Có thể bạn quan tâm

Các địa điểm du lịch Bến Tre nổi tiếng

Không những nổi tiếng là một xứ sở những vườn dừa, Bến tre còn nổi tiếng với loại hình du lịch sinh thái, nổi tiếng với các địa điểm du lịch như: Cồn Phụng (Cồn Ông Đạo Dừa), Cồn Ốc, Cồn Qui, Cồn Tiên,…

Được biết đến là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, với khí hậu ôn hòa thuận lợi phát triển nông nghiệp lúc nước, đồng thời là vùng đất có nhiều loại cây ăn trái như cam, quýt, sầu riêng, chuối, chôm chôm, măng cụt, mãng cầu, vú sữa… Hơn thế nữa Bến Tre còn có điều kiện thuận tiện để phát triển du lịch sinh thái, bởi ở đó còn giữ được nét nguyên sơ của miệt vườn, giữ được môi trường sinh thái trong lành trong màu xanh của những vườn dừa, vườn cây trái rộng lớn.

Khu du lịch làng bè

Một số địa điểm du lịch có tiếng ở Bến Tre

Du lịch Bến Tre: Cồn Phụng (Cồn Ông Đạo Dừa)

Thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, nằm trên một cù lao nổi giữa sông Tiền, đến Cồn Phụng du khách có thể đi xuồng máy dọc cồn thăm các cơ sở sản xuất kẹo dừa, sản xuất đồ lưu niệm từ cây, vỏ trái dừa… lên xe ngựa thăm vườn cây ăn trái, dừng chân ngồi nghỉ dưới ngôi nhà lợp lá dừa để uống trà với mật ong và quất, thưởng thức các món ăn trái cây miền nhiệt đới, nghe nhạc đờn ca tài tử.

Cồn Phụng có di tích Đạo Dừa trên diện tích chừng 1.500m², hiện được bảo tồn nguyên trạng các hạng mục kiến trúc được xây dựng từ thời giáo chủ Đạo Dừa là Nguyễn Thành Nam: sân 9 con rồng; tháp Hoà bình (cửu trùng đài) – nơi ông Đạo Dừa ngồi giảng kinh pháp và truyền bá đạo giáo, toà tháp có kiến trúc lạ mắt với những mảng đắp chạm rồng, phượng được gắn bằng những mảnh vỡ của bát đĩa, ấm chén; một đỉnh lớn. Nguyễn Thành Nam tự xưng là “Xứ giả của hòa bình”, chủ trương mang lại hoà bình từ mọi tôn giáo, sống bằng hoa trái (không ăn các sản vật khác).Tại đây có nhiều món đồ lưu niệm từ những chiếc mặt nạ xanh đỏ, khung ảnh, chiếc xe ba gác, đến đồ dùng nhà bếp như chén, bát, muỗng, thìa… hầu hết được chế tác từ dừa.

Du lịch Bến Tre: Làng du kích Đồng Khởi

Du lịch Bến Tre: Làng du kích Đồng Khởi

Thuộc xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, cách Tx. Bến Tre 15km. Đây là nơi nổi dậy đầu tiên của phong trào Đồng Khởi năm 1960. Ở đây có nhà triển lãm tất cả các loại vũ khí thô sơ tự tạo trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Bến Tre đang xây dựng khu di tích Đồng Khởi để tái tạo lại hình ảnh của một làng đã từng là cái nôi cách mạng của miền Nam.

 Về thăm nơi đây, con dân Việt Nam như sống lại cùng lịch sử hào hùng của dân tộc cha ông xưa.

Du lịch Bến Tre: Làng du kích Đồng Khởi

Du lịch Bến Tre: Cồn Ốc

Cồn Ốc cách thị xã Bến Tre khoảng hơn 10km có chiều dài 8,3km, rộng hơn 1km. Đây là cồn nổi lớn nhất trên sông Hàm Luông. Từ một cồn nhỏ, thấp ban đầu, có nhiều ốc bám vào các loài cây ngập nước trên nền phù sa và sinh sôi nảy nở nhanh chóng, trở thành một nguồn lợi đáng kể của dân địa phương từ đó cồn mang tên Cồn Ốc. Vào khoảng đầu thế kỷ XIX, Cồn Ốc mới có người đến khai phá và định cư. Trong thời kỳ kháng chiến, nhiều gia đình ở Cồn Ốc đã nuôi giấu cán bộ cách mạng trong những ngày đen tối khó khăn nhất. Đến với Cồn Ốc khách du lịch còn được thưởng thức thủy hải sản vùng nước ngọt lợ và các loại hoa quả đặc sản nơi đây.

Du lịch Bến Tre: Cồn Ốc

Du lịch Bến Tre: Cồn Qui

Đây là một cồn đất rộng 65ha, nằm trên sông Tiền Giang giữa 2 xã Tân Thạch và Quới Sơn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, cách trung tâm thị xã Bến Tre 22km đường sông. Trên Cồn Qui là các khu vườn trồng cây ăn trái như: sa-pô-chê, nhãn, bưởi…Dạo chơi sông Tiền, du khách thường ghé vào Cồn Qui để thưởng thức trái cây thơm ngon và các loại tôm cá.

Du lịch Bến Tre: Cồn Qui

Du lịch Bến Tre: Cồn Tiên

Ở trên sông Hàm Luông thuộc xã Tiên Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, cách trung tâm Tx. Bến Tre 23km (đường bộ), 15km (đường sông). Với diện tích 7ha, ven bờ Cồn Tiên gồm đất pha cát, mỗi khi thủy triều xuống lộ ra bãi cát rộng lớn. Hằng năm, vào dịp tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch), hàng vạn du khách từ các nơi trong tỉnh, ngoài tỉnh, kể cả Sài Gòn đổ về đây tắm lội, vui chơi, thưởng thức trái cây của các nhà vườn trong vùng.

Du lịch Bến Tre: Cồn Tiên

Du lịch Bến Tre: Vườn cây ăn trái Cái Mơn

Thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Vườn cây ăn trái Cái Mơn là một làng quê thuần chất Nam Bộ với những con đường nhỏ hẹp bao phủ bởi rặng cây xanh nặng trĩu quả ngọt. Làng nghề Cái Mơn là nơi chuyên cung ứng các loại cây giống như sầu riêng, măng cụt, xoài cát, nhãn tiêu, bòn bon, các loại cây có múi, các loại cây cảnh hình nai, phượng, rồng… Đến với vườn cây ăn trái Cái Mơn là đến với du lịch miệt vườn chính gốc.

Du lịch Bến Tre: Vườn cây ăn trái Cái Mơn

Du lịch Bến Tre: Sân chim Vàm Hồ

Vàm Hồ là vùng đất ngập mặn, nhiều loại cây hoang dã mọc thành rừng, là nơi trú ngụ của hàng nghìn con cò, vạc và nhiều loại chim khác. Quần thể chim ở sân chim Vàm Hồ gồm: 84 loài thuộc 35 họ và 12 bộ. Khách đến tham quan mỗi năm trên 2.000 lượt người, đông nhất là vào thời gian chim về cư trú sinh sản từ tháng 4 đến tháng 10 âm lịch. Đây là vùng đất thuộc địa phận hai xã Mỹ Hoà và Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, cách thị xã Bến Tre khoảng 52km, cách Tp. Hồ Chí Minh 120km đường bộ, 100km đường thủy.

Du lịch Bến Tre: Sân chim Vàm Hồ

Du lịch Bến Tre: Chùa Tuyên Linh

Chùa Tuyên Linh ở xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre được xây năm Tân Dậu (1861), dưới triều Tự Đức năm thứ 14. Lúc đầu, chùa có tên là Tiên Linh do Hòa thượng Khánh Phong trụ trì và được làm bằng tre, lá để thờ bà Sầm. Chùa Tuyên Linh là nơi mà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Bác Hồ, nhiều lần ghé lại tá túc. Thời gian cụ Phó bảng ở đây lâu nhất là từ năm 1927 đến 1929. Trong 2 cuộc kháng chiến, chùa Tuyên Linh là nơi che giấu, nuôi dưỡng cán bộ cách mạng nên đã hai lần bị giặc dùng máy bay ném bom, phá hủy và đốt chùa. Chùa được trùng tu nhiều lần và được xây mới vào năm 1999 trên nền cũ rất khang trang. Tuy nhiên, những hiện vật gắn với quá khứ của chùa không còn nhiều. Tại đây, ngày 19/5 hàng năm đều diễn ra ngày hội với nhiều hoạt động giao lưu văn hóa và mít-tinh kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ.

Du lịch Bến Tre: Chùa Tuyên Linh

Du lịch Bến Tre: Đền thờ nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu

Nguyễn Đình Chiểu tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, sau khi mù lấy hiệu Hối Trai, sinh ngày 1.7.1822 tại làng Tân Khánh, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Ông đỗ tú tài ở trường thi Gia Định năm 1843. Khi 3 tỉnh miền Đông rơi vào tay quân Pháp, không chịu sống trong vùng chiếm đóng của giặc, cụ Nguyễn Đình Chiểu cùng gia đình chạy về làng An Đức, tổng Bảo An, tỉnh Vĩnh Long ( nay là huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre ). Tại đây ông dạy học trò, bốc thuốc chữa bệnh cho dân và sáng tác thơ văn. Hàng năm, vào ngày 1/7 là ngày hội truyền thống văn hóa của người Bến Tre để tưởng nhớ nhà thơ yêu nước vào bậc nhất của Nam Bộ nói riêng, của Việt Nam nói chung trong thời kỳ chống Pháp. Lễ hội 1.7 được tổ chức long trọng, trang nghiêm nhưng không kém phần sôi nổi với những hoạt động như biểu diễn võ thuật, múa lân, đánh trống hội, liên hoan đờn ca tài tử, thi hóa trang các nhân vật trong truyện Lục Vân Tiên, thi nấu mâm cơm ngày giỗ, triển lãm ảnh nghệ thuật, thi viết thư pháp, ngâm thơ, diễn cải lương, tuồng cổ.

Du lịch Bến Tre: Đền thờ nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu

Ngoài ra Bến Tre có nhiều điểm thú vị để đi du lịch, có biển, có vườn, có nhiều đặc sản trái cây và nhiều di tích văn hóa, thuận lợi để phát triển loại hình du lịch sinh thái, và các loại hình du lịch miệt vườn sông nước…

Ông chồng tức giận vì vợ sinh đôi

[vanhoamientay.com] Trong bệnh viện phụ sản, một người đàn ông tỏ vẻ giận dữ.

Người bên cạnh hỏi:

– Có chuyện gì thế?

– Vợ tôi vừa mới sinh đôi.

– Thế thì anh phải hạnh phúc chứ! Tại sao lại giận dữ thế?

– Tôi muốn biết ai là bố của đứa thứ hai!

st

Thêm trái Dư trong mâm ngày tết

Vào 1,2 năm trở lại đây trên mâm ngũ quả ở các tỉnh miền Tây còn có thêm trái Dư để cầu mong cho năm mới được dư dã tiền bạc

Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên dịp Tết chính là theo 5 sắc màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên và theo thuyết ngũ hành: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng.

Riêng ở miền Nam, các loại quả trong mâm khi ghép lại trở thành những cái tên ý nghĩa, cầu mong sự thịnh vượng như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, dưa hấu, thơm… đọc chệch thành các tên như “cầu vừa đủ xài” hoặc “cầu vừa đủ sung”.

Vào 1,2 năm trở lại đây trên mâm ngũ quả ở các tỉnh miền Tây còn có thêm trái “dư” (tên gọi của người địa phương), để cầu mong cho năm mới được dư dã tiền bạc. Tại một số chợ miền Tây trái dư thường xuất hiện từ 25 tết với giá từ 10.000 – 20.000Đ, qua 30 tết thì loại trái này không còn bán nữa.

Theo một nhà vườn ở Sóc Trăng thì trái dư được biết đến khoảng 3,4 năm trở lại đây, ban đầu người ta trồng làm kiểng vì trái có màu vàng rất đẹp và chưng được lâu, sau đó có thương lái đến tận nhà để thu mua bán lại vào dịp tết điều này làm cho loại trái này càng thêm được giá.

Hiện nay, ở chợ hoa tết cũng xuất hiện những chậu cây tạo hình thú được kết từ quả dư.

Trái “dư” có tên khoa học là Solanum mammosum L thuộc họ Cà – Solanaceae. Đây là loại cây thân nhỏ, có thể cao đến 1,5m, có nhiều lông và gai, hoa màu vàng lam hay tím. Cây ra hoa quả quanh năm, chủ yếu vào mùa thu, mùa đông.

Quả vàng, bóng, dài từ 5-8cm, phình rộng ở gốc và có nhiều u lồi ở gần cuống. Theo nhiều người trái dư càng giá trị khi 5 phần “thịt dư” trên trái đều nhau, đều đó thể hiện cho sự dư dả tròn đầy, xung túc.

Cây họ cà này có nguồn gốc ở Trung Mỹ (Virginia) được nhập trồng để làm cảnh, ngày nay có khi chúng ta gặp mọc hoang dã ở một số nơi như Lâm Đồng, Đồng Tháp…

Tuy nhiên trái dư chỉ để chưng trong dịp tết chứ không thể ăn vì cây chứ chất solanin nên cây được sử dụng như một chất gây mê. Ở Hải Nam, người ta dùng cả cây để trị bệnh tràng nhạc. Ở Saint – Dominica, người ta dùng dạng cao để trị bệnh đau vùng tâm vị….

Băng Tâm

Làng nghề Vĩnh Hựu, làng nghề bó chổi

Làng nghề Vĩnh Hựu – “Xóm chổi” ngày nào bây giờ đã trở thành làng nghề Vĩnh Hựu thực thụ. Làng nghề bó chổi Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang nằm dọc theo con kênh Vàm Giồng êm đềm quanh năm rợp mát bóng dừa. Nơi đây có diện tích vườn dừa nhiều nhất của huyện.

Làng nghề Vĩnh Hựu, làng nghề bó chổi

Câu chuyện của Chổi

Nghề bó chổi que dừa ở Vĩnh Hựu đã có từ lâu, thời gian đầu chỉ có vài chục hộ, nhưng đến nay đã phát triển rất mạnh.
Lúc đầu người ta dùng cây ráng mọc hoang dại theo mương rạch, dòng kênh và sông cửa Tiểu. Có lúc phải bơi xuồng đến tận vùng giáp biển Tân Thành đem về phơi khô rồi dùng dây lạt dừa nước (dây lạt dừa nước là vỏ của phần dưới thân cây dừa nước chẻ nhỏ, đem phơi), bó thành chổi để quét nhà.
Vì cây ráng là cây mọc hoang nên dần dà nguồn nguyên liệu làm chổi bị hiếm, hơn nữa cây chổi làm từ nguyên liệu này dáng bị thô. Nên người ta hay thế bằng tàu cau.
Trước đây, cây cau được nhà vườn sử dụng triệt để vì ngoài tàu cau dùng làm chổi, thân cau già còn dùng để cất nhà, che trại. Trái cau dùng ăn trầu, không thể thiếu trong các tiệc cưới, hỏi. Cau tươi không sử dụng hết sẽ được tách ra lấy ruột phơi khô bảo quản. Cau khô còn được dùng trong công nghệ nhuộm nên lúc bấy giờ.

Do chiến tranh loạn lạc, vùng Vĩnh Hựu là trọng điểm đánh phá ác liệt của địch nên vườn cau điêu tàn, nguồn nguyên liệu cạn kiệt.

Nhiều người không thể bỏ nghề truyền thống, họ dần chuyển qua bó chổi bằng que dừa. Nghề bó chổi bằng que dừa bắt đầu thịnh hành sau những năm đầu thập niên 70.

Nghề bó chổi bằng que dừa bắt đầu thịnh hành sau những năm đầu thập niên 70

Câu chuyện của làng nghề

Nghề bó chổi que dừa ở làng nghề Vĩnh Hựu đã có từ lâu, Theo các cụ cao niên trong xã cho biết, nghề bó chổi đã xuất hiện ở địa phương từ khoảng thập niên 40 của thế kỷ XX. Thời gian đầu chỉ có vài chục hộ, nhưng đến nay đã phát triển rất mạnh.

Tuy không được nhắc đến ồn ào, nhưng cây chổi que dừa của bà con ở làng nghề Vĩnh Hựu đã giải quyết việc làm cho hàng trăm người dân ở một làng quê nông thôn mới.

Đến các ấp Bình An, Phú Quý, Thạnh Thới, bạn cũng sẽ bắt gặp cảnh các chị em cùng ngồi bên nhau để bó những cây chổi từ que dừa rất nhộn nhịp.
Chổi que dừa của làng nghề Vĩnh Hựu đã có mặt khắp các nơi từ các tỉnh miền Đông đến vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long làm nên “thương hiệu” cho một vùng đất.

Người bó chổi sau khi có nguyên liệu từ que dừa, còn phải sắm thêm dây gân (dây nylon loại dùng câu cá) buộc và vót cây trúc thành những tấm mỏng vừa phải, dày độ 2 mm để bó cặp theo thân chổi cho chắc chắn.
Công đoạn để sản xuất chổi bắt đầu từ làm “mái” – tức bộ phận dùng để quét. Đó là việc kết que dừa lại với nhau và ốp với miếng bẹ dừa, thân trúc đã chẻ đủ độ dài để hình thành sơ bộ hình dáng chiếc chổi. Công việc này đòi hỏi phải khéo tay.

Có mặt khắp các nơi từ các tỉnh miền Đông đến vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long.

Sau khi đã có “mái”, có thể chuyển giao tiếp cho các lao động nhỏ tuổi hơn để làm “cán”. Bấy giờ, với một cây cọc chôn sâu phía trước nối những sợi dây gân và chiếc búa nhỏ để trợ lực, người thợ sẽ chọn những thanh bẹ ngắn hơn, một đầu vót nhọn hình mũi tên để chèn thêm vào thân và cán chổi cho no đầy, rồi buộc chắc lại cho tròn trịa, vừa tay người cầm. Tiếp đó là công đoạn nện cho chặt những thanh bẹ dừa chẻ nhỏ vào thân chổi.

Công đoạn cuối, người thợ sẽ kiểm tra lại toàn bộ các chỗ buộc, chỉnh sửa cho hình dáng cây chổi bung ra đẹp mắt và sẽ cắt bỏ những phần dư thừa, làm chổi gọn và tiện cho người sử dụng.
Nhiều khi, qua công đoạn cắt tỉa này, phần dôi ra có thể tận dụng để làm những chiếc chổi nhỏ hơn, tăng thêm thu nhập cho người lao động.

Bình thường, một người lao động có thể bó được hơn 20 cây chổi, người thâm niên tuổi nghề thì bó rất nhanh và khéo, hơn 30 cây mỗi ngày.

Sản phẩm chổi que dừa của làng nghề Vĩnh Hựu đã có mặt khắp các nơi từ các tỉnh miền Đông đến vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long.

Làng nghề bó chổi ở Vĩnh Hựu đã tồn tại hơn nửa thế kỷ. Ở mỗi giai đoạn, người làm ra chổi không ngừng cải tiến và hoàn thiện sao cho vừa đẹp vừa bền, tạo sự tin dùng cho khách hàng.
Gần đây có thêm một sáng kiến mới ở làng nghề Vĩnh Hựu, người ta dùng que dừa pha trộn với que lá dừa nước (lá lợp nhà) để tạo ra cây chổi có độ bền, chắc và tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có ở địa phương.

Món khô vũ nữ chân dài ăn là ghiền

[vanhoamientay.com] Vùng Bảy Núi, An Giang không những nổi tiếng với lễ hội chọi Trâu hàng năm, mà nay vùng đất này còn được biết đến nhiều hơn với một loại khô khác độc đáo, khô vũ nữ chân dài.

Khô vũ nữ chân dài là cái tên mỹ miều của của khô nhái, Làng làm khô nhái ở ấp Vĩnh Hạ, xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên – An Giang.

Để có được món độc “vũ nữ chân dài” mà các quán nhậu hay gọi, người dân ở vùng này đã soi nhái ngoài đồng đến tận khuya. Người đi soi nhái thường là thanh niên vì chỉ có thanh niên mới nhanh tay, lẹ mắt và bắt thật chín xác từng con nhái trong đêm khuya hun hút.

Nhái cơm có quanh năm ở vùng đồng ruộng miền Tây, nên khô nhái cũng được sản xuất quanh năm. Nhờ khéo tay lại chế biến tinh tế nên không bao lâu, khô nhái miệt này trở thành món ngon nổi tiếng ở miền Tây. Nhái cơm con nhỏ, sau khi lột da, phơi khô chỉ còn bằng ngón tay. Do thơm ngon nên dân nhậu đã tặng cho loài khô này những cái tên khá mỹ miều  vũ nữ chân dài hay kiều nữ đại gia.

Để làm món khô mà ăn ăn cũng ghiền này, sau khi làm sạch nhái, chế biến bằng các gia vị và đem phơi 2 nắng mới có thể sử dụng được, nếu trời không nắng thì phải sấy bằng lò.

Với cái tên gọi thú vị cùng hương vị đậm đà, món khô nhái đang dần trở thành món ăn đậm chất miền Tây được ưa thích.

Người soi nhái chỉ cần bộ đồ nghề gồm: chiếc bình ắc quy, đèn soi, rọng sắt, cái chụp là có thể kiếm được 10 kg nhái một đêm hè; khoảng 4kg một đêm mùa đông.

Bình quân cứ 4 ký nhái tươi sẽ cho một ký khô. Giá nhái khô hiện khoảng  540.000 đồng/kg, còn vào dịp Tết lên đến 650.000 – 700.000 đồng/kg mà không có hàng để bán.

Khô nhái rất ngon, vừa thơm vừa giòn, có thể coi là món “lai rai” hấp dẫn, ít có món khô nào qua mặt được. Khô nhái ngon nhất là chiên, người ăn có thể nhai cả xương và thịt, vừa thơm ngon, ngọt dịu, vừa cay cay, mằn mặn, béo, giòn, mùi vị rất đặc trưng. Đúng là món khô vũ nữ chân dài này ăn à ghiền.

Băng Tâm tổng hợp


Làng hoa kiểng Cái Mơn

[vanhoamientay.com] Không khí rộn ràng những ngày giáp xuân, cùng cảnh sắc thiên nhiên độc đáo của làng hoa kiểng Cái Mơn sẽ đem cho bạn những trải nghiệm khó quên.

Về đây, bạn như ôm trọn cả không gian văn hoá “miệt vườn” với những dấu xưa miền “Nam kỳ lục tỉnh” (hay “lục tỉnh”) từng được tái hiện trong các tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh, với nếp nhà lá thân thương, chiếc xuồng ba lá xuôi ngược trên sông nước, mùi khói đốt đồng và câu hò xao xác trời chiều…

Làng hoa kiểng Cái Mơn ( thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, Bến Tre), quê hương Trương Vĩnh Ký, nơi từ lâu không chỉ nổi tiếng  cây lành, trái ngọt mà còn hoa kiểng. Nhiều người vươn lên thành tỉ phú với vỏn vẹn 2 công đất nhờ cây giống, hoa kiểng. Nhà nhà nối nhau làm hoa kiểng.

Tết, không gì thú vị bằng những ngày trước Tết, nhất là ở miền quê – nơi còn lưu giữ phong vị văn hóa cổ truyền đậm nét. Đây chính là lúc những đứa con xa quê hương đến tận nhà dân xem gói, nấu bánh tét và thử các món ăn ngày Tết đậm chất dân dã của người địa phương.

Trong khung cảnh làng quê Nam bộ thanh bình, cả gia đình ngồi quây quần bên những chiếc nong, nia đựng đầy gạo, thịt và lá chuối xanh cùng làn khói bếp từ nồi bánh tét bốc lên mang theo cả tâm trạng nao nao với hình ảnh báo hiệu Tết đã đến gần.

Du khách cũng có đi sâu trong miệt vườn ở vùng đất phương Nam để ngắm những loài hoa chân phương như cúc, dã yến thảo, lan, huệ, hồng tỷ muội… ở làng hoa Sa Đéc, Gò Công, làng hoa kiểng Cái Mơn (Chợ Lách, Bến Tre) hay thăm vườn kiểng của nghệ nhân Năm Công – nghệ sĩ xứ miệt vườn đã sáng tạo nên những mẫu kiểng từng được đưa vào công viên Gardens by the Bay và công viên Bách Thảo Singapore…

Từ 20 tháng chạp cũng là lúc các phiên chợ nổi ở Cái Bè (Tiền Giang), Cái Răng (Cần Thơ)… bước vào mùa hội nhộn nhịp nhất trong năm. Nơi đây biến thành chợ đầu mối quy tụ mọi sản vật, hoa trái của cả vùng đồng bằng châu thổ trù phú Cửu Long. Đến đây vào dịp này, bạn sẽ có cơ hội chứng kiến quang cảnh buôn bán tấp nập “trên bến dưới thuyền”, không khí khẩn trương vận chuyển hàng hóa mang Tết đi khắp nơi, tiếng gọi bạn í ới làm xao động cả khúc sông quê.

Xứ sở miền “lục tỉnh” còn ban tặng cho con người nhiều sản vật thơm ngọt, mát lành. Chuyến du ngoạn miền Tây trước Tết của bạn sẽ đong đầy cảm xúc với quà mang về là những trái vú sữa, quýt hồng Lai Vung mơn mởn sắc vàng cam, mứt dừa Bến Tre hay các món khô Châu Đốc…

Băng Tâm tổng hợp
Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!