Có thể bạn quan tâm

Làng nghề thớt Định An, Đồng Tháp

[vanhoamientay.com] Chiếc thớt đóng vai trò quan trọng, góp phần tạo nên bữa ăn ngon của cả gia đình, để có những chiếc thớt chất lượng ấy cần phải nhắc đến ngôi làng đã làm ra chúng, làng nghề thớt Định An, Đồng Tháp

Nghề làm thớt ấp An Hòa, xã Định An, huyện Lấp Vò hoạt động quanh năm. Hơn 60 năm qua nơi đây đã hình thành một làng chuyên làm thớt gỗ. Đây là một nghề cha truyền con nối.

Khi mới hình thành, thớt ở đây được làm bằng loại cây mù u, một loại gỗ rất chắc thường mọc hoang ven sông, Gỗ mù u là loại gỗ phù hợp nhất để làm thớt vì khi chặt hay băm,… gỗ của thớt mù u không bị băm nát và lưu lại vết đen. Nhưng hiện nay nguyên liệu để làm thớt thường là gỗ cây xà cừ, me.

 Để có được một chiếc thớt, người thợ phải thực hiện nhiều công đoạn như phân đoạn, cắt thớt, lấy mực, ra vóc, đẽo, gọt láng, bào mặt… Những ngày đầu những công đoạn này làm thủ công nên tốn nhiền thời gian mà lại vất vã, hai người chỉ làm được 10 – 15 chiếc thớt/ngày.Từ khi sử dụng các loại máy như máy cưa, máy cắt, bào điện… năng suất tăng lên nhiều lần so với trước.

Có dịp đến thăm làng nghề làm thớt Định An, du khách luôn thấy cảnh nhộn nhịp với tiếng cưa, tiếng đục, tiếng vận hành máy. Người kéo xe, kẻ phơi thớt, với hơn chục hộ hành nghề dọc theo quốc lộ 54.

Theo những người có kinh nghiệm trong làng nghề thớt, để có một chiếc thớt tốt phải chọn loại cây gỗ già , đem sấy hết nhựa mang ra cắt thành từng miếng rồi phơi nắng để không bị mốc.

Dù khó khăn, vất vả nhưng hơn mấy chục năm qua, người dân ấp An Hòa, xã Định An vẫn miệt mài cùng với nghề bởi đây vừa là nghề tạo thu nhập vừa là nghề truyền thống.

Vào những tháng này, khoảng tháng 9 âl con nước rong bắt đầu rút, làng thớt Định An lại bắt đầu nhộn nhịp với tiếng cưa, tiếng đục, tiếng máy. Tất cả đang háo hức chuẩn bị cho ra lò nhiều loại thớt để bạn hàng bỏ mối bán Tết.

Trục quốc lộ 54 chạy dọc theo con sông Hậu có không khí luôn mát mẻ, cảnh vật xanh tươi là tuyến đi rất thích hợp cho tour đạp xe khám phá làng nghề, trải nghiệm cuộc sống yên bình của vùng quê Nam bộ.

Món khô vũ nữ chân dài ăn là ghiền

[vanhoamientay.com] Vùng Bảy Núi, An Giang không những nổi tiếng với lễ hội chọi Trâu hàng năm, mà nay vùng đất này còn được biết đến nhiều hơn với một loại khô khác độc đáo, khô vũ nữ chân dài.

Khô vũ nữ chân dài là cái tên mỹ miều của của khô nhái, Làng làm khô nhái ở ấp Vĩnh Hạ, xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên – An Giang.

Để có được món độc “vũ nữ chân dài” mà các quán nhậu hay gọi, người dân ở vùng này đã soi nhái ngoài đồng đến tận khuya. Người đi soi nhái thường là thanh niên vì chỉ có thanh niên mới nhanh tay, lẹ mắt và bắt thật chín xác từng con nhái trong đêm khuya hun hút.

Nhái cơm có quanh năm ở vùng đồng ruộng miền Tây, nên khô nhái cũng được sản xuất quanh năm. Nhờ khéo tay lại chế biến tinh tế nên không bao lâu, khô nhái miệt này trở thành món ngon nổi tiếng ở miền Tây. Nhái cơm con nhỏ, sau khi lột da, phơi khô chỉ còn bằng ngón tay. Do thơm ngon nên dân nhậu đã tặng cho loài khô này những cái tên khá mỹ miều  vũ nữ chân dài hay kiều nữ đại gia.

Để làm món khô mà ăn ăn cũng ghiền này, sau khi làm sạch nhái, chế biến bằng các gia vị và đem phơi 2 nắng mới có thể sử dụng được, nếu trời không nắng thì phải sấy bằng lò.

Với cái tên gọi thú vị cùng hương vị đậm đà, món khô nhái đang dần trở thành món ăn đậm chất miền Tây được ưa thích.

Người soi nhái chỉ cần bộ đồ nghề gồm: chiếc bình ắc quy, đèn soi, rọng sắt, cái chụp là có thể kiếm được 10 kg nhái một đêm hè; khoảng 4kg một đêm mùa đông.

Bình quân cứ 4 ký nhái tươi sẽ cho một ký khô. Giá nhái khô hiện khoảng  540.000 đồng/kg, còn vào dịp Tết lên đến 650.000 – 700.000 đồng/kg mà không có hàng để bán.

Khô nhái rất ngon, vừa thơm vừa giòn, có thể coi là món “lai rai” hấp dẫn, ít có món khô nào qua mặt được. Khô nhái ngon nhất là chiên, người ăn có thể nhai cả xương và thịt, vừa thơm ngon, ngọt dịu, vừa cay cay, mằn mặn, béo, giòn, mùi vị rất đặc trưng. Đúng là món khô vũ nữ chân dài này ăn à ghiền.

Băng Tâm tổng hợp

Bánh củ cải, món quà quê nơi phố thị

 [vanhoamientay.com] Vị hăng hăng đặc trưng của củ cải hòa cùng cái đậm đà của nhân tôm thịt đem lại cho bạn cảm giác lạ miệng và rất ngon của món bánh củ cải

Bánh củ cải, cái tên còn xa lạ đối với nhiều người dân Sài Gòn nhưng với những người con ở mảnh đất nổi tiếng với câu chuyện về chàng công tử Bạc Liêu “đốt tiền nấu trứng” thì đây là một món ăn bình dị, đơn giản và thân quen. Có nguồn gốc của người Hoa, đơn giản với phần vỏ bánh và nhân tôm thịt bên trong nhưng bánh củ cải là món ăn đặc sản mà ai đã được ăn một lần sẽ không thể nào quên được vị hăng hăng đặc trưng của củ cải.

Nếu có dịp về Bạc Liêu, bạn sẽ thấy bánh củ cải được bán nhiều trong các ngôi chợ. Vỏ bánh được làm từ bột mì và bột củ cải, nhân làm từ tôm thịt. Vỏ bánh được tráng mỏng như bánh ướt, phần nhân cho lên trên và cuốn tròn lại như bánh cuốn, xếp đều lên đĩa, rắc lên trên một ít mỡ hành, bánh được ăn kèm với rau diếp cá, húng quế, xà lách cùng chén nước chấm chua ngọt.

Tuy nhiên, quán đặc sản Bạc Liêu ở Sài Gòn lại chế biến và thưởng thức bánh củ cải theo một cách hoàn toàn khác nhưng vẫn không làm thay đổi hương vị đặc trưng của chiếc bánh. Vỏ bánh cũng được làm từ bột mì pha với với bột củ cải theo một tỷ lệ nhất định, thay vì tráng bột thì người bán ở đây đun chín nước sôi, cho hỗn hợp bột trên vào một cái mâm, chế nước sôi vào và trộn đều, dùng tay nhồi cho đến khi bột dẻo, dai và mịn.

Phần nhân bánh cũng được làm từ tôm, thịt nhưng có thêm một ít củ cải và cà rốt thái sợi mỏng. Tôm bỏ vỏ, giã hơi dập, trộn đều với thịt nạc heo được băm nhuyễn, xào chín và nêm gia vị vừa ăn. Bột được chia thành từng phần nhỏ, cán mỏng, cho phần nhân vào giữa, thêm một ít sợi củ cải và cà rốt, ép kín lại theo hình bán nguyệt rồi đem hấp chín.

Chiếc bánh hấp chín có màu trắng, vỏ bánh mỏng để lộ phần nhân có màu đỏ và thơm mùi củ cải. Khi ăn bánh, người ta cho vào một ít nước chấm thơm ngon, có vị hơi ngọt đặc trưng được làm từ nước mắm, chanh, đường và tỏi ớt. Thay vì thưởng thức bánh củ cải truyền thống, những chiếc bánh củ cải được hấp chín mang lại cho bạn một cảm giác khác lạ và ngon miệng khi thưởng thức.

Theo Ngoisao

Thêm trái Dư trong mâm ngày tết

Vào 1,2 năm trở lại đây trên mâm ngũ quả ở các tỉnh miền Tây còn có thêm trái Dư để cầu mong cho năm mới được dư dã tiền bạc

Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên dịp Tết chính là theo 5 sắc màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên và theo thuyết ngũ hành: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng.

Riêng ở miền Nam, các loại quả trong mâm khi ghép lại trở thành những cái tên ý nghĩa, cầu mong sự thịnh vượng như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, dưa hấu, thơm… đọc chệch thành các tên như “cầu vừa đủ xài” hoặc “cầu vừa đủ sung”.

Vào 1,2 năm trở lại đây trên mâm ngũ quả ở các tỉnh miền Tây còn có thêm trái “dư” (tên gọi của người địa phương), để cầu mong cho năm mới được dư dã tiền bạc. Tại một số chợ miền Tây trái dư thường xuất hiện từ 25 tết với giá từ 10.000 – 20.000Đ, qua 30 tết thì loại trái này không còn bán nữa.

Theo một nhà vườn ở Sóc Trăng thì trái dư được biết đến khoảng 3,4 năm trở lại đây, ban đầu người ta trồng làm kiểng vì trái có màu vàng rất đẹp và chưng được lâu, sau đó có thương lái đến tận nhà để thu mua bán lại vào dịp tết điều này làm cho loại trái này càng thêm được giá.

Hiện nay, ở chợ hoa tết cũng xuất hiện những chậu cây tạo hình thú được kết từ quả dư.

Trái “dư” có tên khoa học là Solanum mammosum L thuộc họ Cà – Solanaceae. Đây là loại cây thân nhỏ, có thể cao đến 1,5m, có nhiều lông và gai, hoa màu vàng lam hay tím. Cây ra hoa quả quanh năm, chủ yếu vào mùa thu, mùa đông.

Quả vàng, bóng, dài từ 5-8cm, phình rộng ở gốc và có nhiều u lồi ở gần cuống. Theo nhiều người trái dư càng giá trị khi 5 phần “thịt dư” trên trái đều nhau, đều đó thể hiện cho sự dư dả tròn đầy, xung túc.

Cây họ cà này có nguồn gốc ở Trung Mỹ (Virginia) được nhập trồng để làm cảnh, ngày nay có khi chúng ta gặp mọc hoang dã ở một số nơi như Lâm Đồng, Đồng Tháp…

Tuy nhiên trái dư chỉ để chưng trong dịp tết chứ không thể ăn vì cây chứ chất solanin nên cây được sử dụng như một chất gây mê. Ở Hải Nam, người ta dùng cả cây để trị bệnh tràng nhạc. Ở Saint – Dominica, người ta dùng dạng cao để trị bệnh đau vùng tâm vị….

Băng Tâm

Quán ăn hủ tiếu Mỹ Tho

[vanhoamientay.com] Nếu một lần về miền Tây ngang qua đất Tiền Giang, bạn hãy ghé Mỹ Tho ăn hủ tiếu nhé. Hủ tiếu Mỹ Tho một đặc sản ngon nhất vùng

Ðiều làm nên hương vị riêng khiến cho hủ tiếu Mỹ Tho trở nên nổi tiếng kể từ thập niên sáu mươi chính nhờ việc chọn loại gạo làm ra cọng bánh và nồi nước lèo pha chế của các đầu bếp trứ danh đất Mỹ Tho. Đặc điểm của Hủ tiếu Mỹ Tho là cọng nhỏ, khô, dai dai, hương vị hơi chua, mang nét đặc trưng không lẫn với hủ tiếu ở một nơi nào khác.

– Hủ tiếu chú 7: Tiệm thuốc tây Thảo Nguyên (hướng Lê Lợi lên dốc cầu Nguyễn Trãi) nhìn xéo qua: Hủ tiếu ở đây đặc biệt bởi sợi hủ tiếu nhỏ, dai, nước chấm ngon, nguyên liệu : thịt lát, gan, bao tử, phèo, hoành thánh

 – Hủ tiếu xíu mại gần hủ tiếu chú 7 ( đối diện điểm tiếp dân P7) : Hủ tiếu ở đây đặc biệt khi bạn kêu thêm 1 viên xíu mại ăn kèm, ngoài ra ở đây cũng có bán bánh mì xíu mại

 – Hủ tiếu 8 Lài : đối diện NH Vietcombank đường Đinh Bộ Lĩnh: hủ tiếu ở đây đặc biệt vì có thêm miếng hoành thánh chiên, khi ăn hết tô phía đáy có tôm khô rất ngon

 – Hủ tiếu 10 Tuấn : kế bên hủ tiếu 8 Lài: hủ tiếu ở đây đặc biệt sẽ ngon khi bạn kêu thêm 1 chén hột gà

 – Hủ tiếu Rùa : gần dốc cầu Hùng Vương, ở đây bạn kêu 1 tô hoành thánh không hoặc bánh canh thì ngon hơn hủ tiếu

 Hủ tiếu đầu giếng nước đường Ấp Bắc, bạn có thể đổi khẩu vị khi kêu hủ tiếu lấy tôm, mực hoặc trứng cút.  Ngoài ra còn có 1 số quán ăn tạm được khác như:

– Hủ tiếu 4 Lùn gần chợ cũ

 – Hủ tiếu Tuyết Trinh đường Ấp Bắc

 – Hủ tiếu 44 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa

 – Quán ủ tiếu gần bảo hiểm Bảo Việt

Vào bất kỳ tiệm bán hủ tiếu nào ở Mỹ Tho cũng sẽ nhìn thấy trên bàn ăn những thứ lỉnh kỉnh như: lọ nước mắm, tương xì dầu, tương ớt, tương đen, chanh, giá sống, ớt hiểm, tỏi, ớt sừng trâu sắc xéo. Rỗ rau thường có ngò gai, quế là những thứ không bao giờ thiếu. Nước lèo đặc biệt ngon nhờ những bí quyết gia truyền.


Vui buồn với nghề sửa giày, dép cũ

[vanhoamientay.com] Chỉ cần vài cái dùi, cái kéo, những người thợ đã có thể “vá lại cuộc đời” cho những đôi giày, dép cũ, đôi khi là vá lại cuộc đời mình. Và nghề sửa giày, dép cũ  này đã có những người thợ gắn bó với nghề gần 30 năm.

Nghề truyền thống của gia đình

Tại một ngã tư TP Mỹ Tho (Tiền Giang) hai chị em bà Ngọc và bà Đào, đã có thâm niên gần 30 năm gắn bó với nghề sửa giày, dép cũ. Nhờ cái nghề này mà hai bà đã nuôi các con mình khôn lớn và giờ đây khi tuổi đã xế chiều, hai bà lại có thể tự nuôi bản thân mình mà không cần vướn bận đến các con.

Đôi tay thoăn thoắt luồn từng mũi kim may lại đôi giày rách cho khách, theo ba chia sẻ để sửa lại đế một đôi giày khá đơn giản. Trước tiên, bà phủ một mảnh vải lên ngang đùi, gót đôi giày được cắt cho vừa, rồi một miếng cao su có phết keo dính vào bên bị mòn nhiều hơn để tạo sự cân bằng. Bà Ngọc dùng con dao nhỏ cắt, gọt, tỉa phần vừa dính, ngắm lại kỹ càng rồi tiếp tục cắt một miếng cao su khác dính chắc vào toàn bộ phần gót và dùng keo dán cho thật chặt phần đế với phần thân giày.…

Vậy là chiếc giày có gót mòn, một bên thấp, bên cao trước đây đã trở lại hình dáng ban đầu, phẳng lỳ chỉ sau vài công đoạn đơn giản của bà Ngọc.

Đầu tư cho nghề sửa giày vỉa hè không quá lớn: Vài ba chiếc ghế nhựa, cái kệ nho nhỏ để đủ các loại giày cũ, một miếng da, dao, kéo, keo, kìm, kim chỉ,… tất cả chỉ khoảng 500.000 đồng, cùng một chỗ ngồi đúng quy định, dễ dàng cho người ta nhìn thấy là đã có thể hành nghề.

Dù chỉ là nghề mưu sinh trên vỉa hè, đường phố nhưng nghề sửa giày, dép cũ mang lại thu nhập khá ổn định, bình quân thu nhập cho mỗi ngày lao động khoảng 100.000 – 200.000 đồng. Làm nghề này không thể giàu, chỉ đủ để trang trải chi phí sinh hoạt hằng ngày.

Hần hết những người thợ sửa giày ở Mỹ Tho đều có điểm chung là mưu sinh bằng nghề truyền thống của gia đình. Tuy nhiên, nếu những thế hệ trước có thể “ăn nên làm ra” bằng nghề đóng giày, thì nay con cháu chỉ có thể mưu sinh được bằng nghiệp sửa chữa, khâu vá.

Nghề vá lại cuộc đời

 Sau bao nhiêu thăng trầm trong  cuộc sống, anh Dương tại TP Biên Hòa (Đồng Nai) quyết tâm chọn góc chợ Tam Hòa để hoàn lương bằng nghề sửa giày, dép cũ.

Năm 2010, ông Ba Dương (56 tuổi) được đặc xá ra tù trước thời hạn 3 năm. Lúc ấy không vợ con, cha mẹ thì đã mất, tưởng cuộc đời sẽ hết không ngờ ông được một lòng hảo tâm giúp đở 1 triệu đồng. Từ số vốn ít ỏi đó, ông Ba Dương đã từng bước “vá lại cuộc đời” mình bằng những đường kim, mũi chỉ vốn học lóm được từ các bạn tù. Tuy thu nhập không cao nhưng ông thấy cuộc sống mình có y nghĩa hơn, dần quên được quá khứ tội lỗi khi tự nuôi sống được bản thân.

Cũng như ông Ba Dương, bao năm hành nghề sửa giày, dép cũ cho các bà, các cô nơi góc chợ Dầu Giây (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) đã giúp cho Sáu Thanh hoàn thiện được lẽ sống của đời mình.

 Để sửa đôi giày, dép vừa chân, người thợ phải tỉ mỉ và khéo léo, quan trọng là sửa cho vừa chân để khách hài lòng. khách hàng của nghề này đa số là giới bình dân, người lao động nghèo.

Dù đắt hay ế, dù mưa hay nắng, người thợ vẫn ra mở tiệm vì công việc này đòi hòi sự kiên trì, nhẫn nại, và khi được chăm chút đôi chân cho các cô, các bà, các cháu thiếu nhi, các anh chị lao động nghèo đó là hạnh phúc.

Băng Tâm tổng hợp

Động vật tạo dáng như siêu mẫu

[vanhoamientay.com] Nếu có cuộc thi siêu mẫu trong thế giới động vật thì các ứng viên sau đây được đánh giá rất cao,những động vật tạo dáng như siêu mẫu ấy.

Theo vnexpress
Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!