Có thể bạn quan tâm

Bánh Tét Lá Cẩm

[vanhoanmientay] Bánh tét lá cẩm là loại bánh truyền thống của người miền Nam thường được làm trong các dịp lễ Tết hoặc đám giỗ. Bánh được ưa chuộng không chỉ đẹp bởi màu tím rực rỡ, mà còn bởi mùi vị đặt trưng.

Bánh  được nấu bằng cách dùng lá cẩm để lấy nước xào với nếp dẻo, nước cốt dừa và dùng thịt, trứng vịt muối làm nhân.

Để có những đòn bánh tét như ý, khâu nào cũng quan trọng. Đầu tiên là nếp,nếp được dùng để làm bánh tét này phải là nếp ngon, ngâm với nước lá cẩm để có màu tím hồng rất bắt mắt. Lá cẩm tươi luộc lên với một ít nước, sau đó ngâm trong khoảng 8 giờ mới tạo ra màu sẫm đẹp.

Hột nếp ngon, phải thử bằng cách cắn trong răng. Hễ cắn thấy hột nếp rít, dẻo, giòn và bể bấy là nếp lộn gạo. Loại nếp này khi nấu thành bánh sẽ khiến miếng ăn mất ngon, bị “chỏi” vì lẫn những hột khô cứng.

Nhân của bánh tét lá cẩm cũng là đậu xanh, có thịt, đặc biệt nhất là có thêm hột vịt muối. Sau khi gói và luộc bánh chừng 4-5 tiếng đồng hồ, bánh chín được cắt ra vừa thơm ngon vừa có màu sắc đẹp rực rỡ, tô điểm cho mâm cỗ ngày Tết

Lá chuối gói bánh không được non hoặc già quá, được lau sạch, không cần phết dầu, vì nước cốt dừa trong hột nếp khi nấu tiết ra đủ để không làm nếp dính lá khi nấu bánh chín. Xào cũng là khâu quan trọng. Nếu xào dư liều nước, bánh nhão, không ngon.

Bánh tét lá cẩm ở Cần Thơ gói dẻ, cắt thành từng khoanh không bời rời. Màu tím hồng của nếp cẩm làm nổi bật lớp nhân đậu xanh chắc nịch, thịt mỡ trong veo và trứng muối vàng ươm. Khi thưởng thức, miếng nếp thơm và béo quyện trong miếng thịt mềm như có thể tan chảy cùng vị đậu xanh, trứng muối mặn mặn bùi bùi… khiến bất cứ ai thử qua cũng không thể cưỡng lại vị thơm ngon đậm đà của bánh.

Bánh tét lá cẩm Cần Thơ – ghi dấu khá đậm nét trong nền ẩm thực miền Tây Nam Bộ nói chung

Cách làm đậu bắp nhồi cá thác lác nướng

Cá thác lác là loài cá nước ngọt đặc tính thịt cá dẻo, dai có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như: chả cá thác lác chiên hoặc hấp, dồn khổ qua, chiên giòn… Đậu bắp nhồi cá thác lác nướng là món ăn rất dễ thực hiện nhưng lại rất ngon.

Đậu bắp nhồi cá thác lác nướng

Nguyên liệu thực hiện

– 300g chả cá thát lát, bạn có thể dùng cá file rô phi, hay cá ba sa xay thật nhuyễn để làm chả

– 100g thịt nạt heo xay
– Đậu bắp
– Muối, tiêu, hành lá và hạt nêm
– Tương ớt ăn kèm.

Cách làm đậu bắp nhồi cá thác lác nướng

– Cá thác lác được nạo bằng muỗng, bạn có thể mua chả cá trộn với thịt nạt heo xay, tỷ lệ là 1 thịt – 3 cá, ướp gia vị muối, tiêu, hạt nêm, một chút dầu ăn và hành thái nhỏ. Dùng thìa lớn quết đều, quết càng lâu thịt cá càng dai.

– Có khi người ta làm sạch cá rồi băm nhuyễn cả thịt lẫn xương để làm món ăn cho trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai và sau khi sinh, người mới ốm dậy, người cao tuổi gầy yếu.

– Đậu bắp rửa sạch, dùng dao xẻ dọc giữa thân đậu. Móc bỏ hột, ngâm đậu vào nước đá lạnh để đậu ra bớt chất nhờn. Ngâm tầm 30 phút.

– Ớt ra để ráo, dùng thìa múc từng thìa chả cá nhồi vào giữa bụng đậu bắp.

– Khuôn có lót giấy nướng, xếp từng miếng đậu bắp đã nhồi cá vào khuôn. Đem nướng ở lò ở nhiệt độ 180 độ C từ 20 đến 30 phút, hoặc nướng trên than.

– Bề mặt chả cá vàng đều mặt, lấy ra dùng nóng.

Đậu bắp nhồi cá thác lác nướng

Bạn có thể đem chiên đậu bắp nhồi chả cá hay hấp cũng ngon.

Du lịch suối Tranh Phú Quốc

Từ trung tâm thị trấn Dương Đông, Phú Quốc, đi theo đường 30 Tháng 4 hướng về Hàm Ninh, khoảng 10 km là đến khu du lịch suối Tranh.

Du lịch suối Tranh Phú Quốc

Suối Tranh dài 15km, bắt nguồn từ dãy núi Hàm Ninh, do các dòng nước nhỏ hợp thành, len lỏi qua các khe đá, rừng cây thác ghềnh, tạo nên vẻ đẹp mỹ miều như một bức tranh, đó là lý do mà con suối này có tên gọi là suối Tranh.

Du lịch suối Tranh Phú Quốc

Suối Tranh đẹp nhất vào mùa mưa. Từ chân suối, du khách đi theo đường lát đá lên nguồn 300m để khám phá thiên nhiên kỳ bí, tắm suối, thác hay có thể cắm trại, câu và nướng cá, thưởng thức tại chỗ rất thú vị. Có đọan suối chảy qua các ghềnh đá tạo nên những con thác mềm mại, trắng xóa trong màu xanh mượt mà của cỏ cây hoa lá.

Du lịch suối Tranh Phú Quốc

Suối Tranh được bao bọc bởi cây cối xanh tươi, dọc hai bên bờ suối cây cối um tùm, nhiều thân cây màu xanh xám do được phủ một lớp rêu mềm mại, nhiều thân cây lại sặc sỡ do có những cây phong lan hoa vàng, hoa đỏ bám vào,… Nước suối mát lạnh, trong vắt, nhiều đoạn suối chảy hiền hòa, êm đềm, nhưng có những đoạn, khi chảy qua các ghềnh đá, thì dữ dội, tạo nên những dòng thác trắng xóa. Tất cả tạo thành một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Du lịch suối Tranh Phú Quốc

Đến đây bạn có đắm mình trong dòng nước trong vắt, mát lạnh, ngả mình trên những tảng đá phủ kín rêu xanh nghe tiếng suối chảy róc rách, tiếng chim kêu thánh thót trong bầu không khí thoảng hương hoa rừng. Để chuyến đi thêm phần thú vị, du khách có thể leo núi khám phá những hang động kỳ bí, trong đó có hang Dơi nằm ở độ cao 200m, hang sâu 50m với nhiều thạch đẹp và lạ mắt.

Giá vé vào cổng mỗi người tại khu du lịch suối Tranh là 3.000đ/người.

Cháo cá lóc rau đắng miền Tây

Đi theo dọc Quốc lộ 1A về Miền Tây, đoạn qua tỉnh Tiền Giang, bạn sẽ bắt gặp khá nhiều quán ăn bán các món đặc sản miền Tây, trong đó có Cháo cá lóc rau đắng.

Cháo cá lóc rau đắng miền Tây

Đây là món ăn mang hương vị đặc trưng dân dã, không những ngon mà còn giúp giải nhiệt, giải cảm. Cá lóc thịt hiền, ngọt, còn rau đắng là vị thuốc giúp phòng và trị nhiều bệnh. Hãy một lần trổ tài và thưởng thức để cảm nhận vị ngon của món ăn này nhé.

Nguyên liệu nấu cháo cá lóc rau đắng

1 con cá lóc lớn

Nấm rơm

1 nắm gạo dẻo

Rau đắng, giá sống

Gia vị, hành tím…

Cách nấu cháo cá lóc

Các lóc làm sạch, đánh hết vẩy và bỏ nội tạng, lưu ý không để vỡ mật sẽ làm cá bị đắng.

Tiến hành luộc cá với khoảng một lít nước, hành tím đập giập, một ít hạt nêm, khi nước sôi sẽ xuất hiện bọt, nên vớt bỏ phần bọt này để nước luộc cá trong hơn, nấu cháo ngon và đẹp mắt hơn.

Điểm đặc biệt của cháo cá lóc miền Tây là dùng nước luộc cá này để nấu cháo, từ đó vị ngọt của cá sẽ lan đều vào vào từng hạt cháo.

Gạo tiến hành rang qua đến khi ngã màu vàng và thơm, sau đó cho vào nồi nước lúc cá khi nảy để nấu thành cháo. Bí quyết để gạo nhanh nở hơn là nên để gạo vào nước đang sôi. Hạt gạo rang sẽ bung nỡ như những cánh hoa lài rất thơm.

Nấm rơm rửa sạch cắt đôi và cho luôn vào nồi cháo để nấu cùng.

Nguyên liệu nấu cháo cá lóc rau đắng

Thịt cá sau khi gỡ xương xong, ướp cùng với ít hạt nêm, tiêu, đợi cá thấm gia vị cho cá vào nồi cháo đang sôi trên bếp. Đến khi cháo nở đều thì nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn, thêm ít hành lá cắt nhuyễn.

Khi ăn múc cháo ra tô lớn sau đó ăn kèm với rau đắng, giá sống và ít gừng cắt sợi, ít hạt tiêu, nước mắm trong, thêm vài lát ớt. Nếu muốn trình bày cầu kỳ hơn, có thể bắt nồi cháo trên chiếc lò nhỏ và trụng rau đắng như hình thức ăn lẩu.

Cháo cá lóc rau đắng miền Tây

Lưu ý không nên để rau đắng nấu cùng cháo vì nếu rau đắng chín quá sẽ rất đắng và khó ăn.

Những ngày đông, cả nhà quay quần quanh bếp lửa, húp sùm sụp chén cháo cá lóc rau đắng thì không còn gì bằng. Món cháo cá lóc rau đắng này có tác dung giải cảm cho cơ thể rất tốt, bởi lẽ bản thân rau đắng cũng đã là một vị thuốc rất tốt cho việc giải độc cơ thể.

Miền Tây sông nước luôn nổi tiếng với những món ăn độc đáo, nhất là món ăn từ cá. Dù cách chế biến đơn giản, nguyên liệu dễ tìm nhưng món cháo cá lóc rau đắng đã đi sâu vào tiềm thức của khá nhiều người xa quê. Những khi trái gió trở trời lại thèm tô cháo cá lóc mẹ nấu, đó không chỉ là món ăn giải cảm mà còn là món ăn tinh thần của quê hương.

Bánh lọt xào Hà Tiên

Bánh lọt xào Hà Tiên

Nếu bánh lọt mặn, bánh lọt nước cốt dừa khá gần gủi với dân Sài gòn thì bánh lọt xào là món ăn còn rất xa lạ. Bánh lọt xào có nguồn gốc từ xứ chùa tháp Campuchia du nhập vào Hà Tiên và trở thành món ăn đặc sản của vùng đất này.

Bánh lọt xào Hà Tiên

Những sợi bánh lọt ngắn, mềm dễ nuốt, được làm bằng bột gạo cùng ít bột năng. Cách làm sợi bánh lọt xào cũng giống như cách làm sợi bánh lọt nước cốt dừa.

Bột gạo khuấy đều cùng bột năng, rồi đun trên bếp để lửa nhỏ cho bột chín đặc. Sau đó, ép bột xuống khuôn bánh lọt có chậu nước lạnh để phía dưới. Sợi bánh sẽ đông lại khi gặp lạnh, sợi bánh mềm mà vẫn dai vớt ra trộn với nước màu dứa để bành lọt có màu đẹp.

Bánh lọt xào Hà Tiên

Thành phần:

  • Bánh lọt
  • Trứng
  • Màu dứa
  • Giá, hẹ
  • Tôm hoặc thịt bò
  • Đậu phộng rang, hành lá… gia vị nêm

Cách làm bánh lọt xào

Tôm tươi bóc vỏ băm nhuyễn, ướp chút gia vị. Phi thơm tỏi và xào tôm cùng với giá ngắt đuôi, hẹ cắt khúc

Tiếp đó, cho dầu vào chảo, xào bánh lọt để bánh chín vàng thơm, cho phần tôm xào giá hẹ vào và nêm lại cho vừa ăn. Cuối cùng đập hay trứng gà hoặc trứng vịt lên hỗn hợp vừa xào xong, bạn sẽ có một màu vàng ươm của trứng rất đẹp.

Xúc bánh ra đĩa, rắc một ít đậu phộng rang vàng. Bánh lọt xào dùng với tương ớt hoặc nước món chua ngọt đầu rất ngon.

Bánh lọt xào Hà Tiên

Món bánh lọt xào ăn ngon nhất khi dùng nóng. Bạn sẽ cảm nhận hết vị tươi ngon từ thịt tôm tươi, ngọt của rau hẹ, giá hay mùi thơm bùi nhờ đậu phộng… Những sợi bánh trong, mềm, dai được xào cùng với tôm, giá hẹ, trứng sẽ là món ăn chơi vô cùng hấp dẫn trong hành trình khám phá vùng đất Hà Tiên, Kiên Giang.

Ở Hà Tiên bạn có thể tìm thấy ở rất nhiều nơi như món ăn sáng hay chiều, giá 30.000 – 50.000 đồng một đĩa.

Nếu như bạn từng thưởng thức món bánh lọt xào một lần, chắc hẳn bạn sẽ không thể nào quên hương vị đặc trưng thơm ngon.


Món khô vũ nữ chân dài ăn là ghiền

[vanhoamientay.com] Vùng Bảy Núi, An Giang không những nổi tiếng với lễ hội chọi Trâu hàng năm, mà nay vùng đất này còn được biết đến nhiều hơn với một loại khô khác độc đáo, khô vũ nữ chân dài.

Khô vũ nữ chân dài là cái tên mỹ miều của của khô nhái, Làng làm khô nhái ở ấp Vĩnh Hạ, xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên – An Giang.

Để có được món độc “vũ nữ chân dài” mà các quán nhậu hay gọi, người dân ở vùng này đã soi nhái ngoài đồng đến tận khuya. Người đi soi nhái thường là thanh niên vì chỉ có thanh niên mới nhanh tay, lẹ mắt và bắt thật chín xác từng con nhái trong đêm khuya hun hút.

Nhái cơm có quanh năm ở vùng đồng ruộng miền Tây, nên khô nhái cũng được sản xuất quanh năm. Nhờ khéo tay lại chế biến tinh tế nên không bao lâu, khô nhái miệt này trở thành món ngon nổi tiếng ở miền Tây. Nhái cơm con nhỏ, sau khi lột da, phơi khô chỉ còn bằng ngón tay. Do thơm ngon nên dân nhậu đã tặng cho loài khô này những cái tên khá mỹ miều  vũ nữ chân dài hay kiều nữ đại gia.

Để làm món khô mà ăn ăn cũng ghiền này, sau khi làm sạch nhái, chế biến bằng các gia vị và đem phơi 2 nắng mới có thể sử dụng được, nếu trời không nắng thì phải sấy bằng lò.

Với cái tên gọi thú vị cùng hương vị đậm đà, món khô nhái đang dần trở thành món ăn đậm chất miền Tây được ưa thích.

Người soi nhái chỉ cần bộ đồ nghề gồm: chiếc bình ắc quy, đèn soi, rọng sắt, cái chụp là có thể kiếm được 10 kg nhái một đêm hè; khoảng 4kg một đêm mùa đông.

Bình quân cứ 4 ký nhái tươi sẽ cho một ký khô. Giá nhái khô hiện khoảng  540.000 đồng/kg, còn vào dịp Tết lên đến 650.000 – 700.000 đồng/kg mà không có hàng để bán.

Khô nhái rất ngon, vừa thơm vừa giòn, có thể coi là món “lai rai” hấp dẫn, ít có món khô nào qua mặt được. Khô nhái ngon nhất là chiên, người ăn có thể nhai cả xương và thịt, vừa thơm ngon, ngọt dịu, vừa cay cay, mằn mặn, béo, giòn, mùi vị rất đặc trưng. Đúng là món khô vũ nữ chân dài này ăn à ghiền.

Băng Tâm tổng hợp

Câu chuyện độc đáo về lúa ma, Đồng Tháp Mười

[vanhoamientay.com] Lúa ma hay còn gọi là lúa trời, sinh sôi phát triển rất mạnh vào mùa nước nổi. Người dân xứ Tháp Mười coi đây là tặng vật thiên nhiên quý giá ở vùng ngập nước khắc nghiệt.

Là giống lúa mọc tự nhiên hoang dã, không cần trồng trọt nên người dân gọi là lúa trời. Người dân ở đây nói rằng lúa ma rất kỳ lạ, khi chín chúng rất sợ mặt trời. Lúa chín tới, nếu không có người đập thì khi mặt trời sẽ tự nhiên rụng, nên gọi là lúa ma (theo truyền thuyết ma sợ mặt trời)

Khi mùa mưa bắt đầu, lúa sinh sôi lẫn lộn cùng cây cỏ dày đặc tại những khu vực như Gò Trâu, Gò Tre, Gò Lao Vôi… nên người không quen đi vào đây không thể phân biệt đâu là lúa, đâu là cỏ. Đến khoảng tháng 8, lúc nước lũ dâng cao, lúa ma với sức sống mãnh liệt đã bỏ lại các loài cỏ thường khác để ngoi lên. Bất kể nước dâng tới đâu, lúa cũng vượt lên khỏi mặt nước để làm đòng, trổ bông… Kéo dài tới tháng 12, lũ rút, cũng hết một đời lúa.

Thân lúa cứng cỏi, lá to, phát triển đều đặn nhờ sương gió và mưa. Bông lúa dài, cứng hơn bình thường và khi chín không “cong trái me” mà thẳng đứng theo thân cây. Hạt lúa ma cũng dài gấp rưỡi bình thường.

Lúa chín chỉ vài hạt mỗi lần và khoảng 8,9h sáng là lúa lại rụng xuống nước, nên việc thu hoạch lúa ma cũng chỉ diễn ra trước khi trời sáng.

Thu hoạch lúa ma cũng không gặt, cắt mà phải dùng cây để đập. Vì lúa mọc giữa đồng cỏ âm u, lại chín ngay mùa nước lên nên phải thu hoạch bằng xuồng. Khi đập lúa ma cần hai người ngồi trên xuồng. Dụng cụ thu hoạch lúa ma được thiết kế đặt biệt. Mgười cầm sào chống, còn người kia điều khiển cần đạp nhịp nhàng làm bông lúa chín rơi vào tấm mê bồ đặt trên thuyền. Đập từ gà gáy đến khi mặt trời ló dạng là lúa rụng đầy xuồng.

Hạt lúa ma hơi ngà nhưng là loại gạo ngon nhất trên đời. Hạt gạo chắc, nấu rất lâu chín. Một nồi cơm gạo lúa ma nấu tốn thời gian gấp ba lần nồi cơm nấu gạo bình thường. Nhưng được cái cơm rất thơm, hạt béo, ngọt lạ lùng.

Gạo lúa trời còn được người dân nơi đây ưa dùng nấu cháo đặc, dùng đũa bếp quậy nhừ, sau đó đổ vào mâm lớn trông như chiếc bánh đúc khổng lồ. Khi ăn, bạn sẽ dùng dao cắt từng miếng, dùng cùng nước đường thắng kẹo, vị rất ngon.

Đó là câu chuyện của ngày trước, giờ lúa ma trở nên rất quý hiếm, người giàu có tiền cũng không thể mua được. Đây là một nguồn lợi tự nhiên quan trọng giúp nhân dân Đồng Tháp Mười vượt qua cơn thiếu ăn để chờ mùa chính vụ. Nó còn là nguồn lương thực dự trữ đáng kể giúp bộ đội Việt Nam chống đói trong những năm tháng kháng chiến.

Có thể nói đó chỉ còn là huyền thoại , bây giờ, lúa ma chỉ có ở những nơi mà con người ít lui tới. Cả vùng Đồng Tháp Mười giờ chỉ còn thấy bóng dáng của loại lúa huyền thoại này ở VQG Tràm Chim.

Ngày nay, giống lúa AS 996 là sự kết hợp những tính năng chịu đựng ưu việt của lúa ma trong điều kiện sống khắc nghiệt nhất với giống lúa cao sản.

Trong điều kiện thời tiết ngày càng không thuận lợi thì thành công của giống lúa “mạnh” này đã mang đến nhiều tương lai cho cây lúa, mà “công đầu” thuộc về giống lúa ma kỳ ẩn chốn đồng trũng Tháp Mười.

 Băng Tâm tổng hợp
Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!