Có thể bạn quan tâm

Cách làm bánh tằm bì ngọt béo

[vanhoamientay.com] Có lẽ chính do sợi bột gạo se lại bằng tay và luộc chín nhìn như con tằm, ăn cùng với bì nên bánh có tên là bánh tằm bì. Người ăn món này đầu tiên đều cảm thấy sửng sốt vì món ăn vừa mặn lại vừa ngọt. Ngọt bởi nước cốt dừa và mặn vì nước mắm chua ngọt chan kèm.

Nếu mảnh đất Cố Đô nổi tiếng với món chè bột lọc bọc heo quay thì đất Bạc Liêu cũng làm lạ lẫm người ăn với vị ngọt kết hợp vị mằn mặn của món bánh tằm. Cách làm món bánh tằm bì này cũng không khó lắm, cùng thực hiện nhé

Nguyên liệu:

– 400g bột gạo, 100g bột năng.

– 200g dừa nạo, nước mắm, đường, hành lá, muối, hạt nêm, xà lách, dưa leo, rau thơm.

Cách làm bánh tằm bì:

– Trộn chung bột mì và bột năng, thêm 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa hạt nêm, cho nước sôi vào rồi nhồi đến khi bột dẻo, không dính tay là được.

– Chia bột thành những viên tròn nhỏ, cán mỏng, thái thành sợi vừa ăn. Sau đó vo tròn sợi bánh tằm. Đun nước sôi, cho bột vào luộc chín. Vớt ra xả lại với nước lạnh, để ráo nước, trộn với một ít dầu cho sợi bánh không dính vào nhau.

– Bì trộn thính mua loại làm sẵn. Thịt heo nạc rửa sạch, luộc chín rồi thái sợi.

– Làm nước cốt dừa:

Dừa nạo vắt lấy nước cốt. Cho nước cốt dừa vào nồi nấu lửa thật nhỏ, trong khi nấu phải canh để nước dừa không sôi bùng lên, chỉ hơi lăn tăn là được. Tiếp đến hòa tan ít bột năng (hoặc bột bắp) rồi cho vào với nước cốt dừa, nêm gia vị mặn ngọt là được.

– Làm nước mắm: Hòa tan nước mắm, nước dừa tươi cùng một ít đường, đun sôi, nếm thử thấy vừa ăn là được. Để nguội, cho tỏi ớt giã nhuyễn vào, vắt thêm tí chanh là hoàn tất.

Nếu bạn thích thì ăn kèm với một viên xíu mại nữa nhé. Một đĩa tằm bì hoàn chỉnh sẽ có dưa leo, xà lách, giá, rau thơm… lót dưới cùng, sau đó tới đám bánh tằm trắng phau, phía trên là một lớp bì và thịt nạc heo, nhúm đậu phộng rang, mấy sợi đồ chua gồm củ cải, cà rốt cùng với chút xanh của hành lá phi với dầu tô điểm cho dĩa bánh sinh động và bắt mắt.

Những sợi bánh làm bằng bột gạo và bột năng được se một cách thủ công, không khuôn, sợi bánh trắng đụt, to tạo độ “xừn xựt” khi nhai, bì giòn mền nước cốt dừa béo ngậy. Bì là công phu nên mùi thơm vương vấn chân răng. Vị chua ngọt, cai mặn của nước mắm và mùi thơm của cách loại rau xanh, dưa leo bằm nhuyễn tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên hương vị khó quên, miễn ăn là ghiền.

Theo Vnexpress

Giới thiệu miền Tây

Các tỉnh miền Tây hay còn được gọi là đồng bằng sông Cửu Long, miền tây Nam Bộ nhưng theo cách gọi của người dân miền Nam Việt Nam ngắn gọn là miền Tây, với 12 tỉnh thành và 1 thành phố trực thuộc trung ương.

là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39734km². Có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.

An giang

Diện tích: 3.537 km²
Dân số : 2.217.488 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Long Xuyên

Tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 01 thành phố tỉnh lị Long Xuyên, 02 thị xã Châu Đốc, Tân Châu và 08 huyện

– Thành phố Long Xuyên: 11 phường và 02 xã

– Thành phố Châu Đốc: 05 phường và 02 xã

– Thị xã Tân Châu: 05 phường và 09 xã

– Huyện An Phú: 02 thị trấn và 12 xã

– Huyện Châu Phú: 01 thị trấn và 12 xã

– Huyện Châu Thành: 01 thị trấn và 12 xã

– Huyện Chợ Mới: 02 thị trấn và 16 xã

– Huyện Phú Tân: 02 thị trấn và 16 xã

– Huyện Thoại Sơn: 03 thị trấn và 14 xã

– Huyện Tịnh Biên: 03 thị trấn và 11 xã

– Huyện Tri Tôn: 02 thị trấn và 13 xã

Tỉnh An Giang có 156 xã, phường và thị trấn

Bạc liêu

Diện tích: 2.520 km²
Dân số : 856.250 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Bạc Liêu

Hiện nay, Bạc Liêu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thành phố Bạc Liêu và 6 huyện (với 64 xã, phường và thị trấn) là:

– Thành phố Bạc Liêu

– Huyện Phước Long

– Huyện Hồng Dân

– Huyện Vĩnh Lợi

– Huyện Giá Rai

– Huyện Đông Hải

– Huyện Hòa Bình

Bến tre

Diện tích: 2.315 km²
Dân số : 1.354.589 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Bến Tre

Bến Tre có 1 thành phố và 8 huyện bao gồm

– Thành phố Bến Tre: 10 phường và 06 xã

– Huyện Ba Tri: 01 thị trấn và 23 xã

– Huyện Bình Đại: 01 thị trấn và 19 xã

– Huyện Châu Thành: 01 thị trấn và 22 xã

– Huyện Chợ Lách: 01 thị trấn và 10 xã

– Huyện Giồng Tôm: 01 thị trấn và 21 xã

– Huyện Mỏ Cày Bắc: 13 xã

– Huyện Mỏ Cày Nam: 01 thị trấn và 16 xã

– Huyện Thạnh Phú: 01 thị trấn và 17 xã

Bến Tre có 164 xã, phường và thị trấn

Cà mau

Diện tích: 5.211 km²
Dân số : 1.118.830 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Cà Mau

Cà Mau có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố và 8 huyện:

– Thành phố Cà Mau – là đô thị loại II

– Huyện Đầm Dơi

– Huyện Ngọc Hiển

– Huyện Cái Nước

– Huyện Trần Văn Thời

– Huyện U Minh

– Huyện Thới Bình

– Huyện Năm Căn

– Huyện Phú Tân

Tổng số thị trấn, xã, phường: 99, trong đó có 10 phường, 8 thị trấn và 81 xã.

Cần thơ

Diện tích: 1.390 km²
Dân số: 1.187.089 người
Trung tâm đồng bằng sông Cửu Long

Cần Thơ được chia làm 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận và 4 huyện:

– Quận Ninh Kiều 13 phường

– Quận Bình Thủy 8 phường

– Quận Cái Răng 7 phường

– Quận Ô Môn 7 phường

– Quận Thốt Nốt 9 phường

– Huyện Phong Điền 1 thị trấn và 6 xã

– Huyện Cờ Đỏ 1 thị trấn và 9 xã

– Huyện Thới Lai 1 thị trấn và 12 xã

– Huyện Vĩnh Thạnh 2 thị trấn và 9 xã

Tổng số thị trấn, xã, phường: 85, trong đó có 5 thị trấn, 44 phường và 36 xã

Đồng tháp

Diện tích: 3.246 km²
Dân số : 1.665.420 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Cao Lãnh

Hiện nay Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện với 128 xã, 17 phường, 9 thị trấn, bao gồm:

– Thành phố Cao Lãnh: 8 phường và 07 xã

– Thành phố Sa Đéc: 06 phường và 03 xã

– Thị xã Hồng Ngự: 03 phường và 04 xã

– Huyện Cao Lãnh: 01 thị trấn và 17 xã

– Huyện Châu Thành: 01 thị trấn và 11 xã

– Huyện Hồng Ngự: 11 xã

– Huyện Lai Vung: 01 thị trấn và 11 xã

– Huyện Lấp Vò: 01 thị trấn và 12 xã

– Huyện Tam Nông: 01 thị trấn và 11 xã

– Huyện Tân Hồng: 01 thị trấn và 8 xã

– Huyện Thanh Bình: 01 thị trấn và 11 xã

– Huyện Tháp Mười: 01 thị trấn và 12 xã

Trong đó có 9 thị trấn, 14 phường và 129 xã

Hậu giang

Diện tích: 1.608 km²
Dân số : 756.625 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Vị Thanh

Hậu Giang có 7 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện với 8 phường,12 thị trấn & 54 xã. Gồm 74 xã, phường, thị trấn:

– Thành phố Vị Thanh: 5 phường, 4 xã

– Thị xã Ngã Bảy, đổi tên từ Tân Hiệp tháng 11 năm 2006. 3 phường, 3 xã

– Huyện Châu Thành: 2 thị trấn, 7 xã

– Huyện Châu Thành A: 4 thị trấn, 6 xã

– Huyện Long Mỹ: 2 thị trấn, 13 xã

– Huyện Phụng Hiệp: 3 thị trấn, 12 xã

– Huyện Vị Thủy: 1 thị trấn, 9 xã.

trong đó có 9 thị trấn, 14 phường và 129 xã

Kiên giang

Diện tích: 6.299 km²
Dân số : 1.683.149 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Rạch Gía

Kiên Giang được chia thành 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện

– Thành phố Rạch Giá (Đô thị loại 3, trung tâm tỉnh) 11 phường và 1 xã

– Thị xã Hà Tiên 5 phường và 2 xã

– Huyện An Biên 1 thị trấn và 8 xã

– Huyện An Minh 1 thị trấn và 10 xã

– Huyện Châu Thành 1 thị trấn và 7 xã

– Huyện Giồng Riềng 1 thị trấn và 18 xã

– Huyện Gò Quao 1 thị trấn và 10 xã

– Huyện Hòn Đất 2 thị trấn và 12 xã

– Huyện Kiên Hải (huyện đảo) 4 xã

– Huyện Kiên Lương 1 thị trấn và 10 xã

– Huyện Phú Quốc (huyện đảo) 2 thị trấn và 8 xã

– Huyện Tân Hiệp1 thị trấn và 9 xã

– Huyện Vĩnh Thuận 1 thị trấn và 7 xã

– Huyện U Minh Thượng (mới thành lập và được tách ra từ huyện An Minh) 6 xã

– Huyện Giang Thành 5 xã (mới thành lập và được tách ra từ huyện Kiên Lương)

Tỉnh Kiên Giang có 145 đơn vị cấp xã gồm 16 phường, 12 thị trấn và 117 xã.

Long an

Diện tích: 4.492 km²
Dân số : 1.436.914 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Tân An

Long An gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện

– Thành phố Tân An 9 phường và 5 xã.

– Thị Xã Kiến Tường 3 phường 5 xã

– Huyện Bến Lức 1 thị trấn và 14 xã.

– Huyện Cần Đước 1 thị trấn và 16 xã.

– Huyện Cần Giuộc 1 thị trấn và 16 xã

– Huyện Châu Thành 1 thị trấn và 12 xã

– Huyện Đức Hòa 3 thị trấn và 17 xã

– Huyện Đức Huệ 1 thị trấn và 10 xã

– Huyện Mộc Hóa 1 thị trấn và 12 xã

– Huyện Tân Hưng 1 thị trấn và 10 xã.

– Huyện Tân Thạnh 1 thị trấn và 12 xã.

– Huyện Tân Trụ 1 thị trấn và 10 xã.

– Huyện Thạnh Hóa 1 thị trấn và 10 xã.

– Huyện Thủ Thừa 1 thị trấn và 12 xã.

– Huyện Vĩnh Hưng 1 thị trấn và 9 xã.

Long An có 189 đơn vị hành chính cấp xã gồm 165 xã, 9 phường và 15 thị trấn

Sóc trăng

Diện tích: 3.300 km²
Dân số : 1.289.441 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Sóc Trăng

Tỉnh Sóc Trăng gồm 1 Thành Phố , 1 thị xã 09 huyện (phường: 14, thị trấn: 12, xã: 87):

– Thành phố Sóc Trăng 10 phường

– Thị xã Vĩnh Châu 4 phường 6 xã

– Thị xã Ngã Năm 3 phường 5 xã

– Huyện Cù Lao 1 thị trấn 7 xã

– Huyện Kế Sách 1 thị trấn 12 xã

– Huyện Châu Thành 8 xã và 1 thị trấn

– Huyện Mỹ Tú 8 xã 1 thị trấn

– Huyện Mỹ Xuyên 1 thị trấn 10 xã

– Huyện Trần Đề 2 thị trấn 9 xã

– Huyện Thạnh Trị 2 thị trấn 8 xã

– Huyện Long Phú 2 thị trấn 9 xã

Tiền giang

Diện tích: 2.367 km²
Dân số : 1.670.216 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Mỹ Tho

Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố loại 2 (được chính phủ công nhận vào năm 2005 và hướng tới đô thị loại I vào năm 2015), 2 thị xã loại IV và 8 huyện. Đến cuối năm 2009 sẽ được quy hoạch gồm 1 thành phố chuẩn loại 2 là TP Mỹ Tho và 2 thị xã là Thị xã Gò Công và Cai Lậy

– Thành phố Mỹ Tho, gồm 11 phường và 6 xã, là đô thị loại 2 năm 2005.

– Thị xã Gò Công, gồm 5 phường và 7 xã, là đô thị loại 4

– Thị xã Cai Lậy, gồm 6 phường 10 xã

– Huyện Cái Bè, gồm 24 xã và 1 thị trấn Cái bè

– Huyện Gò Công Đông, gồm 2 thị trấn và 13 xã

– Huyện Gò Công Tây, gồm 1 thị trấn và 12 xã

– Huyện Chợ Gạo, gồm 1 thị trấn và 18 xã

– Huyện Châu Thành, gồm 1 thị trấn và 23 xã

– Huyện Tân Phước, gồm 1 thị trấn và 12 xã

– Huyện Tân Phú Đông, gồm 1 thị trấn và 5 xã.

Tỉnh Tiền Giang có 172 đơn vị cấp xã gồm 16 phường, 7 thị trấn và 149 xã

Trà vinh

Diện tích: 2.215 km²
Dân số : 1.000.933 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Trà Vinh

Hiện nay Trà Vinh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện

– Thành phố Trà Vinh: 9 phường, 1 xã

– Huyện Càng Long: 13 xã và 1 thị trấn

– Huyện Cầu Kè: 1 thị trấn và 10 xã

– Huyện Châu Thành: 1 thị trấn và 13 xã

– Huyện Cầu Ngang: 2 thị trấn và 13 xã

– Huyện Duyên Hải: 1 thị trấn và 9 xã

– Huyện Trà Cú: 2 thị trấn và 17 xã

– Huyện Tiểu Cần: 2 thị trấn và 9 xã

Vĩnh long

Diện tích: 2.215 km²
Dân số : 1.000.933 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Vĩnh Long

Vĩnh Long có 1 thành phố và 7 huyện là

– Thành phố Vĩnh Long 7 phường và 4 xã

– Thị xã Bình Minh 3 phường và 5 xã

– Huyện Bình Tân 11 xã

– Huyện Long Hồ 1 thị trấn và 14 xã

– Huyện Mang Thít 1 thị trấn và 12 xã

– Huyện Tam Bình 1 thị trấn và 16 xã

– Huyện Trà Ôn 1 thị trấn và 13 xã

– Huyện Vũng Liêm 1 thị trấn và 19 xã

Tỉnh Vĩnh Long có 107 đơn vị cấp xã gồm 7 phường, 6 thị trấn và 94 xã

Núi Sam An Giang – Điểm thu hút khách du lịch

 [vanhoamientay.com] Cách trung tâm Thành Phố Long Xuyên, An Giang khoảng 60km đi về hướng tây theo Quốc lộ 91 là đến thị xã Châu Đốc, nơi có ngọn núi mà nhiều người biết và muốn đến đó là Núi Sam. Núi có tên Núi Sam vì từ xa ta thấy núi có dáng dấp như một con Sam đeo bám trên cánh đồng xanh mênh mông.

Ngoài ra còn có truyền thuyết cho rằng nơi đây xưa kia từng là hòn đảo nhô lên trên biển (lúc biển còn bao phủ toàn vùng), là nơi có nhiều Sam sinh sống nên được gọi là “Học lãnh Sơn” nghĩa là núi con Sam.

 Núi Sam có diện tích khoảng 280 ha, với độ cao vừa phải (241m), đây là loại núi trẻ, có cây xanh bóng mát, mỗi mùa hè đến trên sườn Núi Sam lại được tô điểm rực rỡ một màu đỏ của phượng vĩ, làm Núi Sam càng tươi mát hơn cùng với những hang động kỳ thú. Bên cạnh đó còn có cả một hệ thống kênh rạch bao quanh, cùng với hệ thống đền, chùa cổ kính trên sườn núi tạo nên một phong cảnh đẹp, hữu tình giữa vùng đồng bằng trù phú.

Vào thời nhà Nguyễn Núi Sam thuộc thôn Vĩnh Tế, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang, ngày nay là xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Với phong cảnh ấy, nên từ hai thế kỷ trước qua ngòi bút của Thoại Ngọc Hầu (trong bia “Vĩnh Tế Sơn”) thì Núi Sam đẹp như một bức tranh phong thuỷ. Di tích lịch sử và danh thắng Núi Sam đã in dấu trên sách sử từ đó. Từ lâu hình ảnh Núi Sam đã thấm đậm trong tâm hồn người dân An Giang nói riêng và niềm Nam nói chung. Bởi vì nơi đây tập trung nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hoá được Bộ Văn Hoá công nhận xếp hạng như: Chùa Tây An, Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang… và nhiều thắng cảnh đẹp như đồi Bạch Vân, vườn Tao Ngộ…

Núi Sam còn có nhiều đền chùa am cốc, đặc biệt trong số đó Miếu Bà Chúa Xứ là công trình kiến trúc rất đẹp và tôn nghiêm hàng năm có lễ Vía vào tháng 4 từ sau tết Nguyên Đán, đông đảo khách trong và ngoài nước đến hành hương, cầu phúc lộc và chiêm ngưỡng. Và như thế từ lâu, Núi Sam đã trở thành một trong những nơi hành hương quan trọng của nhiều người dân. Ngày lễ chính, cũng là một lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc: đó chính là lễ hội “Vía Bà Chúa Xứ – Núi Sam” được diễn ra hàng năm vào những ngày 23 đến 27/04 âm lịch.

Những truyền thuyết in trên núi đá

Phía bên trên miệng hang, nhìn thẳng lên vách núi dựng đứng có cái lỗ thông thiên, đường kính khoảng gần 1 mét vuông. Truyền thuyết kể lại đây chính là nơi ở của con đại bàng, nó đã bắt cóc công chúa và đi vào hang bằng lỗ thông thiên. Trên vách đá của hang in hình người màu trắng, trên vai quàng con vật hình thù như đầu chằn tinh, tay trái dìu công chúa, khiến người ta liên tưởng đây là ông Thạch Sanh.

Là chuyện từ cái hang này, sau khi Thạch Sanh giết đại bàng, giải thoát công chúa, Lý Thông muốn giành công nên gọi lính lấp miệng hang để giết Thạch Sanh. Không ra khỏi hang được, Thạch Sanh mới lần tìm lối đi khác, cuối cùng tìm ra cửa biển và gặp người có đuôi giống cá…

Bên cạnh cái hang được gọi là “vương địa” đại bàng, qua một lối đi lớn sẽ gặp cái hang thứ hai. Trên miệng hang có bàn thờ Thủy Tề, phía bên trong hang có 3 lối đi nhỏ. Ở dưới hang có loài đá rất lạ, không phản chiếu ánh sáng, rọi đèn vào ánh sáng bị hút hết. Chỉ có đèn dầu mới thắp sáng được dưới này, nhưng đèn dầu mà không có không khí thì không cháy. Cho đến bây giờ cái hang kỳ lạ này vẫn chưa được khám phá.

Theo thời gian, những lớp đá canxi gặp mưa nhiều hút nước trương ra tạo thành những hình thù rất kỳ lạ. Ở một nhánh cửa hang phía Nam, cạnh phiến đá Đại Hồng Chuông khá nổi tiếng là khối đá hình con sử tử từ trên trời bay xuống. Trên đầu sư tử có hình Đức Phật. Theo kinh Pháp Hoa, nhân vật cưỡi sư tử là Bồ Tát Văn Thù – người có tiếng nói êm dịu – tượng trưng cho trí tuệ, phá đêm tối của vô minh.

Được biết khối đá này đã xuất hiện từ khi thạch động xuất hiện và ngày càng lớn dần thêm.

Lại nói về Đại Hồng Chuông, nhìn kỹ sẽ thấy những khối đá rời, đá có tiếng kêu rất thanh. Nhưng đã nhiều năm trôi qua, kể từ ngày cái chui đánh chuông do người Miên khai phá mảnh đất này mang về xứ, ta có đẽo nhiều cái khác nhưng đánh vào chuông không kêu!

Và cứ thế, những câu chuyện kéo dài mãi… Những truyền thuyết sao lại ứng với tạo vật của thiên nhiên lạ thường, càng khiến cho lời kể thêm hấp dẫn hơn. Mãi nghe, tôi vô tình đưa tay chạm vào một nhũ thạch (vú đá). Vào mùa mưa từ nhũ thạch này phun lên dòng nước trong vắt, mát lành. Có người nói uống nước này có thể chữa được bệnh.

Chiều đã về rất muộn, chim yến gọi bầy quấn tổ, những du khách cuối cùng đã rời núi. Tiếng chuông chùa vọng lại xa xa. Từ biệt núi Sam, hẹn lòng sẽ quay trở lại vì còn nhiều truyền thuyết chưa kịp khám phá…

Băng Tâm tổng hợp

Làng nghề gốm người Khmer Nam bộ

Điểm đặc sắc trong làng nghề gốm Tri Tôn là không dùng bàn xoay hoặc ứng dụng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào. Đơn thuần chỉ bằng tay với kinh nghiệm mang tính bẩm sinh

Đến Tri Tôn, tỉnh An Giang và tận mắt nhìn thấy làng gốm An Thuận của người Khmer, mà tiếng địa phương gọi là sóc Phnom Pi, có nghĩa là vùng đất đồi. Ngoài làm ruộng nước với những kinh nghiệm hàng chục thế kỷ miền sông nước này, người Khmer Nam Bộ còn có nghề dệt vải tơ tằm ở Tịnh Biên, nghề rèn nghề làm xe bò kéo, nghề làm rượu Thốt Nốt và nhiều nghề lâu đời khác.. nhưng độc đáo và mang tính cổ truyền nhất là nghề làm gốm ở Tri Tôn.

Lịch sử địa phương và những phóng sự cách nay hơn một thế kỷ ghi lại: Đến phiên chợ, các địa phương tấp ghe vô bến sông Tri Tôn nhận hàng. Trên bến dưới thuyền, những xe thồ, người gồng gáng chở hàng xuống bến, nồi niêu chất đầy trên các ghe lớn ghe bé. Nghe đâu hàng gốm Tri Tôn không chỉ có mặt ở hầu hết các tỉnh miền Tây mà còn ngược lên Tây Ninh, sang cả Campuchia, đủ sức cạnh tranh với sành sứ truyền thống vốn rất nổi tiếng của quốc gia láng giềng này. Mặt hàng cũng là những đồ gia dụng quen thuộc như nồi niêu, trã, cà ràng (một loại bếp lò), ống khói cho những hộ nấu đường thốt nốt. Gốm Tri Tôn có uy tín và ăn khách suốt nhiều thể kỷ, ngoài kỹ thuật “gia truyền”, tạo dáng bắt mắt, thế mạnh chủ yếu ở chất đất và kỹ thuật nung.

Đất làm gốm được khai thác ở dưới chân ngọn đồi Nam Quy, cách ấp An Thuận chừng hai cây số. Đây là một loại đất sét nhuyễn, mịn, màu xám và theo kinh nghiệm của người làm nghề lâu năm đây là đất thích hợp nhất cho gốm. Ngoài đất sét Nam Quy, không còn nơi nào trong vùng có đất thích hợp để An Thuận làm gốm. Đất mang về được ủ một thời gian sau đó giã mịn, loại bỏ hết sạn, sỏi, tạp chất và làm cho mịn trước khi chế biến. Sau khi đất được sàng lọc kỹ, người thợ trộn với nước theo một tỷ lệ mà chỉ có kinh nghiệm lâu năm mới điều hoà được nước và đất thích hợp sao cho đất dẻo mà không nhão, dính kết mà không khô. Trông thì đơn giản thế, nhưng bí quyết gốm Tri Tôn có lẽ nằm ở trong cái đơn giản mang tính kinh nghiệm nghề nghiệp này đây.
Điểm đặc sắc trong nghề gốm Tri Tôn là không dùng bàn xoay hoặc ứng dụng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào. Đơn thuần chỉ bằng tay với kinh nghiệm mang tính bẩm sinh. Sau khi nhào nặn công phu đất, người thợ đi vòng quanh vật nặn để đắp, bồi, xoa, vuốt. Thoạt đầu là tạo dáng cơ bản, sau đó chỉnh sửa uốn nắn cân đối hình dạng sau cùng là xoa mịn mướt bề mặt, có những mặt hàng cầu kỳ cần tới hoa hình thì dùng bàn in trang trí theo những hoa văn do các nghệ nhân tạo nên. Trong sóc Phnom Pi, hầu như nhà nào cũng nặn nồi, nặn lu, chum vại. Trẻ em đập tơi đất, thanh niên nhào nhuyễn, người kinh nghiệm thì nặn đồ vật. Hầu hết người đang nặn gốm ở trong sân hay sau vườn là phụ nữ. Đó là điều khác với những làng gốm mà tôi đã từng thấy ở những làng gốm phía Bắc. Họ làm chuyên cần, nhẫn nại và đặc biệt là rất ít nói. Thỉnh thoảng nghe rõ tiếng bồm bộp, đắp vỗ vào eo bình của những bàn tay. Còn những ngón tay sần sùi gân guốc thì dẻo quánh xoa vuốt , lướt quanh miệng bình. Những cái vò cái lu đựng nước, không có hình mẫu nào mà hình dáng cứ hiện dần lên, đều tăm tắp. Bốn năm người phụ nữ lặng lễ đắp đất, chuốt eo, nắn miệng bình và bốn năm cái chum như trong một cái khuôn đúc ra. Hỏi bà con về kinh nghiệm. Họ chỉ cười, “mình không biết nói đâu”.

Sau khi hoàn thiện hình dáng, chuốt bóng mặt ngoài và in xong hoa văn, gốm mộc được đem phơi kỹ qua nhiều ngày nắng nỏ rồi mới đưa vào nung. Người Khmer không xây lò. Hàng mộc được xếp lớp lớp trên sân hoặc khu đất phẳng trong vườn nhà , chất rơm đều trên bề mặt, nung cho đến “độ chín” rồi mới qua giai đoạn ủ. Nếu theo quy trình công nghệ, mỗi giai đoạn được tính bằng giờ, lò nung được kiểm tra nhiệt độ, nhưng với người Tri Tôn, tất cả đều thông qua kinh nghiệm. Khi đã qua ủ, gốm hiện lên màu đỏ nhạt, nâu hoặc vàng đậm. Hàng thành phẩm không cần mang đi bán xa. Các thương lái đã quen đường, quen chủ. Họ đến từng sân từng vườn và thường là mua cả lố, chuyên chở ra bến sông, xếp lên ghe. Từng ghe nặng nề nối đuôi nhau rời bến, đến với các chợ miền Tây lục tỉnh. Xét về giá trị kinh tế, ngày nay nghề làm gốm Tri Tôn thu nhập không cao bằng một số ngành nghề khác. Cũng có một số người trong sóc chuyển nghề và một số nữa thì vẫn theo đuổi nghề xưa như một thói quen yêu nghề và muốn giữ lại nét truyền thống của Tổ Tiên. Gần đây có một số chuyên gia văn hoá và lịch sử nước ngoài, số đông là người Nhật đã tìm về Tri Tôn để nghiên cứu, tìm hiểu làng nghề lâu đời này. Bảo tàng văn hoá-dân tộc học của Trung ương và một số địa phương đã sưu tầm và nghiên cứu nghề gốm của người Khmer Nam Bộ, của người Chăm và một số dân tộc anh em khác, coi đây không chỉ là một nghề sinh sống mà là một trong những di sản văn hoá đặc sắc và lâu đời bậc nhất của dân tộc.

Theo mekongdeltaexplorer

Chàng trai nổi cáu khi đang tỏ tình

[vanhoamientay.com] Phải thật bình tỉnh khi tỏ tình các chàng trai ạ, không thì em sẽ ra đi và không bao giờ trở lại…

Một chàng trai tỏ tình với một cô gái, anh ta nói.

– Em có biết rằng anh…. yêu… yêu… em… em không?

– Vậy thì anh đi mà nói với nó!

Chàng trai luống cuống:

– Không… không phải, ý anh muốn nói là… anh anh… yêu… em…

– Vậy thì để anh ta nói với em…

– Không… không phải… anh muốn nói là… anh … yêu … em … em…

– Vậy thì anh đi mà nói với nó…

Chàng trai bực bội với giọng khó chịu:

– Trời ơi! là trời, không phải thế… anh muốn nói rằng… anh anh…yêu… em… em.

Cô gái cáu:

– Vậy thì để anh ta đi nói với nó.

st

3 quán cà phê lãng mạn ở Sài Gòn

[vanhoamientay.com] Những quán cà phê lãng mạn Country House, Story M hay Sorrento là những lựa chọn tối ưu của bạn cho cuộc hẹn bất ngờ với người mình yêu.

  1. Country House

Nếu có dịp đi đến đường Phan Văn Trị (quận Gò Vấp, TP.HCM), bạn sẽ khó mà bỏ qua được Country House, một quán café với kiểu kiến trúc phương Tây.

Bước qua cánh cổng nhỏ xíu của quán cà phê lãng mạn Country House là cả một thế giới sân vườn đầy màu sắc và thơ mộng. Những ai từng đến Country House đều dành tặng nhiều lời tốt đẹp cho quán. Country House trang trí bằng xe hơi cổ và các vật dụng khác như vespa, xe đạp, xích lô. Kiểu cách của quán như một xứ sở cổ tích, đặc biệt lung linh về đêm.

Mỗi không gian ở đây lại cho khách một cảm giác khác nhau: khu vực dưới mái hiên được bố trí bởi những chậu hoa kiểng treo trên cao và đặt trên bàn, trên tường ở mỗi bàn là một bức tranh nhỏ, khách sẽ được ngồi trên ghế sa lông êm ái cùng dãy bàn thấp. Khu vực ngoài trời được bố trí bởi các dãy bàn và ghế gỗ nằm xung quanh một hồ nước nhỏ chạy theo chiều dài của quán. Để tránh cái nắng nóng, Country House sử dụng khá nhiều dù và thiết bị phun sương, kèm theo là các quạt công nghiệp lớn. Tường gạch ở quán được lát bằng những viên đá cuội lớn, tạo cho khách cảm giác như đang ở trong một tòa lâu đài thu nhỏ. Đa dạng nhất phải nói đến là loại bàn ghế, từ các bộ sa lông đủ màu, các bộ ghế gỗ với các màu trắng, xanh, vân gỗ… đến các loại ghế giả kiểu thân cây được lót đệm. Đặc biệt nhất là Country House có cả một khu nhà bằng mô hình nằm bên trên thác nước. Khu vực phòng lạnh của quán cũng khá đặc biệt với lối vào có hình mái vòm tròn, bên trong là các dãy bàn với ghế salông hoa văn đủ màu sắc.

Quán rất đông khách, mọi người tìm đến chủ yếu vì danh tiếng và lời truyền miệng của người này qua người khác. Mỗi góc của quán là mỗi ý tưởng khác nhau, thích hợp cho những bạn mê chụp hình.

Địa chỉ: 18C Phan Văn Trị, phường 10, quận Gò Vấp. HCM

  1. Story M

Quán chắn chắn sẽ là nơi lý tưởng dành cho những ai đam mê sách, yêu âm nhạc và nghiện cafe. Quán cà phê Story M là sự pha trộn giữa nét hiện đại và cổ điển, là điểm hẹn quen thuộc của nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những ai say mê nghệ thuật.

Cảm giác đầu tiên khi vào quán là sự ấm áp lan tỏa, nhân viên của Story M khá nhiệt tình và thân thiện. Khách quan mà nói thì món ăn ở Story M không xuất sắc, nhưng bù lại đồ uống đa dạng và pha chế ngon.

Vào những ngày cuối tuần trong tiết trời cuối thu, còn gì thích hơn khi được nhâm nhi ly cà phê thơm lừng, và thả hồn theo tiếng nhạc du dương êm tai. Âm nhạc của quán được chọn lựa kỹ càng từ những bộ sưu tập âm nhạc chill-out tinh tế cũng như những album nhạc audiophile, và cả những bản nhạc Việt hay.

Tầng 1 của quán  là nơi dành cho những quyển sách ý nghĩa dạy cách làm người, bí quyết thành công trong cuộc sống cũng như cách phát huy năng lực bản thân. Bạn có thể bỏ túi thêm nhiều bí quyết cho riêng mình. Những quyển tiểu thuyết hay, câu chuyện tình yêu đôi lứa với nhiều thể loại khác nhau được cất giữ ở tầng 2.

Nhìn bên ngoài quán cà phê lãng mạn này bạn sẽ không mấy ấn tượng với Story M, nhưng bên trong lại rất dễ thương. Không nhất thiết phải đến cùng với người yêu, bạn có thể tận dụng Story M là nơi để gặp gỡ bạn bè tâm giao.

 Địa chỉ: 51 Trần Nhật Duật, quận 1. HCM

  1. Sorrento

 Vào những ngày đầu hẹn hò, bạn nên chọn cà phê Sorrento. Không gian quán yên tĩnh, bạn có thể tựa đầu vào vai ai đó và lắng nghe từng nốt nhạc vang lên.

Nếu đi vào buổi sáng, bạn sẽ thích mê hàng cây xanh mát mắt phủ kín bên ngoài quán. Quán trang trí nhiều hoa và thác nước tạo khung cảnh như lạc vào một khu rừng. Còn nếu đi vào ban đêm, những ngọn nến trên bàn sẽ khiến cho bạn và người yêu như sát lại gần hơn.

Thức ăn và đồ uống của quán khá ngon, đặc biệt tới đây bạn sẽ biết đến loại nước chế biến từ hoa vô thường. Lúc đầu có thể hơi chát, nhưng sau đó sẽ cảm thấy vị dễ chịu.

Địa chỉ: 91/6 Hòa Hưng, phường 12, quận 10. HCM


Món ăn vừa ngon vừa lạ từ nấm mối

Nấm mối là một đặc sản được thiên nhiên ban tặng cho con người. Do mọc trong tự nhiên nên nấm mối sạch, không độc, rất thơm ngon và bổ dưỡng. Nấm mối xào mướp hương vừa dễ chế biến vừa có vị ngọt tự nhiên ngon miệng. Cháo nấm mối nóng hổi cho những buổi chiều chuyển mưa.

Do mọc trong tự nhiên nên nấm mối sạch, không độc, rất thơm ngon và bổ dưỡng.

Nấm mối xào mướp hương

Nấm mối có hàm lượng dinh dưỡng tự nhiên, giúp tăng sức đề kháng, chống lão hóa và ức chế sự sinh trưởng của các virus. Từ giữa tháng 4-7 âm lịch hằng năm, khắp vùng miệt vườn Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh dẫn lên các khu đồn điền cao su, cây ăn trái Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, dọc dài các tỉnh Tây Nguyên đến tận miền cao Việt Bắc, nơi nào có gò mối đùn đất, nơi đó có thể tìm thấy nấm mối đâm chồi, sinh sôi từ meo nấm do nước miếng mối chúa kết hợp với vi sinh thực vật ươm mầm.

Nấm mối xào mướp hương

heo kinh nghiệm của người dân, nấm mối nhanh mọc cũng chóng tàn, vì vậy, để hái được những cây nấm mối còn nguyên, chưa nở xòe ra thì phải đi lúc trời chưa kịp sáng (khoảng 3-4h).

Nấm mối ăn mềm nhưng không bở, có vị thơm, ngọt ngon giống thịt gà nên còn có tên gọi khác là “kê nhục”. Nấm mối thường được chế biến thành nhiều món ăn ngon như nấu canh, xào, để khô dùng nấu các món ăn chay…

Nấm mối xào không đã ngon, khi kết hợp với các nguyên liệu khác hương vị thơm ngon lại tăng lên gấp bội. Chỉ cần một ít nấm mối thêm một quả mướp hương là bạn đã có món xào ngon miệng cho bữa cơm gia đình.

Nấm mối sau khi hái về được rửa sạch, cái lớn chẻ đôi, ngâm vào nước muối pha loãng trong vài phút, rửa lại bằng nước sạch rồi vớt ra để ráo là đã sử dụng được.

Cháo nấm mối nóng hổi

Thứ nấm không trồng được nên nhiều khi có tiền cũng khó mà mua. Nấm mối được xem là đặc sản quý, hiếm. Với vị ngọt dịu tự nhiên, mùi thơm đặc trưng, nấm mối làm được nhiều món ngon

Cháo nấm mối nóng hổi

Với những ngày mưa gió, món cháo nấm mối bốc khói chắc chắn là món ăn ngon miệng mà bạn không thể bỏ qua. Chế biến món cháo này không mất nhiều thời gian, nhưng bạn phải biết cách sơ chế nấm. Theo kinh nghiệm của người dân, để cháo có vị ngọt và thơm ngon như thịt gà, bạn không nên dùng dao thái nấm mà nên dùng tay xé. Nấm sau khi rửa sạch, dùng tay xé thành từng sợi vừa ăn. Phi thơm hành, cho nấm vào xào sơ qua với một ít gia vị cho thấm.

Đợi nồi cháo nở bung, cho nấm đã xào vào nấu sôi lại, nêm gia vị cho vừa ăn thì tắt bếp. Múc cháo ra bát, rắc lên trên ít hành ngò, tiêu và dùng khi còn nóng. Cháo nấm mối hấp dẫn người ăn vì vị ngọt tự nhiên của nó, dù không cần nước hầm xương, bột ngọt, hay đường mà vị ngọt thanh đến lạ lùng. Nó còn có giá trị dinh dưỡng cao, giúp thanh nhiệt, nhuận trường rất hiệu quả.

Ngoài ra, với hương vị đặng trưng mà các loại nấm khác không có được, lại dễ chế biến, nên người miền Tây có các món ăn đặc sản từ nấm mối.

Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!