Có thể bạn quan tâm

Mùa hến, ngọt lịm hương vị sông quê

[vanhoamientay.com] Ở vùng Châu thổ Cữu Long, khi mùa nước nổi rút thì dưới những lòng sông, lòng rạch xuất hiện hến non. Và đến khoảng tháng hai thì hến lớn, đây cũng làm lúc những người dân lam lũ miền Tây bước vào mùa cáo hến.

Nhắc đến hến người ta lại nhớ đến hến miền Trung, loại hến nhỏ chỉ bằng hạt gạo. Nhưng nhiều người chưa biết rằng miền Tây vẫn có loại hến đặt trưng của riêng mình. Có lẽ do tính chất vùng miền mà hến miền Tây to hơn nhiều so với hến các vùng khác. Hến được coi là “lộc trời” ban tặng.

Bạn là người miền Tây hay là người ở bất cứ vùng đất xa xôi nào, nếu có dịp về đây vào mùa hến thì đừng bỏ qua cơ hội một lần trãi nghiệm cảm giác đặt chân xuống bùn để cào hến và thưởng thức những món ăn dân dã bình dị này.

Việc cào hến không cần phân biệt là đàn ông hay đàn bà, người lớn hay trẻ nhỏ, vì cả xóm ai cũng biết cào hến. Người ta thường đi cào hến vào lúc nước ròng, nếu cào hến chỉ để chế biến món ăn hăng ngày thì cào bằng rổ hoặc tay không. Còn cào chuyên nghiệp để bán lại thì cào bằng cây sào chuyên dụng hay bằng máy. Vào mùa nước cạn chỉ cần lội xuống con rạch trước nhà cào khoảng nữa tiếng là có thể đủ ăn trong bữa cơm chiều.

Để lấy được ruột hến cần khá nhiều sự tỉ mỉ và kỷ thuật của những người nội trợ, hến cào xong rửa thật sạch bùn đất.

Bắt nồi nước luộc to và lửa lớn, cho vào nước luộc ít muối, như vậy ruột hến sẽ ngọt hơn, Khi nước sôi bùng thì cho hến vào, hến tươi khi gặp nước nóng đột ngột sẽ bật bung vỏ, bong ruột ra ngoài mà chưa kịp chín, đảo nhanh vài lượt và vớt lấy ruột. Vì ruột chỉ bằng đầu ngón tay, gặp nước sôi bùng nên sẽ nổi lên trên, kỷ thuật ở đây là phải vớt nhanh, không để hến quá chín sẽ không ngon mà còn bị nát.

Trong các món ăn từ hến thì người miền tây chuộng nhất nhà bánh xèo nhân hến, cháo hến, hến xào hẹ, hến nấu canh chua và còn nhiều vô số kể món khác nữa…

Bánh xèo là loại bánh mà người miền Tây nào nhắc đến cũng ghiền,  bọn trẻ hay người lớn đều thèm thuồng ngay từ những chiếc bánh xèo đầu tiên áp chão do chính tay mẹ chiên.

Bánh xèo nhân hến tuy bình dị, mộc mạc nhưng chứa đựng trong đó cái vị ngọt của dòng sông, bến nước…Người miền Tây không gói bánh xèo bằng bánh tráng mà gói bằng chín những loại lá trong vườn có sẳn như lá cách, tai tượng, lá cải xanh…

 Bánh xèo quê ngọt thơm từ chính những nguyên liệu cây nhà, là vườn và có lẽ cái hương quê quyện trong hồn người từ ngay sự sum họp của gia đình

Bạn đã thử qua món hến kho sả ớt chưa? Nếu chưa thì hãy thử ngay nhé, món này tuy khá giản dị nhưng lại cực bắt cơm đấy. Vị mằm mặn, cay cay của sả quyện với ruột hến ngọt lịm, ăn cùng cơm nóng thì như hưởng trọn cái hương vị miền Tây.

Còn ai muốn giải nhiệt, thì đã có món cháo hến, cũng là cách nấu cháo thông thường như các loại cháo khác, nhưng với món này để đậm đà thì sử dụng phần nước luộc hến để nấu cháo. Gạo mang rang vàng rồi mới nấu, hến xào với hành cho thơm, một ít nước mắm ngon vậy là đã có nồi cháo hến nóng hổi, thơm lừng.

Hến, món quà tặng của thiên nhiên, là cái lộc mà những dòng sông trĩu nặng phù sa ban tặng cho những người dân chất phát để ấm lòng qua những ngày nghèo khó.

Con hến nhỏ hiền lành của một thời lam lũ.

Con hến của quê hương ân tình.

Từ những bữa cơm đậm vị sông quê, lũ trẻ quê nghèo đi xa và thành đạt vẫn nhớ một thời mẹ chắt chiu vén khéo…

Dù có đi đâu nhưng trong lòng mỗi người con sẽ không bao giờ quên về cội nguồn, thương từng bến nước và mỗi khi mùa nước kiệt lại nhớ về sông quê – mùa hến!

Băng Tâm

Về Đồng Tháp ăn bánh xèo Cao Lãnh

Bánh xèo Cao Lãnh, Đồng Tháp không những nổi tiếng bỡi loại bánh làm từ bột gạo, đổ thật mỏng trong chảo nhôm, được đốt trên lò củi, mà trên hết là bánh với nhân từ thịt vịt.

Về Đồng Tháp ăn bánh xèo Cao Lãnh

Bánh xèo là món ăn quen thuộc của cả miền Trung và miền Nam, thế nhưng tại mỗi địa phương, bánh xèo có cách chế biến khác nhau. Nổi bật nhất tại miền Tây Nam bộ phải kể đến bánh xèo Cao Lãnh, Đồng Tháp. Loại bánh làm từ bột gạo, đổ thật mỏng trong chảo nhôm, được đốt trên lò củi với nhân thịt vịt

Bánh xèo có cách chế biến khác nhau

Gạo được chọn làm bánh là loại gạo mới, có mùi thơm và thuộc nhóm gạo khi nấu cơm thì cơm khô nở chứ không phải loại gạo dẻo. Gạo mang đi ngâm, xay nhuyễn hòa với nước cốt dừa, chút muối, hành lá xắt nhuyễn. Nguyên liệu cơ bản để làm nhân là củ sắn (củ đậu) và giá đậu xanh.

Tại Cao Lãnh cùng với của sắn và giá, các đầu bếp thường làm bánh xèo nhân tôm thịt và bánh xèo thịt vịt. Tôm được dùng là tôm đất hoặc tôm sú. Thịt heo phải chọn phần thăn để thịt mềm. Bắt chảo lên bếp, chờ chảo nóng thì tráng phần bột mỏng. Sau đó cho lần lượt các loại nhân vào. khi bánh giòn thì gấp lại làm đôi.

Bánh xèo thịt vịt 

Bánh xèo thịt vịt được xem là đặc trưng của Cao Lãnh. Vịt làm sạch, lóc bỏ bớt các xương to, còn chừa xương nhỏ, bằm nhuyễn cả con. Thay vì cho thịt heo và tôm làm nhân, bánh xèo thịt vịt chỉ dùng thịt vịt kèm củ sắn và giá. Điều thú vị nhất của món này là thực khách sẽ có cảm giác cái giòn giòn lợn cợn của xương vịt khi nhai.

Bánh xèo thịt vịt 

Muốn có cái bánh ngon, đầu bếp phải chú ý rất nhiều chi tiết, kể cả thời gian chiên bánh lẫn kỹ thuật lật gấp bánh. Bánh chiên xong sẽ được lót lá chuối tươi để có mùi thơm.

Bánh thành phẩm được bày lên đĩa, ngươi ăn có thể tùy theo sở thích, hoặc xé từng miếng cho vào chén rồi chan nước mắm, hoặc cuốn với rau thơm.

Về Đồng Tháp ăn bánh xèo Cao Lãnh

Nước mắm chua ngọt và đồ chua làm từ củ cải trắng, cà rốt được xem là linh hồn của món ăn. Theo dân sành ăn, hàng quán hơn nhau ở chỗ pha nước mắm. Quán nào nước mắm không ngon, quán đó chắc chắn vắng khách.

Bên cạnh nước mắm, điều khiến món bánh xèo trở nên hấp dẫn và cũng là thành phần không thể thiếu đối với món bánh xèo đó chính là rau. Tại khu bánh xèo Cao Lãnh nổi tiếng trên đường Lê Duẩn (TP Cao Lãnh), ngoài xà lách, rau quế, húng cây, diếp cá, thì đọt bằng lăng, lá cát lồi (trị đau khớp), lá lốt, lá cách hái từ vườn là những thứ “phụ kiện” làm tăng thêm tính hấp dẫn và giúp người ăn cảm thấy ngon miệng hơn.

Về Đồng Tháp ăn bánh xèo Cao Lãnh

Món ăn vừa ngon vừa lạ từ nấm mối

Nấm mối là một đặc sản được thiên nhiên ban tặng cho con người. Do mọc trong tự nhiên nên nấm mối sạch, không độc, rất thơm ngon và bổ dưỡng. Nấm mối xào mướp hương vừa dễ chế biến vừa có vị ngọt tự nhiên ngon miệng. Cháo nấm mối nóng hổi cho những buổi chiều chuyển mưa.

Do mọc trong tự nhiên nên nấm mối sạch, không độc, rất thơm ngon và bổ dưỡng.

Nấm mối xào mướp hương

Nấm mối có hàm lượng dinh dưỡng tự nhiên, giúp tăng sức đề kháng, chống lão hóa và ức chế sự sinh trưởng của các virus. Từ giữa tháng 4-7 âm lịch hằng năm, khắp vùng miệt vườn Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh dẫn lên các khu đồn điền cao su, cây ăn trái Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, dọc dài các tỉnh Tây Nguyên đến tận miền cao Việt Bắc, nơi nào có gò mối đùn đất, nơi đó có thể tìm thấy nấm mối đâm chồi, sinh sôi từ meo nấm do nước miếng mối chúa kết hợp với vi sinh thực vật ươm mầm.

Nấm mối xào mướp hương

heo kinh nghiệm của người dân, nấm mối nhanh mọc cũng chóng tàn, vì vậy, để hái được những cây nấm mối còn nguyên, chưa nở xòe ra thì phải đi lúc trời chưa kịp sáng (khoảng 3-4h).

Nấm mối ăn mềm nhưng không bở, có vị thơm, ngọt ngon giống thịt gà nên còn có tên gọi khác là “kê nhục”. Nấm mối thường được chế biến thành nhiều món ăn ngon như nấu canh, xào, để khô dùng nấu các món ăn chay…

Nấm mối xào không đã ngon, khi kết hợp với các nguyên liệu khác hương vị thơm ngon lại tăng lên gấp bội. Chỉ cần một ít nấm mối thêm một quả mướp hương là bạn đã có món xào ngon miệng cho bữa cơm gia đình.

Nấm mối sau khi hái về được rửa sạch, cái lớn chẻ đôi, ngâm vào nước muối pha loãng trong vài phút, rửa lại bằng nước sạch rồi vớt ra để ráo là đã sử dụng được.

Cháo nấm mối nóng hổi

Thứ nấm không trồng được nên nhiều khi có tiền cũng khó mà mua. Nấm mối được xem là đặc sản quý, hiếm. Với vị ngọt dịu tự nhiên, mùi thơm đặc trưng, nấm mối làm được nhiều món ngon

Cháo nấm mối nóng hổi

Với những ngày mưa gió, món cháo nấm mối bốc khói chắc chắn là món ăn ngon miệng mà bạn không thể bỏ qua. Chế biến món cháo này không mất nhiều thời gian, nhưng bạn phải biết cách sơ chế nấm. Theo kinh nghiệm của người dân, để cháo có vị ngọt và thơm ngon như thịt gà, bạn không nên dùng dao thái nấm mà nên dùng tay xé. Nấm sau khi rửa sạch, dùng tay xé thành từng sợi vừa ăn. Phi thơm hành, cho nấm vào xào sơ qua với một ít gia vị cho thấm.

Đợi nồi cháo nở bung, cho nấm đã xào vào nấu sôi lại, nêm gia vị cho vừa ăn thì tắt bếp. Múc cháo ra bát, rắc lên trên ít hành ngò, tiêu và dùng khi còn nóng. Cháo nấm mối hấp dẫn người ăn vì vị ngọt tự nhiên của nó, dù không cần nước hầm xương, bột ngọt, hay đường mà vị ngọt thanh đến lạ lùng. Nó còn có giá trị dinh dưỡng cao, giúp thanh nhiệt, nhuận trường rất hiệu quả.

Ngoài ra, với hương vị đặng trưng mà các loại nấm khác không có được, lại dễ chế biến, nên người miền Tây có các món ăn đặc sản từ nấm mối.

Bánh mì – ẩm thực đường phố Việt Nam trên toàn thế giới

[vanhoamientay.com] Bánh mì – món bánh trên đường phố Việt Nam, đã được người nước ngoài ca ngợi trong xuốt thời gian gần đây, có vẻ như món bánh mì đã thật sự “soán ngôi” của phở và trở thành món ăn Việt Nam được người nước ngoài yêu thích nhất.

Có một điều tôi vẫn luôn ấm ức mỗi khi nghĩ về ẩm thực Việt Nam trên thế giới, đó là người ta cứ cố dịch hết tên các món ăn tiếng Việt ra tiếng Anh. Phở hay bún cứ chung chung thành noodle còn đôi khi bún lại bị đánh đồng thành soup. Kể cả sự chuyển ngữ này có đúng đi nữa, tôi vẫn thật lòng không muốn người ta làm vậy. Chẳng ai gọi Sushi là fish and rice, chẳng ai gọi Tom Yum là spicy soup hay Thai soup và cũng chẳng ai gọi Beef bourguignon là beef stew cả. Tại sao phở không cứ đơn giản là phở và bún không cứ đơn giản là bún? Dù khó phát âm, nhưng đó là món ăn của người Việt và chẳng thể tuyệt hơn nếu cái tên của nó được biết đến với chính tiếng Việt, một cái tên mà khi nhắc đến người ta sẽ nghĩ ngay đến bát phở nóng với nước xương thơm lừng mùi quế hồi và những lát thịt bò tái chín mềm, chứ không phải là một bát mì kiểu Hàn, kiểu Nhật hay kiểu Trung Quốc rất đỗi chung chung.

Tôi cứ ấm ức như thế cho tới mãi đợt gần đây, khi khắp các trang web về du lịch hay ẩm thực thế giới, các food blog và thậm chí cả những blogger lừng danh về lifestyle, tất cả như… phát điên vì món bánh mì. Và họ gọi bánh mì đúng là “banh mi” một cách say mê và đầy ngưỡng mộ, chứ không phải “Vietnamese baguette” hay bất cứ cái tên tiếng Anh nào khác. Tôi nghĩ đây thực sự là một dấu ấn khi mà bánh mì đã thực sự khiến người nước ngoài phải nhớ đến nó bằng cái tên riêng, một cái tên độc nhất vô nhị trong trí óc họ mỗi khi muốn ăn bánh mì kiểu Việt Nam. Và với tôi, điều này còn thể hiện được rằng, món bánh mì đã thật sự “soán ngôi” của phở và trở thành món ăn Việt Nam được người nước ngoài yêu thích nhất.

Khó mà tin được, phải không? Cả một thập kỉ, món ăn chúng ta tự hào đem khoe với người nước ngoài nhất là phở. Phở xuất hiện ở mọi nơi, trên mọi tạp chí và mọi cuốn sách hướng dẫn du lịch. Nó trở thành môt biểu tượng, một thứ mà bạn phải ăn khi đến Việt Nam. Thậm chí, nếu có một cuộc khảo sát khi đó thì cam đoan tất cả đều sẽ nói họ đến Việt Nam và thích ăn phở. Nhưng dường như tất cả mọi chuyện vừa mới thay đổi chỉ trong 1-2 năm trở lại đây. Khi tất cả những gì khiến người nước ngoài nói đến về ẩm thực Việt Nam là bánh mì. Bánh mì ở khắp mọi nơi, ở trên các mặt báo, ở các bài trải nghiệm du lịch của các food blogger. Ở Anh hay Mỹ (và tất nhiên là nhiều nước phương Tây khác), những cửa hàng bánh mì mọc lên như nấm với những cái tên như Bun mee, Banh mi My Tho (Mỹ) hay Kêu, Banh Mi Bay, Banhmi11 (Anh). Ở Malay, có một thương hiệu bánh mì mang tên Ô Bánh Mì và nó thực sự là một “cú nổ lớn” khi trở thành địa điểm yêu thích của người Malay. Tại Thái Lan, có một xe bán bánh mì lưu động ở khắp thành phố và nó trở thành cái tên được chú ý và săn đón nhất. Yum Brands -Tập đoàn sở hữu KFC và Pizza Hut thậm chí đã mở ra một tiệm bánh mì ở Texas và đặt tên thân thương là Banh Shop. David Farley – cây viết về ẩm thực và du lịch của BBC đã hào phóng cho rằng: Bánh mì Việt Nam ngon nhất thế giới! Còn Iamfoodblog – Blooger ẩm thực nổi tiếng thẳng thừng tuyên bố: Tôi nghĩ rằng bánh mì là loại sandwich mà tôi mến mộ nhất! Thật sự, thế giới đang phát cuồng bởi cơn sốt bánh mì, một sự ám ảnh hoàn toàn mới và tất cả những gì người ta nghĩ đến bây giờ chỉ là bánh mì mà thôi.

Tôi không cảm thấy lạ khi người Tây mê mẩn bánh mì đến thế. Với nhiều sự tương đồng với món sandwich (và tất cả chúng ta đều biết họ yêu món sandwich như thế nào), thì bánh mì thực sự là môt làn gió mới nếu đặt đứng cạnh những CubaSandwich hay Kebab hoặc những chiếc sandwich footlong kiểu Mỹ dài khủng khiếp và đầy ự những rau diếp, bacon cùng vài ba loại pho mát. Sự yêu thích bánh mì có thể giải thích bởi món ăn này là kết quả của một cú va chạm hoàn hảo giữa ẩm thực phương Tây và tinh tuý của ẩm thực Việt, nó mang đầy đủ đặc điểm của một món ăn hiện đại mà bất cứ người bận rộn nào cũng cần. Nó gần gũi với người phương Tây nhưng cũng mang đầy hương vị cầu kỳ, tinh tế của châu Á.

Ý tôi là, các bạn thấy đấy, có ai lại không thích bánh mì cơ chứ? Tôi còn nhớ ngày bé, sáng nào cũng được mẹ để lại cho 5-10 nghìn ăn sáng. Thế là trong lúc bố mẹ đi vắng, tôi đạp xe ra con phố cạnh nhà mua bánh mì ăn. Ngày ấy, một chiếc bánh mì tôi ăn chỉ có giá 5 nghìn, vỏ giòn rụm còn nhân thì ngập những miếng xúc xích bì màu đỏ hồng tai tái. Hoặc đôi khi, chỉ cần bánh mì với thứ bơ rẻ tiền nhàn nhạt và vài ba nắm ruốc trải vào, thế là đủ để một đứa trẻ ăn uống đơn giản như tôi có thể thoả mãn. Và trời! Các bạn có nhớ cái tiếng đó không, tiếng lớp vỏ bánh mì vỡ vụn ra trong miệng khi bạn cắn miếng đầu tiên. Nó là thứ âm thanh rộn ràng và vui tươi nhất mà một món ăn có thể tạo ra. Rồi lớp ruột mềm mại như một lớp đệm bên trong nữa, chúng được thấm đều bơ và nước thịt nên lại càng đậm đà. Và làm sao chúng ta có thể bỏ qua phần nhân, phần nhân mới thực sự là linh hồn của chiếc bánh. Thịt xá xíu, pa tê, giò chả hay trứng rán, xúc xích bì,… mỗi hàng bánh mì lại có một cách riêng để khiến phần nhân của mình trở nên đặc biệt. Chúng vừa béo ngậy, vừa đậm đà, vừa đầy hương vị như một khu rừng. Rồi cuối cùng là một chút vị thanh chua của dưa góp và chỉ với vài sợi rau thơm, cả chiếc bánh đã ngào ngạt hương vị thảo mộc, tất cả quyện vào với lớp vỏ thần kỳ và đó, chúng ta có một thiên đường vị mặn, ngọt, giòn, dai, mềm, một thiên đường của tất cả các hương vị trên trần thế.

Chúng ta đã có phở “mở đường” cho ẩm thực Việt Nam đến với quốc tế, đã có hủ tiếu khiến cho ngay cả một gã đầu bếp được mệnh danh là “Ác quỷ” như Gordon Ramsay cũng phải ngả mũ và thừa nhận là một trong những món ăn ngon nhất ông từng ăn trong đời. Và bây giờ, chúng ta có bánh mì – hiện tượng “sandwich” khiến cả thế giới phải sùng mộ. Điều tuyệt vời nhất, đó là không chỉ món ăn trở nên nổi tiếng, mà còn cả một nền văn hoá, phong thái của cả một dân tộc thể hiện trong đó cũng được truyền tay nhau qua một món ăn giản dị. Con đường ngắn nhất để đên trái tim là qua dạ dày. Vậy nên, đôi khi, chẳng cần một chiến dịch gì to tát, chẳng cần một cái gì đấy hoành tráng, chỉ một chiếc bánh cũng đủ để kéo bạn bè thế giới gần hơn với chúng ta rồi.

PiterDeeDee / MASK Online

Theo Kênh14

10 lầm tưởng về trứng gà ai cũng mắc phải

[vanhoamientay.com] Trứng gà là món ăn khá quen thuộc đối với nhiều người, tuy nhiên hãy thận trong trong cách chế biến hằng ngày, vì có những thói quen tưởng tốt mà không hề tốt cho sức khỏe

Đây là 10 lầm tưởng về trứng gà mà chúng ta dễ mắc phải:

1. Trứng càng sẫm thì gá trị dinh dưỡng càng cao

Rất nhiều người chọn mua trứng gà màu đỏ, cho là nó có giá trị dinh dưỡng cao nhưng đây là một nhận thức sai lầm. Màu sắc của vỏ trứng chủ yếu do chất porphyrin ở vỏ quyết định, mà chất này hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng. Giá trị dinh dưỡng của trứng cao hay thấp là do chế độ ăn uống của gà quyết định chứ không phải do màu quả trứng

2. Chế biến trứng gà kiểu nào dinh dưỡng cũng như nhau

Cách ăn trứng gà có rất nhiều kiểu như luộc, chiên… Tỷ lệ hấp thụ và tiêu hóa dinh dưỡng từ trứng gà như sau: trứng luộc, hấp là 100%, chiên non là 98%, chứng rang là 97%, trứng chần nước sôi là 92,5%, trứng chiên già là 81,1%, ăn sống là 30% – 50%. Như vậy, trứng luộc và hấp là cách ăn tốt nhất.

3. Trứng chiên có cho bột ngọt sẽ có vị ngon

Trứng vốn có chứa nhiều acid glutamic và một lượng nhỏ nhất định clorua, natri sau khi nhiệt độ tăng hai chất này sẽ sinh ra một chất mới là sodium glutamate – thah2 phần chính của bột ngọt, có hương vị tinh khiết. Khi chiên trứng, nếu ho bột ngọt vào, hương vị do bột ngọt phân hủy sẽ làm hỏng hương vị tự nhiên của trứng. Vì vậy khi chiên trứng không nên cho bột ngọt.

4. Trứng luộc càng lâu càng tốt.

Luộc trứng càng lâu các ion kim loại trong lòng đỏ và các ion lưu huỳnh trong lòng trắng trứng sẽ hình thành chất sufua kim loại rất hấp thu. Còn nếu chiên trứng quá già, rìa mép sẽ bị cháy, protein cao phân tử trong lòng trắng sẽ biến thành axit amin thấp phân tử, loại axit amin này trong điều kiện nhiệt độ cao có thể hình thành chất hóa học có hại cho sức khỏe con người.

5. Ăn trứng cùng sữa đậu nành sẽ có dinh dưỡng cao

Buổi sáng uống sữa đậu nành ăn cùng một quả trứng, hoặc cho trứng vào sữa rồi đun lên, đây là thói quen ăn uống của rất nhiều người. Sữa đậu nành có vị ngọt, tính bình, có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng như protein thật vật, chất béo, carbohudrate, vitamin, khoáng chất, uống riêng có tác dụng bổi bổ rất tốt. Nhưng, trong đó có một chất đặc biệt gọi là trypsin, kết hợp với ovalbumin của lòng trắng trứng, sẽ lám mất đi thành phần dinh dưỡng, làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai.

6. “Trứng gà chức năng” tốt hơn trứng thường

Cùng ới sự phát triển của khoa học kỷ thuật, các loại “trứng gà chức năng” giàu kẽm, iod, selen, canxi đã ra đời. Thực ra, hoàn toàn ai cũng thích hợp với trứng gà chức năng. Bởi vì, ai cũng điều thiếu các chất dinh dưỡng có trong trứng gà chức năng. Vì vậy, khi chọn trứng gà chức năng, người tiêu dùng cần có tính mục đích, thiếu cái gì ăn cái đó, tránh bồi dưỡng một cách mù quáng.

7. Người già kiêng ăn trứng gà

Do trứng gà có hàm lượng cholesterol khá cao, cho nên luôn có quan điểm cho rằng người già kiêng ăn trứng gá, Các bằng chứng khoa học những năm gần đây chứng minh rằng, quan điểm này không thuyết phục. Lòng đỏ trứng gà rất giàu lecithin, một loại chất nhũ hóa rất  mạnh, có thể làm cholesterol và các hạt chất béo trở nên cực nhỏ, từ đó giảm cholesterol trong máu. Hơn nữa lecithin trong lòng đỏ trứng gà có thể cải thiện chức năng của não, tăng cường trí nhớ.

8. Sản phụ ăn trứng càng nhiều càng tốt

Sau sinh, các bà mẹ tiêu hao sức khỏe nhiều chức năng tiêu hóa, hấp thụ giảm chứ năng giải độc của an giảm thấp, sau khi ăn nhiều sẽ tăng gánh nặng cho gan và thận, gây hậu quả xấu. Ăn quá nhiều chất đạm sẽ sinh ra nhiều chất hóa học như amoniac, phenol ở đường ruột, gây hại rất lớn cho cơ thể, dễ nảy sinh các triệu trứng như trướng bụng, chóng mặt, buồn nôn, chân tay yếu, hôn mê dẫn đến “ngộ độc tổng hợp protein”. Hấp thu protein như thế nào phải căn cứ vào khả năng tiêu hóa, hấp thụ của cơ thể. Trong tình hình bình thường, sản phụ mỗi ngày ăn khoảng 3 quả trứng là đủ.

9. Luộc trứng gà với đường trắng

Rất nhiều nơi có thói quen ăn trứng chần nước đường. Thực ra, luộc trứng với nước đường trắng sẽ làm cho axit amin lòng trắng trứng hình thành chất kết hợp của fructose lysine. Chất này khó hấp thu và gây hại cho sức khỏe.

10. Ăn trứng sống có dinh dưỡng cao

Một số người nghĩ rằng,ăn trứng sống sẽ dưỡng phổi và giọng nói sẽ trở nên dễ nghe. Trên thực tế ăn trứng sống không những không vệ sinh, dễ nhiễm trùng, mà có ít dinh dưỡng.

Trong trứng sống có chứa avidin, ảnh hưởng đến hấp thu biotin trong thức ăn, dễ gây ra triệu chứng thiếu biotin như mất cảm giác ngon miệng toàn thân yếu ớt đau cơ, viêm da, rụng lông mày. Cấu trúc protein trong trứng sống rất chặt chẻ và có chứa antitrypsin phần lớn không được cơ thể hấp thụ, chỉ có protein sau khi được nấu chín mới mềm đi, mới có lợi hơn cho cơ thể hấp thụ, tiêu hóa.

Ngoài ra, trứng sống cũng có vị tanh đặc biệt, có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương, làm giảm tiết dịch tiêu hóa như nước bọt, dịch dạ dày và dịch ruột non, từ đó gây cảm giác không ngon miệng, khó tiêu. Do đó, trứng cần được nấu chín ở nhiệt độ cao trước khi ăn, không nên ăn trứng sống.

Theo suckhoedoisong

Hùng vĩ núi Ba Thê

[vanhoamientay.com] Trong số các điểm du lịch Châu Đốc, núi Ba Thê, An Giang luôn được nhắc đến, bởi nơi đây là một bức tranh phong cảnh hữu tình khiến biết bao du khách say mê.

Núi Ba Thê còn có tên gọi là Vọng Thê, tên gốc là Hoa Thê Sơn, đời các vua nhà Nguyễn, vì kỵ húy nên đổi tên. Đây là một ngọn núi nằm lẻ loi giữa đồng Tứ giác Long Xuyên, ngày nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Núi Ba Thê được dùng gọi chung cho cụm núi gồm Ba Thê, núi Nhỏ, núi Tượng, núi Trọi và núi Chóc. Ngọn Ba Thê cao nhất với độ cao hơn 200m. Và sẽ vô cùng thú vị nếu chuyến đi của bạn đến đây là “du lịch phượt”

Khá vất vả và nguy hiểm khi chúng tôi leo núi Ba Thê bằng chiếc xe gắn máy, cài số 1 ì ạch “bò” lên khó nhọc. Một bên là vách núi cheo leo, một bên là vực thẳm xanh rì với vô số cây lâu năm sừng sững. Có khá nhiều quán ăn, nhà hàng mọc san sát giữa lưng núi. Theo lời người dẫn đường: “Mùa nắng còn đỡ, chớ mùa mưa thì không nên liều mạng chạy lên đây bởi đường rất trơn trợt. Dân xe ôm địa phương phải “binh” nòng, đổi sên nhông dĩa mới càn lên đỉnh núi được…”.

Bên tây núi là sông Thoại Hà thơ mộng, trữ tình. Phía trước giáp với bưng biền, cỏ rậm bùn lầy. Tương truyền thuở xưa, ông Thoại Ngọc Hầu chỉ huy đào cho sông rộng ra để thuyền bè đi lại mua bán dễ dàng. Nhiều cư dân sống quanh núi kể thêm, vùng này trước đây có beo, voi và nhiều thú quý hiếm, nay chỉ còn khỉ, chim rừng, nhen, sóc, diệc, cu đất…

Đến núi Ba Thê, du khách sẽ được thưởng ngoạn một thắng cảnh tuyệt đẹp mà tạo hóa đã ban cho. Đứng trên chóp đỉnh núi phóng tầm nhìn bao quát cả khu vực. Quanh núi là những cánh đồng trải rộng, xa xa về hướng tây là vùng biển Rạch Giá, chênh chếch hướng tây nam là dãy Thất Sơn hùng vĩ án ngữ phía chân trời.

Nằm dưới chân núi Ba Thê hùng vĩ, Linh Sơn Cổ tự, còn gọi là chùa Phật Bốn Tay là một di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng thu hút rất nhiều người đến tham quan, cúng dường. Chùa toạ lạc trên gò đất cao trong khuôn viên rộng 10.000 m2. Dọc theo lối đi và trong khu vực chùa là những cây đại thụ hàng trăm năm tuổi rợp bóng mát. Có nhiều giai thoại về sự tích thỉnh Phật Bốn Tay về thờ ở chùa này, nhưng có lẽ câu chuyện của Hoà thượng trụ trì chùa Linh Sơn Thích Thiện Trí, 85 tuổi được nhiều người chấp nhận nhất.

Chuyện kể rằng, năm 1912, khi Pháp huy động Nhân dân phá bỏ một gò đất lạng để xây dựng đồn bót thì phát hiện tượng Phật Bốn Tay cao trên 1,7 m bằng đất nung nằm sâu dưới lòng đất độ 2 m. Lúc này cư dân ở đây có trên 80% là người dân tộc Khmer nên họ bàn nhau thỉnh tượng về thờ ở chùa Khmer. Lạ thay, dù huy động hàng chục thanh niên trai tráng khoẻ mạnh nhưng vẫn không thể nhấc nổi tượng ấy. Hôm sau, Hoà thượng trụ trì chùa Linh Sơn khấn nguyện được rước tượng về thờ. Ngay lập tức chỉ với khoảng 4 người đã dễ dàng thỉnh tượng trên lộng gỗ về chùa. Dẫu sao đó cũng là một huyền tích.

Ðiều rất kỳ bí đến nay vẫn chưa có lời giải thích thoả đáng là tại sân chùa hiện nay có hai tảng đá rất lớn nằm đối diện nhau, một tảng được khắc chữ cổ. Khi tượng Phật bốn tay mang về đặt rất khít khao vào khoảng cách giữa hai tảng đá cổ. Và chùa lập chánh điện đúng vị trí đó cho đến ngày nay.

Ngày 6/12/1989, tượng Phật Bốn Tay và hai tảng đá cổ được công nhận di tích văn hoá cấp quốc gia. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cũng đã công nhận pho tượng và hai tấm bia đá có niên đại cổ xưa nhất. Ngoài ra, nơi chân núi Ba Thê có ngôi đình thờ ông Phan Thanh Giản.

Trên núi Ba Thê còn có vết chân khổng lồ mà Nhân dân tín ngưỡng gọi là Bàn Chân Tiên. Tại đây, người dân xây dựng ngôi chùa cổ tên Sơn Tiên Tự được dựng vào năm 1933. Ở đây có tấm bia lịch sử bằng đá quý ghi lại sự kiện ngày 6/5/1968, đội biệt động của ta do đồng chí Nguyễn Văn Muôn chỉ huy tiêu diệt 29 tên địch tại đỉnh núi Ba Thê làm địch hoang mang lo sợ và rút quân.

Thoai thoải gần đỉnh núi là tháp Ðại đao khổng lồ. Tục truyền xưa kia bỗng xuất hiện một tảng đá lớn hình thanh đao. Sau khi xảy ra một trận cuồng phong mấy ngày đêm, tảng đá bỗng vỡ ra, xuất hiện một thanh đao lớn. Từ đó người ta đã xây một tháp để bảo vệ thanh đao khỏi mưa nắng hư hỏng, phục vụ cho Nhân dân tới chiêm bái.

Cách chùa Sơn Tiên chừng 10 m là Nhà trưng bày cổ vật văn hóa Óc Eo – An Giang. Công trình này có lối kiến trúc mang dấu ấn của nền văn hoá Hindu giáo. Phía Bắc của núi Ba Thê còn có hang Ông Hổ, chót Ông Tà, nơi thờ phượng thần Núi…

Đứng trên triền núi Ba Thê kỳ vỹ, tận hưởng từng làn gió thoáng đãng, ngắm không gian xanh của núi rừng rồi phóng tầm nhìn về phía làng mạc, thấy những cánh đồng trải dài xa tít, thấp thoáng những ngôi nhà nhỏ yên bình mới cảm nhận hết được vẻ quyến rũ tột bậc của núi Ba Thê nổi tiếng.

Theo Báo Cà Mau

Mưu sinh với nghề nguy hiểm: Nghề đáy hàng khơi

[vanhoamientay.com]Người ta gọi những người đàn ông sống trong những chiếc chòi nhỏ được “máng” trên cột lưới giăng giữa biển khơi là bạn chòi. Vì mưu sinh, người làm nghề bạn chòi luôn phải đối mặt với nhiều bất trắc, thậm chí đánh đổi mạng sống của mình.

“Biệt giam” giữa biển

Đáy hàng khơi là nghề giăng những miệng lưới có đáy sâu trên biển, cách xa đất liền từ 5 hải lý trở ra. Lưới đáy được mắc vào những cây cột to, trên cột “treo” căn chòi “không thể nhỏ hơn” làm nơi tá túc cho những người giữ đáy, hay còn gọi là bạn chòi. Công việc của bạn chòi ngoài canh giữ lưới còn phải trông con nước để quyết định buông, kéo lưới, vì thế họ phải bám trụ ngày đêm giữa biển. Không chỉ bị tù túng “giống như biệt giam” trong căn chòi “quay mình là đụng vách”, môi trường sống của bạn chòi chứa đựng rất nhiều hiểm nguy.

“Đi biển đừng nói tới tai nạn. Nhất là mấy ông bạn chòi, nói tới rủi ro là người ta sợ…”, ông Nguyễn Thành Tài, ngư dân thị trấn cửa biển Cái Đôi Vàm (H.Phú Tân, Cà Mau), dặn tôi không nên gợi lại những chuyện không hay khi ra đáy để anh em bạn chòi yên tâm ở biển. Ông Tài nói, thậm chí mỗi khi có sóng gió bất thường hay xui rủi gặp tai nạn, bị tàu đâm… thì người biết tin cũng giấu bạn chòi. “Bởi kiếm bạn bây giờ khó lắm. Nghề khắt khe quá mà, nên rất nhiều người sợ”, ông Tài tâm sự.

Mạng sống “năm ăn, năm thua”

Nhiều năm nay, thỉnh thoảng lại có tin bạn chòi gặp nạn trên vùng biển Tây Nam, mà chủ yếu là bị rớt xuống biển. Người may mắn thì được cứu nhưng không phải ai cũng được may như vậy, nên dân đi biển nhiều người rất ớn nghề bạn chòi. “Mình đi tàu nếu có chuyện gì còn chạy vào đất liền, cặp vào đảo. Còn sống trên chòi giữa biển có chuyện gì thì lãnh đủ”, Nguyễn Nhật Hiện (40 tuổi, ngư dân xã Khánh Hải, H.Trần Văn Thời, Cà Mau) rùng mình khi nghe chúng tôi hỏi đến nghề bạn chòi.

 “Cũng vì miếng cơm manh áo thôi chú à. Ở đâu có nghề làm ra tiền thì có người làm thôi”, bạn chòi Trần Minh Hơi (38 tuổi, quê Trà Vinh) nói nhanh trong khói thuốc, như đã thủ sẵn câu trả lời khi chúng tôi hỏi đến nghề của anh. Không đợi chúng tôi nhắc, anh Hơi lắc đầu: “Vất vả kiếm cơm thì nhằm nhò gì. Té biển mới sợ chứ…”. Nghe anh Hơi nói, 3 bạn chòi khác cùng phá lên cười. Anh Hơi kể: “Mới tháng trước, mấy ông tàu cá chạy ẩu thế nào tông thẳng vào hàng đáy, có thằng bạn ngủ trên chòi không kịp trở tay, trôi mất!”.

Chuyện bạn chòi Trần Minh Hơi kể không phải là hiếm, nhưng cái cách kể tỉnh rụi của anh khiến người nghe không khỏi chột dạ. Dường như anh đang cố tỏ ra bình tĩnh, tỏ ra sẵn sàng khi ở trong môi trường hiểm nguy có thể đến bất cứ lúc nào.

Có quá nhiều lý do dẫn đến những bất trắc ập xuống với bạn chòi, mà giông lốc làm sập chòi là nỗi lo thường trực. Hầu như năm nào cũng có những bạn chòi tử nạn vì chòi sập. Tuy nhiên, lần sập chòi hàng loạt xảy ra hồi tháng 11.2009 là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với những người làm nghề đáy hàng khơi ở H.Ngọc Hiển. Chỉ một trận mưa giông đã đánh sập gần 450 miệng đáy của người dân 3 xã Tam Giang, Tân Ân và Rạch Gốc. 67 bạn chòi bị rơi xuống biển. Rất may lúc đó chính quyền địa phương và bộ đội biên phòng đã tổ chức tàu tìm kiếm kịp thời cứu vớt được 65 người, đưa vào đất liền.

“Lốc xoáy thì mình còn đề phòng được. Sợ nhất là nửa đêm bị tàu đâm, đang ngủ không phản ứng kịp là chết như chơi”, bạn chòi Huỳnh Quốc Tuấn thổ lộ. Hầu như năm nào trên vùng biển Cà Mau cũng xảy ra những vụ tàu cá, tàu buôn đâm vào đáy hàng khơi. Tuấn kể, thời gian trước, một hàng đáy nằm phía ngoài đảo Hòn Khoai bị tàu buôn đâm vào, các bạn chòi bị hất văng xuống biển. Rất may là có tàu đánh cá gần đó cứu giúp. “Nhiều trường hợp xấu số thì cũng chịu thôi anh à. Như thằng bạn tôi cũng rơi xuống biển mất tích tới giờ…”, anh Tuấn nói.

Theo ông Nguyễn Thành Tài, những chủ đáy hàng khơi thường cập nhật thông tin thời tiết rất kỹ. Nếu dự báo thời tiết xấu thì trong đất liền sẽ có tàu ra đón các bạn chòi vào bờ. “Sóng cấp 4, cấp 5 là chúng tôi cho bạn chòi vô bờ rồi. Tuy nhiên, cũng có những bất trắc mà chủ đáy không lường trước được. Khi tai nạn xảy ra thì mạng sống của bạn chòi là năm ăn năm thua”, ông Tài cho biết.

Thường chủ đáy không trả lương cho bạn chòi mà ăn chia theo miệng đáy. Cứ 6 miệng đáy đổ được thì bạn chòi được chia 1 miệng. “Nếu trúng thì cũng được năm, ba trăm ngàn một ngày. Nếu thất thì vợ con trong đất liền phải mượn nợ thôi anh”, bạn chòi Quách Phi nói.

Ông Lý Hoàng Tiến, Bí thư Đảng ủy xã Đất Mũi (H.Ngọc Hiển) – địa phương có nhiều người dân làm nghề đáy hàng khơi – cho biết gần đây nhờ điều kiện liên lạc tốt hơn như bệnh hoạn, hay biển động, gió lốc… thì ngoài biển cũng thông tin vào để đất liền ứng cứu. “Tuy nhiên, những tai nạn rình rập thì không nói trước được. Mà bạn chòi là nghề dễ bị rình rập nhất”, ông Tiến cũng nói.

Theo Thanh Niên
Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!