Có thể bạn quan tâm

Tục đi tu để thành người của người Khmer Nam bộ

Tục đi tu để thành người vẫn còn phổ biến trong người Khmer ở miền Tây Nam Bộ. Bởi vì theo họ, tu không phải để thành Phật mà để thành người, chuẩn bị cho cuộc sống tốt đẹp ở ngày mai, là một cơ hội tốt để cho họ được học chữ nghĩa, đạo lý và rèn luyện đức hạnh.

Ngày xưa, nếu người con trai nào không qua giai đoạn tu trong chùa thì bị xã hội và gia đình cho là bất hiếu và lớn lên rất khó lấy vợ. Bởi vì người con gái Khmer đến tuổi lấy chồng, thường chọn những chàng trai đã qua tu luyện trong chùa, đã hoàn tục. Theo họ, đó là người đã hoàn thành nghĩa vụ và học được cách làm người, nhất là biết chữ nghĩa, được mọi người trọng vọng.

Tục đi tu để thành người thường được tổ chức vào ngày đầu Tết Chôl Chnam Thmây. Vào ngày này, gia đình nào muốn đưa con vào chùa tu (vài tháng trước đó, người con trai này phải vào chùa học thuộc vài bài kinh cơ bản) sẽ tổ chức một lễ gọi là Bank-Bom-Buôn để người đi tu từ giã họ hàng, bạn bè và được mọi người cầu chúc sức khoẻ. Khi vào lễ, anh ta cạo đầu, thay quần bằng chiếc xà rông, thay áo bằng một khăn vải trắng đắp lên vai từ trái sang phải gọi là Pênexo, chứng tỏ rằng anh ta từ bỏ thế tục. Lúc đó người ta gọi anh là Nec (rồng).

Để vào lễ, buổi tối họ mời sư sãi đến tụng kinh, cúng Tam bảo và thọ giới theo Phật. Sáng hôm sau, khi cơm nước xong, họ đưa con trai lên chùa, có bạn bè thân quyến mang lễ vật cùng đi theo. Đến chùa, họ đi vòng quanh chánh điện ba vòng rồi mới vào trong làm lễ. Ở đây có một nhà sư ngồi gọi là Uppachhe giảng dạy, hỏi và đọc các điều của luật tu hành cho các nec nghe.

Sau đó mới cầm áo cà sa đi vào hàng giữa sư sãi và đọc lời xin tu. Khi vị thượng toạ chấp thuận thì nec mới đi thay xà rông và khăn trắng bằng áo cà sa. Tiếp theo là lễ thọ giới 10 điều của Phật giáo:

  1. Không sát sinh
  2. Không trộm cắp
  3. Không tà dâm
  4. Không nói dối
  5. Không uống rượu
  6. Không ăn ngoài bữa
  7. Không xem múa hát
  8. Không dùng đồ trang sức
  9. Không chiếm ghế cao và giường êm
  10. Không đụng đến vàng bạc

Cuối cùng, các nhà sư cùng Phật tử tụng kinh cầu phước cho người mới tu hành và chúng sinh để chấm dứt buổi lễ.

Đi tu đồng thời theo nếp nghĩ truyền thống của người Khmer ở miền Tây Nam Bộ cũng là một cách tích phước cho cha mẹ, gia đình và chính bản thân. Tuy nhiên, ngày nay người con trai Khmer vì theo học ở một trường nào đó hoặc có những gia đình quá khó khăn, thiếu lao động thì không phải đi tu và luật tu hành cũng không quá khắt khe như xưa nữa.

Theo Đại Đoàn Kết

Bán thuốc tây là dễ nhất

[vanhoamientay.com] Tại sao bán thuốc tây là cộng việc dễ nhất, chúng ta thử theo dõi câu chuyện sau đây nhé.

Một người tâm sự với bạn:

-Thời buổi này, làm nghề gì cũng khó, chỉ có làm nghề bán thuốc tây là dễ thôi!

– Sao vậy?

– Vì mỗi khi bán thuốc chỉ cần nói với khách hàng: “Xin đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng”, thế là xong!

st

Cá lóc hấp mẻ

Đồng bằng sông Cửa Long là “vựa” cá đồng rất phong phú. Trong các loài cá nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửa Long thì cá lóc là đặc sản tiêu biểu nhất. Cá lóc hấp mẻ là một món ăn của vùng đất Cần Thơ, rất bình dân nhưng không kém phần hấp dẫn

Cá lóc hấp mẻ là một món ăn của vùng đất Cần Thơ

Cá Lóc chế biến cũng rất đơn giản, không cần đánh vẩy, cạo nhớt, mổ ruột, hay tẩm ướp gia vị trước. Đặc biệt cá ở đây là cá đồng nên khi ăn thịt rất thơm, mềm, dai rất ngon. Và Cơm mẻ là chất làm chua từ cơm nguội cho lên men, có vị chua dịu, rất đặc trưng.

Hành củ cắt lát mỏng, hành cọng cắt khúc dài, lót dưới khay. Cá ngâm nước muối vài phút, rửa thật sạch, cho lên trên khay. Phủ một chén cơm mẻ lên mình cá, để lửa sôi liu riu. Thấy da cá nhăn nhíu lại là cá đã chín.

Món này ăn với bánh tráng cuốn tép luộc cùng với rau thơm, khế xanh, xà lách, chuối chát, bún và thịt lỗ tai heo luộc! Nước chấm có thể là nước mắm me hoặc chút cơm mẻ dầm muối ớt.

Vị chua nhẹ, dịu của cơm mẻ, thịt cá thơm lừng, vị ngọt lựng của hành gốc, làm cho bạn thấy ngon miệng!

Giới thiệu miền Tây

Các tỉnh miền Tây hay còn được gọi là đồng bằng sông Cửu Long, miền tây Nam Bộ nhưng theo cách gọi của người dân miền Nam Việt Nam ngắn gọn là miền Tây, với 12 tỉnh thành và 1 thành phố trực thuộc trung ương.

là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39734km². Có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.

An giang

Diện tích: 3.537 km²
Dân số : 2.217.488 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Long Xuyên

Tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 01 thành phố tỉnh lị Long Xuyên, 02 thị xã Châu Đốc, Tân Châu và 08 huyện

– Thành phố Long Xuyên: 11 phường và 02 xã

– Thành phố Châu Đốc: 05 phường và 02 xã

– Thị xã Tân Châu: 05 phường và 09 xã

– Huyện An Phú: 02 thị trấn và 12 xã

– Huyện Châu Phú: 01 thị trấn và 12 xã

– Huyện Châu Thành: 01 thị trấn và 12 xã

– Huyện Chợ Mới: 02 thị trấn và 16 xã

– Huyện Phú Tân: 02 thị trấn và 16 xã

– Huyện Thoại Sơn: 03 thị trấn và 14 xã

– Huyện Tịnh Biên: 03 thị trấn và 11 xã

– Huyện Tri Tôn: 02 thị trấn và 13 xã

Tỉnh An Giang có 156 xã, phường và thị trấn

Bạc liêu

Diện tích: 2.520 km²
Dân số : 856.250 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Bạc Liêu

Hiện nay, Bạc Liêu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thành phố Bạc Liêu và 6 huyện (với 64 xã, phường và thị trấn) là:

– Thành phố Bạc Liêu

– Huyện Phước Long

– Huyện Hồng Dân

– Huyện Vĩnh Lợi

– Huyện Giá Rai

– Huyện Đông Hải

– Huyện Hòa Bình

Bến tre

Diện tích: 2.315 km²
Dân số : 1.354.589 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Bến Tre

Bến Tre có 1 thành phố và 8 huyện bao gồm

– Thành phố Bến Tre: 10 phường và 06 xã

– Huyện Ba Tri: 01 thị trấn và 23 xã

– Huyện Bình Đại: 01 thị trấn và 19 xã

– Huyện Châu Thành: 01 thị trấn và 22 xã

– Huyện Chợ Lách: 01 thị trấn và 10 xã

– Huyện Giồng Tôm: 01 thị trấn và 21 xã

– Huyện Mỏ Cày Bắc: 13 xã

– Huyện Mỏ Cày Nam: 01 thị trấn và 16 xã

– Huyện Thạnh Phú: 01 thị trấn và 17 xã

Bến Tre có 164 xã, phường và thị trấn

Cà mau

Diện tích: 5.211 km²
Dân số : 1.118.830 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Cà Mau

Cà Mau có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố và 8 huyện:

– Thành phố Cà Mau – là đô thị loại II

– Huyện Đầm Dơi

– Huyện Ngọc Hiển

– Huyện Cái Nước

– Huyện Trần Văn Thời

– Huyện U Minh

– Huyện Thới Bình

– Huyện Năm Căn

– Huyện Phú Tân

Tổng số thị trấn, xã, phường: 99, trong đó có 10 phường, 8 thị trấn và 81 xã.

Cần thơ

Diện tích: 1.390 km²
Dân số: 1.187.089 người
Trung tâm đồng bằng sông Cửu Long

Cần Thơ được chia làm 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận và 4 huyện:

– Quận Ninh Kiều 13 phường

– Quận Bình Thủy 8 phường

– Quận Cái Răng 7 phường

– Quận Ô Môn 7 phường

– Quận Thốt Nốt 9 phường

– Huyện Phong Điền 1 thị trấn và 6 xã

– Huyện Cờ Đỏ 1 thị trấn và 9 xã

– Huyện Thới Lai 1 thị trấn và 12 xã

– Huyện Vĩnh Thạnh 2 thị trấn và 9 xã

Tổng số thị trấn, xã, phường: 85, trong đó có 5 thị trấn, 44 phường và 36 xã

Đồng tháp

Diện tích: 3.246 km²
Dân số : 1.665.420 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Cao Lãnh

Hiện nay Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện với 128 xã, 17 phường, 9 thị trấn, bao gồm:

– Thành phố Cao Lãnh: 8 phường và 07 xã

– Thành phố Sa Đéc: 06 phường và 03 xã

– Thị xã Hồng Ngự: 03 phường và 04 xã

– Huyện Cao Lãnh: 01 thị trấn và 17 xã

– Huyện Châu Thành: 01 thị trấn và 11 xã

– Huyện Hồng Ngự: 11 xã

– Huyện Lai Vung: 01 thị trấn và 11 xã

– Huyện Lấp Vò: 01 thị trấn và 12 xã

– Huyện Tam Nông: 01 thị trấn và 11 xã

– Huyện Tân Hồng: 01 thị trấn và 8 xã

– Huyện Thanh Bình: 01 thị trấn và 11 xã

– Huyện Tháp Mười: 01 thị trấn và 12 xã

Trong đó có 9 thị trấn, 14 phường và 129 xã

Hậu giang

Diện tích: 1.608 km²
Dân số : 756.625 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Vị Thanh

Hậu Giang có 7 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện với 8 phường,12 thị trấn & 54 xã. Gồm 74 xã, phường, thị trấn:

– Thành phố Vị Thanh: 5 phường, 4 xã

– Thị xã Ngã Bảy, đổi tên từ Tân Hiệp tháng 11 năm 2006. 3 phường, 3 xã

– Huyện Châu Thành: 2 thị trấn, 7 xã

– Huyện Châu Thành A: 4 thị trấn, 6 xã

– Huyện Long Mỹ: 2 thị trấn, 13 xã

– Huyện Phụng Hiệp: 3 thị trấn, 12 xã

– Huyện Vị Thủy: 1 thị trấn, 9 xã.

trong đó có 9 thị trấn, 14 phường và 129 xã

Kiên giang

Diện tích: 6.299 km²
Dân số : 1.683.149 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Rạch Gía

Kiên Giang được chia thành 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện

– Thành phố Rạch Giá (Đô thị loại 3, trung tâm tỉnh) 11 phường và 1 xã

– Thị xã Hà Tiên 5 phường và 2 xã

– Huyện An Biên 1 thị trấn và 8 xã

– Huyện An Minh 1 thị trấn và 10 xã

– Huyện Châu Thành 1 thị trấn và 7 xã

– Huyện Giồng Riềng 1 thị trấn và 18 xã

– Huyện Gò Quao 1 thị trấn và 10 xã

– Huyện Hòn Đất 2 thị trấn và 12 xã

– Huyện Kiên Hải (huyện đảo) 4 xã

– Huyện Kiên Lương 1 thị trấn và 10 xã

– Huyện Phú Quốc (huyện đảo) 2 thị trấn và 8 xã

– Huyện Tân Hiệp1 thị trấn và 9 xã

– Huyện Vĩnh Thuận 1 thị trấn và 7 xã

– Huyện U Minh Thượng (mới thành lập và được tách ra từ huyện An Minh) 6 xã

– Huyện Giang Thành 5 xã (mới thành lập và được tách ra từ huyện Kiên Lương)

Tỉnh Kiên Giang có 145 đơn vị cấp xã gồm 16 phường, 12 thị trấn và 117 xã.

Long an

Diện tích: 4.492 km²
Dân số : 1.436.914 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Tân An

Long An gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện

– Thành phố Tân An 9 phường và 5 xã.

– Thị Xã Kiến Tường 3 phường 5 xã

– Huyện Bến Lức 1 thị trấn và 14 xã.

– Huyện Cần Đước 1 thị trấn và 16 xã.

– Huyện Cần Giuộc 1 thị trấn và 16 xã

– Huyện Châu Thành 1 thị trấn và 12 xã

– Huyện Đức Hòa 3 thị trấn và 17 xã

– Huyện Đức Huệ 1 thị trấn và 10 xã

– Huyện Mộc Hóa 1 thị trấn và 12 xã

– Huyện Tân Hưng 1 thị trấn và 10 xã.

– Huyện Tân Thạnh 1 thị trấn và 12 xã.

– Huyện Tân Trụ 1 thị trấn và 10 xã.

– Huyện Thạnh Hóa 1 thị trấn và 10 xã.

– Huyện Thủ Thừa 1 thị trấn và 12 xã.

– Huyện Vĩnh Hưng 1 thị trấn và 9 xã.

Long An có 189 đơn vị hành chính cấp xã gồm 165 xã, 9 phường và 15 thị trấn

Sóc trăng

Diện tích: 3.300 km²
Dân số : 1.289.441 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Sóc Trăng

Tỉnh Sóc Trăng gồm 1 Thành Phố , 1 thị xã 09 huyện (phường: 14, thị trấn: 12, xã: 87):

– Thành phố Sóc Trăng 10 phường

– Thị xã Vĩnh Châu 4 phường 6 xã

– Thị xã Ngã Năm 3 phường 5 xã

– Huyện Cù Lao 1 thị trấn 7 xã

– Huyện Kế Sách 1 thị trấn 12 xã

– Huyện Châu Thành 8 xã và 1 thị trấn

– Huyện Mỹ Tú 8 xã 1 thị trấn

– Huyện Mỹ Xuyên 1 thị trấn 10 xã

– Huyện Trần Đề 2 thị trấn 9 xã

– Huyện Thạnh Trị 2 thị trấn 8 xã

– Huyện Long Phú 2 thị trấn 9 xã

Tiền giang

Diện tích: 2.367 km²
Dân số : 1.670.216 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Mỹ Tho

Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố loại 2 (được chính phủ công nhận vào năm 2005 và hướng tới đô thị loại I vào năm 2015), 2 thị xã loại IV và 8 huyện. Đến cuối năm 2009 sẽ được quy hoạch gồm 1 thành phố chuẩn loại 2 là TP Mỹ Tho và 2 thị xã là Thị xã Gò Công và Cai Lậy

– Thành phố Mỹ Tho, gồm 11 phường và 6 xã, là đô thị loại 2 năm 2005.

– Thị xã Gò Công, gồm 5 phường và 7 xã, là đô thị loại 4

– Thị xã Cai Lậy, gồm 6 phường 10 xã

– Huyện Cái Bè, gồm 24 xã và 1 thị trấn Cái bè

– Huyện Gò Công Đông, gồm 2 thị trấn và 13 xã

– Huyện Gò Công Tây, gồm 1 thị trấn và 12 xã

– Huyện Chợ Gạo, gồm 1 thị trấn và 18 xã

– Huyện Châu Thành, gồm 1 thị trấn và 23 xã

– Huyện Tân Phước, gồm 1 thị trấn và 12 xã

– Huyện Tân Phú Đông, gồm 1 thị trấn và 5 xã.

Tỉnh Tiền Giang có 172 đơn vị cấp xã gồm 16 phường, 7 thị trấn và 149 xã

Trà vinh

Diện tích: 2.215 km²
Dân số : 1.000.933 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Trà Vinh

Hiện nay Trà Vinh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện

– Thành phố Trà Vinh: 9 phường, 1 xã

– Huyện Càng Long: 13 xã và 1 thị trấn

– Huyện Cầu Kè: 1 thị trấn và 10 xã

– Huyện Châu Thành: 1 thị trấn và 13 xã

– Huyện Cầu Ngang: 2 thị trấn và 13 xã

– Huyện Duyên Hải: 1 thị trấn và 9 xã

– Huyện Trà Cú: 2 thị trấn và 17 xã

– Huyện Tiểu Cần: 2 thị trấn và 9 xã

Vĩnh long

Diện tích: 2.215 km²
Dân số : 1.000.933 người
Trung tâm tỉnh: Thành phố Vĩnh Long

Vĩnh Long có 1 thành phố và 7 huyện là

– Thành phố Vĩnh Long 7 phường và 4 xã

– Thị xã Bình Minh 3 phường và 5 xã

– Huyện Bình Tân 11 xã

– Huyện Long Hồ 1 thị trấn và 14 xã

– Huyện Mang Thít 1 thị trấn và 12 xã

– Huyện Tam Bình 1 thị trấn và 16 xã

– Huyện Trà Ôn 1 thị trấn và 13 xã

– Huyện Vũng Liêm 1 thị trấn và 19 xã

Tỉnh Vĩnh Long có 107 đơn vị cấp xã gồm 7 phường, 6 thị trấn và 94 xã

Làng nghề chiếu Cà Mau

[vanhoamientay.com] Chiếu luôn gắn liền với đời sống nhân dân Việt Nam và Việt Nan có rất nhiều làng nghề dệt chiếu nổi tiếng mà Cà Mau là một trong những tỉnh có nhiều làng nghề chiếu tiêu biểu.

Không chỉ là quê hương của đồng lúa, vườn cây, làng quê trù phú, Cà Mau còn nổi tiếng với những địa danh một thời làm nghề chiếu như: Tân Duyệt Đầm Dơi, Tân Lộc Thới Bình… nhưng nổi tiếng nhất vẫn là chiếu bông hoa Tân Thành. Bằng những nguyên liệu như: sợi lác, dây bố và khung dệt… những phụ nữ ở đây đã dệt nên những đôi chiếu bền, đẹp và tạo nên thương hiệu chiếu Cà Mau.

Từ những bụi lát mọc hoang trên những bãi đầm, người dân Cà Mau dệt nên những chiếc chiếu bền đẹp với họa tiết được dệt trực tiếp bằng những sợi lát nhuộm màu chứ không in như một số loại chiếu vùng khác, từ đó làng nghề chiếu Cà Mau được hình thành.

Dệt, đan chiếu thảm từ cây lát là nghề sản xuất thủ công có tiềm năng to lớn ở Cà Mau với lực lượng lao động sẵn có, cùng với nguồn nguyên liệu tại chỗ rất dồi dào là cây lát. Người dân ở đây hộ nào cũng có từ 1 – 2 khung dệt trở lên. Nghề dệt chiếu tuy thăng trầm vất vả nhưng người dân Tân Thành với nghề cha truyền con nối vẫn một lòng cần mẫn để tiếp tục duy trì và phát triển làng nghề truyền thống. Hàng năm các hộ ở đây sản xuất ra hàng triệu sản phẩm tiêu thụ khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ.

Theo bà Châu Thị Niệm, nghệ nhân đã theo nghề dệt chiếu 72 năm, nghề dệt chiếu Cà Mau hình thành từ hàng trăm năm trước, có nguồn gốc từ nước ngoài và truyền vào miền Nam vào khoảng thế kỷ 15, thời vua Lê Thánh Tông chiến thắng Chiêm Thành. Mặc dù có lúc bị cạnh tranh dữ dội bởi các loại chiếu ni lông ngoại nhập, nhưng chiếu Cà Mau vẫn âm thầm tồn tại.

Theo Khám Phá VN

Mẹo dân gian giúp trị ho cho trẻ

[vanhoamientay.com] Các chuyên gia y tế khuyên, khi trẻ bị ho cha mẹ không nên để trẻ dùng kháng sinh mà nên áp dụng một số bài thuốc dân gian để trị ho cho trẻ 

Trẻ bị ho khiến cha mẹ lo lắng. Theo Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai (Hà Nội), không chỉ người dân mà thậm chí đôi khi cả các bác sĩ cũng lạm dụng thuốc kháng sinh. Ho ở trẻ là nhóm bệnh hay bị lạm dụng kháng sinh trong điều trị nhiều nhất. Tốt nhất cha mẹ nên sử dụng nhựng bài thuốc dân gian sau.

Nước vo gạo và rau diếp cá

Một nắm lá diếp cá, rửa sạch, giã nhuyễn trộn đều với một chén nước vo gạo, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Chỉ cần lọc lấy nước cho bé uống sẽ giúp trị ho

Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn

Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn bỏ vào chén sứ, thêm một ít nước lọc và một ít mật ong đem hấp cách thủy khoảng 10-15 phút, mỗi lần cho bé uống 2-3 thìa cà phê, uống 3 lần/ một ngày.

Cây xương sông

Lá xương sông nên sử dụng búp lá non, không chỉ có tác dụng chữa ho mà còn chữa khàn tiếng do viêm thanh quản. Lá xương sông và một ít lá hẹ: rửa sạch, thái nhỏ, trộn đều với đường. Hấp cách thủy, rồi để nguội cho trẻ uống trong ngày.

Củ nghệ tươi

Củ nghệ tươi đem giã nhỏ, thêm nước lọc, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé. Cứ như thế ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.

Quất xanh

2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt ngang, để nguyên cả vỏ và hạt. Mang quất trộn với đường phèn hoặc mật ong rồi hấp cách thủy đến khi quất chín. Lưu ý là dằm cả vỏ, bỏ hạt, để nguội cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

Hạt quả quất xanh

Đối với hạt của quất xanh các mẹ không nên bỏ đi vì nó có tác dụng làm tiêu đờm và ấm thanh quản khi trẻ bị ho. Mùi vị quất có thể hơi khó uống đối với trẻ nên khi cho trẻ uống có thể cho thêm ít đường sẽ giúp trị ho hiệu quả

Lê + đường + xuyên bối

Chọn trái lê to, bỏ vỏ, cắt nắp, khoét bỏ lõi. Bỏ vào bên trong lê 2-3 cục đường phèn nhỏ. 5-6 hạt xuyên bối (mua ở quầy thuốc Đông y). Cho lê vào hấp cách thuỷ chừng 30 phút. Ngày cho bé ăn 2 lần. Có tác dụng chữa ho, viêm phổi, tiêu đờm.

Nước củ cải luộc

4-5 lát củ cải trắng cho vào một nồi nhỏ với ít nước, đun sôi, sau đó để lửa liu riu thêm 5-10 phút. Cho bé uống nước này khi còn nóng điều trị ho, khô mũi, đau hong, ho khan, có đờm.

Hoa hồng bạch

Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với lượng đường phèn vừa đủ, một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. Cho bé uống 3-4 lần/ngày, 1 thìa/lần.

Nước tỏi hấp trị ho cho trẻ

Lấy 2-3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát, thêm một nửa chén nước, 1 viên đường phèn, hấp cách thuỷ 15 phút. Chỉ cần uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày 2-3 lần, vửa tốt cho dạ dày, phổi, vừa trị được ho, cảm lạnh.

Tỏi và mật ong

Giã nát hai tép tỏi, trộn với hai thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy. Chú ý không được hấp chín tỏi, nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được. Cho bé uống nửa thìa cà phê, ngày từ 1 – 2 lần. Trước khi uống, nên cho bé uống nước lọc trước

Lá hẹ và đường phèn

Chọn khoảng 5-10 lá hẹ và một ít đường phèn mang hấp cách thủy. Sau đó lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa.

Đu đủ chín

Một quả đu đủ gọt bỏ vỏ (lưu ý là đu đủ chín cây), cho 100ml mật ong vào, sau đó đun lên để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho không có đờm.

Trà cam thảo

Cam thảo có chứa thành phần kháng khuẩn, làm dịu cổ họng. Trà cam thảo có vị ngọt, nên mẹ yên tâm khi cho trẻ uống, kể cả trẻ sơ sinh. Loại trà này sẽ giúp cơ thể trẻ ấm hơn và dịu họng hơn.

Húng chanh và quất

Chọn khoảng 15 – 16 lá húng chanh và từ 4 – 5 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.

Theo Gia Đình

Làng nghề gốm người Khmer Nam bộ

Điểm đặc sắc trong làng nghề gốm Tri Tôn là không dùng bàn xoay hoặc ứng dụng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào. Đơn thuần chỉ bằng tay với kinh nghiệm mang tính bẩm sinh

Đến Tri Tôn, tỉnh An Giang và tận mắt nhìn thấy làng gốm An Thuận của người Khmer, mà tiếng địa phương gọi là sóc Phnom Pi, có nghĩa là vùng đất đồi. Ngoài làm ruộng nước với những kinh nghiệm hàng chục thế kỷ miền sông nước này, người Khmer Nam Bộ còn có nghề dệt vải tơ tằm ở Tịnh Biên, nghề rèn nghề làm xe bò kéo, nghề làm rượu Thốt Nốt và nhiều nghề lâu đời khác.. nhưng độc đáo và mang tính cổ truyền nhất là nghề làm gốm ở Tri Tôn.

Lịch sử địa phương và những phóng sự cách nay hơn một thế kỷ ghi lại: Đến phiên chợ, các địa phương tấp ghe vô bến sông Tri Tôn nhận hàng. Trên bến dưới thuyền, những xe thồ, người gồng gáng chở hàng xuống bến, nồi niêu chất đầy trên các ghe lớn ghe bé. Nghe đâu hàng gốm Tri Tôn không chỉ có mặt ở hầu hết các tỉnh miền Tây mà còn ngược lên Tây Ninh, sang cả Campuchia, đủ sức cạnh tranh với sành sứ truyền thống vốn rất nổi tiếng của quốc gia láng giềng này. Mặt hàng cũng là những đồ gia dụng quen thuộc như nồi niêu, trã, cà ràng (một loại bếp lò), ống khói cho những hộ nấu đường thốt nốt. Gốm Tri Tôn có uy tín và ăn khách suốt nhiều thể kỷ, ngoài kỹ thuật “gia truyền”, tạo dáng bắt mắt, thế mạnh chủ yếu ở chất đất và kỹ thuật nung.

Đất làm gốm được khai thác ở dưới chân ngọn đồi Nam Quy, cách ấp An Thuận chừng hai cây số. Đây là một loại đất sét nhuyễn, mịn, màu xám và theo kinh nghiệm của người làm nghề lâu năm đây là đất thích hợp nhất cho gốm. Ngoài đất sét Nam Quy, không còn nơi nào trong vùng có đất thích hợp để An Thuận làm gốm. Đất mang về được ủ một thời gian sau đó giã mịn, loại bỏ hết sạn, sỏi, tạp chất và làm cho mịn trước khi chế biến. Sau khi đất được sàng lọc kỹ, người thợ trộn với nước theo một tỷ lệ mà chỉ có kinh nghiệm lâu năm mới điều hoà được nước và đất thích hợp sao cho đất dẻo mà không nhão, dính kết mà không khô. Trông thì đơn giản thế, nhưng bí quyết gốm Tri Tôn có lẽ nằm ở trong cái đơn giản mang tính kinh nghiệm nghề nghiệp này đây.
Điểm đặc sắc trong nghề gốm Tri Tôn là không dùng bàn xoay hoặc ứng dụng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào. Đơn thuần chỉ bằng tay với kinh nghiệm mang tính bẩm sinh. Sau khi nhào nặn công phu đất, người thợ đi vòng quanh vật nặn để đắp, bồi, xoa, vuốt. Thoạt đầu là tạo dáng cơ bản, sau đó chỉnh sửa uốn nắn cân đối hình dạng sau cùng là xoa mịn mướt bề mặt, có những mặt hàng cầu kỳ cần tới hoa hình thì dùng bàn in trang trí theo những hoa văn do các nghệ nhân tạo nên. Trong sóc Phnom Pi, hầu như nhà nào cũng nặn nồi, nặn lu, chum vại. Trẻ em đập tơi đất, thanh niên nhào nhuyễn, người kinh nghiệm thì nặn đồ vật. Hầu hết người đang nặn gốm ở trong sân hay sau vườn là phụ nữ. Đó là điều khác với những làng gốm mà tôi đã từng thấy ở những làng gốm phía Bắc. Họ làm chuyên cần, nhẫn nại và đặc biệt là rất ít nói. Thỉnh thoảng nghe rõ tiếng bồm bộp, đắp vỗ vào eo bình của những bàn tay. Còn những ngón tay sần sùi gân guốc thì dẻo quánh xoa vuốt , lướt quanh miệng bình. Những cái vò cái lu đựng nước, không có hình mẫu nào mà hình dáng cứ hiện dần lên, đều tăm tắp. Bốn năm người phụ nữ lặng lễ đắp đất, chuốt eo, nắn miệng bình và bốn năm cái chum như trong một cái khuôn đúc ra. Hỏi bà con về kinh nghiệm. Họ chỉ cười, “mình không biết nói đâu”.

Sau khi hoàn thiện hình dáng, chuốt bóng mặt ngoài và in xong hoa văn, gốm mộc được đem phơi kỹ qua nhiều ngày nắng nỏ rồi mới đưa vào nung. Người Khmer không xây lò. Hàng mộc được xếp lớp lớp trên sân hoặc khu đất phẳng trong vườn nhà , chất rơm đều trên bề mặt, nung cho đến “độ chín” rồi mới qua giai đoạn ủ. Nếu theo quy trình công nghệ, mỗi giai đoạn được tính bằng giờ, lò nung được kiểm tra nhiệt độ, nhưng với người Tri Tôn, tất cả đều thông qua kinh nghiệm. Khi đã qua ủ, gốm hiện lên màu đỏ nhạt, nâu hoặc vàng đậm. Hàng thành phẩm không cần mang đi bán xa. Các thương lái đã quen đường, quen chủ. Họ đến từng sân từng vườn và thường là mua cả lố, chuyên chở ra bến sông, xếp lên ghe. Từng ghe nặng nề nối đuôi nhau rời bến, đến với các chợ miền Tây lục tỉnh. Xét về giá trị kinh tế, ngày nay nghề làm gốm Tri Tôn thu nhập không cao bằng một số ngành nghề khác. Cũng có một số người trong sóc chuyển nghề và một số nữa thì vẫn theo đuổi nghề xưa như một thói quen yêu nghề và muốn giữ lại nét truyền thống của Tổ Tiên. Gần đây có một số chuyên gia văn hoá và lịch sử nước ngoài, số đông là người Nhật đã tìm về Tri Tôn để nghiên cứu, tìm hiểu làng nghề lâu đời này. Bảo tàng văn hoá-dân tộc học của Trung ương và một số địa phương đã sưu tầm và nghiên cứu nghề gốm của người Khmer Nam Bộ, của người Chăm và một số dân tộc anh em khác, coi đây không chỉ là một nghề sinh sống mà là một trong những di sản văn hoá đặc sắc và lâu đời bậc nhất của dân tộc.

Theo mekongdeltaexplorer
Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!