Có thể bạn quan tâm

Tục thờ Thông Thiên

Tục thờ Thông Thiên là một tính ngưỡng thờ Trời phổ biến ở miền Nam nước ta. Theo tín ngưỡng dan gian, Trời được xếp trước phật trong các đối tượng được thờ, theo thứ tự “Trời – Phật – Thánh – Thần”, nên việc thờ Trời là việc đầu tiên của mỗi người, mỗi nhà.

Từ trước năm 1975, ở các vùng quê Nam Bộ, hầu như nhà nào cũng có đặt một bàn thờ Thông Thiên trước nhà (nhiều khi gọi là bàn thờ Ông Thiên). Bàn thờ thường được làm bằng gỗ đơn sơ, gồm một cây cột cao khoảng 1,5 m, phía trên đặt một tấm ván hình vuông, mỗi cạnh dài khoảng 0,4 m, khá giả thì đổ cột bê-tông và dán gạch men. Trên bàn thờ lúc nào cũng có một lư hương và mấy ly nước mưa (loại ly nhỏ uống trà).

Vào những ngày quan trọng như mồng một, ngày rằm thì có thêm hai chén đựng gạo, muối và mấy dĩa hoa quả. Hằng ngày, vào lúc chập tối, chủ nhà đốt một nén nhang, chắp tay đứng trước bàn thờ khấn vái, cầu Trời ban phước lành, sức khỏe, bình an… hy vọng qua làn khói nhang tỏa lên Trời mang theo những lời cầu khẩn của gia chủ, để nguyện vọng được “thông” đến Trời (thông thiên), để Trời phù hộ cho người thân và gia đình mình.

Bàn thờ Thông Thiên là nơi nối kết tâm linh giữa con người với Trời, với tổ tiên, nơi giữ mối liên hệ giữa Trời và Đất, giữa người sống và người đã khuất. Điều này thể hiện bằng việc thắp nhang thường xuyên mỗi ngày, vào lúc chập tối – là thời điểm giao nhau giữa ngày và đêm, nén nhang được cắm trên lư hương – nơi ở giữa Trời và Đất.

Hình thức thờ Trời cũng được thực hiện trong nhiều tôn giáo xuất hiện ở miền Nam. Đạo Cao Đài thờ Thiên Nhãn, có nghĩa là “mắt của Trời”, với biểu tượng hình một con mắt, tượng trưng cho Thượng Đế toàn năng, thấu rõ tất cả những hành vi của con người. Đạo Hòa Hảo ngoài việc thờ Cửu Huyền Thất Tổ và các anh hùng liệt sĩ có công với đất nước, mỗi gia đình tín đồ còn có một bàn thờ Thông Thiên trước sân nhà để tưởng nhớ Trời Đất.

Đối với người nông dân, ông Trời được xem là đối tượng có tài năng, có phép màu và có lòng từ bi để cứu giúp con người, nên mỗi khi gặp tai nạn thì “cầu Trời, khẩn Phật” để cho “tai qua, nạn khỏi”. Trời có khi lại hữu hình, và cũng đồng dạng với con người nên được gọi là “Ông”,

ông Trời có mắt:

Trời ơi ngó xuống mà coi.

Vợ tôi nó đánh bằng roi trâm bầu” (ca dao)

và cũng có tai

Ai ơi chớ có ăn lời.

Bụt kia có mắt, ông Trời có tai” (ca dao)

Và ông Trời là người có trách nhiệm nên người ta tin rằng “Trời sinh voi, Trời sinh cỏ”, “Trời sinh, Trời dưỡng”, “Trời không phụ lòng người”.

Như vậy, ông Trời từ một “đấng siêu nhiên” đã đi vào nhà người nông dân Nam Bộ, thấu hiểu tâm tư, tình cảm, chứng kiến những vui buồn, thấy được những khó khăn, vất vả của người nông dân và sẵn sàng ra tay cứu giúp. Ông Trời trở nên gần gũi như ông bà, cha mẹ, như người thân trong gia đình, nên việc thờ Trời là hết sức bình thường, hết sức tự nhiên.

Người Nam Bộ vốn chất phác và phóng khoáng trong cuộc sống và sinh hoạt nên sự hỗn dung trong việc thờ tự cũng được biểu hiện rõ nét. Người ta dễ nhận thấy nhiều bàn thờ Thông Thiên đôi khi còn có kết hợp thờ ông Tà bên cạnh, có khi là mấy hòn đá đặt bên cạnh lư hương, có khi là một góc nhỏ dưới chân bàn thờ Thông Thiên. Gặp ngày giỗ ông bà, hoặc ngày lễ, ngày Tết, cúng tổ nghề, tổ nghiệp… người ta cũng kết hợp luôn để cúng “ông Trời”.

Nếu trong nhà có một mâm cơm cúng thì trên bàn thờ Thông Thiên cũng có lễ vật, hoặc là hoa quả, hoặc dĩa xôi, có khi rượu thịt. Ngày tất niên, gia đình nào cũng có mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ Thông Thiên, hoặc trái dưa hấu tròn đầy đặn để cúng Trời, cầu nguyện cho sự sung túc cả năm.

Hiện nay, nhiều địa phương ở Nam Bộ vẫn còn giữ tục lệ này, nhất là những vùng nông thôn. Quan sát bàn thờ Thông Thiên có thể nhận thấy sự mộc mạc, giản dị và chân thành của người dân đất phương Nam. Tuy nhiên, ẩn sâu trong đó là triết âm – dương đã tồn tại qua hàng ngàn năm với biểu tượng vuông – tròn vốn hiện hữu lâu đời trong tâm thức của người Lạc Việt.

Bàn thờ hình vuông tượng trưng cho đất (thuộc âm), lư hương hình tròn tượng trưng cho Trời (thuộc dương). Khát khao vươn đến sự hoàn hảo của người phương Nam được thể hiện thường trực hằng ngày qua hình ảnh bàn thờ Thông Thiên: có vuông – có tròn, có âm – có dương.

Theo Cà Mau Online

Thứ mà đàn ông ai cũng muốn

[vanhoamientay.com] Bạn là một người đàn ông, nếu một ngày chỉ có một mình bạn trên một hoang đảo, thứ đàn ông ai cũng muốn là gì?

Tàu chìm, một chàng trai trôi dạt vào hoang đảo, phải mất một thời gian dài, anh ta mới thích nghi được với hoàn cảnh.

Tuy nhiên, còn một thứ anh ta khao khát mãi…

Bất ngờ, vào một ngày nọ cũng có một thiếu nữ tuyệt đẹp trôi dạt vào hoang đảo. Anh ta cố gắng làm cô tỉnh lại và hỏi:

– Cô có giữ lại được thứ gì không?

Cô gái trả lời:

– Không, chỉ còn một thứ mà đàn ông các anh ai cũng muốn.

– Chàng trai kêu lên sung sướng:

– Trời ơi! Cô mang theo bia à?

st

Bún nước lèo Sóc Trăng

[vanhoamientay.com] Bún nước lèo Sóc Trăng có ít nhiều khác biệt với một số địa phương lân cận trong vùng. Sang thì tô bún có đủ thứ: cá lóc, tép bạc, heo quay…, đơn giản hơn thì chỉ cần con cá lóc trọng trọng cũng có thể nấu được nồi nước lèo.

Song có hai thứ không thể thiếu là ngải bún và mắm bò hóc. Ngải bún trước đây thường mọc hoang, sau được người ta trồng trong vườn nhà làm gia vị. Ngải bún có tác dụng khử mùi tanh của mắm. Mắm bò hóc được người Khmer làm từ các loại cá đồng trộn với muối và cơm nguội.

Để có được nồi nước lèo ngon phải kiếm con cá lóc đồng tối thiểu trên 0,5kg, được cá có trứng càng hấp dẫn vì nồi nước lèo sẽ nổi váng trứng vàng ươm, bắt mắt. Cá làm sạch, cắt thành hai phần đầu và đuôi: đầu dính với bộ đồ lòng là phần ngon nhất.

Tép bạc hoặc tôm thẻ luộc, bỏ vỏ cứng. Thêm mấy miếng thịt heo quay xắt miếng cỡ lóng tay hoặc chả cá thác lác, cá mè vinh thì tô bún càng ngon miệng. Nước lèo có thể nấu bằng nước dừa tươi để tăng thêm vị ngọt, cho mắm bò hóc vào nồi nước lèo đang sôi.

Ngải bún nướng sơ qua lửa than và gốc sả đập dập thả vô nấu tiếp. Hớt bọt kỹ, đến khi nước trong thả cá làm sạch vào.

Bún nước lèo được ăn kèm với rau muống chẻ, giá sống, bắp chuối bào nhỏ, chuối xắt ghém… thêm ít lá rau húng, rau quế, ớt sừng trâu chín đỏ xắt lát xéo, nước mắm hòn Lại Sơn hay nước mắm Phú Quốc mới đúng điệu và làm tăng hương vị đậm đà. Đây là món ăn thể hiện sự giao thoa cũng là sự sáng tạo văn hóa ẩm thực giữa các dân tộc anh em ở địa phương.

Theo Vietnamnet

Thân phận làm chồng

[vanhoamientay.com] Tan học, Tí chạy ngay về nhà và khoe với bố:

– Bố ơi! Trường con sắp tổ chức diễn kịch. Con có một vai trong đó! Con sẽ diễn vai làm chồng.

Ông bố lắc đầu thở dài:

– Tệ thật, thế họ không cho con một vai nào khác có thể nói được vài câu à!

st

3 quán cà phê lãng mạn ở Sài Gòn

[vanhoamientay.com] Những quán cà phê lãng mạn Country House, Story M hay Sorrento là những lựa chọn tối ưu của bạn cho cuộc hẹn bất ngờ với người mình yêu.

  1. Country House

Nếu có dịp đi đến đường Phan Văn Trị (quận Gò Vấp, TP.HCM), bạn sẽ khó mà bỏ qua được Country House, một quán café với kiểu kiến trúc phương Tây.

Bước qua cánh cổng nhỏ xíu của quán cà phê lãng mạn Country House là cả một thế giới sân vườn đầy màu sắc và thơ mộng. Những ai từng đến Country House đều dành tặng nhiều lời tốt đẹp cho quán. Country House trang trí bằng xe hơi cổ và các vật dụng khác như vespa, xe đạp, xích lô. Kiểu cách của quán như một xứ sở cổ tích, đặc biệt lung linh về đêm.

Mỗi không gian ở đây lại cho khách một cảm giác khác nhau: khu vực dưới mái hiên được bố trí bởi những chậu hoa kiểng treo trên cao và đặt trên bàn, trên tường ở mỗi bàn là một bức tranh nhỏ, khách sẽ được ngồi trên ghế sa lông êm ái cùng dãy bàn thấp. Khu vực ngoài trời được bố trí bởi các dãy bàn và ghế gỗ nằm xung quanh một hồ nước nhỏ chạy theo chiều dài của quán. Để tránh cái nắng nóng, Country House sử dụng khá nhiều dù và thiết bị phun sương, kèm theo là các quạt công nghiệp lớn. Tường gạch ở quán được lát bằng những viên đá cuội lớn, tạo cho khách cảm giác như đang ở trong một tòa lâu đài thu nhỏ. Đa dạng nhất phải nói đến là loại bàn ghế, từ các bộ sa lông đủ màu, các bộ ghế gỗ với các màu trắng, xanh, vân gỗ… đến các loại ghế giả kiểu thân cây được lót đệm. Đặc biệt nhất là Country House có cả một khu nhà bằng mô hình nằm bên trên thác nước. Khu vực phòng lạnh của quán cũng khá đặc biệt với lối vào có hình mái vòm tròn, bên trong là các dãy bàn với ghế salông hoa văn đủ màu sắc.

Quán rất đông khách, mọi người tìm đến chủ yếu vì danh tiếng và lời truyền miệng của người này qua người khác. Mỗi góc của quán là mỗi ý tưởng khác nhau, thích hợp cho những bạn mê chụp hình.

Địa chỉ: 18C Phan Văn Trị, phường 10, quận Gò Vấp. HCM

  1. Story M

Quán chắn chắn sẽ là nơi lý tưởng dành cho những ai đam mê sách, yêu âm nhạc và nghiện cafe. Quán cà phê Story M là sự pha trộn giữa nét hiện đại và cổ điển, là điểm hẹn quen thuộc của nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những ai say mê nghệ thuật.

Cảm giác đầu tiên khi vào quán là sự ấm áp lan tỏa, nhân viên của Story M khá nhiệt tình và thân thiện. Khách quan mà nói thì món ăn ở Story M không xuất sắc, nhưng bù lại đồ uống đa dạng và pha chế ngon.

Vào những ngày cuối tuần trong tiết trời cuối thu, còn gì thích hơn khi được nhâm nhi ly cà phê thơm lừng, và thả hồn theo tiếng nhạc du dương êm tai. Âm nhạc của quán được chọn lựa kỹ càng từ những bộ sưu tập âm nhạc chill-out tinh tế cũng như những album nhạc audiophile, và cả những bản nhạc Việt hay.

Tầng 1 của quán  là nơi dành cho những quyển sách ý nghĩa dạy cách làm người, bí quyết thành công trong cuộc sống cũng như cách phát huy năng lực bản thân. Bạn có thể bỏ túi thêm nhiều bí quyết cho riêng mình. Những quyển tiểu thuyết hay, câu chuyện tình yêu đôi lứa với nhiều thể loại khác nhau được cất giữ ở tầng 2.

Nhìn bên ngoài quán cà phê lãng mạn này bạn sẽ không mấy ấn tượng với Story M, nhưng bên trong lại rất dễ thương. Không nhất thiết phải đến cùng với người yêu, bạn có thể tận dụng Story M là nơi để gặp gỡ bạn bè tâm giao.

 Địa chỉ: 51 Trần Nhật Duật, quận 1. HCM

  1. Sorrento

 Vào những ngày đầu hẹn hò, bạn nên chọn cà phê Sorrento. Không gian quán yên tĩnh, bạn có thể tựa đầu vào vai ai đó và lắng nghe từng nốt nhạc vang lên.

Nếu đi vào buổi sáng, bạn sẽ thích mê hàng cây xanh mát mắt phủ kín bên ngoài quán. Quán trang trí nhiều hoa và thác nước tạo khung cảnh như lạc vào một khu rừng. Còn nếu đi vào ban đêm, những ngọn nến trên bàn sẽ khiến cho bạn và người yêu như sát lại gần hơn.

Thức ăn và đồ uống của quán khá ngon, đặc biệt tới đây bạn sẽ biết đến loại nước chế biến từ hoa vô thường. Lúc đầu có thể hơi chát, nhưng sau đó sẽ cảm thấy vị dễ chịu.

Địa chỉ: 91/6 Hòa Hưng, phường 12, quận 10. HCM


Trị đau lưng bằng đậu đen

[vanhoamientay.com] Đậu đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết giải độc, khứ phong lợi thủy, điều trung hạ khí, thanh nhiệt giải biểu, kiện tỳ chỉ hãn, dưỡng can, làm sáng mắt…

Một số cách trị bệnh bằng đậu đen:

Trị đau lưng: đậu đen 100g, giã giập, cho vào ít giấm xào cho nóng lên để âm ấm, đắp vào vùng lung đau, có thể để qua đêm. Hay đậu đen 50g, đuôi heo hoặc đuôi bò 1 cái. Hầm thật nhừ, ăn cả nước lẫn cái.

Mỗi tuần ăn 2 – 3 lần, kết quả khá tốt.

Trị phụ nữ sau khi sinh bị suy yếu, chóng mặt, hoa mắt do mất máu: đậu đen 50g, gà ác 1 con, hầm thật nhừ, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi tuần ăn 2 lần, rất mau lại sức

Trị mắt mờ ở người cao tuổi, nhìn không rõ, hay bị hoa mắt, chóng mặt:đậu đen 100g, mè đen 100g. Sao khô, tán bột, trộn đều. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê (8g). Uống lâu ngày, mắt dễ chịu hoặc đỡ mờ hơn

Trị âm hư hỏa vượng (biểu hiện sốt về chiều, đau đầu, mặt bừng nóng, mắt đỏ, dễ tức giận): đậu đen 50g, lá dâu tằm ăn 20g. Đổ vào 1 lít nước, nấu cho sôi kỹ, lọc lấy nước uống dần trong ngày.

Đậu đen chế hà thủ ô chữa di tinh, liệt dương, tay chân mỏi yếu, râu tóc bạc sớm: 50g đậu đen nấu nước rồi lấy nước đậu chưng cách thủy với 300g hà thủ ô đỏ trong 2 – 3 giờ, vớt ra để ráo phơi khô để dành dùng lâu, dùng dạng nước sắc mỗi ngày 15 – 20g hoặc đem tán bột, mỗi lần uống 5g.

Trị phù thũng do thận hư yếu: đậu đen 100g, rễ cỏ tranh 15g. Nấu với 1 lít nước, uống dần trong ngày. Có thể uống lâu dài cho đến khi khỏi bệnh.

Trị chứng viêm gan mạn: Ngoài những thuốc đặc trị, nên dùng 100g đậu đen nấu lấy nước uống thường xuyên có tác dụng giải được độc tố trong gan ra ngoài.

Ra mồ hôi nhiều do thể trạng suy nhược: đậu đen 30g, phù tiểu mạch 30g, đại táo 15g, sắc uống trong ngày. Hoặc đậu đen 60g, hoàng kỳ 30g, sắc uống.

Viêm da lở loét do nhiệt độc hoặc ngộ độc thuốc và thực phẩm: đậu đen 30g, cam thảo sống 9g, sắc uống. Tiểu ra máu: đậu đen 30g, đậu xanh 30g, rễ cỏ tranh 30g, sắc uống.

Rối loạn tiền đình (hay bị chóng mặt): đậu đen 30g, ngải cứu 45g, trứng gà 1 quả. Luộc 3 vị cho tới khi trứng chín. Ăn trứng, uống nước sắc.

Làm giải rượu: uống nước sắc đậu đen càng nhiều càng tốt.

Giải khát, làm hết khô miệng ban đêm: đậu đen 80g, lê 1 quả, đường phèn 30g, sắc lấy nước uống hằng ngày.

Chữa phong thấp, gân co gối nhức, trong bụng nóng, đại tiện bón: đậu đen ngâm nước, ủ cho mộng dài từ 2 – 3cm rồi phơi khô, dùng 1 thăng rồi cho nửa lạng giấm vào trộn đều, sao vàng tán nhỏ. Mỗi lần uống 1 muỗng nhỏ với rượu trước khi ăn, ngày uống 2 – 3 lần, tác dụng rất hay.

Chữa dị ứng, lở ngứa, mụn nhọt: đậu đen sao nhỏ lửa đến khi ruột bên trong có màu vàng đậm, lấy 50 – 100g nấu uống trong ngày.

BS. HOÀNG TRUNG 

Theo Sức Khỏe Đời Sống

Đổi vị cuối tuần với bún cá Châu Đốc

[vanhoamientay.com] Thịt cá mềm ngọt, nước lèo có màu vàng đặc trưng của nghệ cùng hương vị đậm đà đem là những nét đặc trưng riêng của bún cá Châu Đốc.

Món bún cá đã trở thành món ăn quen thuộc của dân miền Tây, có thể nhắc đến bún cá Sóc Trăng, bún cá Kiên Giang… nhưng nổi tiếng hơn cả là bún cá Châu Đốc, An Giang, vì món bún cá nơi đây gần như giữ nguyên hương vị nguyên sơ của món bún cá.

Món bún cá có nguồn gốc từ Campuchia, trải qua nhiều nhiều biến tấu trong món ăn đã trở thành ón ăn đặc trưng của người Việt. Món ăn đơn giả chỉ gồm có cá lóc, nước lèo và bún tươi, vài miếng thịt heo quay, điểm nhấn trong món ăn được tạo nên từ những miếng cá lóc tươi ngon được rút xương tỉ mỉ và xào sơ với nghệ và mùi vị nước lèo không lẫn vào đâu được.

Nước lèo là phần tốn nhiều thời gian nhất, người nấu phải dùng xương ống để ninh, vừa ninh vừa vớt bọt để nước dùng trong. Nước lèo có mùi vị đậm đà, lớp mỡ trong nước lèo chỉ mỏng nhẹ, không gây ngán. Sẽ ngon hơn nếu bạn thưởng thức cùng với một ít ớt bột,  đi ăn bún cá Châu Đốc mà thiếu ớt bột thì xem như món ăn mất đi một nửa vị ngon. Thật vậy chỉ khi được ăn đúng điệu thì bún cá mới cho hương vị đặc trưng và tạo được dư âm đối với thực khách khi thưởng thức.

Sở dĩ người nấu chỉ sử dụng cá lóc cho món ăn này là vì thịt chắc, ít xương, ăn không bở ngán, đầu cá lóc cũng nhiều thịt hơn một số loại cá nước sông khác, lại mang nét đặc trưng của vùng đất này. Đầu cá sẽ được giữ nguyên dành cho những vị khách thích thưởng thức cùng với đĩa nước mắm ngon có chút ớt xanh sẽ vô cùng thú vị.

Ngoài ra, một món ăn kèm không thể thiếu trong tô bún cá Châu Đốc chính là thịt heo quay. Heo quay phải là loại vừa có nạc, vừa có mỡ và da giòn nhẹ. Đó thật sự là một sự kết hợp đầy ngẫu hứng nhưng tạo nên một hương vị tuyệt vời khó có thể quên.

Món bún thì rau xanh là không thể thiếu: các loại rau thơm, rau muống bào, diếp cá, bắp chuối bào và đặc biệt là bông điên điển. Sự hấp dẫn và thơm ngon từ món bún này chắc chắn sẽ khiến các bạn nhớ mãi không thôi.

Băng Tâm tổng hợp
Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!