Có thể bạn quan tâm

Mẹ dặn con gái đêm tân hôn

[vanhoamientay.com] Bà nọ có cô con gái xinh đẹp, nhưng ẻo lả yếu đuối, lại lấy chồng là cầu thủ to khỏe

Ngày cưới con gái, bà cho cô một cái còi và bảo:

– Con phải luôn luôn mang theo cái này vô mình để phòng thân.

– Để làm gì hở mẹ ?

– Nó là cầu thủ, khi nghe thấy tiếng còi thì nó sẽ dừng lại…

st

Cháo cá lóc rau đắng miền Tây

Đi theo dọc Quốc lộ 1A về Miền Tây, đoạn qua tỉnh Tiền Giang, bạn sẽ bắt gặp khá nhiều quán ăn bán các món đặc sản miền Tây, trong đó có Cháo cá lóc rau đắng.

Cháo cá lóc rau đắng miền Tây

Đây là món ăn mang hương vị đặc trưng dân dã, không những ngon mà còn giúp giải nhiệt, giải cảm. Cá lóc thịt hiền, ngọt, còn rau đắng là vị thuốc giúp phòng và trị nhiều bệnh. Hãy một lần trổ tài và thưởng thức để cảm nhận vị ngon của món ăn này nhé.

Nguyên liệu nấu cháo cá lóc rau đắng

1 con cá lóc lớn

Nấm rơm

1 nắm gạo dẻo

Rau đắng, giá sống

Gia vị, hành tím…

Cách nấu cháo cá lóc

Các lóc làm sạch, đánh hết vẩy và bỏ nội tạng, lưu ý không để vỡ mật sẽ làm cá bị đắng.

Tiến hành luộc cá với khoảng một lít nước, hành tím đập giập, một ít hạt nêm, khi nước sôi sẽ xuất hiện bọt, nên vớt bỏ phần bọt này để nước luộc cá trong hơn, nấu cháo ngon và đẹp mắt hơn.

Điểm đặc biệt của cháo cá lóc miền Tây là dùng nước luộc cá này để nấu cháo, từ đó vị ngọt của cá sẽ lan đều vào vào từng hạt cháo.

Gạo tiến hành rang qua đến khi ngã màu vàng và thơm, sau đó cho vào nồi nước lúc cá khi nảy để nấu thành cháo. Bí quyết để gạo nhanh nở hơn là nên để gạo vào nước đang sôi. Hạt gạo rang sẽ bung nỡ như những cánh hoa lài rất thơm.

Nấm rơm rửa sạch cắt đôi và cho luôn vào nồi cháo để nấu cùng.

Nguyên liệu nấu cháo cá lóc rau đắng

Thịt cá sau khi gỡ xương xong, ướp cùng với ít hạt nêm, tiêu, đợi cá thấm gia vị cho cá vào nồi cháo đang sôi trên bếp. Đến khi cháo nở đều thì nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn, thêm ít hành lá cắt nhuyễn.

Khi ăn múc cháo ra tô lớn sau đó ăn kèm với rau đắng, giá sống và ít gừng cắt sợi, ít hạt tiêu, nước mắm trong, thêm vài lát ớt. Nếu muốn trình bày cầu kỳ hơn, có thể bắt nồi cháo trên chiếc lò nhỏ và trụng rau đắng như hình thức ăn lẩu.

Cháo cá lóc rau đắng miền Tây

Lưu ý không nên để rau đắng nấu cùng cháo vì nếu rau đắng chín quá sẽ rất đắng và khó ăn.

Những ngày đông, cả nhà quay quần quanh bếp lửa, húp sùm sụp chén cháo cá lóc rau đắng thì không còn gì bằng. Món cháo cá lóc rau đắng này có tác dung giải cảm cho cơ thể rất tốt, bởi lẽ bản thân rau đắng cũng đã là một vị thuốc rất tốt cho việc giải độc cơ thể.

Miền Tây sông nước luôn nổi tiếng với những món ăn độc đáo, nhất là món ăn từ cá. Dù cách chế biến đơn giản, nguyên liệu dễ tìm nhưng món cháo cá lóc rau đắng đã đi sâu vào tiềm thức của khá nhiều người xa quê. Những khi trái gió trở trời lại thèm tô cháo cá lóc mẹ nấu, đó không chỉ là món ăn giải cảm mà còn là món ăn tinh thần của quê hương.

Vui buồn với nghề sửa giày, dép cũ

[vanhoamientay.com] Chỉ cần vài cái dùi, cái kéo, những người thợ đã có thể “vá lại cuộc đời” cho những đôi giày, dép cũ, đôi khi là vá lại cuộc đời mình. Và nghề sửa giày, dép cũ  này đã có những người thợ gắn bó với nghề gần 30 năm.

Nghề truyền thống của gia đình

Tại một ngã tư TP Mỹ Tho (Tiền Giang) hai chị em bà Ngọc và bà Đào, đã có thâm niên gần 30 năm gắn bó với nghề sửa giày, dép cũ. Nhờ cái nghề này mà hai bà đã nuôi các con mình khôn lớn và giờ đây khi tuổi đã xế chiều, hai bà lại có thể tự nuôi bản thân mình mà không cần vướn bận đến các con.

Đôi tay thoăn thoắt luồn từng mũi kim may lại đôi giày rách cho khách, theo ba chia sẻ để sửa lại đế một đôi giày khá đơn giản. Trước tiên, bà phủ một mảnh vải lên ngang đùi, gót đôi giày được cắt cho vừa, rồi một miếng cao su có phết keo dính vào bên bị mòn nhiều hơn để tạo sự cân bằng. Bà Ngọc dùng con dao nhỏ cắt, gọt, tỉa phần vừa dính, ngắm lại kỹ càng rồi tiếp tục cắt một miếng cao su khác dính chắc vào toàn bộ phần gót và dùng keo dán cho thật chặt phần đế với phần thân giày.…

Vậy là chiếc giày có gót mòn, một bên thấp, bên cao trước đây đã trở lại hình dáng ban đầu, phẳng lỳ chỉ sau vài công đoạn đơn giản của bà Ngọc.

Đầu tư cho nghề sửa giày vỉa hè không quá lớn: Vài ba chiếc ghế nhựa, cái kệ nho nhỏ để đủ các loại giày cũ, một miếng da, dao, kéo, keo, kìm, kim chỉ,… tất cả chỉ khoảng 500.000 đồng, cùng một chỗ ngồi đúng quy định, dễ dàng cho người ta nhìn thấy là đã có thể hành nghề.

Dù chỉ là nghề mưu sinh trên vỉa hè, đường phố nhưng nghề sửa giày, dép cũ mang lại thu nhập khá ổn định, bình quân thu nhập cho mỗi ngày lao động khoảng 100.000 – 200.000 đồng. Làm nghề này không thể giàu, chỉ đủ để trang trải chi phí sinh hoạt hằng ngày.

Hần hết những người thợ sửa giày ở Mỹ Tho đều có điểm chung là mưu sinh bằng nghề truyền thống của gia đình. Tuy nhiên, nếu những thế hệ trước có thể “ăn nên làm ra” bằng nghề đóng giày, thì nay con cháu chỉ có thể mưu sinh được bằng nghiệp sửa chữa, khâu vá.

Nghề vá lại cuộc đời

 Sau bao nhiêu thăng trầm trong  cuộc sống, anh Dương tại TP Biên Hòa (Đồng Nai) quyết tâm chọn góc chợ Tam Hòa để hoàn lương bằng nghề sửa giày, dép cũ.

Năm 2010, ông Ba Dương (56 tuổi) được đặc xá ra tù trước thời hạn 3 năm. Lúc ấy không vợ con, cha mẹ thì đã mất, tưởng cuộc đời sẽ hết không ngờ ông được một lòng hảo tâm giúp đở 1 triệu đồng. Từ số vốn ít ỏi đó, ông Ba Dương đã từng bước “vá lại cuộc đời” mình bằng những đường kim, mũi chỉ vốn học lóm được từ các bạn tù. Tuy thu nhập không cao nhưng ông thấy cuộc sống mình có y nghĩa hơn, dần quên được quá khứ tội lỗi khi tự nuôi sống được bản thân.

Cũng như ông Ba Dương, bao năm hành nghề sửa giày, dép cũ cho các bà, các cô nơi góc chợ Dầu Giây (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) đã giúp cho Sáu Thanh hoàn thiện được lẽ sống của đời mình.

 Để sửa đôi giày, dép vừa chân, người thợ phải tỉ mỉ và khéo léo, quan trọng là sửa cho vừa chân để khách hài lòng. khách hàng của nghề này đa số là giới bình dân, người lao động nghèo.

Dù đắt hay ế, dù mưa hay nắng, người thợ vẫn ra mở tiệm vì công việc này đòi hòi sự kiên trì, nhẫn nại, và khi được chăm chút đôi chân cho các cô, các bà, các cháu thiếu nhi, các anh chị lao động nghèo đó là hạnh phúc.

Băng Tâm tổng hợp

Lễ hội đua bò vùng Bảy Núi, An Giang

Từ lâu, vùng Bảy Núi (An Giang) thu hút nhiều du khách đến thăm không những vì đặc sản, phong cảnh, mà nơi đây còn được thu hút bỡi một lễ hội truyền thống, đó là lễ hội đua bò được tổ chức hằng năm vào dịp Tết Ðôn-ta (lễ cúng ông bà, tưởng nhớ tổ tiên) của đồng bào Khmer Nam Bộ, từ  29-8 đến mùng 1-9 âm lịch (tháng thiếu thì từ 29-8 đến mùng 2-9 âm lịch)

Lễ hội đua bò là một trong những lễ hội lớn mang tính truyền thống của người Khơ-me, mang đậm mầu sắc dân gian, để biểu lộ lòng tưởng nhớ, biết ơn đối với tổ tiên và công lao của những người đã khuất.

Trong lễ ”Đôn-ta” ngoài tập tục thả thuyền, sau khi đến chùa làm lễ rước vong linh ông bà tổ tiên về cùng chung vui với gia đình, người Khơ-me thường kết những bè chuối để làm thuyền, trên thuyền bày đủ các phẩm vật đã cúng, mỗi thứ một ít, sau đó đem thả xuống dòng nước cạnh nơi ở hoặc ao hồ, sông rạch gần nhà… Cũng vào dịp này, khách đến thăm phúm, sóc sẽ được bà con Khơ-me đón tiếp nồng hậu, tiếp đãi chu đáo. Vì họ quan niệm khách là sứ giả của tổ tiên về thăm gia đình, con cháu…

Người Khơ-me còn tổ chức hội đua bò truyền thống. Từ năm 1990 đến nay, Tết Ðôn-ta và lễ hội đua bò Bảy Núi ở An Giang đã được luân phiên tổ chức tại chùa Thamit, xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên và chùa Tà Miệt, huyện Tri Tôn.

Để chuẩn bị cho cuộc đua bò, họ chọn một khoảnh ruộng bằng phẳng, chiều dài chừng 200m, ngang 100m có nước xăm xắp, được “trục” xới nhiều lần cho có độ trơn của bùn, bốn bên có bờ bao và điểm đích có đoạn đường trống để làm độ dừng an toàn cho bò. Đoạn đường đua chính chỉ cần 120m theo khoảnh ruộng cặp sát bờ bao. Nơi xuất phát được cắm 2 cây cờ màu xanh, đỏ mỗi cây cách nhau 5m, và tại điểm đích cũng vậy. Đôi bò nào đứng ở vị trí cây cờ màu gì thì điểm đích cũng theo màu của cây cờ đó.

Trước khi vào cuộc đua, họ chọn từng đôi bò với nhau hoặc bốc thăm và thoả thuận một số qui định cần thiết như ai sẽ đi trước, đi sau… Nhưng thông thường đôi đi sau có phần ưu thế hơn. Nếu trong khi đua, đôi bò nào chạy tạt ra khỏi đường đua sẽ bị loại và đôi bò sau giẫm lên giàn bừa của đôi bò trước là thắng cuộc. Còn người điều khiển phải đứng thật vững nếu bị ngã hoặc rơi ra khỏi giàn bừa coi như thua cuộc.

Có bò còn được đeo cặp lục lạc vàng rực, rộn ràng những tiếng nhạc vui tai. Những “nài đua bò” được người dân địa phương gọi là người cầm vàm, sẽ điều khiển đôi bò trong cuộc đua. Ðôi bò phải kéo theo chiếc bừa cây và người cầm vàm đứng trên đó điều khiển.

Từng đôi bò được ách vào một chiếc bừa đặc biệt, gọng bừa là bàn đạp gồm một tấm gỗ rộng 30cm, dài 90cm, bên dưới là răng bừa. Người điều khiển bò cầm roi mây hoặc khúc gỗ tròn vừa tay độ 3cm, đầu có tra cây đinh nhọn – cây xà-lul. Khi bắt đầu lệnh xuất phát của trọng tài, người điều khiển chích mạnh cây xà-lul vào mông con bò, bò bị đau phóng nhanh về phía trước, quan trọng là phải chích cho đều cả hai con thì vận tốc của đôi bò mới quyết liệt và hấp dẫn. Điều này có khác với đua ngựa ở chỗ là mỗi người cưỡi một con, ai về đích trước sẽ thắng cuộc. Người cầm vàm của đôi bò thắng cuộc sẽ được mọi người tôn vinh là người cầm vàm bò “can đảm” nhất vùng

Chỗ xem cũng không cần cầu kỳ như xem bóng đá, đua ngựa hay một số môn thể thao khác, chỉ cần đứng ở vị trí hơi cao so với mặt sân đua hay leo lên bờ bao là đủ. Từ lúc cuộc đua bắt đầu cho đến kết thúc không khí lúc nào cũng tưng bừng và hào hứng, tiếng vỗ tay, reo hò, sôi nổi cổ động dành cho những người điều khiển các đôi bò giỏi hoặc những pha về đích gay go, quyết liệt.

Về đây, không những được xem lễ đua bò vùng Bảy Núi, An Giang mà du khách được ngắm nhìn, thưởng ngoạn cảnh quan vùng sông nước Châu Ðốc, viếng thăm Tây An Cổ Tự và miếu bà Chúa Xứ, lăng cụ Thoại Ngọc Hầu, người có công lớn trong việc khai phá vùng đất An Giang và đào kênh Vĩnh Tế.

Băng Tâm tổng hợp

Anh ơi sao không trèo lên

[vanhoamientay.com] Trước buổi hẹn anh chàng tới chơi nhà của cô bạn gái, nàng thủ thỉ với chàng rằng:

– Tối mai, anh tới trước cửa sổ nhà em nhé, nếu em thả tờ 5 đôla xuống thì bố mẹ không có nhà.

– Uhm, em yêu của anh!

Tối đó chàng trai đến dưới cửa sổ nhà cô gái, và cô thả tờ 5 đô xuống như dự tính. Cô đợi thật lâu cũng không thấy chàng trai trèo lên, cô bèn nhìn ra cửa và hỏi:

– Anh ơi, sao không lên?

– Anh đang tìm tờ 5 đôla kẻo phí.

– Thôi lên đi ông ơi, em cột dây kéo lên rồi.

st


Chiếu Long Định Tiền Giang mãi tươi màu

[vanhoamientay.com] Khi nhắc đến chiếu, người dân Nam bộ thường hay nghĩ đến chiếu Cà Mau đã từng nổi tiếng một thời. Tuy nhiên, có một làng nghề tạo ra 1 thương hiệu chiếu không thua kém chiếu Cà Mau, đó là làng nghề truyền thống dệt chiếu ở xã Long Định (huyện Châu Thành- Tiền Giang)

Nếu ai đã từng có dịp về Tiền Giang, đi qua Quốc lộ 1, đoạn cách ngã ba Trung Lương khoảng gần chục cây số, ắt sẽ thấy một tấm biển lớn đề mấy chữ “Làng nghề truyền thống dệt chiếu Long Định kính chào quý khách!”.

Từ vị trí tấm biển ấy, rẽ vào lối tỉnh lộ 867, đi độ nửa cây số là tới làng Long Định. Từ đầu làng đã thấy cảnh chiếu, cói phơi đầy hai bên đường. Từng đám cói trắng ngà hoặc đã được nhuộm màu xanh, đỏ, tím, vàng… được phơi khô cong dưới cái nắng vàng mùa hạ. Đi sâu vào làng, chỗ nào cũng nghe rộn ràng lách cách tiếng thoi đưa dệt chiếu.

Nghề làm chiếu ở Long Định mới có chừng khoảng hơn 50 năm nay. Nghề do các cư dân vùng chiếu nổi tiếng ở Kim Sơn – Ninh Bình ngoài Bắc di cư vào Nam hồi năm 1954 đem vào. Vì thế, kĩ thuật làm chiếu ở đây cũng có nhiều nét khác biệt so với kĩ thuật làm chiếu thường thấy trong Nam. Chiếu Long Định bao giờ cũng dày dặn hơn, màu sắc, hoa văn cũng tươi tắn và đẹp hơn.

Tìm về làng nghề truyền thống dệt chiếu Long Định (làng dệt chiếu) chúng ta dễ dàng bắt gặp cảnh chiếu phơi ven tỉnh lộ 867 của gần 300 hộ dân thuộc xã Long Định, đã giải quyết việc làm cho gần 2.000 lao động ở vùng nông thôn, giúp họ có mức thu nhập ổn định.

Trong mỗi ngôi nhà ven Tỉnh lộ 867 đều có các khung dệt dập dềnh theo nhịp thoi đưa. Nhà này là 2 cô gái, nhà kia là đôi vợ chồng, kẻ đan lác, người dập khung cửi. Ghé vào nhà anh Nguyễn Văn Việt, khi anh chị đang căng đai, rồi cùng nhau ngồi dệt, tạo ra sản phẩm đẹp cho đời.

 Làm chiếu cũng giống như trồng lúa, tức phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, thời tiết. Hàng năm, cứ vào thời điểm mùa khô, tức khoảng từ tháng 1 tới tháng 4 dương lịch, làng chiếu Long Định lại vào vụ sản xuất chính. Cực nhất là tháng 5, tháng 6, khi mùa mưa đến, nghề làm chiếu lại phải tạm dừng chờ đến mùa khô năm sau. Khó khăn là thế nhưng người làm chiếu ở Long Định vẫn chịu thương chịu khó bám trụ với nghề, bởi mức thu nhập của nghề làm chiếu vẫn khá hơn so với nghề trồng lúa.

 Sau khi chuẩn bị xong phần nguyên liệu cần phải có 2 người cùng làm. Thông thường, khi căng đai xong thì người thợ chính sẽ ngồi lên khung, người thứ 2 luồn từng sợi lác vào khuôn và người thợ chính sẽ dùng lực mạnh dập vào lác để kết chặt lác vào nhau.

Động tác dập phải dứt khoát, đủ độ mạnh để lác thẳng hàng, không xếp chồng lên nhau. “Tay nghề của người thợ quan trọng lắm, phải đan như thế nào để chiếu vừa khít, vừa đều và có độ bền, dẻo dai nhất định, như vậy chiếu sử dụng mới lâu được” – anh Việt  chia sẻ.

Tay thoăn thoắt dập mạnh từng khung dệt, anh Việt vẫn tiếp chuyện vui vẻ với chúng tôi: “Với khung dệt tay, mỗi ngày 2 vợ chồng dệt được 4 chiếc chiếu. Nếu  có máy dệt chiếu hiện đại thì có thể sản xuất được 10 chiếc/ngày mà chỉ cần 1 người ngồi máy.

Tuy nhiên, giá 1 máy dệt chiếu hiện đại từ 30 – 60 triệu đồng, quá đắt đỏ nên tôi chưa dám đầu tư. Với lại, nhiều người mua chiếu thường chọn mua chiếu dệt tay vì chất lượng bền hơn và ít bị lỗi hơn so với chiếu dệt bằng máy

Một trong những gia đình dệt chiếu có tiếng ở Làng dệt chiếu Long Định là gia đình bà Trần Thị Bạch Tuyết, một người có 50 năm kinh nghiệm dệt chiếu ở xã Long Định cho biết, trước đây dệt chiếu theo lối thủ công, mỗi tháng 1 người thu nhập khoảng 1,5 triệu đồng. Bây giờ, nhiều nhà đầu tư máy dệt chiếu, năng suất cao hơn nên thu nhập cũng cao hơn trước rất nhiều.

Chiếu Long Định nổi tiếng dày, bền, nằm vừa êm lại thoáng mát, giá phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng nên hàng ngày thương lái các nơi đến mua rất đông. Có những thời điểm, làng dệt chiếu “ăn nên làm ra”, mỗi ngày giao cho thương lái hơn 5.000 chiếc chiếu. Không những thế, chiếu Long Định còn được xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Nhật, Mỹ…

Để làm ra 1 chiếc chiếu đẹp, lác phải thật khô, trắng, cọng bóng tròn, không quá to. Kỹ thuật dệt là yếu tố quyết định chiếu đẹp hay xấu. Khi dệt, người cho ăn lác cần phải có kỹ thuật, phải làm đều tay tránh bị rớt nhịp.

Công đoạn tạo màu cũng lắm công phu. Muốn màu không phai, không dính lên quần áo khi nằm, lác phải được nhúng vào chảo màu đang sôi, chờ cho nước sôi lại lần nữa để màu thấm vào từng sợi lác. Đặc biệt, khi may chiếu, đường may phải sắc nét, không quá dày cũng không quá thưa” – Bà Tuyết chia sẻ kinh nghiệm.

Hiện nay, ngoài sản phẩm chiếu lác truyền thống, người dệt chiếu ở xã Long Định còn nghiên cứu làm thêm sản phẩm chiếu bằng thân cây lục bình phơi khô, một loại nguyên liệu khá phổ biến ở vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, giá thành một chiếc chiếu lục bình cao hơn rất nhiều so với chiếu lác, nên chiếu lục bình ít được sử dụng trong nước mà chủ yếu xuất khẩu ra nước ngoài.

Các chi tiết hoa văn phải thay đổi thường xuyên theo thị hiếu người tiêu dùng. Sau khi trang trí hoa văn xong phải đem chiếu vào hấp cách thủy, hấp phải đúng giờ, nếu già lửa chiếu sẽ tối màu, còn nếu chưa đủ thời gian thì dễ bị phai màu khi nằm”.

Băng Tâm tổng hợp
Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!