Có thể bạn quan tâm

Đẩy côn mùa nước tràn đồng

Đẩy Côn – Giàn Côn là công cụ mà người dân Vùng Trũng Đồng Tháp Mười quê tôi mưu sinh vào mùa nước tràn đồng, chẳng biết nghề này có từ khi nào, chỉ biết người dân nơi đây xem đẩy côn là một nghề thực thụ suốt 20 năm qua.

Đẩy Côn – Giàn Côn là công cụ mưu sinh vào mùa nước tràn đồng

Lũ về, nước trắng xoá một vùng, mang theo phù sa bồi thêm cho đất và mang theo biết bao cá tôm hào sảng, tạm gát lại công việc đồng án, người dân quê tôi bắt tay vào một mùa mưu sinh mới, mùa đẩy côn bắt cá lóc đồng.

Nếu có dịp về với Vùng trũng vào mùa nước nổi, thưởng thức con cá lóc đồng nướng trui thơm phức, ngọt lịm, bạn có bao giờ thắc mắc những người nông dân dùng công cụ gì để bắt cá không?
Bạn sẽ cảm thấy vô cùng thú vị khi biết được suốt 20 năm qua người dân “săn” cá lóc trên những cánh đồng tràn nước là bằng đẩy Côn…

Đẩy cồn là hình thức đánh bắt hiệu quả

Đẩy Côn là công cụ không những giúp người dân mang lại nguồn kinh tế cao, mà còn góp phần bảo vệ nguồn sinh thái, chỉ bắt cá trưởng thành không bắt cá nhỏ như các công cụ khác.
Hiểu một các nôn na giàn côn là công cụ khua nước, khi chạm vào côn cá giật mình chúi xuống bùn, người dân sẽ quan sát vị trí cá chúi nhờ tim nước rồi dùng nơm bắt.
Côn được làm bằng những cọng sắt to bằng ngón tay út, có độ dài 1,5 m; một đầu côn được buộc vào một sợi dây nilông và được nối liền lại với nhau thành một hàng “rào sắt”, có khoảng cách từ 20 – 30 cm. Chọn hai cây tre dài, thẳng làm luồng côn, hai luồng côn được xếp theo hình chữ V đặt mở mũi xuồng. Mỗi luồng côn có chiều dài từ 12 – 15m. Để giữ cân bằng hai luồng côn cũng như điều chỉnh hai luồng côn cao hay thấp phụ thuộc vào cột trụ dựng đứng, có chiều cao khoảng 3 – 4 m để gánh hai luồng côn.


Khi bắt đầu đẩy côn, người ta chỉ cần mắc các côn vào luồng côn và điều chỉnh luồng côn cho phù hợp với mực nước. Sau đó người đẩy côn lên xuồng dùng xào đẩy xuồng đi tới. Khi đó, luồng côn cũng được kéo theo và cá va chạm với các côn sẽ chúi xuống đất, tạo thành bong bóng nước nổi lên mặt nước. Lúc này, người đẩy côn, chỉ việc dùng nơm bắt cá.

Đẩy côn thường bắt đầu vào lúc 6 giờ sáng, còn buổi chiều là khoảng 15 giờ, vì thời gian này nhiệt độ thấp, cá mới lên ruộng nhiều. Theo người dân vùng lũ, trong các loại hình đánh bắt cá thì dùng côn khá đơn giản, không tốn nhiều chi phí đầu tư nhưng hiệu quả, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân miền Tây. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được, vì để “săn” cá lóc đồng bằng đẩy côn cũng đòi hỏi phải có sức khỏe để lội trên đồng ruộng ngập nước, dầm mưa dãi nắng gần như suốt cả buổi. Đặc biệt, phải có tài quan sát bong bóng nước của cá, làm được điều này chỉ có những người nông dân tay lắm chân bùn sống giữa vùng sông nước, am hiểu tập tính của cá.

Đẩy cồn là hình thức đánh bắt hiệu quả

Mùa nước nổi cá về lũ lượt, đẩy côn là một nghề giúp người nông dân vùng lũ mưu sinh, đẩy côn không chỉ bắt được cá lóc mà còn bắt được cá trê, cá rô đồng, sống giữa thiên nhiên, chúng không to con, có nhiều kích cỡ, nhưng thịt thơm mềm có vị ngọt hậu là thứ đặc sản đồng quê giản dị mà đậm đà hương vị đến một cách kì lạ.

Đẩy côn không chỉ là công việc, hay dụng cụ bắt cá là đúng nghĩa hơn là “nghề”, nghề “săn” cá lóc đồng bằng đẩy côn xuất hiện ngày càng nhiều, nhưng đặc biệt là tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang và Vĩnh Long… Khi nước lũ về, những cánh đồng tràn nước trắng xóa, nghề đẩy côn của người dân vùng lũ miền Tây bắt đầu hoạt động nhộn nhịp.

Đẩy côn là một nghề giúp người nông dân vùng lũ mưu sinh

Cảm ơn những con nước về đã mang đến quê hương vùng trũng biết bao hào sảng, mang đến nét văn hoá đặt trưng chỉ có riêng ở Vùng, mang đến một miền ký ức vô cùng đẹp cho người con xa xứ như tôi.

F Band dùng khăn Piêu làm khố

[vanhoamientay.com] Việc nhóm F Band dùng khăn Piêu làm khố trong đêm bán kết X–Factor đêm 12.10 được các nhà nghiên cứu văn hóa cho là nhố nhăng, còn người Thái lên tiếng họ cần lời xin lỗi

Bán kết X – Factor – Nhân tố bí ẩn diễn ra đêm 12.10 là đêm của những tình khúc vượt thời gian hay những ca khúc mới được trình diễn.

Trong số những tiết mục đêm bán kết, F Band mang đến sân khấu sở trường mash – up các ca khúc với nhau. Đó là chuỗi các ca khúc nổi tiếng của hai nhạc sĩ Trần Tiến và Nguyễn Cường: Ngọn lửa cao nguyên, Còn yêu nhau thì về Buôn Mê Thuột, Đôi mắt Pleiku.

Ở tiết mục này, các thành viên F Band đã mặc áo của người Tây Nguyên cho phù hợp với tinh thần bài hát, nhưng điều đáng nói, là họ dùng chiếc khăn Piêu đội đầu của phụ nữ Thái Tây Bắc biến tấu thành chiếc khố đóng ở phía dưới, thay vì sử dụng một chiếc khố đúng trang phục của người Tây Nguyên.

Sự việc này khiến nhiều người thấy phản cảm, đặc biệt là những người Thái ở Tây Bắc hết sức phẫn nộ. Chị Tòng Thị Lan đã chia sẻ trên facebook nỗi bức xúc của mình: “Chúng tôi cần một lời xin lỗi!!! Khăn Piêu của người Thái không thể trở thành chiếc khố trong một chương trình truyền hình được!”.

Liên hệ với Ông Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam; giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hoá tín ngưỡng Việt Nam, ông cho biết, chiếc ‘khố’ mà các thành viên trong nhóm nhạc đóng thực chất là chiếc khăn Piêu của phụ nữ Thái.

Không thể lai căng bằng cách dùng chiếc khăn đội đầu của dân tộc này biến thể thành chiếc khố của dân tộc khác. Tôi không hiểu họ nghĩ gì khi kết hợp như vậy?’, ông Ngô Đức Thịnh nêu quan điểm.

Câu chuyện quanh chiếc khăn Piêu mang rất nhiều ý nghĩa, không chỉ là thước đo đánh giá người phụ nữ tài hoa siêng năng hay vụng dại, lười nhác, mà chiếc khăn Piêu còn là cầu nối đời sống tình cảm của các cô gái và chàng trai người dân tộc Thái.

Đây là một lỗi sai trầm trọng về kiến thức, nếu không muốn nói là sự phản văn hóa.

Liên hệ với một nhà nghiên cứu văn hóa tên tuổi, người đã từng có nhiều năm nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam, ông bức xúc: Một kênh truyền hình quốc gia, phát sóng một chương trình cho cả nước xem lại biến tấu trang phục một cách nhố nhăng là không thể chấp nhận được.

Đạo diễn Nguyễn Anh Tuấn, người từng có nhiều năm giảng dạy ở vùng Tây Bắc, đã xem trang phục phản cảm này là ‘tối kiến’:

“Chính xác đó là chiếc khăn Piêu đội đầu của phụ nữ Thái Tây Bắc, đưa làm vật trang trí của phục trang nam Tây Nguyên là bất nhã. Hơn nữa, nam Tây Nguyên truyền thống chỉ đóng khố, không hiểu ai đã có ‘tối kiến’ như vậy”.

Về phía công ty sản xuất chương trình X Factor, bà Mai Linh, phụ trách truyền thông chương trình của Cát Tiên Sa cho biết rất bất ngờ khi nhận được ý kiến phản hồi này. Bà Mai Linh hứa sẽ có trao đổi lại với ê kíp sản xuất trước khi có trả lời chính thức báo chí.

Theo VTC News

Nghề mở khoá – Giữ tròn chữ đạo

Nghề mở khoá, sửa khoá tưởng an nhàn nhưng hoá ra lắm thị phi và cám dỗ. Chỉ cần một thoáng nhận định sai lầm hay loá mắt vì tiền là người thợ mở khoá sẽ bị kẻ xấu lợi dụng tiếp tay làm điều trái đạo. Do đó, ngoài cái tâm trong sáng, người thợ mở khoá còn phải luyện con mắt tinh tường để phân biệt người ngay, kẻ gian.

Nghề mở khoá, sửa khoá tưởng an nhàn nhưng hoá ra lắm thị phi và cám dỗ

Là người thợ mở khoá đầu tiên ở Cà Mau còn theo nghề cho đến bây giờ, ông Trần Văn Xê (Ba Xê), 67 tuổi, tuyên bố rằng, bất cứ loại ổ khoá nào trên đời này ông cũng có thể mở được, kể cả khoá tủ sắt đời mới nhất của ngân hàng hay ô-tô xịn. Tuy nhiên, nghề này thường bị kẻ gian lợi dụng, chỉ cần một chút bất cẩn là trở thành đồng phạm. Chính vì thế mà người thợ sửa khoá rất dè dặt trong truyền nghề, thậm chí khi thấy con, cháu không đứng đắn, chững chạc thì cũng tuyệt đối không truyền nghề.

Giữ đạo nghề là trên hết

Dưới chân cầu Cà Mau (phường 2, TP Cà Mau), có gần chục gian hàng sửa khoá nằm san sát nhau nhưng không hề có cảnh giành giật, gọi mời. Khách hàng vào gian hàng nào, chủ gian hàng đó tiếp. Thậm chí ổ khoá mới quá, họ còn trao đổi với nhau và tìm cách mở. Bởi lẽ, chủ nhân các gian hàng sửa khoá đều là đệ tử của bậc thầy mở khoá Ba Xê.

Kinh tế ngày càng phát triển, của cải ngày càng có giá trị và kéo theo ý thức bảo vệ tài sản của người dân ngày càng cao. Nắm bắt thị hiếu này, nhà sản xuất càng ngày càng nâng cao tính bền vững của ổ khoá. Họ thay thế ruột khoá bằng bi sang thép ống, thép lá; chìa khoá chuyển từ dẹp sang tròn hay trái khế; nguyên liệu sản xuất ổ khoá ngày càng cứng cáp hơn và che chắn đủ chiều theo dạng “chống cưa, chống cắt”. Tuy nhiên, theo ông Ba Xê, cái khó của nghề mở khoá là làm thế nào để giữ được đạo đức nghề nghiệp, không dao động trước đồng tiền mà tiếp tay kẻ xấu. Còn tất cả các ổ khoá dù bền vững đến đâu cũng chế tạo theo nguyên lý sắp xếp bi, thép miếng và mở bằng chìa, nếu có thời gian nghiên cứu thì người thợ vẫn mở được. Thậm chí chìa khoá xe hơi dài gần 10 phân và khoá cửa bằng điện thì người thợ vẫn có cách “trị”.

Vén ống quần Tây để lộ ra chiếc chân giả, ông Ba Xê kể đó là nguyên nhân khiến ông dính với nghiệp thợ sửa khoá. Ông Ba Xê hành nghề mở khoá từ năm 25 tuổi, ngay sau khi bị tai nạn mất 1 chân, bế tắc trong cuộc sống. Học nghề ở Cần Thơ mất 3 tuần, sau lên Sài Gòn nâng cao trình độ ở cửa hiệu khoá Hậu Ký thêm 2 tháng, ông về Cà Mau cùng Tâm Râu và ông Năm Chìa Khoá là 3 người làm nghề mở khoá đầu tiên ở Cà Mau.

Ông Ba Xê tự hào bảo rằng, nhóm của ông đã giữ được nguyên tắc nghề nghiệp cho đến khi 2 người bạn thân giải nghệ và ông cũng tự mãn với bản thân khi chưa lần nào bị đồng tiền cám dỗ.

Bằng nghề này, ông Ba Xê đã nuôi sống vợ con từ 42 năm qua. Các đệ tử của ông, người dốt chữ, người tật nguyền, cùng đường mưu sinh… tính ra đã có vài chục người được ông truyền nghề rồi về lập thân, lập nghiệp, sống thảnh thơi, không lo đói khát. “Mới cho “xuống núi” 1 đệ tử ở Tân Thành, TP Cà Mau. Nó tên Tèo, bị tai nạn giao thông dập nát 1 chân. Số mạng nó giống hệt tôi. Hôm mùng 3 Tết qua đây thăm tôi hào hứng lắm, cho hay đã mở được cái tiệm rồi”, ông khoe.

Hầu như các thợ sửa khoá đều ít nhất 1 lần trong đời gặp kẻ gian yêu cầu mở khoá, làm chìa. Tuỳ theo trường hợp mà từ chối nhưng có điều luật “bất thành văn”, những người thợ sửa khoá mà chúng tôi gặp đều không nhận làm chìa khoá theo mẫu in trên cục bột, sáp ong hay vẽ trên giấy…

Cạm bẫy bủa vây

Dù rất cẩn trọng cũng như không ngừng răn dạy học trò, nhưng gần đây, chính 2 đệ tử của ông Ba Xê vẫn không tránh được tai nạn nghề nghiệp. Họ bị Công an tỉnh mời tới mời lui nhiều lần, diễn đi diễn lại để công an làm hiện trường 1 vụ mở khoá thiếu minh bạch ở phường 4, TP Cà Mau.

Chuyện xảy ra vào tháng 6/2013 khiến thầy trò Ba Xê bị người ta bàn luận xôn xao về đạo đức. Ông Ba Xê kể, ngày hôm đó, ông không ra quản cửa hàng mà giao cho 2 đệ tử tên Khang và Thái. Chiều đó, có người đến kêu hai người họ đi mở két sắt ở phường 4, TP Cà Mau. Ðến nơi, thấy két sắt trong phòng gia chủ, lại có khoảng 5-6 người nhà vừa xem vừa quay phim lại quá trình mở khoá nên 2 anh thợ không một chút mảy may, nghi ngờ. Xong việc, được người ta trả công 400.000 đồng, 2 anh thợ hồ hởi kéo nhau đi nhậu chơi.

Hơn tháng sau, công an đến mời cả hai về điều tra. Ðến lúc này, 2 đệ tử của ông Ba Xê mới ngỡ ngàng khi biết két sắt đó được khiêng về từ nhà người khác. Họ buồn rầu mấy tháng, bị sư phụ gõ đầu trách mắng không giữ nguyên tắc nghề nghiệp. Ông Ba Xê phân tích, lẽ ra trong tình huống đó, đệ tử của ông phải đề nghị mời chính quyền địa phương đến chứng kiến, làm vậy để bảo vệ khách hàng, vừa tránh phiền phức cho mình về sau.

“Có khi nào mấy thằng ăn trộm nhờ ông mở khoá giùm không?”. Không cần suy nghĩ, ông Ba Xê nhìn thẳng vào chúng tôi và nói: “Sao không! Thậm chí tụi nó còn nói thẳng, chia cho tôi bao nhiêu phần trăm trong vụ “nhập nha” đó. Nhưng tôi không bao giờ làm bậy đâu!”.

Ông kể, cách đây 6 năm, có 4 người đàn ông đi xe hơi từ tỉnh Kiên Giang qua thoả hiệp với ông 1 vụ mở két sắt của 1 công ty. Ông Ba Xê được cam kết sẽ có xe hơi đưa về tận nhà và thưởng 100 triệu đồng nếu mở thành công. Ông không do dự mà từ chối ngay tức khắc, bảo cho 1 tỷ đồng cũng không làm. “Bình thường, chẳng có ai bỏ ra số tiền lớn như vậy để nhờ mở khoá cả. Không cần quan sát hay nghĩ ngợi nhiều, nghe qua là biết phi vụ đen tối rồi”, ông Ba Xê quả quyết.

Cách đây hơn 2 tháng, có 1 phụ nữ đẫy đà đến tiệm của ông Ba Xê nói thẳng nhờ giúp mở két sắt để lấy trộm tiền của mẹ chồng, hứa sẽ trọng thưởng. Ông giận run người, đuổi thẳng cô này ra khỏi tiệm của mình lập tức.

Ông Ba Xê cho biết, điều đáng tiếc nhất trong suốt 42 năm làm nghề sửa khoá là nhận lầm 1 học trò nhưng đó lại là người đệ tử mà ông đánh giá sáng dạ nhất. Ðó cũng là người học trò đầu tiên của ông. Anh ta tên Bảo, thường gọi là Một. Chỉ vài hôm theo học, anh ta dường như thuộc hết bí quyết của thầy. Một sáng đẹp trời, khi hai thầy trò đang ngồi ăn sáng thì công an đến còng tay Một đưa đi. Ông Ba Xê ngớ người khi nghe giải thích học trò cưng của ông chính là thủ phạm trong vụ trộm động trời tại tiệm thuốc bắc Bảo An Ðường tối qua. “Nó mở được tất cả cửa trong nhà thuốc này để đồng bọn vơ vét sạch sẽ. Sau khi đãi tôi chầu ăn sáng, nó bị cảnh sát hình sự tóm cổ, ở tù hết 7 năm. Mình rút ruột dạy đạo đức nghề, đứa nào theo được thì ăn nên làm ra, đứa nào phản nghề thì coi như xong đời”, ông Ba Xê đúc kết.

Tự chặt tay vì giúp nhầm kẻ gian

Ông Ba Xê và các lão làng trong nghề thợ khoá Cà Mau vẫn hay ngồi nhắc nhau, nhắc các đệ tử câu chuyện chặt bỏ lóng tay của ông Sáu Khoá ở Cần Thơ. Thời đó, trước năm 1975, ông Sáu Khoá là thợ có tiếng khu vực Hậu Giang. Ông được người đàn ông nhờ đến nhà mở két và được thưởng hậu. Nhưng sau đó, ông bị toà án kết án 6 tháng tù treo vì cái tội đồng phạm với ông chồng trộm cắp tài sản riêng của bà vợ. Khi bị tuyên án xong, ông Sáu Khoá về nhà chặt liền 1 lóng tay ngón trỏ trái để nhớ đời. Ông thề nếu không đủ vợ, đủ chồng thì nhất định phải có công an ông mới mở khoá tủ sắt.

Cách làm đậu bắp nhồi cá thác lác nướng

Cá thác lác là loài cá nước ngọt đặc tính thịt cá dẻo, dai có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như: chả cá thác lác chiên hoặc hấp, dồn khổ qua, chiên giòn… Đậu bắp nhồi cá thác lác nướng là món ăn rất dễ thực hiện nhưng lại rất ngon.

Đậu bắp nhồi cá thác lác nướng

Nguyên liệu thực hiện

– 300g chả cá thát lát, bạn có thể dùng cá file rô phi, hay cá ba sa xay thật nhuyễn để làm chả

– 100g thịt nạt heo xay
– Đậu bắp
– Muối, tiêu, hành lá và hạt nêm
– Tương ớt ăn kèm.

Cách làm đậu bắp nhồi cá thác lác nướng

– Cá thác lác được nạo bằng muỗng, bạn có thể mua chả cá trộn với thịt nạt heo xay, tỷ lệ là 1 thịt – 3 cá, ướp gia vị muối, tiêu, hạt nêm, một chút dầu ăn và hành thái nhỏ. Dùng thìa lớn quết đều, quết càng lâu thịt cá càng dai.

– Có khi người ta làm sạch cá rồi băm nhuyễn cả thịt lẫn xương để làm món ăn cho trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai và sau khi sinh, người mới ốm dậy, người cao tuổi gầy yếu.

– Đậu bắp rửa sạch, dùng dao xẻ dọc giữa thân đậu. Móc bỏ hột, ngâm đậu vào nước đá lạnh để đậu ra bớt chất nhờn. Ngâm tầm 30 phút.

– Ớt ra để ráo, dùng thìa múc từng thìa chả cá nhồi vào giữa bụng đậu bắp.

– Khuôn có lót giấy nướng, xếp từng miếng đậu bắp đã nhồi cá vào khuôn. Đem nướng ở lò ở nhiệt độ 180 độ C từ 20 đến 30 phút, hoặc nướng trên than.

– Bề mặt chả cá vàng đều mặt, lấy ra dùng nóng.

Đậu bắp nhồi cá thác lác nướng

Bạn có thể đem chiên đậu bắp nhồi chả cá hay hấp cũng ngon.

Về đất công tử Bạc Liêu ăn bánh tằm bì

[vanhoamientay.com] Ngoài món bánh củ cải nổi tiếng thì bánh tằm bì là món ăn mà du khách không nên bỏ qua khi đến thăm vùng đất công tử Bạc Liêu.

Hãy bắt đầu một ngày du ngoạn Bạc Liêu bằng món bánh tằm bì độc đáo và lạ miệng của người dân ở đây. Đây là một món ăn dân dã nên bạn có thể thưởng thức món ăn từ gánh hàng rong, quán vỉa hè hoặc trong một ngôi chợ nào đó bất kỳ. Tuy là món ăn phổ biến nhưng hầu như không ai biết món ăn này có từ lúc nào, vì sao có tên gọi đó?… Trong những câu chuyện vui của người dân ở đây, sở dĩ có tên gọi như vậy vì sợi bánh tằm nhìn giống con tằm, ăn với bì nên có tên gọi là bánh tằm bì.

Mặc dù không biết chắc về tên gọi và nguồn gốc nhưng món ăn với sợi bánh làm từ bột gạo, ăn kèm với bì, rau cùng nước cốt dừa… với vị vừa mặn vừa ngọt đã làm mê mẩn biết bao nhiêu du khách khi lần đầu ăn món này. Tuy là món ăn bình dân, nguyên liệu không có gì đặc biệt nhưng để có được một đĩa bánh tằm bì thơm ngon, béo ngậy đòi hỏi không ít công sức của người bán.

Sợi bánh chính là thành phần quan trọng nhất của món ăn. Một đĩa bánh tằm bì được đánh giá là ngon khi sợi bánh phải trắng muốt, mềm, dai và không bị đứt đoạn. Để làm được điều đó thì khâu nhồi bột là quan trọng nhất, bột gạo được pha với bột năng theo tỷ lệ nhất định rồi nhồi với nước sôi. Nhồi bột đến lúc bột mềm, mịn, dẻo mà không dính tay là được. Bột được chia thành từng viên nhỏ, dùng tay se viên bột thành những sợi tròn dài. Ngày nay, nhiều nơi bán bánh tằm bì thường cán bột thành từng lát mỏng, rồi thái thành sợi như bánh canh. Cách làm này tuy nhanh nhưng sợi bột sẽ không đẹp và không dai bằng.

Sau khi làm xong, cho sợi bánh vào nồi luộc chín. Xả lại với nước lạnh nhiều lần rồi để ráo. Tiếp đến trộn bánh với ít dầu ăn để những sợi bánh không dính vào nhau. Ngoài sợi bánh thì bì và nước cốt dừa ăn kèm cũng quan trọng không kém. Bì được thái thành từng sợi mỏng đều nhau, trộn với thịt nạc thái sợi và thính gạo vừa giòn vừa bùi.

Nước cốt dừa của món ăn này rất đặc biệt, người bán phải tỉ mỉ pha chế làm sao để nó vừa mặn vừa ngọt, béo nhưng lại không ngấy. Nước cốt dừa được nấu với lửa thật nhỏ, trong khi nấu phải canh để nước dừa không sôi bùng lên, chỉ hơi lăn tăn là được. Tiếp đến hòa tan ít bột năng (hoặc bột bắp) rồi cho vào nước cốt dừa, nêm gia vị mặn ngọt là được.

Ngoài ra, bánh tằm bì còn có giá chần, mỡ hành cùng dưa leo, các loại rau thơm thái nhỏ, có nơi còn có thêm cà rốt, củ cải thái sợi ngâm chua…. Bánh tằm bì được cho vào một chiếc đĩa, bì cho lên trên, tiếp đến là các loại rau, rưới đều nước cốt dừa lên rồi mang cho thực khách. Khi ăn món này, thực khách trộn lẫn các thành phần lại với nhau, nếu chưa vừa miệng thì có thể chan thêm ít nước mắm ngọt được chủ quán chuẩn bị sẵn.

Tuy chỉ là món ăn sáng dân dã của người dân ở đây nhưng đĩa bánh tằm bì vừa có vị mằn mặn, vừa hơi ngọt được hòa quyện vào nhau một cách rất hài hòa chắc hẳn sẽ là điều bất ngờ và thú vị cho những thực khách lần đầu tiên thưởng thức món ăn này.

Theo Vnexpress

Đậm đà bún cá Kiên Giang

Kiên Giang không những nổi tiếng với địa danh mang tên “hòn ngọc biển đông” mà khi đến Kiên Giang bạn đừng quên thưởng thức món ăn đặc sản nơi đây. Bún cá Kiên Giang là một trong những món ăn góp phần tạo nên tên tuổi của vùng đất này.

Đậm đà bún cá Kiên Giang

Dù chỉ là món ăn bình dân nhưng khi thưởng thức chắc người ăn sẽ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác bởi hương vị tuyệt vời mà món bún cá này mang lại.

Bún cá Kiên Giang có nguyên liệu là những con cá lóc béo tròn trên các dòng sông, đồng ruộng. Cá đồng sẽ cho thịt thơm, dai và có vị ngọt chứ không mềm và bở. Bởi lẽ chọn cá là một trong những phần cực kỳ quan trọng để có thể nấu thành một món bún ngon.

Cá làm sạch rồi cắt thành 3 khúc, phần đầu phải làm cho thật kỹ, khéo léo tách đầu ra sao cho dính nguyên cả bộ đồ lòng cá. Làm sạch bao tử, rồi dùng muối rửa thật sạch vì nếu không sạch thì còn tanh, mất ngon, cẩn thận đừng để vỡ mật và gan cá.

Cá luộc chín, sau đó gỡ riêng phần thịt, xương rồi giã nát, cho vào túi lưới thả vào nồi ninh chung với các loại cá nhỏ để lấy nước dùng. Chính nhờ quá trình này nên nước dùng bún cá luôn có vị ngọt thanh tự nhiên.

Tô bún cá Kiên Giang còn hấp dẫn người ăn nhờ phần trứng cá được đánh tơi vàng ươm trên bề mặt. Vào mùa cá không có trứng, trứng cá sẽ được thay thế bằng lòng đỏ trứng gà pha với tôm tươi bằm nhuyễn, đánh tơi và hấp chín.

Trong tô bún cá Kiên Giang không thể thiếu loại tép đất, hoặc tép bạc. Tép đem rửa sạch, lột vỏ, bỏ đầu, ướp chút muối, một ít tiêu, tỏi… phi tỏi mỡ cho thơm, bỏ tép vào rim nhỏ lửa để tép săn lại, cuộn tròn vàng ươm, thơm lừng

Người có tay nghề nấu nước lèo, khi ăn vào bạn vẫn có thể cảm nhận được vị ngọt và vị mặn rất hấp dẫn.

Món ăn không chỉ đẹp mắt mà còn ngon miệng. Đơn giản là vậy mộc mạc là vậy nhưng khi thưởng thức chắc chắn bạn sẽ cảm thấy bị mê hoặc

Khi thưởng thức món ăn này không thể thiếu đĩa rau sống cùng chén nước mắm ớt nguyên chất đậm đà. Những dư vị ngọt ngào, thơm thơm từ các nguyên liệu sẽ khiến bạn khó có thể quên.

“Ai về Rạch Giá, Kiên Giang

Ăn tô bún cá chứa chan tình người”.

Đậm đà bún cá Kiên Giang


Bánh lọt nước cốt dừa Cần Thơ

Có những món ăn tưởng chừng rất “quê” đã trở thành món “độc” và khó tìm ở nơi phố thị. Bánh lọt nước cốt dừa là món ăn vặt mà Văn hóa miền Tây muốn nhắc đến… Một ngày nắng nóng thưởng thức 1 ly bánh lọt nước cốt dừa thì còn gì ngon bằng.

Một ngày nắng nóng thưởng thức 1 ly bánh lọt nước cốt dừa thì còn gì ngon bằng

Trong ký ức tuổi thơ của tôi, có 2 loại bánh lọt mà mẹ vẫn hay làm, bánh lọt mặn thường ăn cùng nước lèo có tôm – thịt giống như bánh canh, còn bánh lọt ngọt thì ăn cùng nước đường và nước cốt dừa. Đất Cần Thơ nổi tiếng có bánh lọt lá cẩm với màu tím lấy từ lá cẩm nhưng xanh lá dứa thì thông dụng hơn.

Bánh lọt Cần Thơ từ xưa đã nổi tiếng là ngon. Nhưng rất ít thấy ai bán ngoài phố. Tưởng chừng như các loại bánh, hay chè truyền thống đã không còn để nhường chổ cho các thứ bánh Tây như donut, su que, tiramisu…

Bánh lọt Cần Thơ từ xưa đã nổi tiếng là ngon

Không hẳn vậy, vẫn còn những không gian riêng dành cho món bánh ngon lành này, đó là những quán cốc vỉa hè hay trên những chiếc xe đẩy do các dì, các cô từ miền Tây lặn lội lên đây bán vì cuộc sống mưu sinh.

Cũng như bao loại bánh cổ truyền của người Việt, người làm bánh đều mua gạo tẻ về rồi xay lấy bột chứ không phải làm từ bột khô có sẳn ngoài chợ, vì làm từ bột xay nhà sẽ ngon hơn rất nhiều.

Bánh lọt đúng vị cổ truyền thì rời từng sợi bánh rời, mềm mại và nhỏ nhắn, thơm mùi lá dứa. Nếu bánh có pha quá nhiều bột năng thì sẽ dai và hơi cứng, sợi dày và dài rất thô lại dính chùm. Màu xanh dờn của chất hóa học chứ không xanh rêu như màu tự nhiên của lá dứa.

Bánh lọt đúng vị cổ truyền thì rời từng sợi bánh rời, mềm mại và nhỏ nhắn, thơm mùi lá dứa

Món bánh lọt chỉ đơn giản gồm bánh lọt màu lá dứa, nước cốt dừa trắng thật đặc và béo, nước đường thắng sóng sánh màu vàng mật. Khi ăn sẽ trộn tất cả chung vào một ly thêm nước đá.

Thật ra bánh lọt vốn chỉ có vậy thôi. Nhưng dân Sài Gòn thường có thối quen thêm hay bớt một vài thứ so với nguyên mẫu, nên người bán cho thêm hạt lựu, sương sa và đậu xanh nhuyễn để món ăn thêm thú vị hơn.

Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!