Có thể bạn quan tâm

Cẩm nang du lịch Sóc Trăng

Với những cánh đồng lúa mênh mông, vườn cây trái trĩu quả và nền ẩm thực phong phú, du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị khi về với miền sông nước Sóc Trăng.

Cẩm nang du lịch Sóc Trăng

Sóc Trăng được coi là một trong những thành phố đẹp và thơ mộng ở Đồng bằng sông Cửu Long, với sự giao thoa của ba nền văn hóa Kinh, Hoa, Khmer. Những thông tin dưới đây hi vọng bạn sẽ có một chuyến du lịch Sóc Trăng ấn tượng.

Thời tiết

Ở Sóc Trăng có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Du khách có thể đến Sóc Trăng vào bất kỳ mùa trong năm nhưng vào dịp tháng 11, bạn sẽ có cơ hội tham gia vào lễ hội đua ghe ngo rất hấp dẫn và sôi động.

[adsres]

Phương tiện

Cách TP HCM khoảng 240 km, du khách có thể chọn đi bằng ôtô tự lái, xe khách hay một chuyến phượt bằng xe máy cũng khá dễ dàng vì đường xá thuận lợi. Thời gian đi mất khoảng 6 tiếng.

Các điểm tham quan

Lễ hội Ooc Om bok và đua ghe

Vào tháng 9 âm lịch hàng năm, người dân ở đây sẽ thả đèn nước, một hoạt động quan trọng trong lễ hội Ooc Om bok và đua ghe ngo. Đèn nước thường là một chiếc bè làm từ cây chuối hoặc tre được lắp ghép thành chiếc thuyền với nhiều hoa văn trang trí lộng lẫy bên trong thắp nhiều đèn cầy. Lễ vật cúng thường là gạo, muối và các loại sản vật và trái cây, người dân cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ hội này luôn hấp dẫn khách du lịch.

Lễ hội Ooc Om bok và đua ghe ngo

Các di tích lịch sử: chùa Dơi, chùa Đất Sét…

Ở Sóc Trăng có rất nhiều các công trình kiến trúc cổ xưa mang đậm dấu ấn lịch sử như chùa Tầm Vu có niên đại gần 350 năm, với công trình kiến trúc nghệ thật độc đáo đặc trưng của người Khmer nam bộ. Ngoài ra còn có chùa Dơi, chùa Đất Sét…

Khu căn cứ tỉnh ủy

Được xây dựng trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Toàn khu di tích được đặt trong rừng tràm với tổng diện tích 20.000 ha, được bao bọc bởi một hệ thống sông ngòi, xung quanh là cây lá xanh mướt.

Bảo tàng Khmer

Trưng bày nhiều hiện vật quý, phản ánh đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của người Khmer qua nhiều thế hệ như: trang phục, kiến trúc nhà ở, chùa chiền, nhạc cụ.

Bảo tàng Khmer

Chợ nổi ngã năm

Là giao điểm của năm con sông đi năm ngả, rất nhộn nhịp. Du khách sẽ được tìm hiểu lối sinh hoạt của người dân với cảnh mua bán sầm uất trên xuồng ghe. Đây là dịp để bạn thưởng thức những trái cây đặc sản của miền sông nước.

Vườn cò Tân Long

Nơi trú ngụ của hàng nghìn con cò và một số loài chim trong một khu vườn rộng lớn. Thú vị nhất là sáng sớm hay chiều về được ngắm những cánh cò bay lượn, tận hưởng không gian yên bình.

Khu du lịch sinh thái Cồn Mỹ Phước

Du khách sẽ được thưởng thức những loại trái cây như nhãn, chôm chôm, măng cụt… ở những vườn cây trái xum xuê trên đất cù lao sông Hậu, khám phá cuộc sống sinh hoạt của người dân miệt vườn.

Món ngon

Bún nước lèo Sóc Trăng

Bún nước lèo Sóc Trăng nổi tiếng ở Sóc Trăng nhờ sự kết hợp trong cách dùng nguyên liệu khiến hương vị không giống bất kỳ miền đất nào. Nước dùng được nấu từ dừa, sả, và một số loại mắm của người Khmer. Điểm trên bát bún là thịt lợn thái mỏng, tép, cùng ít gia vị như ớt, các loại rau.

Bún nước lèo Sóc Trăng

Bún gỏi dà

Giá và bún được trụng trong nước súp đậm đà rồi cho vào tô, thêm thịt ba chỉ thái sợi, tép, chút tương mặn và ớt bằm, ăn kèm xà lách và rau thơm. Điều khiến du khách không thể quên ở món ăn này là cách làm nước dùng gồm me chua, tương mặn khiến nước dùng rất đậm đà.

Bún vịt nấu tiêu

Thịt vịt ướp với tiêu cùng các gia vị khác rồi nấu sơ qua, đổ vào nước dùng được ninh bằng xương và nước dừa tươi, ăn kèm giá đỗ, rau muống bào, bắp chuối bào, rau quế… rất hấp dẫn.

Mì sụa

Mì sụa được chế biến bằng nguyên liệu chính là đậu nành nên cọng mì có màu vàng óng. Người ta có thể chế biến mì sụa xào cùng các loại rau, nấm và hải sản hay thịt lợn, gà chấm với nước tương hoặc nước mắm giấm ớt. Còn mì sụa ngọt thường được nấu chè với trứng gà luộc có vị ngọt rất lạ miệng.

Bò nướng ngói

Rrước đây người ta dùng miếng ngói cong bằng đất nung để nướng thịt bò, về sau miếng ngói được thay bằng miếng thiếc tráng inox dày.

Bò nướng ngói

Cháo lòng Bưng Cóc

Được nấu bằng gạo ngon với cật, tim, gan, cuống họng, cuống phổi… Tuy nhiên, nét độc đáo của cháo lòng Bưng Cóc chính là món dồi heo được chế biến để ăn kèm.

Cháo cá lóc rau đắng

Gạo, cá lóc và rau đắng được chế biến thành món ăn đặc trưng vùng miền. Vị cá đồng thơm ngọt kết hợp với rau đắng và vị nước mắm đậm đà, chua thanh của chanh rất quyến rũ.

Quà tặng

Bánh Pía

Có hương vị thơm ngon rất đặc trưng, đó là mùi thơm của sầu riêng, vị béo ngậy của trứng vịt muối, vị ngon bùi của đậu xanh, khoai môn, và vỏ bánh nướng vàng giòn tan.

Bánh Pía

Bánh cống

Có vỏ làm từ bột gạo, bột đậu nành và trứng, còn nhân bánh là thịt heo băm ướp gia vị và trộn với củ hành tím xắt nhỏ và một ít đậu xanh hấp.

Bánh cống Sóc Trăng

[vanhoamientay.com] Nhắc đến Sóc Trăng người ta không chỉ nhắc đến bánh Pía mà còn một loại bánh cũng rất hấp dẫn người ăn đó chính là bánh cống Sóc Trăng

Mỗi địa phương có thể có cách chế biến đôi chút khác nhau. Tuy nhiên, đến Sóc Trăng, thực khách muốn được thưởng thức loại bánh cống ngon nhất phải tìm đến chợ ven lộ Xoài Cà Nã (Đại Tâm – Mỹ Xuyên), cách thị xã Sóc Trăng khoảng 8km.

Cách làm bánh cống không phức tạp, tất cả phụ thuộc vào bàn tay khéo léo của người đầu bếp trong cách chọn nguyên liệu, pha chế bột, đổ bánh đều và đẹp.

Chiếc khuôn làm bánh cống tròn nhỏ hơn miệng ly uống cà phê đá, chiều cao khoảng 20 cm. Vỏ bánh được làm từ bột gạo tẻ, người làm bánh phải chọn thứ gạo tốt nhất, phải là gạo lúa mùa thơm ngon, sau đó đem ngâm hai đêm rồi mới xay, xay xong lại pha nước muối loãng, ngâm cùng với bột trong cùng một cái hũ khoảng từ một đến hai đêm nữa. Có như thế, vỏ bánh mới đảm bảo yêu cầu. Nhân bánh cống có thành phần gồm tôm, thịt băm, đậu xanh nguyên hạt đã nấu chín, trứng gà. Bí quyết bánh ở đây ngon là thịt heo băm được trộn với củ hành tím – một loại nông sản trồng rất nhiều ở ven biển thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng). Mùi củ hành trong chiếc bánh sau khi chiên chín hòa quyện với rau sống ăn kèm rất ngon.

Để làm ra một chiếc bánh cống người bán sẽ múc một ít bột cho vào chiếc cống, sau đó là một lớp đậu xanh, thịt băm trộn củ hành tím và phủ lên trên cũng bằng một lớp bột. Trên cùng vài con tép luộc chín.

Cách ăn bánh tương tự bánh xèo, bánh ăn kèm rau sống và chấm nước mắm chua. Trong đĩa rau sống có xà lách, rau rơm, húng lủi, diếp cá,vài lá bắp cải sống. Lá cải sau khi được tách ra khỏi bắp cần thiết ngâm nước muối có ít nước đá để giúp lá cải được giòn.

Món nước chấm cho món bánh cống Sóc Trăng cũng khá đặc trưng, phải là nước mắm chính hiệu cá cơm Phú Quốc, gừng cay nồng giã nhỏ, chanh chua thanh thanh đặc trưng.

Bánh cống Sóc Trăng tuy đơn giản nhưng ít nơi nào có thể bắt chước được bởi đó là món ăn truyền thống độc đáo mà cũng độc quyền của miền đất Sóc Trăng.

Băng Tâm tổng hợp

10 món ăn hấp dẫn ở quê hương công tử Bạc Liêu

[vanhoamientay.com] Nếu bạn có dịp ghé thăm quê hương công tử Bạc Liêu, một vùng đất sông nước mênh mông và tươi đẹp  thì đừng nên bỏ lỡ những món ăn này nhé, bánh tằm, bún bò cay hay lẩu mắm…

Bạc Liêu không chỉ nổi tiếng với chàng công tử đốt tiền để “tán” gái, sân chim rộng lớn hay nhà cổ Tòa tham biện, vùng đất thuộc Đồng bằng sông Cửu Long này còn sở hữu nền ẩm thực phong phú và tươi ngon, bổ dưỡng. Nhiều du khách khi đến đây đều say mê khám phá.

  1. Lẩu Mắm

Nơi đây, người dân thường chế biến món lẩu này từ mắm cá sặc cùng nước dừa tươi, sả và tỏi phi thơm ngào ngạt. Lẩu mắm ăn kèm thịt ba chỉ, các loại cá lóc, cá ba sa… và rau cần, rau muống, mồng tơi, cải tím, ngó sen, bông so đũa, lục bình…

  1. Bánh tằm 

Là một trong những món ăn đặc trưng  miền Tây, bất kỳ du khách nào khi đặt chân tới Bạc Liêu đều nhất định muốn thử bánh tằm bì. Bánh được làm từ bột gạo khuấy chín, se thành sợi sau đó đem hấp, ăn cùng xíu mại, bì và thịt nạc luộc cắt sợi, đậu phộng rang giã nhuyễn, dưa chuột thái nhỏ, rau sống… Bánh tằm ở thị trấn Ngan Dừa là nổi tiếng nhất.

  1. Nhãn

Nhãn là một trong những đặc sản địa phương nổi tiếng, vị thanh ngọt và hương thơm quyến rũ. Nơi có nhiều nhãn ngon là những khu vườn tại xã Hiệp Thành – đây cũng là điểm du lịch thu hút khách thập phương ở Bạc Liêu.

  1. Bánh xèo

Thương hiệu được nhiều người biết đến khi tới Bạc Liêu chính là bánh xèo A Mật, nhân làm từ hành lá cắt nhỏ, những con tôm đỏ âu cùng hành tây thái mỏng, đậu xanh chín mềm và vài sợi củ sắn. Món này ăn kèm rau sống và chấm mắm ớt chua ngọt.

  1. Bún bò cay

Dù mang vị đặc trưng của miền Trung, bún bò cay lại là món ăn dân dã với những con người nơi đây. Nguyên liệu một bát bún gồm thịt bò nấu cùng sa tế, bún trắng ăn kèm rau thơm, giá. Một trong những địa điểm bán bún cò cay ngon là Phường 5.

  1. Bún nước lèo

Đến vùng đất cực nam của tổ quốc, bạn sẽ thấy bún nước lèo được bán ở khắp nơi, từ những gánh hàng rong đến các quán ăn gia truyền nổi tiếng. Nước lèo ngon phải nấu trong nồi đát để giữ vị ngọt của tôm, cá, nước dừa và dậy mùi thơm từ mắm. Bún ăn kèm bắp chuối thái mỏng, giá, húng quế… Một số nơi còn ăn thêm mực tươi, thịt lợn quay, chả giò, bánh cống…

  1. Cua, ốc mỡ, ốc len

Với lợi thế hơn 56km đường bờ biển, vùng đất trù phú này luôn nổi tiếng với nhiều loại hải sản tươi ngon, cuốn hút du khách ngay từ lần đầu đặt chân đến. Những món đặc sản mà bạn không nên bỏ lỡ là cua biển rang me, ốc mỡ xào sa tế, ốc len xào dừa…

  1. Xá pấu

Xá pấu là tên gọi của cộng đồng người Hoa cho món củ cải muối. Cách chế biến món đặc sản này cũng khá dễ: củ cải rửa sạch, cắt thành cọng nhỏ phơi khô sau đó muối với đường, ngũ vị hương, Món này ăn ngon nhất khi kết hợp cùng cháo trắng, đậu phụ rán giòn.

  1. Bồn bồn

Bạc Liêu là một trong những tỉnh có món dưa bồn bồn ngon nổi tiếng gần xa. Ngoài việc làm dưa chua, phần tươi non của cây bồn bồn còn được chế biến thành các món ăn hấp dẫn như xào tôm thịt, nấu canh, lẩu, làm gỏi…

10. Ba khía

Ba khía là một loài thuộc họ cua có càng to, đặc trưng ở vùng Nam bộ, sống tập trung chỗ nước lợ, mặn. Do có ba gạch ở trên lưng nên chúng được đặt tên Ba khía. Ngoài Ba khía luộc và muối, mắm Ba khía với hương vị cay, mặn, ngọt là một đặc sản nổi tiếng, thường ăn kèm cơm cháy giòn rụm.

Theo vnexpress

Ghe ngo – truyền thống của người Khmer Nam Bộ

Lễ hội Óc om bóc hay đua ghe ngo truyền thống của người Khmer là một trong những lễ hội lớn mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện sự gắn bó cộng đồng của người Khmer Nam bộ và tinh thần đoàn kết, thủy chung của 03 dân tộc anh em Kinh – Khmer – Hoa khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Ghe ngo của người Khmer Nam Bộ

Trong lễ hội Óc om bóc, có nhiều lễ: lễ cúng trăng, lễ thả đèn nước, lễ thả đèn gió… và sinh động nhất là hội đua ghe ngo. Năm 2013, hội đua ghe ngo được nâng lên thành Festival Đua ghe ngo, mang tầm khu vực và quốc gia.

Chiếc ghe ngo mang nhiều ý nghĩa, giá trị văn hóa đặc trưng riêng biệt của người Khmer.

Ghe ngo không phải là sản phẩm của một cá nhân hay một tập thể bất kỳ nào. Mỗi chiếc ghe ngo là do một ngôi chùa, đại diện cho một hay nhiều phum sóc người Khmer, tạo ra và tham gia tranh tài. Do đó, sự thắng bại giữa các ghe ngo thực chất là sự thắng bại giữa các chùa, sự thắng bại giữa những phum, sóc người Khmer với nhau.

Ghe ngo của người Khmer Nam Bộ

Sự thành bại của ghe ngo trong hội đua còn là niềm vinh dự, là tiếng thơm của ngôi chùa, của một địa phương tham gia thi đấu. Vì vậy, nhằm để tạo nên sự thành công của ghe đua, người Khmer Nam Bộ đã vận dụng nhiều phương thức, kỹ thuật khác nhau trong việc tạo ra ghe ngo cũng như trong tham gia thi đấu. Yếu tố tâm linh cũng là một trong những yếu tố giúp thành công cho ghe ngo

Ghe ngo nguyên thủy là một chiếc thuyền độc mộc, khoét ruột từ một thân cây, nhưng này nay, việc tìm cây sao vừa to, vừa dài rất khó khăn, nên người Khmer đã dùng những mảnh ván với nhau để thay thế.

Ghe ngo được làm gần giống hình con rắn dài khoảng từ 25 đến 30m. Ở giữa chỗ rộng nhất là 1,1m. Đầu được uốn cong lên, như hình đầu rắn. Ở đuôi ghê hay gọi là sau lái cũng được uốn cong lên nhưng cao hơn phía đầu một chút. Người ta đóng từ 24 đến 27 cây thanh ngang trên chiếc ghe, để vừa cho hai người ngồi. Mỗi ghe phải đảm bảo từ 40 đến 60 người ngồi bơi và chỉ huy, như ghe ngo chùa Bốn Mặt (Sóc Trăng) có 53 người, ghe ngo chùa Ông Mek (Trà Vinh) 57 người.

Ghe ngo của người Khmer Nam Bộ

Dù cho ghe có bao nhiêu vận động viên, nhưng luôn luôn có ba người điều khiển, một người ngồi mũi chuyên về chỉ đạo tâm linh của ghe đua, tổ chức lễ cúng xuống ghe, chỉ đạo toàn ghe, điều khiển kỹ thuật bơi của ghe đua; Một người ngồi giữa và một người ngồi đuôi giữ nhiệm vụ thổi còi để thúc giục và điều chỉnh kỹ thuật bơi của các vận động viên.

Mỗi chiếc ghe có một biểu tượng riêng, đây là dấu hiệu để ghi nhớ mà còn thể hiện sức mạnh của ghe đua, thường được chọn cho quan niệm truyền thống của từng chùa, như các con vật có sức mạnh, hoặc có khả năng chạy nhanh…

Biểu tượng ghe ngo chùa Bốn Mặt (Sóc Trăng) là con chim, Chùa Champa (Sóc Trăng) chọn biểu tượng con cọp, chùa Ông Mek (Trà Vinh) biểu tượng con cá nược…Người Khmer tin rằng, trong quá trình thi đấu, ghe ngo sẽ có khả năng lao đi với tốc độ nhanh và mạnh như con vật được chọn làm biểu tượng. Hai bên thân ghe, mũi ghe và đuôi ghe được trang trí hoa văn, màu sắc phù hợp với biểu tượng của ghe để tạo nên sức mạnh. Nếu biểu tượng của ghe là rắn thần Naga, thì các họa tiết hai bên sườn ghe cũng toát lên được hình ảnh của một con rắn, khi ghe lướt sóng, người xem sẽ có cảm giác như xem hình ảnh một con rắn thần đang lượn sóng.

Để tạo nên sức mạnh giúp ghe di chuyển nhanh trong khi thi đấu, người Khmer đã dùng một cây hoặc hai cây dài cột chặt vào giữa ghe. Người Khmer gọi là cây cần câu, một số nơi gọi là cây kềm. Cây này có tác dụng như đòn bẩy, đẩy ghe lướt nhanh về phía trước. Đó là cây gỗ tốt, rất cứng, thường là cây sao có đường kính khoảng 0,2m.

Ghe ngo của người Khmer Nam Bộ

Đầu mỗi chiếc ghe đều vẽ hai mắt nổi, để ghe thấy đường đi và tránh nguy hiểm. Quan niệm này gần giống với tục vẽ mắt cho thuyền đã có từ lâu đời ở Nam Bộ.

Ghe ngo chỉ được sử dụng vào việc thi đấu, mội hoạt động liên quan đến ghe đều phải cử hành lễ cầu xin, như: lễ khởi công làm ghe ngo, lễ khánh thành ghe ngo, lễ mặc áo cho ghe ngo

Ghe Ngo cùng với dàn nhạc ngũ âm trở thành 2 tài sản văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, tôn giáo độc đáo và quý giá của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ.

10 lầm tưởng về trứng gà ai cũng mắc phải

[vanhoamientay.com] Trứng gà là món ăn khá quen thuộc đối với nhiều người, tuy nhiên hãy thận trong trong cách chế biến hằng ngày, vì có những thói quen tưởng tốt mà không hề tốt cho sức khỏe

Đây là 10 lầm tưởng về trứng gà mà chúng ta dễ mắc phải:

1. Trứng càng sẫm thì gá trị dinh dưỡng càng cao

Rất nhiều người chọn mua trứng gà màu đỏ, cho là nó có giá trị dinh dưỡng cao nhưng đây là một nhận thức sai lầm. Màu sắc của vỏ trứng chủ yếu do chất porphyrin ở vỏ quyết định, mà chất này hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng. Giá trị dinh dưỡng của trứng cao hay thấp là do chế độ ăn uống của gà quyết định chứ không phải do màu quả trứng

2. Chế biến trứng gà kiểu nào dinh dưỡng cũng như nhau

Cách ăn trứng gà có rất nhiều kiểu như luộc, chiên… Tỷ lệ hấp thụ và tiêu hóa dinh dưỡng từ trứng gà như sau: trứng luộc, hấp là 100%, chiên non là 98%, chứng rang là 97%, trứng chần nước sôi là 92,5%, trứng chiên già là 81,1%, ăn sống là 30% – 50%. Như vậy, trứng luộc và hấp là cách ăn tốt nhất.

3. Trứng chiên có cho bột ngọt sẽ có vị ngon

Trứng vốn có chứa nhiều acid glutamic và một lượng nhỏ nhất định clorua, natri sau khi nhiệt độ tăng hai chất này sẽ sinh ra một chất mới là sodium glutamate – thah2 phần chính của bột ngọt, có hương vị tinh khiết. Khi chiên trứng, nếu ho bột ngọt vào, hương vị do bột ngọt phân hủy sẽ làm hỏng hương vị tự nhiên của trứng. Vì vậy khi chiên trứng không nên cho bột ngọt.

4. Trứng luộc càng lâu càng tốt.

Luộc trứng càng lâu các ion kim loại trong lòng đỏ và các ion lưu huỳnh trong lòng trắng trứng sẽ hình thành chất sufua kim loại rất hấp thu. Còn nếu chiên trứng quá già, rìa mép sẽ bị cháy, protein cao phân tử trong lòng trắng sẽ biến thành axit amin thấp phân tử, loại axit amin này trong điều kiện nhiệt độ cao có thể hình thành chất hóa học có hại cho sức khỏe con người.

5. Ăn trứng cùng sữa đậu nành sẽ có dinh dưỡng cao

Buổi sáng uống sữa đậu nành ăn cùng một quả trứng, hoặc cho trứng vào sữa rồi đun lên, đây là thói quen ăn uống của rất nhiều người. Sữa đậu nành có vị ngọt, tính bình, có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng như protein thật vật, chất béo, carbohudrate, vitamin, khoáng chất, uống riêng có tác dụng bổi bổ rất tốt. Nhưng, trong đó có một chất đặc biệt gọi là trypsin, kết hợp với ovalbumin của lòng trắng trứng, sẽ lám mất đi thành phần dinh dưỡng, làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai.

6. “Trứng gà chức năng” tốt hơn trứng thường

Cùng ới sự phát triển của khoa học kỷ thuật, các loại “trứng gà chức năng” giàu kẽm, iod, selen, canxi đã ra đời. Thực ra, hoàn toàn ai cũng thích hợp với trứng gà chức năng. Bởi vì, ai cũng điều thiếu các chất dinh dưỡng có trong trứng gà chức năng. Vì vậy, khi chọn trứng gà chức năng, người tiêu dùng cần có tính mục đích, thiếu cái gì ăn cái đó, tránh bồi dưỡng một cách mù quáng.

7. Người già kiêng ăn trứng gà

Do trứng gà có hàm lượng cholesterol khá cao, cho nên luôn có quan điểm cho rằng người già kiêng ăn trứng gá, Các bằng chứng khoa học những năm gần đây chứng minh rằng, quan điểm này không thuyết phục. Lòng đỏ trứng gà rất giàu lecithin, một loại chất nhũ hóa rất  mạnh, có thể làm cholesterol và các hạt chất béo trở nên cực nhỏ, từ đó giảm cholesterol trong máu. Hơn nữa lecithin trong lòng đỏ trứng gà có thể cải thiện chức năng của não, tăng cường trí nhớ.

8. Sản phụ ăn trứng càng nhiều càng tốt

Sau sinh, các bà mẹ tiêu hao sức khỏe nhiều chức năng tiêu hóa, hấp thụ giảm chứ năng giải độc của an giảm thấp, sau khi ăn nhiều sẽ tăng gánh nặng cho gan và thận, gây hậu quả xấu. Ăn quá nhiều chất đạm sẽ sinh ra nhiều chất hóa học như amoniac, phenol ở đường ruột, gây hại rất lớn cho cơ thể, dễ nảy sinh các triệu trứng như trướng bụng, chóng mặt, buồn nôn, chân tay yếu, hôn mê dẫn đến “ngộ độc tổng hợp protein”. Hấp thu protein như thế nào phải căn cứ vào khả năng tiêu hóa, hấp thụ của cơ thể. Trong tình hình bình thường, sản phụ mỗi ngày ăn khoảng 3 quả trứng là đủ.

9. Luộc trứng gà với đường trắng

Rất nhiều nơi có thói quen ăn trứng chần nước đường. Thực ra, luộc trứng với nước đường trắng sẽ làm cho axit amin lòng trắng trứng hình thành chất kết hợp của fructose lysine. Chất này khó hấp thu và gây hại cho sức khỏe.

10. Ăn trứng sống có dinh dưỡng cao

Một số người nghĩ rằng,ăn trứng sống sẽ dưỡng phổi và giọng nói sẽ trở nên dễ nghe. Trên thực tế ăn trứng sống không những không vệ sinh, dễ nhiễm trùng, mà có ít dinh dưỡng.

Trong trứng sống có chứa avidin, ảnh hưởng đến hấp thu biotin trong thức ăn, dễ gây ra triệu chứng thiếu biotin như mất cảm giác ngon miệng toàn thân yếu ớt đau cơ, viêm da, rụng lông mày. Cấu trúc protein trong trứng sống rất chặt chẻ và có chứa antitrypsin phần lớn không được cơ thể hấp thụ, chỉ có protein sau khi được nấu chín mới mềm đi, mới có lợi hơn cho cơ thể hấp thụ, tiêu hóa.

Ngoài ra, trứng sống cũng có vị tanh đặc biệt, có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương, làm giảm tiết dịch tiêu hóa như nước bọt, dịch dạ dày và dịch ruột non, từ đó gây cảm giác không ngon miệng, khó tiêu. Do đó, trứng cần được nấu chín ở nhiệt độ cao trước khi ăn, không nên ăn trứng sống.

Theo suckhoedoisong

Về Tri Tôn thăm đồi Tà Pạ

Nằm ở ngay trung tâm huyện Tri Tôn, An Giang, Núi Tà Pạ hay gọi là đồi Tà Pạ có vẻ đẹp như một bức tranh thủy mạc, quyến rũ biết bao du khách trong và ngoài nước.

Về Tri Tôn thăm đồi Tà Pạ

Đồi Tà Pạ thuộc xã Núi Tô, cách Tri Tôn khoảng 1km, là một trong bảy ngọn núi tạo nên địa danh “Thất Sơn” huyền bí. Đồi Tà Pạ có độ cao trên 120m so với mực nước biển, nhưng do sau một thời gian dài khai thác đá, đồi chỉ còn lại độ cao khiêm tốn là 45m.

Từ chợ Tri Tôn đi hết đường Nguyễn Trãi theo hướng về Khu du lịch đồi Tức Dụp, bạn sẽ đến chùa Tà Pạ, người dân hay gọi là chùa Núi hay chùa Chưn Num (theo tiếng Khmer). Cổng chùa được xây dựng hoành tráng với đôi cột đá, phía trên có tượng thần Bốn Mặt.

Chùa Núi hay chùa Chưn Num (theo tiếng Khmer).

Từ cổng chùa đi khoảng 400m là sẽ lên tơí đỉnh đôì Tà Pạ. Đồi Tà Pạ mang vẻ đẹp hoang sơ với những vách đá cao như bức tường thành cùng nhiều vạch ngang, vạch dọc, nhiều cột đá cao lêu nghêu, nham nhở, những tảng đá đỏ quạch màu gan gà, những bức tường đá góc cạnh như có ai đẽo gọt thành những hình thù kỳ quái.

Trên đỉnh đồi hoang sơ này có một hố sâu 7m lúc nào cũng có nước xanh màu ngọc bích, gọi là hồ Tà Pạ. Hồ xuất hiện cách đây khoảng gần 10 năm, là dấu vết còn sót lại của quá trình khai thác đá. Dù chỉ là vô tình được tạo ra nhưng đã trở thành một cảnh quan hấp dẫn, thu hút rất nhiều du khách.

Hồ được bao bọc bởi những vách đá sừng sững  từ trên nhìn xuống nước trong vắt đến tận đáy, những chỗ có độ sâu lớn thì nước có màu xanh thẫm. những chỗ cạn hơn thì có màu xanh nhạt, nhưng có chỗ màu đen, màu cam sẫm hay màu vàng nhạt. Những màu sắc đó cũng là do những tảng đá bên dưới góp phần tạo nên. Khi trời trong xanh nước hồ hiện lên một màu ngọc bích, phẳng lỳ như một mặt gương. Chính vì thế hồ Tà Pạ xinh đẹp như một bức tranh thủy mạc.

Hồ Tà Pạ

Đồi Tà Pạ giống như một bức tranh “sơn thủy hữu tình”, đẹp quyến rũ lòng người đến từng góc cạnh. Nơi đây còn có không khí trong lành, môi trường sạch đẹp, du khách đến đây còn cảm nhận được sự hoang dã và trù phú của vùng đất này, sự cổ kính và uy nghiêm của ngôi chùa trên núi của Phật giáo dòng Nam tông Khmer, sự mến khách của người dân bản địa…

Đến với An Giang bạn không chỉ đến với hồ Tà Pạ mà sự kết hợp với núi Cô Tô sẽ làm bạn có chuyến đi thêm phần thú vị. Từ trên núi nhìn xuống thung lũng cánh đồng thung lũng Tà Pạ hiện lên rất đẹp. Đặc biệt trong mùa lúa chín, màu vàng của lúa trải bạt ngàn xa ngút tầm mắt trên đó có tô điểm những cây dầu tạo nên sự kết hợp hài hòa, quyến rũ.

Đồi Tà Pạ

Đồi Tà Pạ vì thế có sức thu hút mạnh mẽ đối với “dân phượt”, những tay săn ảnh trong và ngoài nước. Đây cũng là địa điểm nghỉ ngơi vào dịp cuối tuần, ngày lễ; là nơi hẹn hò lý tưởng, nơi chụp hình cưới tuyệt đẹp của những đôi vợ chồng nguyện gắn bó trăm năm…


Tại sao nước không chảy ra khỏi tivi

[vanhoamientay.com] Có một lý do rất thuyết phục rằng nước trong tivi thì không thể chảy ra ngoài được

Mấy chị em đang ngồi xem tivi thì bỗng cậu em hỏi

– Chị ơi, nước sông trong tivi sao không chảy ra ngoài nhỉ?

Chị nhìn em rồi trả lời:

– Bé ngốc, đấy là truyền hình.

– Em biết chứ, nhưng nước trong truyền hình cũng là nước vậy.

– Em không thấy kính màn hình đã ngăn nước rồi, làm sao chảy ra được!

– Ờ nhỉ!

st
Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!