Có thể bạn quan tâm

Đảo ngọc Phú Quốc, vẻ đẹp hoang sơ

[vanhoamientay.com] Phú Quốc luôn tiềm ẩn một sức hấp dẫn kỳ diệu khó tả, xứng đáng là “hòn đảo Ngọc” xinh đẹp độc đáo. Đến với Phú Quốc, bạn có thể thoải mái tận hưởng những giây phút bình yên, thư giãn với nắng, gió bên bãi cát hoang sơ cạnh biển

Hãy lắng nghe biển xanh, cát trắng cùng nắng gió reo vui sẽ nói với bạn về “đảo Ngọc” kỳ quan ấy. Phú Quốc sẽ níu chân bạn bằng chính vẻ đẹp thiên nhiên thuần khiết, hoang sơ, sẽ mở ra cho bạn một biển trời duyên hải đầy kỳ thú và đem bạn đến cuộc sống làng chài muôn màu tươi vui, nơi mà nụ cười bình dị của những người dân biển luôn lấp lánh đón chào.

Phú Quốc từ đảo Nam ra đảo Bắc luôn được mẹ thiên nhiên ưu đãi và dành cho những “quà tặng” tuyệt vời nhất. Chuyến bay ngắn từ Sài Gòn đến Phú Quốc sẽ cho bạn ngắm nhìn những “món quà” ấy từ trên cao. Trước mắt bạn, thiên đường biển xanh màu ngọc bích bên bờ cát trắng long lanh và bầu trời trong veo rợp nắng trải dài hình cánh cung thật xinh đẹp, yên bình.

Phú Quốc từ đảo Nam ra đảo Bắc luôn được mẹ thiên nhiên ưu đãi và dành cho những “quà tặng” tuyệt vời nhất. Chuyến bay ngắn từ Sài Gòn đến Phú Quốc sẽ cho bạn ngắm nhìn những “món quà” ấy từ trên cao. Trước mắt bạn, thiên đường biển xanh màu ngọc bích bên bờ cát trắng long lanh và bầu trời trong veo rợp nắng trải dài hình cánh cung thật xinh đẹp, yên bình.
Nếu “món quà” đảo Bắc dành cho bạn là một Bãi Dài được bầu chọn là đứng đầu trong danh sách 13 bãi biển hoang sơ và đẹp nhất thế giới của Concierge.com (chuyên về du lịch, khách sạn của Australia) hay khung cảnh huyền bí thần tiên từ thủy cung với những rặng san hô tuyệt đẹp ở hòn Đồi Mồi, hòn Móng Tay thì Nam đảo sẽ cho bạn thấy cả một thế giới muôn màu khiến bạn không ngừng say mê khám phá và tận hưởng.

Đó sẽ là làng Ngọc Trai Phú Quốc mê hoặc bạn đến xem quy trình nuôi cấy ngọc trai cao cấp kỳ công, gây cho bạn sự kinh ngạc tột độ khi tự mình mở trai lấy ngọc, hay hoa mắt chiêm ngưỡng những viên ngọc trai kỳ ảo tuyệt đẹp.

Bạn sẽ đến Cảng cá An Thới, làm một chuyến tàu du ngoạn cùng vị thuyền trưởng lão luyện mến khách, ngắm nhìn biển xanh típ tắp và hòa mình vào không khí tấp nập của cảng cá sầm uất. Tiếp đến, chuyến lặn biển khám phá những rặng san hô huyền ảo, rực rỡ sắc màu sẽ ghi tạc nơi bạn một ấn tượng không thể nào quên – một Phú Quốc đẹp lạ lùng. Thử tài câu hải sản giữa biển thực sự là một thú vui đầy hào hứng, biết đâu may mắn sẽ mỉm cười và dành tặng bạn một bữa trưa miền biển thịnh soạn với các món hải sản tươi ngon, bổ dưỡng.

Hành trình tìm về lịch sử hào hùng thời kháng chiến tại nhà lao Cây Dừa – nhà tù khét tiếng của chính quyền Sài Gòn cũ, nơi giam giữ và tra tấn khoảng 40.000 tù binh cộng sản sẽ làm bạn không khỏi xúc động, tự hào trước những huyền thoại lịch sử lừng lẫy chiến công.

Sau đó là khoảnh khắc đắm mình thư giãn, hòa vào làn nước mát, chơi đùa cùng biển xanh, cát trắng mịn như kem nơi Bãi Sao rực nắng hay chơi môtô nước, chèo thuyền kayak, đi thuyền cùng ngư dân thăm thú cảnh quan biển….

Sẽ không còn gì tuyệt vời hơn khi cùng bạn bè, gia đình vui chơi, khám phá và nghỉ dưỡng tại Phú Quốc kỳ quan trong những dịp lễ hội hay nghỉ ngơi cuối tuần. Nắng gió reo vui, biển xanh trong ngọc bích, cát trắng mịn nâng bước chân đi và những làng chài ven biển hồn hậu, đáng mến vẫn luôn chào đón bạn dạo bước ghé thăm.

Theo Motthegioi

Những bãi biển miền Tây đẹp

[vanhoamientay.com] Miền Tây không nổi tiếng bỡi những bãi biển phẳng lỳ, nước trong xanh mà biển miền Tây nổi tiếng với những nét riêng của mình, người ta thường gọi với cái tên thân thương là “biển miệt vườn’’

Biển Tân Thành, Biển và Nghêu

Bạn muốn bình yên ngắm mặt trời lặng, thong thả dạo bước trên bãi cát dài và mịn trải dài dưới chân, ngắm biển sinh sôi, người nông dân nuôi trồng trên biển thì mời bạn về với biển Tân Thành, Gò Công.

Biển Tân Thành dài hơn 7 km, nằm gần cửa sông nên nước khá đục. Tuy nhiên bạn đừng nên thất vọng vì đây thật sự là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam, lớp cát mềm mịn, êm như nhung mà ít nơi nào có được. Mặt biển phẳng như mặt ao, kéo dài hàng cây số. Bạn cứ việc tung tăng trên cát, vọc nước, vọt cát và ngắm những chòi nghêu đang chênh vênh giữa biển.

Tận hưởng không khí mát lành, thư giãn trong không gian yên tĩnh, tìm hiểu tập quán sinh hoạt của ngư dân, thưởng thức những món đặc sản. Ngoài ra, từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch, du khách còn thích thú với việc tự tay xúc nghêu và chế biến món ăn

Từ Mỹ Tho, trên Quốc lộ 1, rẽ vào Quốc lộ 50 khoảng 50kmlà đến Gò Công và đi thêm hơn 10 cây số nữa là đến biển Tân Thành.

Biển Ba Động, Trà Vinh

Tuy được khai thác từ lâu, nhưng biển Ba Động vẫn còn giữ được nét hoang sơ với những đụn cát nhấp nhô, hàng phi lao xanh vút, bãi cát phẳng lì sống động với vỏ ốc nhiều màu sắc.

Tên của bãi biển Ba Động được xuất phát từ những triền cát trắng.  Ngoài ra, Ba Động khác các bãi biển của vùng đất Cửu Long ở những đợt sóng dồn dập. Nơi đây được ví như biển miền Trung với không khí đậm mùi biển, thức những đặc sản là chù ụ, hải sản cùng họ với cua, còng nhưng hình dáng ù lì, chậm chạp hơn, nếu chưa thưởng thức chù ụ xem như chưa đến Ba Động.

Bãi biển Ba Động thuộc xã Trường Hoà, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.

Biển Mũi Nai, Hà Tiên

Vắng và tự nhiên, điều này trở thành một nét riêng quyến rũ những ai muốn về với thiên nhiên. Muốn tận hưởng cảm giác lãng mạn của biển, bạn nên chờ đến buổi chiều. Ngồi trên bãi cát nhìn ánh hoàng hôn xuống dần, im lặng nghe tiếng lao xao của gió vờn trên sóng, của bầy hải âu chao lượn cuối trời mới thấy hết nét thi vị của biển.

Mang đậm đặc trưng của biển miền Tây Nam Bộ, Mũi Nai được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Từ đỉnh núi, phóng tầm mắt ra xa, du khách sẽ chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của biển Mũi Nai, rừng Tà Pang, những hòn đảo xa xa trên biển hay ngọn hải đăng trầm mặc. Thưởng thức hải sản tươi ngon, trái cây theo mùa với giá trẻ là một trong những điểm thu hút bước chân của người lữ hành.

Biển Nam Phố, Kiên Giang

Nơi đây còn giữ nguyên những gì của thiên nhiên hoang dã. Cây cối mọc xanh tươi, tự nhiên. Những hàng dừa cao vút hàng chục năm tuổi như những mái tóc dài xõa xuống bờ biển xinh đẹp. Quanh năm, sóng biển chỉ là những đợt lăn tăn, không ồn ào như các vùng biển khác. Người đi biển bảo rằng, đây là vùng biển lành, không đá ngầm, không có vùng nước xoáy. Có những lúc mặt biển phẳng lặng đến mức người ta cứ ngỡ là mặt hồ giữa mùa thu yên ả.

Ở Nam Phố có hai bãi tắm là Hòn Heo và Bãi Ớt, mỗi bãi sở hữu một đặc điểm khác nhau. Bãi Ớt bao la với cát vàng mịn, mặt nước trong xanh. Còn Hòn Heo nằm lọt trong làng chài ven biển cùng tên.

Biển Nam Phố thuộc xã Dương Hoà, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.

Biển Khai Long, Cà Mau

Bãi biển Khai Long nằm phía biển Đông trong khu vực hệ sinh thái rừng ngập mặn. Đứng ở bãi Khai Long, du khách có thể ngắm nhìn trọn vẹn vẻ đẹp hoang sơ của cụm đảo Hòn Khoai hùng vĩ. Khai Long có bãi biển cát vàng tương đối bằng phẳng, cường độ sóng không lớn. Khi mặt trời lặn, cả vùng biển rực sáng.

Biển Khải Long sở hữu nước biển trong xanh sẽ khiến du khách ồ lên thích thú. những du khách thích cảm giác mạnh chọn thám hiểm rừng ngập mặn. Việc luồn lách qua những lau sậy, vừa tìm cách thoát khỏi những cành đước khẳng khiu vừa như muốn chạm nhẹ, mang lại cho họ những trải nghiệm hiếm có trong một chuyến du lịch biển.

 Biển Khai Long ấp Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Băng Tâm tổng hợp

Người sáng lập thương hiệu kẹo dừa Bến Tre

[vanhoamientay.com] Người đã sáng lập ra thương hiệu Kẹo dừa Bến Tre khá nổi tiếng trên thị trường đó là bà Phạm Thị Tỏ, người ta thường gọi bà là bà Hai Tỏ hay với một cái tên rất gần gũi và thân thương là Bà già đeo kính.

Khi vừa đặt chân đến nơi được mệnh danh là thủ phủ của dừa- vùng đất sông nước Bến Tre, khách vãng lai dễ dàng bắt gặp ven hai bên đường, các bảng hiệu lớn nhỏ quảng cáo đặc sản Kẹo dừa Bến Tre, điểm đặc biệt rất giống nhau là một tấm hình chân dung của một người phụ nữ đeo kính trông rất hiền từ và giản dị

Bà Phạm Thị Tỏ năm nay đã 75 tuổi, với hơn 30 năm gắn bó với nghiệp sản xuất kẹo dừa. Bà đến với nghề từ hai bàn tay trắng, một người phụ nữ mang theo 8 người con đang tuổi ăn, tuổi lớn. Bà tâm sự rằng: “Phải làm thì mới có ăn, nhưng phải làm cái gì để có thể nuôi đầy đủ những đứa con mình ăn học nên người, tôi là một người mẹ, không đành tâm nhìn con mình khổ”, bà làm đủ nghề buôn bán các thứ, do thời buổi bao cấp, các công việc của bà đều chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn vì không đủ nuôi các con. Bằng với nghị lực, kiên cường và tấm lòng bao la của một người mẹ, bà không hề chùn bước. Khó khăn và thất bại không hạ gục được người phụ nữ mang đậm chất miền Tây chịu thương, chịu khó này. Và rồi, bà nhận ra rằng dừa chính là linh hồn của đất Bến Tre, là nguồn sống của người dân nơi đây, dừa xuất hiện mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày, thiên nhiên cao quí đã ban tặng cho mảnh đất quê hương bà là dừa, không dừa nơi đâu có thể tốt như dừa ở Bến Tre, thế là bà tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào này để sản xuất ra kẹo dừa, một sản phẩm mà theo bà, vừa mang nét đặc trưng của xứ dừa, vừa mang được hương vị tinh túy của cây dừa chính là nước cốt béo ngậy quyện với mạch nha.

Những buổi ban đầu khi va chạm với nghề, bà vấp phải nhiều sự khó khăn, bà chia sẻ: “Thành công chỉ có giá trị khi xuất hiện sau thất bại”, một mình bà phải vượt qua tất cả, khó khăn và thất bại không đánh gục nổi người phụ nữ ấy.

Bà kể khi nhận ra giấy gói kẹo của mình không được đẹp khi xuất đi bán so với các cơ sở khác, bà phải suy nghĩ để tự tay thiết kế giấy gói kẹo riêng cho sản phẩm của mình, thời ấy, chưa có đèn điện như bây giờ, đêm nào, bà cũng chong đèn cắt dán thủ công cho giấy gói. Đến khi vấn đề này được giải quyết thì sản phẩm gặp ngay một vấn đề khác, đó là kẹo bị dính vào giấy bọc bên ngoài, làm giảm chất lượng, bà cũng phải suy nghĩ tìm tòi ra giải pháp, và rồi, thật là một ý tưởng sáng tạo, nhấn mạnh được điểm khác biệt của sản phẩm với các đối thủ cạnh tranh, bà thiết kế một giấy gói nhỏ bằng bánh tráng mỏng bọc bên trong, không bị dính mà còn tạo được vị đặc trưng riêng.

Đấy là những vấn đề nhỏ thường gặp phải trong khâu sản xuất, còn những vấn đề lớn lao khác liên quan đến chủ quyền thương hiệu, sự sống còn của công ty, chén cơm của công nhân bị đánh mất, bà cũng tự xắn lấy tay giải quyết, người phụ nữ này phải ngược xuôi đến xứ người đấu tranh đòi lại quyền công bằng. Bà nói: “Mình tạo ra nó, thì nó cũng như là con mình vậy, đâu ai nhẫn tâm khi thấy con mình bị cướp mất”, với lòng dũng cảm và sự quyết tâm giành lại thương hiệu “Kẹo dừa Bến Tre”, bà đã thành công vẻ vang ngay tại đất khách, tạo một điểm sáng trong ngành sản xuất kẹo dừa nói riêng và ngành sản xuất sản phẩm nói chung, một tấm gương sáng đáng noi theo.

Trên thương trường là vậy, trở về với cuộc sống thực tại, bà vẫn là một người mẹ, một người bà, luôn vun vén cho gia đình luôn đầy đủ và hạnh phúc. Những người con bà đều thành đạt theo đúng như nguyện vọng ngày xưa và đang giúp bà củng cố cho sự nghiệp sản xuất kẹo dừa ngày càng vững mạnh.

Bên cạnh đó, bà tích cực tham gia các công tác hoạt động xã hội ở địa phương, làm từ thiện, xây dựng trùng tu đền miếu. Bà tâm sự: “Ngày xưa, còn nghèo, sợ con mình đói khổ, bây giờ, có đồng ra đồng vào, thấy người khác khổ, tôi không đành”.

Trách nhiệm trong công việc cao, yêu thương nhân công, đề cao giá trị sản phẩm đến khách hàng, đã giúp công ty của bà và thương hiệu kẹo dừa Bến Tre ngày càng được khẳng định vị trí trong lòng của người tiêu dùng trong nước và nước ngoài.

Với ý tưởng, chiến lược kinh doanh đúng đắn, kết hợp chính xác lợi thế cạnh tranh của vùng đất quê hương là dừa, thêm vào đó đạo đức nghề nghiệp và sự uy tín cao, bà đã rất thành công, gặt hái khá nhiều huy chương, bằng khen của Chính phủ, của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bến Tre tặng, danh hiệu cao quí Top 10 Nữ Doanh Nhân Việt Nam liên tiếp 2 năm 2012-2013 và nhiều thành tích vô giá khác.

Xuất phát từ tấm lòng thương con bao la của một người mẹ và tình người với nhân công, bà đã gây dựng nên một công ty vững chắc, một thương hiệu “Kẹo dừa Bến Tre” vững mạnh, xứng đáng là một hình tượng người phụ nữ hiện đại trong thời đại mới nhưng vẫn mang phẩm chất cao đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam: “Công, Dung, Ngôn, Hạnh”

Theo Keoduabentre

10 thực phẩm giúp khỏe trong mùa đông

[vanhoamientay.com] Có rất nhiều thực phẩm không chỉ có vai trò là thức ăn đơn thuần mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe nhất định, đây là top 10 thực phẩm giúp khỏe trong mùa đông.

Có thể bạn biết rằng các loại trứng cá thịt mang lại nguồn protein, các loại rau xanh và củ quả mang lại chất xơ cũng như nguồn vitamin phong phú, mà chưa biết đến những tác dụng khác của những thực phẩm ấy. Top 10 thực phẩm dưới đây là những thực phẩm bạn nên ăn, chúng giúp bạn không bị cảm cúm, tăng cường hệ thống miễn dịch để có sức khỏe tốt trong mùa đông lạnh.

  1. Cà rốt

Cà rốt có chứa một lượng beta carotene cao mà cơ thể chuyển hóa thành vitamin A. Vitamin A là chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch, giúp bảo vệ, chống nhiễm trùng và làm giảm nguy cơ bệnh về đường hô hấp bằng cách giúp cho phổi khỏe mạnh. Beta carotene tan trong chất béo nên rất cần thiết có chất béo để hấp thụ beta carotene. Bạn có thể dùng dầu ô liu hay bơ hữu cơ với cà rốt để tăng hấp thụ.

  1. Mầm lúa mì

Mầm lúa mì rất giàu vitamin B, sắt, kẽm và vitamin E, một chất chống ôxy hóa quan trọng, hỗ trợ đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Mầm lúa mì tươi có hương vị hấp dẫn có thể dùng trong nướng bánh mì, bánh nướng xốp, thịt hầm hay rắc lên món salat… Thêm 2 thìa cánh mầm lúa mì vào cháo sẽ cung cấp khoảng 7,5 mg vitamin E hoặc dùng 1 thìa canh dầu mầm lúa mì chứa 20,3 mg vitamin E.

  1. Tỏi

Từ lâu tỏi đã được dùng trong việc điều trị bệnh. Các chuyên gia khuyên dùng từ 2 – 4 nhánh tỏi mỗi ngày để tăng sức khỏe tự nhiên. Hay dùng từ 1 – 2 tép tỏi hàng ngày sẽ giúp chống cảm lạnh.

  1. Sữa chua

Sữa chua có chứa men vi sinh, vi khuẩn thân thiện rất cần thiết cho sức khỏe đường ruột. Probiotics tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách bảo vệ chống lại virut xâm nhập qua đường tiêu hóa. Bạn có thể ăn sữa chua mỗi ngày hoặc thay đổi bằng cách thêm vào đó những loại quả mọng để làm món tráng miệng.

  1. Cây thì là

Thì là và cần tây đều thuộc họ cây mùi tây. Tuy nhiên thì là chứa nhàm lượng vitamin C cao hơn rất nhiều. Anethol phytonutrient trong thì là có tác dụng giúp tăng cường phản ứng miễn dịch. Bạn có thể dùng thì là trong một số món canh, xào hoặc món salat rau.

  1. Tangelo

Là loại quả lai chéo của bưởi và quýt. Nó không có vị đắng như bưởi mà có vị của quýt nhiều hơn. Đây là loại trái cấy tốt nhất trong mùa đông. Tangelo có chứa hàm lượng vitamin C cao, rất cần thiết cho một số tế bào của hệ thống miễn dịch. Vì thế sự thiếu hụt vitamin C có thể dẫn đến sức đề kháng đối với một số bệnh giảm.

  1. Cá hồi

Trong cá hồi có chứa vitamin D, loại vitamin vẫn được gọi là vitamin ánh mặt trời, có chức năng quan trọng trong cơ thể bao gồm cả hệ thống miễn dịch. Bạn có thể bỏ sung vitamn D bằng việc ăn 120gram cá hồi hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 10 – 15 phút mỗi ngày trong thời gian từ 6h – 8h sáng.

  1. Củ cải đường

Chất phytochemical trong củ cải đường có lợi và là chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch bằng cách chống lại các hóc tự do phá hoại, các phân tử gây tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh và DNA. Khi sử dụng củ cải đường trong bữa ăn hàng ngày, bạn không nên bỏ những lá xanh của củ cải vì nó cung cấp vitamin C, beta carotene, canxi và sắt.

  1. Trứng

Trứng cung cấp một lượng protein, vitamin A, B, D và kẽm cao. Trong đó protein rất cần thiết trong việc hỗ trợ một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, ngăn ngừa sự xâm nhập từ bên ngoài và chống nhiễm trùng.

10. Socola đen

Đây là một trong những nguồn tự nhiên tốt nhất của chất chống oxy hóa, sắt, magiê và kẽm. Trong đó kẽm là một khoáng chất vi lượng quan trọng và đặc biệt quan trọng với chức năng miễn dịch. Một người trưởng thành cần từ 8 -14 mg kẽm mỗi ngày. 100g socolaa đen có 9,6mg kẽm, socola sữa là 2,3mg.

Theo Suckhoedoisong

Làng nghề chằm nón lá Cần Thơ

Ngoài vẻ đẹp trù phú mà thiên nhiên ban tặng, Cần Thơ còn là nơi được mọi người biết đến bởi sự đa dạng phong phú về các làng nghề truyền thống được lưu truyền từ nhiều thế hệ. Một trong những làng nghề đó là Làng nghề chằm nón lá…

Làng nghề chằm nón lá ở ấp Thới Tân A không ai nhớ rõ xuất hiện từ năm nào và tổ nghề là ai. Tuy nhiên, theo những người làm nghề lớn tuổi ở đây cho biết, nghề này có khoảng trên 70 năm, hiện nay đã thành lập được Nghiệp đoàn chằm nón lá với trên 36 hộ sống với nghề.

Cần Thơ hay có thời còn được gọi là Tây Đô, nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Trước đây biển còn phủ hết Đồng Bằng Sông Cửu Long, mãi đến cách đây 2500, nước mới rút hết và hình thành vùng châu thổ như ngày nay. Cần Thơ được khai mở và có mặt trên bản đồ Việt Nam từ năm 1739 với tên gọi Trấn Giang. Đến với Cần Thơ lênh đênh trên xuồng khám phá hệ thống kênh rạch và chiêm ngưỡng cảnh đẹp nên thơ, bình dị được ví như vẻ đẹp thướt tha, đằm thắm của cô gái Tây Đô. Nơi đây không những mang nét trù phú của những làng xóm nép mình dưới rặng dừa mà còn mang dáng dấp xa hoa, lộng lẫy của đô hội sầm uất, chẳng thế mà ở đây lại nổi danh với câu ca: “Cần Thơ có bến Ninh Kiều Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân”.

Ngoài vẻ đẹp trù phú mà thiên nhiên ban tặng, Cần Thơ còn là nơi được mọi người biết đến bởi sự đa dạng phong phú về các làng nghề truyền thống được lưu truyền từ nhiều thế hệ. Một trong những làng nghề đó là Làng nghề chằm nón lá… Nghề chằm nón lá ở ấp Thới Tân A không ai nhớ rõ xuất hiện từ năm nào và tổ nghề là ai.

Tuy nhiên, theo những người làm nghề lớn tuổi ở đây cho biết, nghề này có khoảng trên 70 năm, hiện nay đã thành lập được Nghiệp đoàn chằm nón lá với trên 36 hộ sống với nghề. Gia đình bà Diện đã 3 đời theo nghề chằm nón. Khác với miền Trung làm nón Bài thơ bằng lá buông và dây thao, người dân ở ấp Thới Tân A cũng như các vùng khác ở Nam bộ chọn loại lá mật cật và cây trúc làm nguyên liệu chính để làm nón. Lá mật cật là lọai cây có lá xòe rộng như lá cọ, mọc nhiều ở Tây Ninh, Phú Quốc, Cà Mau,…Thân cây nhỏ và thấp, mọc thành từng đám hoặc bụi, hai bên cọng của tàu lá đầy gai nhọn. Mỗi cây mật cật chỉ có 01 lá non và được người ta chọn để làm nón. Muốn làm nón đòi hỏi người thợ phải có cái khung chằm hình chóp có kích thước bằng chiếc nón lá mà người dân vùng này thường gọi là cái Mô được bày bán ở chợ. Vào những thập niên 80 trở về trước, nón lá được làm từ Mô có 15 vành. Sau thập niên 80, thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi, người Nam bộ nói chung bắt đầu chuộng nón lá kiểu xứ Huế có 16 vành hay còn gọi là nón Bài thơ.

Vì lẽ đó, người thợ ở Thới Tân A cũng nhanh chóng thay đổi cách làm, họ bắt đầu sử dụng Mô nón của xứ Huế để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Vật liệu để làm ra chiếc nón lá gồm: kim may tay số 10, chỉ màu, dây gân số 04, giấy báo dùng để lót nón, nan (được làm từ trúc) và lá mật cật.Khác với cách làm nón lá ở Tây Ninh là vừa chằm vừa gác nan tre lên khuôn để làm sườn nón lá. Ở ấp Thới Tân A, người thợ sẽ kiềng vành lên khuôn (mô) nón trước rồi kế đến là kết lá. Bước kế tiếp là họ bắt đầu xoay lá trên khuôn. Công đoạn này rất quan trọng, đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm mới xoay lá đều, đẹp: đầu tiên là xoay lớp lá bên trong trước, rồi đến lớp giấy báo, cuối cùng là xoay lớp lá bên ngoài. Sau khi xoay đầu nón xong, người thợ sẽ dùng một cái vành, chụp lên bên ngoài khuôn nón để giữ cho lá nằm cố định, giúp người thợ chằm được dễ dàng. Tiếp đến là thao tác chằm nón, công đoạn này tương đối dễ so với các công đoạn khác khi làm nón. Chỉ cần mũi kim đều, khoảng cách giữa các mũi kim vừa phải, không xa quá là đã đạt yêu cầu. Cuối cùng là nức vành, đây là công đoạn khá quan trọng, người thợ sẽ vót 01 cọng nan có thân dẹp gọi là cây tiến, cặp vào vành nón số 16 để khi nức, vành nón được tròn và chắc chắn, nón sử dụng được lâu bền. Ngoài ra, người thợ còn trang trí bên trong của chóp nón bằng chỉ thêu màu đỏ, xanh, hồng,… hình ngôi sao hay hình cái bông để tăng thêm nét đẹp cho sản phẩm của mình.

Được biết giá một kg lá mật cật trên thị trường hiện nay giao động từ 80.000 đồng đến 90.000 đồng, chằm được 20 cái nón thường. Khi thành phẩm, thương lái mua vào một cái nón lá khoảng 15.000 đồng. Nếu tính sơ, mỗi cái nón người thợ có thể thu lãi khoảng 8.000 đồng, trung bình một người, ngoài công việc chính trong ngày, có thể làm thêm được từ 2 đến 3 chiếc nón, phần nào phụ giúp được gia đình có thêm nguồn thu nhập. Sản phẩm của Nghiệp đoàn chằm nón lá ở ấp Thới Tân A chủ yếu bán ở chợ Thới Lai và một số nơi khác như ở chợ Vĩnh Thuận, Vĩnh Tuy … Mặc dù nghề chằm nón lá ở đây không mang lại sự giàu có cho các hộ gia đình nhưng nhờ có đầu ra nên đã tạo được nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương và đặc biệt cũng thu hút sự chú ý của Du khách từ mọi miền về thăm làng nghề truyền thống này!

Theo Canthotourist

Mở đường bay Phú Quốc đi Singapore, Siêm Riệp

Ngày 24-9, tại TP Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Kiên Giang, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và Công ty CP Vinpearl phối hợp tổ chức công bố chương trình hợp tác xúc tiến thương mại tổng thể “Điểm đến Phú Quốc”, đồng thời khai trương 2 đường bay mới cất cánh từ Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) là Phú Quốc – Singapore và Phú Quốc – Siêm Riệp.

Theo đó, đường bay Phú Quốc đi Singapore sẽ được khai thác từ ngày 2-11 với tần suất 2 chuyến/tuần, khởi hành vào thứ 5, chủ nhật, bằng máy bay A321; đường bay Phú Quốc – Siêm Riệp sẽ được khai thác từ ngày 18-12 với tần suất 3 chuyến/tuần, khởi hành vào thứ 3, 5, chủ nhật, bằng máy bay ATR-72.

Đây là hai đường bay quốc tế đầu tiên đến Phú Quốc do Vietnam Airlines khai thác, mở đường cho những dự án quan trọng trong chương trình phát triển Phú Quốc trở thành đặc khu kinh tế lớn của đất nước trong tương lai.

Song song đó, Vietnam Airlines cũng sẽ hợp tác chặt chẽ với tỉnh Kiên Giang và Vinpearl Phú Quốc trong các hoạt động xúc tiến thương mại để phát động Phú Quốc thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn, trung tâm du lịch nghỉ dưỡng tầm cỡ khu vực và thế giới.

Dịp này, Vietnam Airlines bán vé giá rẻ khứ hồi, chưa bao gồm thuế và phí, từ Phú Quốc đi Singapore (388.000 đồng), đi Siêm Riệp (hơn 1,3 triệu đồng/vé) cho những khách mua vé ở Việt Nam.

Theo Thanh Niên

Tết Đoan ngọ – mùng 5 tháng 5

Tháng tư đong đậu nấu chè

Ăn Tết Đoan ngọ trở về tháng năm” (ca dao).

Dù không rộn ràng, náo nhiệt như ngày Tết cổ truyền nhưng Tết Đoan ngọ vẫn được lưu truyền và có một vị trí nhất định trong lòng người dân đất Việt. 

Ăn Tết Đoan ngọ trở về tháng năm

Năm nay Tết Đoan ngọ rơi vào ngày 20/6 dương lịch. Có thể nói, đây là một trong những ngày Tết quan trọng trong tín ngưỡng dân gian. Không ai biết chính xác Tết Đoan ngọ có từ khi nào, chỉ nhớ thời xưa, khi nông dân ăn mừng vì trúng mùa thì rất nhiều sâu bọ kéo đến phá hoại. Giữa lúc bà con không biết làm gì thì có một ông lão xuất hiện. Theo lời ông, mỗi nhà hãy lập bàn cúng bánh ú tro, trái cây và vận động thể lực. Không ngờ sâu bọ hết thật! Trước khi đi, ông lão còn dặn, mỗi năm cứ đến ngày này phải làm như vậy- đó là ngày mùng 5 tháng 5 âl.

Cũng có nhiều gia đình giữ phong tục của gia đình, cứ đến mùng 5-5, bà sẽ bắt những con côn trùng (kiến, sâu, gián…) quanh nhà đem lên chảo nóng chiên. Kèm theo đó là những lời khấn tốt đẹp sẽ đến với gia đình, xóm làng. Bởi vậy, Tết Đoan ngọ còn được gọi với cái tên là ngày diệt sâu bọ.

Năm nào cũng vậy, cách mùng 5-5 một tuần, các khu chợ lại nhộn nhịp hẳn lên, nhất là khu vực bán hoa, trái cây. Sẽ thật là thiếu sót khi nhắc đến Tết Đoan ngọ, mà không nói về bánh ú lá tre – loại bánh luôn hiện diện trên các mâm cúng ông bà.

Không chỉ là dịp để mọi người nhớ đến tích xưa, mà còn dịp để nhiều gia đình tăng thêm thu nhập từ nghề gói bán ú nước tro.

Nghề gói bánh ú từ bà mình

Kế thừa nghề gói bánh ú từ bà mình, chị Bé Hai (TP. Long Xuyên) đã gắn bó với nó từ thời con gái. Ngày thường, chị vẫn gói bánh ú tro (bánh ú lá tre) để bán. Tuy nhiên, số lượng bán tăng hơn nhiều khi Tết nửa năm đến. Hơn một tuần nay, mọi người đến đặt hàng rất đông. Có người đặt mua đến 700 cái bánh. Tất nhiên, giá bán vẫn không thay đổi dù là ngày Tết. Ngoài việc để cúng, loại bánh này có vị thanh mát. Nguyên liệu bánh chỉ là đậu xanh và nếp ngâm nước tro nên hợp khẩu vị nhiều người.

Ở thành thị đôi khi vì công việc nên Tết Đoan ngọ trông không rơm rả như ở vùng quê. Về những vùng nông thôn, người dân ăn mừng Tết Đoan ngọ rôm rả hơn nhiều. Tôi nhớ khi còn bé, cứ đến mùng 5 tháng 5 thì anh em chúng tôi được ba mẹ mua cho quần áo đẹp đi viếng ông bà. Mẹ đi chợ mua thật nhiều đồ về cúng như Tết Nguyên đán vậy.

Thường, mâm cơm cúng mùng 5 được mọi người dọn lên vào giờ trưa. Sau khi người có vai vế lớn nhất cúng lạy mới tới con cháu. Sau nghi thức cúng, mọi người sẽ cùng ngồi lại thưởng thức bữa cơm gia đình ấm áp, yêu thương.

Qua thăng trầm cuộc sống, Tết Đoan ngọ ngày nay có đôi chút khác xưa. Song, niềm mong ước, những ý nghĩa tốt đẹp mà nó mang lại vẫn là những giá trị không gì thay thế được.

Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!