 thị trấn và 16 xã

– Huyện Châu Thành 1 thị trấn và 12 xã

– Huyện Đức Hòa 3 thị trấn và 17 xã

– Huyện Đức Huệ 1 thị trấn và 10 xã

– Huyện Mộc Hóa 1 thị trấn và 12 xã

– Huyện Tân Hưng 1 thị trấn và 10 xã.

– Huyện Tân Thạnh 1 thị trấn và 12 xã.

– Huyện Tân Trụ 1 thị trấn và 10 xã.

– Huyện Thạnh Hóa 1 thị trấn và 10 xã.

– Huyện Thủ Thừa 1 thị trấn và 12 xã.

– Huyện Vĩnh Hưng 1 thị trấn và 9 xã.

Long An có 189 đơn vị hành chính cấp xã gồm 165 xã, 9 phường và 15 thị trấn

Sóc trăng

Diện tích: 3.300 km²
Dân số : 1.289.441 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Sóc Trăng

Tỉnh Sóc Trăng gồm 1 Thành Phố , 1 thị xã 09 huyện (phường: 14, thị trấn: 12, xã: 87):

– Thành phố Sóc Trăng 10 phường

– Thị xã Vĩnh Châu 4 phường 6 xã

– Thị xã Ngã Năm 3 phường 5 xã

– Huyện Cù Lao 1 thị trấn 7 xã

– Huyện Kế Sách 1 thị trấn 12 xã

– Huyện Châu Thành 8 xã và 1 thị trấn

– Huyện Mỹ Tú 8 xã 1 thị trấn

– Huyện Mỹ Xuyên 1 thị trấn 10 xã

– Huyện Trần Đề 2 thị trấn 9 xã

– Huyện Thạnh Trị 2 thị trấn 8 xã

– Huyện Long Phú 2 thị trấn 9 xã

Tiền giang

Diện tích: 2.367 km²
Dân số : 1.670.216 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Mỹ Tho

Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố loại 2 (được chính phủ công nhận vào năm 2005 và hướng tới đô thị loại I vào năm 2015), 2 thị xã loại IV và 8 huyện. Đến cuối năm 2009 sẽ được quy hoạch gồm 1 thành phố chuẩn loại 2 là TP Mỹ Tho và 2 thị xã là Thị xã Gò Công và Cai Lậy

– Thành phố Mỹ Tho, gồm 11 phường và 6 xã, là đô thị loại 2 năm 2005.

– Thị xã Gò Công, gồm 5 phường và 7 xã, là đô thị loại 4

– Thị xã Cai Lậy, gồm 6 phường 10 xã

– Huyện Cái Bè, gồm 24 xã và 1 thị trấn Cái bè

– Huyện Gò Công Đông, gồm 2 thị trấn và 13 xã

– Huyện Gò Công Tây, gồm 1 thị trấn và 12 xã

– Huyện Chợ Gạo, gồm 1 thị trấn và 18 xã

– Huyện Châu Thành, gồm 1 thị trấn và 23 xã

– Huyện Tân Phước, gồm 1 thị trấn và 12 xã

– Huyện Tân Phú Đông, gồm 1 thị trấn và 5 xã.

Tỉnh Tiền Giang có 172 đơn vị cấp xã gồm 16 phường, 7 thị trấn và 149 xã

Trà vinh

Diện tích: 2.215 km²
Dân số : 1.000.933 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Trà Vinh

Hiện nay Trà Vinh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện

– Thành phố Trà Vinh: 9 phường, 1 xã

– Huyện Càng Long: 13 xã và 1 thị trấn

– Huyện Cầu Kè: 1 thị trấn và 10 xã

– Huyện Châu Thành: 1 thị trấn và 13 xã

– Huyện Cầu Ngang: 2 thị trấn và 13 xã

– Huyện Duyên Hải: 1 thị trấn và 9 xã

– Huyện Trà Cú: 2 thị trấn và 17 xã

– Huyện Tiểu Cần: 2 thị trấn và 9 xã

Vĩnh long

Diện tích: 2.215 km²
Dân số : 1.000.933 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Vĩnh Long

Vĩnh Long có 1 thành phố và 7 huyện là

– Thành phố Vĩnh Long 7 phường và 4 xã

– Thị xã Bình Minh 3 phường và 5 xã

– Huyện Bình Tân 11 xã

– Huyện Long Hồ 1 thị trấn và 14 xã

– Huyện Mang Thít 1 thị trấn và 12 xã

– Huyện Tam Bình 1 thị trấn và 16 xã

– Huyện Trà Ôn 1 thị trấn và 13 xã

– Huyện Vũng Liêm 1 thị trấn và 19 xã

Tỉnh Vĩnh Long có 107 đơn vị cấp xã gồm 7 phường, 6 thị trấn và 94 xã

Làng nghề đan cỏ bàng Phú Mỹ

Nghề đan cỏ bàng xuất hiện ở huyện Tân Phước – Tiền Giang từ rất lâu. Dưới bàn tay khéo léo của những người thợ, từ nguyên liệu là cây cỏ bàng, rất nhiều sản phẩm đẹp, có giá trị như đệm, túi xách, nón… đã được tạo nên.

Làng nghề đan bàng Phú Mỹ

Đồng cỏ bàng Phú Mỹ rộng hàng ngàn hecta là nguồn nguyên liệu khá dồi dào để địa phương phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ. Như nhiều khu vực khác của vùng đất mới Nam Bộ, trước đây cây cỏ bàng mọc hoang dại rất nhiều ở Tân Phước. Khi khô đi, thân cỏ bàng rất chắc, bền, nên người địa phương đã dùng thân cỏ bàng khô đan thành các vật dụng như: Giỏ xách, đệm ngủ, nón đội đầu… Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế mang lại không cao.

Đến năm 2004, Dự án “Khai thác bền vững đồng cỏ bàng kết hợp bảo tồn nghề thủ công địa phương” được triển khai, không những góp phần giải quyết việc làm trực tiếp và gián tiếp cho hàng ngàn lao động nghèo, phần lớn là đồng bào dân tộc Khmer. Mà còn duy trì nguồn thức ăn dồi dào và môi trường sống thân thiện, lý tưởng cho Sếu đầu đỏ di trú về.

Làng nghề đan bàng Phú Mỹ

Công việc đan lát các sản phẩm từ bàng khá nhẹ nhàng nhưng đòi hỏi sự khéo léo, rất thích hợp cho cả phụ nữ và trẻ em tham gia.

Ngày nay, loại cỏ này đã được trồng như một loại cây chuyên canh, đến một năm tuổi thì thu hoạch.  Sau mang về, cỏ sẽ được phân loại ra thành từng bó, tùy vào độ dài ngắn khác nhau. Những bó như vậy được gọi là “neo”

Khi phơi đủ 2 nắng, cọng cỏ bàng  còn phải ép qua máy để cọng mỏng đều và khô tuyệt đối.

Công việc đan lát không khó khăn nhưng đòi hỏi những người thợ sự khéo léo mới có những thành phẩm vừa chắc vừa đẹp. Làng nghề đan bàng Phú Mỹ Kiên Giang hàng năm cung cấp một số lượng lớn sản phẩm đan lát từ bàng cho thị trường trong nước lẫn xuất khẩu, làng nghề không chỉ làm sản phẩm theo mẫu mã sẵn có mà còn sáng tạo với nhiều mẫu mã đẹp, làm cho sản phẩm đan lát của mình có chỗ đứng ổn định.

Làng nghề đan bàng Phú Mỹ

Ai có dịp đi qua vùng biên giới Tây Nam sẽ tận mắt chứng kiến khung cảnh làm nghề đan cỏ bàng nhộn nhịp của làng nghề đan bàng Phú Mỹ – Vĩnh Điều huyện Kiên Lương.

Nghề đan bàng đang có nhiều khởi sắc hơn vì thị trường xuất khẩu đang mở rộng. Hiện nay đời sống của nhân dân vùng đồng cỏ bàng ngày càng được nâng lên rõ rệt, bộ mặt nông thôn đang từng ngày khởi sắc.

Cá rô kho tộ đậm đà hương vị miền Tây

Cá rô kho tộ đậm đà hương vị miền Tây

Dù có hơi nhiều xương, nhưng cá rô lại rất nổi tiếng với vị béo, thơm, dai, ngon. Nếu có dịp, bạn nên thưởng thức món cá rô kho tộ, đây là món ăn được xem như món ăn độc đáo của miền Tây Nam Bộ.

Cá rô kho tộ

Cá rô kho tộ mang hương vị đồng quê, nguyên liệu sử dụng dân dã là cá rô và cách chế biến cũng đơn giản nhưng lại là sự lựa chọn  cho bữa cơm ngon.

Để làm được món này nhất thiết phải có cái “tộ”, tộ là dùng để ám chỉ cái tô đất hay nồi đất. Ngày nay có thể do lối sống dần hiện đại hơn trong gian bếp nhiều nhà không còn cái nồi đất nữa. Tuy nhiên, đa số người nội trợ khẳng định kho cá trong tô đất hay nồi đất thì cá mới ngon, mới mang hương vị đặt trưng mà không loại nồi nào có thể thay thế.

Cá rô kho tộ

Nguyên liệu:

  • Cá rô
  • Thịt ba chỉ
  • Hành lá, ớt và gia vị

Cách làm:

– Cá làm sạch, thịt ba chỉ cắt miếng mỏng vừa ăn, để thật ráo nước.

– Ướp cá, thịt trong nồi đất với nước màu, ít đường, bột ngọt, nước mắm, hạt nêm, ớt. Để thấm trong 15 phút.

– Đặt nồi lên bếp kho với lửa nhỏ. Khi nước trong nồi sôi đều, cá đã thấm gia vị thì cho thêm nước lọc vào.

– Tiếp tục kho đến khi cá, thịt chín và nước trong nồi còn xăm xắp nước, nêm lại vừa ăn sao cho vừa mặn lại vừa ngọt, thêm đầu hành và tiêu xay.

Khi trời chiều chuyển mưa, thời tiết có hơi se lạnh là lúc rất thích hợp để thưởng thức món cá rô kho tộ cùng chén cơm nóng. Giẽ miếng thịt cá rô, vị ngọt của cá hòa lẫn với mùi thơm của hành, vị cay cay của tiêu, ớt và cái mùi đặt trưng của “kho tộ”  thì không thể lẫn vào đâu được. Chắc chắn bạn sẽ có một bữa cơm thật ngon miệng dù món ăn rất dân dã nhưng đậm đà hương vị miền Tây…


Về với sân chim Vàm Hồ, Bến Tre

[vanhoamientay.com] Dọc ven bờ sông Ba Lai, sân chim Vàm Hồ, Bến Tre được bao phủ bởi hơn 15ha rừng chà là nguyên sinh và nhiều thảm thực vật phong phú .

Khu du lịch sinh thái sân chim Vàm Hồ có diện tích khoảng 68ha, thuộc địa bàn xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Từ thành phố Bến Tre theo đường tỉnh 885, đến thị trấn Ba Tri rồi rẽ về ngã Tân Xuân là đến Vàm hồ, đoạn đường dài khoảng 52 km. Vườn chim Vàm Hồ là hệ sinh thái đặc sắc, tiêu biểu cho rừng ngập mặn ven biển cửa sông Cửu Long, có giá trị sinh học cao và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái.

Người ta biết đến vùng đất này từ hơn 100 năm nay với tên gọi là cù lao Lá, với độ cao trung bình khoảng 1,2 m so với mặt nước biển, Vàm Hồ là địa điểm lý tưởng cho các loài thực vật phát triển tạo thành một dãy rừng ngập mặn rộng hàng chục ha xuôi theo dòng Ba Lai.

Đó chính là nơi trú ngụ của hơn nửa triệu loài chim, sân chim Vàm Hồ có khoảng 84 loài thuộc 35 họ và 12 bộ khác nhau; đông đảo nhất phải kể đến cò trắng, cò ngang nhỏ, vạc, diệc xám…; các bụi cây thấp hơn là thế giới của các loài cuốc, bìm bịp, chèo bẻo….; dưới cùng là nơi sinh sống của các loài thú hoang dã như dơi, chồn, rắn, sóc, trăn….

Cứ đến mùa sa giông, khi những cơn mưa đầu nguồn kéo về (khoảng từ tháng 10 đến tháng 4 âm lịch), vườn chim Vàm Hồ lại trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Đây là thời điểm tốt nhất để các loài chim quần cư và sinh sản.Trên các ngọn chà là, tổ chim treo oằn những cành cây, không chỉ có các loài chim bản xứ, thỉnh thoảng, các loài chim di cư từ những vùng khác như Trung Quốc, Nga, Úc trên đường bay tới biển Đông ghé qua tá túc, tìm thức ăn rồi lại đi tiếp.

Đến đây du khách được đi dạo đường rừng, bơi xuồng len lỏi trong rừng ngập mặn, đến tham quan khu căn cứ kháng chiến, đi qua những chiếc cầu tre lắt lẻo, ngã lưng trên chiếc võng mắc đung đưa giữa hàng dương. Sau khi tận hưởng cảm giác hòa mình với thiên nhiên, du khách có thể thưởng thức các món ăn dân dã từ tôm, cá, rùa… vừa bắt từ dưới ao lên.

Những buổi chiều hoàng hôn với vô vàng âm thanh khác nhau của các loài chim khi kéo về tổ, du khách sẽ cảm nhận cuộc sống hoang dã, về với hệ sinh thái tự nhiên nhất, trong lành nhất của miền Tây đất nước.

Theo BenTre

3 quán cà phê lãng mạn ở Sài Gòn

[vanhoamientay.com] Những quán cà phê lãng mạn Country House, Story M hay Sorrento là những lựa chọn tối ưu của bạn cho cuộc hẹn bất ngờ với người mình yêu.

  1. Country House

Nếu có dịp đi đến đường Phan Văn Trị (quận Gò Vấp, TP.HCM), bạn sẽ khó mà bỏ qua được Country House, một quán café với kiểu kiến trúc phương Tây.

Bước qua cánh cổng nhỏ xíu của quán cà phê lãng mạn Country House là cả một thế giới sân vườn đầy màu sắc và thơ mộng. Những ai từng đến Country House đều dành tặng nhiều lời tốt đẹp cho quán. Country House trang trí bằng xe hơi cổ và các vật dụng khác như vespa, xe đạp, xích lô. Kiểu cách của quán như một xứ sở cổ tích, đặc biệt lung linh về đêm.

Mỗi không gian ở đây lại cho khách một cảm giác khác nhau: khu vực dưới mái hiên được bố trí bởi những chậu hoa kiểng treo trên cao và đặt trên bàn, trên tường ở mỗi bàn là một bức tranh nhỏ, khách sẽ được ngồi trên ghế sa lông êm ái cùng dãy bàn thấp. Khu vực ngoài trời được bố trí bởi các dãy bàn và ghế gỗ nằm xung quanh một hồ nước nhỏ chạy theo chiều dài của quán. Để tránh cái nắng nóng, Country House sử dụng khá nhiều dù và thiết bị phun sương, kèm theo là các quạt công nghiệp lớn. Tường gạch ở quán được lát bằng những viên đá cuội lớn, tạo cho khách cảm giác như đang ở trong một tòa lâu đài thu nhỏ. Đa dạng nhất phải nói đến là loại bàn ghế, từ các bộ sa lông đủ màu, các bộ ghế gỗ với các màu trắng, xanh, vân gỗ… đến các loại ghế giả kiểu thân cây được lót đệm. Đặc biệt nhất là Country House có cả một khu nhà bằng mô hình nằm bên trên thác nước. Khu vực phòng lạnh của quán cũng khá đặc biệt với lối vào có hình mái vòm tròn, bên trong là các dãy bàn với ghế salông hoa văn đủ màu sắc.

Quán rất đông khách, mọi người tìm đến chủ yếu vì danh tiếng và lời truyền miệng của người này qua người khác. Mỗi góc của quán là mỗi ý tưởng khác nhau, thích hợp cho những bạn mê chụp hình.

Địa chỉ: 18C Phan Văn Trị, phường 10, quận Gò Vấp. HCM

  1. Story M

Quán chắn chắn sẽ là nơi lý tưởng dành cho những ai đam mê sách, yêu âm nhạc và nghiện cafe. Quán cà phê Story M là sự pha trộn giữa nét hiện đại và cổ điển, là điểm hẹn quen thuộc của nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những ai say mê nghệ thuật.

Cảm giác đầu tiên khi vào quán là sự ấm áp lan tỏa, nhân viên của Story M khá nhiệt tình và thân thiện. Khách quan mà nói thì món ăn ở Story M không xuất sắc, nhưng bù lại đồ uống đa dạng và pha chế ngon.

Vào những ngày cuối tuần trong tiết trời cuối thu, còn gì thích hơn khi được nhâm nhi ly cà phê thơm lừng, và thả hồn theo tiếng nhạc du dương êm tai. Âm nhạc của quán được chọn lựa kỹ càng từ những bộ sưu tập âm nhạc chill-out tinh tế cũng như những album nhạc audiophile, và cả những bản nhạc Việt hay.

Tầng 1 của quán  là nơi dành cho những quyển sách ý nghĩa dạy cách làm người, bí quyết thành công trong cuộc sống cũng như cách phát huy năng lực bản thân. Bạn có thể bỏ túi thêm nhiều bí quyết cho riêng mình. Những quyển tiểu thuyết hay, câu chuyện tình yêu đôi lứa với nhiều thể loại khác nhau được cất giữ ở tầng 2.

Nhìn bên ngoài quán cà phê lãng mạn này bạn sẽ không mấy ấn tượng với Story M, nhưng bên trong lại rất dễ thương. Không nhất thiết phải đến cùng với người yêu, bạn có thể tận dụng Story M là nơi để gặp gỡ bạn bè tâm giao.

 Địa chỉ: 51 Trần Nhật Duật, quận 1. HCM

  1. Sorrento

 Vào những ngày đầu hẹn hò, bạn nên chọn cà phê Sorrento. Không gian quán yên tĩnh, bạn có thể tựa đầu vào vai ai đó và lắng nghe từng nốt nhạc vang lên.

Nếu đi vào buổi sáng, bạn sẽ thích mê hàng cây xanh mát mắt phủ kín bên ngoài quán. Quán trang trí nhiều hoa và thác nước tạo khung cảnh như lạc vào một khu rừng. Còn nếu đi vào ban đêm, những ngọn nến trên bàn sẽ khiến cho bạn và người yêu như sát lại gần hơn.

Thức ăn và đồ uống của quán khá ngon, đặc biệt tới đây bạn sẽ biết đến loại nước chế biến từ hoa vô thường. Lúc đầu có thể hơi chát, nhưng sau đó sẽ cảm thấy vị dễ chịu.

Địa chỉ: 91/6 Hòa Hưng, phường 12, quận 10. HCM

Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!