Có thể bạn quan tâm

Cẩm nang du lịch Sóc Trăng

Với những cánh đồng lúa mênh mông, vườn cây trái trĩu quả và nền ẩm thực phong phú, du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị khi về với miền sông nước Sóc Trăng.

Cẩm nang du lịch Sóc Trăng

Sóc Trăng được coi là một trong những thành phố đẹp và thơ mộng ở Đồng bằng sông Cửu Long, với sự giao thoa của ba nền văn hóa Kinh, Hoa, Khmer. Những thông tin dưới đây hi vọng bạn sẽ có một chuyến du lịch Sóc Trăng ấn tượng.

Thời tiết

Ở Sóc Trăng có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Du khách có thể đến Sóc Trăng vào bất kỳ mùa trong năm nhưng vào dịp tháng 11, bạn sẽ có cơ hội tham gia vào lễ hội đua ghe ngo rất hấp dẫn và sôi động.

[adsres]

Phương tiện

Cách TP HCM khoảng 240 km, du khách có thể chọn đi bằng ôtô tự lái, xe khách hay một chuyến phượt bằng xe máy cũng khá dễ dàng vì đường xá thuận lợi. Thời gian đi mất khoảng 6 tiếng.

Các điểm tham quan

Lễ hội Ooc Om bok và đua ghe

Vào tháng 9 âm lịch hàng năm, người dân ở đây sẽ thả đèn nước, một hoạt động quan trọng trong lễ hội Ooc Om bok và đua ghe ngo. Đèn nước thường là một chiếc bè làm từ cây chuối hoặc tre được lắp ghép thành chiếc thuyền với nhiều hoa văn trang trí lộng lẫy bên trong thắp nhiều đèn cầy. Lễ vật cúng thường là gạo, muối và các loại sản vật và trái cây, người dân cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ hội này luôn hấp dẫn khách du lịch.

Lễ hội Ooc Om bok và đua ghe ngo

Các di tích lịch sử: chùa Dơi, chùa Đất Sét…

Ở Sóc Trăng có rất nhiều các công trình kiến trúc cổ xưa mang đậm dấu ấn lịch sử như chùa Tầm Vu có niên đại gần 350 năm, với công trình kiến trúc nghệ thật độc đáo đặc trưng của người Khmer nam bộ. Ngoài ra còn có chùa Dơi, chùa Đất Sét…

Khu căn cứ tỉnh ủy

Được xây dựng trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Toàn khu di tích được đặt trong rừng tràm với tổng diện tích 20.000 ha, được bao bọc bởi một hệ thống sông ngòi, xung quanh là cây lá xanh mướt.

Bảo tàng Khmer

Trưng bày nhiều hiện vật quý, phản ánh đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của người Khmer qua nhiều thế hệ như: trang phục, kiến trúc nhà ở, chùa chiền, nhạc cụ.

Bảo tàng Khmer

Chợ nổi ngã năm

Là giao điểm của năm con sông đi năm ngả, rất nhộn nhịp. Du khách sẽ được tìm hiểu lối sinh hoạt của người dân với cảnh mua bán sầm uất trên xuồng ghe. Đây là dịp để bạn thưởng thức những trái cây đặc sản của miền sông nước.

Vườn cò Tân Long

Nơi trú ngụ của hàng nghìn con cò và một số loài chim trong một khu vườn rộng lớn. Thú vị nhất là sáng sớm hay chiều về được ngắm những cánh cò bay lượn, tận hưởng không gian yên bình.

Khu du lịch sinh thái Cồn Mỹ Phước

Du khách sẽ được thưởng thức những loại trái cây như nhãn, chôm chôm, măng cụt… ở những vườn cây trái xum xuê trên đất cù lao sông Hậu, khám phá cuộc sống sinh hoạt của người dân miệt vườn.

Món ngon

Bún nước lèo Sóc Trăng

Bún nước lèo Sóc Trăng nổi tiếng ở Sóc Trăng nhờ sự kết hợp trong cách dùng nguyên liệu khiến hương vị không giống bất kỳ miền đất nào. Nước dùng được nấu từ dừa, sả, và một số loại mắm của người Khmer. Điểm trên bát bún là thịt lợn thái mỏng, tép, cùng ít gia vị như ớt, các loại rau.

Bún nước lèo Sóc Trăng

Bún gỏi dà

Giá và bún được trụng trong nước súp đậm đà rồi cho vào tô, thêm thịt ba chỉ thái sợi, tép, chút tương mặn và ớt bằm, ăn kèm xà lách và rau thơm. Điều khiến du khách không thể quên ở món ăn này là cách làm nước dùng gồm me chua, tương mặn khiến nước dùng rất đậm đà.

Bún vịt nấu tiêu

Thịt vịt ướp với tiêu cùng các gia vị khác rồi nấu sơ qua, đổ vào nước dùng được ninh bằng xương và nước dừa tươi, ăn kèm giá đỗ, rau muống bào, bắp chuối bào, rau quế… rất hấp dẫn.

Mì sụa

Mì sụa được chế biến bằng nguyên liệu chính là đậu nành nên cọng mì có màu vàng óng. Người ta có thể chế biến mì sụa xào cùng các loại rau, nấm và hải sản hay thịt lợn, gà chấm với nước tương hoặc nước mắm giấm ớt. Còn mì sụa ngọt thường được nấu chè với trứng gà luộc có vị ngọt rất lạ miệng.

Bò nướng ngói

Rrước đây người ta dùng miếng ngói cong bằng đất nung để nướng thịt bò, về sau miếng ngói được thay bằng miếng thiếc tráng inox dày.

Bò nướng ngói

Cháo lòng Bưng Cóc

Được nấu bằng gạo ngon với cật, tim, gan, cuống họng, cuống phổi… Tuy nhiên, nét độc đáo của cháo lòng Bưng Cóc chính là món dồi heo được chế biến để ăn kèm.

Cháo cá lóc rau đắng

Gạo, cá lóc và rau đắng được chế biến thành món ăn đặc trưng vùng miền. Vị cá đồng thơm ngọt kết hợp với rau đắng và vị nước mắm đậm đà, chua thanh của chanh rất quyến rũ.

Quà tặng

Bánh Pía

Có hương vị thơm ngon rất đặc trưng, đó là mùi thơm của sầu riêng, vị béo ngậy của trứng vịt muối, vị ngon bùi của đậu xanh, khoai môn, và vỏ bánh nướng vàng giòn tan.

Bánh Pía

Bánh cống

Có vỏ làm từ bột gạo, bột đậu nành và trứng, còn nhân bánh là thịt heo băm ướp gia vị và trộn với củ hành tím xắt nhỏ và một ít đậu xanh hấp.

Trở về tuổi thơ với món chuối quết dừa

[vanhoamientay.com] Nếu bây giờ, ai đó chưa từng ăn, chưa từng nghe qua thì sẽ cảm thấy lạ với cái tên này, vì cái tên nghe sao lạ lạ, ngộ ngộ. Thực ra, cái tên gọi cũng chính là cách làm món ăn này đấy, “chuối quết dừa” chỉ là chuối đem đi quết với dừa, nghe mà sao thân quen quá.

Nếu như trẻ con Sài Gòn thế hệ 8x, 9x có những món ăn vặt là sô cô la, kẹo hay bánh quy… thì trẻ con miền nông thôn như tôi lại có món ăn vặt được làm từ khoai lang, củ mì hay chuối… Trong đó, có một món mà tôi khá thích, đó là chuối quết dừa cho chính tay mẹ làm.

Món chuối quết dừa trông bên ngoài giống như cốm dẹp, Ăn vào vừa dẻo của chuối vừa béo của dừa, vừa ngọt ngọt, mặn mặn. Đây là món ăn dân dã, giản dị và khá quen thuộc với bọn trẻ 8x như tôi.

Vì ở nông thôn nên sau nhà tôi lâu lâu lại có buồng chuối, tranh thủ hôm nào mẹ không ra đồng thì cả nhà lại quay quần làm món này. Mó ngon mà chẳng tốn tiền mua.

Để làm món này ngon nhất thì chuối dùng để làm phải là chuối già (hay còn gọi là chuối xanh, chuối già là tên gọi của quê tôi) chuối già phải thật già, có vẻ ngoài tròn trịa, không còn gân chuối, da thẳng. Sauk hi đốn buồng chuối từ cây vào mẹ thường cắt từng trái ra rồi cắt bỏ hai đầu, đen ngâm vài giờ trước khi nấu. Mẹ nói ngâm chuối trước để chuối ra bớt mũ, mặt khác chuối sẽ thơm mùi nước , như vậy sẽ ngon hơn. Nấu chuối cũng khá đơn giản, chỉ cần xếp chuối gọn vào một cái nồi, đổ nước xăm xắp mặt, cho thêm tý muối, nấu khi nào vỏ chuối nứt ra hết, ruột chuối hơi vàng ngà làm được.

Khi chuối chín, vớt ra người nấu lưu ý là nên xối nước lạnh lên chuối, như vậy sẽ giúp thịt chuối xoăn lại làm tăng thêm độ dẻo.

Để món ăn tuyệt nhất, cần chọn loại dừa thật ngon, đó là dừa vừa rám nắng, chỉ vừa chuyển sang khô, có cơm mềm, béo nhưng không gắt dầu. Nạo dừa nên nạo thành từng sợi dài.

Chuối lột vỏ, để vào cái thau to và quết cùng với dừa nạo, thêm chút đường, chút muối, sẽ giúp vị ngọt mặn, béo hòa quyện đậm đà.

Mỗi khi mẹ quết chuối là tôi hay ngồi cạnh để đưa từng trái chuối vào thau cho mẹ, chuối không cần phải quết quá nhuyễn sẽ bị mất ngon, cái âm thanh “kịch kịch” do cái chày quết vào cái thau nghe rất vui tay. Đôi khi, có miếng nào văng ra khỏi thau là tôi “bóc lủm” ngay, rồi cười toe toét.

Quết xong anh em đứng xếp hàng để cho mẹ chia phần, mẹ thường nắn cho mỗi đứa mỗi phần tròn vo rất dẻo rồi chúng tôi mang đi khắp nhà để ăn. Đôi khi vì hơi “ham ăn” tôi đòi mẹ nắn cho tôi một phần khá to, ăn xong tôi bỏ luôn buỗi cơm chiều hôm đó.

Món này bây giờ người ta ăn món này trong dĩa cho đẹp mắt và lịch sự, rắc thêm đậu phộng rang giã nhuyễn ăn kèm với rau thơm, rau ghém lá cách… hoặc bánh tráng, chấm nước mắm chua ngọt. Khi thưởng thức sẽ cảm nhận được vị béo, bùi của chuối, dừa nạo, vị ngọt lẫn chua của nước chấm hòa lẫn mùi thơm đặc trưng của các thứ rau vườn tạo thành một món ăn thật hấp dẫn.

Dù thời gian có làm món ăn thay đổi như thế nào nhưng cái hương vị đặt trưng của món chuối quết dừa ngày xưa vẫn không thay đổi. Vẫn đậm đà và yêu biết bao món ăn từ tay mẹ làm.

Băng Tâm tổng hợp

Làng nghề đan cỏ bàng Phú Mỹ

Nghề đan cỏ bàng xuất hiện ở huyện Tân Phước – Tiền Giang từ rất lâu. Dưới bàn tay khéo léo của những người thợ, từ nguyên liệu là cây cỏ bàng, rất nhiều sản phẩm đẹp, có giá trị như đệm, túi xách, nón… đã được tạo nên.

Làng nghề đan bàng Phú Mỹ

Đồng cỏ bàng Phú Mỹ rộng hàng ngàn hecta là nguồn nguyên liệu khá dồi dào để địa phương phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ. Như nhiều khu vực khác của vùng đất mới Nam Bộ, trước đây cây cỏ bàng mọc hoang dại rất nhiều ở Tân Phước. Khi khô đi, thân cỏ bàng rất chắc, bền, nên người địa phương đã dùng thân cỏ bàng khô đan thành các vật dụng như: Giỏ xách, đệm ngủ, nón đội đầu… Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế mang lại không cao.

Đến năm 2004, Dự án “Khai thác bền vững đồng cỏ bàng kết hợp bảo tồn nghề thủ công địa phương” được triển khai, không những góp phần giải quyết việc làm trực tiếp và gián tiếp cho hàng ngàn lao động nghèo, phần lớn là đồng bào dân tộc Khmer. Mà còn duy trì nguồn thức ăn dồi dào và môi trường sống thân thiện, lý tưởng cho Sếu đầu đỏ di trú về.

Làng nghề đan bàng Phú Mỹ

Công việc đan lát các sản phẩm từ bàng khá nhẹ nhàng nhưng đòi hỏi sự khéo léo, rất thích hợp cho cả phụ nữ và trẻ em tham gia.

Ngày nay, loại cỏ này đã được trồng như một loại cây chuyên canh, đến một năm tuổi thì thu hoạch.  Sau mang về, cỏ sẽ được phân loại ra thành từng bó, tùy vào độ dài ngắn khác nhau. Những bó như vậy được gọi là “neo”

Khi phơi đủ 2 nắng, cọng cỏ bàng  còn phải ép qua máy để cọng mỏng đều và khô tuyệt đối.

Công việc đan lát không khó khăn nhưng đòi hỏi những người thợ sự khéo léo mới có những thành phẩm vừa chắc vừa đẹp. Làng nghề đan bàng Phú Mỹ Kiên Giang hàng năm cung cấp một số lượng lớn sản phẩm đan lát từ bàng cho thị trường trong nước lẫn xuất khẩu, làng nghề không chỉ làm sản phẩm theo mẫu mã sẵn có mà còn sáng tạo với nhiều mẫu mã đẹp, làm cho sản phẩm đan lát của mình có chỗ đứng ổn định.

Làng nghề đan bàng Phú Mỹ

Ai có dịp đi qua vùng biên giới Tây Nam sẽ tận mắt chứng kiến khung cảnh làm nghề đan cỏ bàng nhộn nhịp của làng nghề đan bàng Phú Mỹ – Vĩnh Điều huyện Kiên Lương.

Nghề đan bàng đang có nhiều khởi sắc hơn vì thị trường xuất khẩu đang mở rộng. Hiện nay đời sống của nhân dân vùng đồng cỏ bàng ngày càng được nâng lên rõ rệt, bộ mặt nông thôn đang từng ngày khởi sắc.

Thằng bé ranh ma

[vanhoamientay.com] Một cậu bé chơi bóng, lỡ chân đá vỡ kính cửa sổ nhà nọ. Bà chủ nhà chạy ra giữ chặt quả bóng quát thằng bé.

– Mày mà không sửa lại cửa kính cho bà thì đừng hòng lấy bóng về!

Một lát sau, cậu bé gõ cửa bảo:

– Bố cháu sẽ đến sửa ngay!

Quả nhiên, một người đàn ông đem theo hộp đồ nghề đang đi tới. Bà ta bèn cho thằng bé cầm bóng đi. Người đàn ông sửa xong, nói:

– Xin bà 10 đô!

– Ơ, ông không phải bố thằng bé sao?

Bà chủ ngạc nhiên kêu lên.

Người đàn ông cũng trợn tròn mắt:

– Thế bà không phải mẹ nó à?

st

Món khô vũ nữ chân dài ăn là ghiền

[vanhoamientay.com] Vùng Bảy Núi, An Giang không những nổi tiếng với lễ hội chọi Trâu hàng năm, mà nay vùng đất này còn được biết đến nhiều hơn với một loại khô khác độc đáo, khô vũ nữ chân dài.

Khô vũ nữ chân dài là cái tên mỹ miều của của khô nhái, Làng làm khô nhái ở ấp Vĩnh Hạ, xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên – An Giang.

Để có được món độc “vũ nữ chân dài” mà các quán nhậu hay gọi, người dân ở vùng này đã soi nhái ngoài đồng đến tận khuya. Người đi soi nhái thường là thanh niên vì chỉ có thanh niên mới nhanh tay, lẹ mắt và bắt thật chín xác từng con nhái trong đêm khuya hun hút.

Nhái cơm có quanh năm ở vùng đồng ruộng miền Tây, nên khô nhái cũng được sản xuất quanh năm. Nhờ khéo tay lại chế biến tinh tế nên không bao lâu, khô nhái miệt này trở thành món ngon nổi tiếng ở miền Tây. Nhái cơm con nhỏ, sau khi lột da, phơi khô chỉ còn bằng ngón tay. Do thơm ngon nên dân nhậu đã tặng cho loài khô này những cái tên khá mỹ miều  vũ nữ chân dài hay kiều nữ đại gia.

Để làm món khô mà ăn ăn cũng ghiền này, sau khi làm sạch nhái, chế biến bằng các gia vị và đem phơi 2 nắng mới có thể sử dụng được, nếu trời không nắng thì phải sấy bằng lò.

Với cái tên gọi thú vị cùng hương vị đậm đà, món khô nhái đang dần trở thành món ăn đậm chất miền Tây được ưa thích.

Người soi nhái chỉ cần bộ đồ nghề gồm: chiếc bình ắc quy, đèn soi, rọng sắt, cái chụp là có thể kiếm được 10 kg nhái một đêm hè; khoảng 4kg một đêm mùa đông.

Bình quân cứ 4 ký nhái tươi sẽ cho một ký khô. Giá nhái khô hiện khoảng  540.000 đồng/kg, còn vào dịp Tết lên đến 650.000 – 700.000 đồng/kg mà không có hàng để bán.

Khô nhái rất ngon, vừa thơm vừa giòn, có thể coi là món “lai rai” hấp dẫn, ít có món khô nào qua mặt được. Khô nhái ngon nhất là chiên, người ăn có thể nhai cả xương và thịt, vừa thơm ngon, ngọt dịu, vừa cay cay, mằn mặn, béo, giòn, mùi vị rất đặc trưng. Đúng là món khô vũ nữ chân dài này ăn à ghiền.

Băng Tâm tổng hợp

Ngon lạ với gỏi củ hũ dừa

[vanhoamientay.com] Gỏi củ hũ dừa có vị chua ngọt vừa ăn, hợp khẩu vị cả gia đình. Đây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Củ hũ dừa thường được chế biến làm thức ăn và thanh đạm vì ít béo.

Bến Tre được nhắc đến là thiên đường của dừa, đi đâu ta cũng thấy rợp bóng dừa. Có lẽ chính bởi điều này mà người dân nơi đây khi chế biến món ăn thường bỏ dừa vào để tăng thêm hương vị thanh ngọt và béo cho món ăn. Trong đó gỏi củ hũ dừa được coi là món ăn đặc biệt hấp dẫn và thơm ngon khiến thực khách không khỏi nao lòng khi thưởng thức.

Chúng ta vẫn thường biết cây dừa là một trong những cây trồng được khai thác sử dụng triệt để từ gốc đến ngọn như: quả dừa, lá dừa, thân dừa, sọ dừa, vỏ quả dừa, sơ dừa… Trong đó củ hũ dừa thường được người dân chế biến nhiều món ăn khác nhau như kho, xào, tuy nhiên trộn gỏi vẫn là món ăn khiến nhiều người thích thú và muốn thưởng thức nhất. Bởi lẽ khi trộn gỏi củ hũ dừa còn giữ nguyên được vị thanh ngọt, mang đến cảm giác rất vui miệng khi thưởng thức tạo nên cảm giác thèm ăn cho thực khách.

Vậy củ hũ dừa là gì? Củ hũ dừa thật ra là phần búp non nhất nằm giữa ngọn cây dừa. Mỗi cây dừa chỉ có một củ hũ dừa. Phía ngoài củ hũ dừa được bọc bằng một lớp mo xơ, bên trong là phần trắng, non và ngọt nhất.
Gỏi cổ hủ dừa đúng điệu thường có đủ tôm sú bóc nõn, thịt ba chỉ, tai heo thái mỏng, củ hũ dừa bào mỏng, rau răm, hành tây, đậu phộng rang giòn… Tất cả trộn đều lên cùng với các loại gia vị tạo thành một đĩa gỏi củ hũ dừa tôm thịt đầy màu sắc, đậm đà hương vị khó quên. Đi kèm với món gỏi này bao giờ cũng có thêm chén nước mắm chua ngọt và những chiếc bánh phồng tôm giòn tan, béo ngậy.

Gỏi củ hũ dừa được đánh giá là một món ăn thơm ngon, hấp dẫn khiến thực khách cảm thấy ngon miệng và thích thú khi thưởng thức. Đặc biệt cái vị thanh ngọt của món ăn còn khiến cho các thực khách không khỏi nao lòng. Món ăn này có mặt ở nhiều quán ăn, tuy nhiên bạn phải lựa chọn ra quán quen để có được đĩa gỏi tươi mới và hấp dẫn nhất.

Củ hũ dừa nghe qua thì thấy lạ nhưng khi thưởng thức chắc chắn người ăn sẽ cảm thấy thật tuyệt vời. Cái vị thanh mát của củ hũ dừa kết với vị ngọt của tôm, vị béo của thịt, giòn giòn của lỗ tai heo ăn kèm với nước mắm chua ngọt và một ít bánh phồng mới ngon làm sao.

Theo kinhdo20nam

Mẹo dân gian giúp trị ho cho trẻ

[vanhoamientay.com] Các chuyên gia y tế khuyên, khi trẻ bị ho cha mẹ không nên để trẻ dùng kháng sinh mà nên áp dụng một số bài thuốc dân gian để trị ho cho trẻ 

Trẻ bị ho khiến cha mẹ lo lắng. Theo Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai (Hà Nội), không chỉ người dân mà thậm chí đôi khi cả các bác sĩ cũng lạm dụng thuốc kháng sinh. Ho ở trẻ là nhóm bệnh hay bị lạm dụng kháng sinh trong điều trị nhiều nhất. Tốt nhất cha mẹ nên sử dụng nhựng bài thuốc dân gian sau.

Nước vo gạo và rau diếp cá

Một nắm lá diếp cá, rửa sạch, giã nhuyễn trộn đều với một chén nước vo gạo, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Chỉ cần lọc lấy nước cho bé uống sẽ giúp trị ho

Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn

Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn bỏ vào chén sứ, thêm một ít nước lọc và một ít mật ong đem hấp cách thủy khoảng 10-15 phút, mỗi lần cho bé uống 2-3 thìa cà phê, uống 3 lần/ một ngày.

Cây xương sông

Lá xương sông nên sử dụng búp lá non, không chỉ có tác dụng chữa ho mà còn chữa khàn tiếng do viêm thanh quản. Lá xương sông và một ít lá hẹ: rửa sạch, thái nhỏ, trộn đều với đường. Hấp cách thủy, rồi để nguội cho trẻ uống trong ngày.

Củ nghệ tươi

Củ nghệ tươi đem giã nhỏ, thêm nước lọc, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé. Cứ như thế ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.

Quất xanh

2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt ngang, để nguyên cả vỏ và hạt. Mang quất trộn với đường phèn hoặc mật ong rồi hấp cách thủy đến khi quất chín. Lưu ý là dằm cả vỏ, bỏ hạt, để nguội cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

Hạt quả quất xanh

Đối với hạt của quất xanh các mẹ không nên bỏ đi vì nó có tác dụng làm tiêu đờm và ấm thanh quản khi trẻ bị ho. Mùi vị quất có thể hơi khó uống đối với trẻ nên khi cho trẻ uống có thể cho thêm ít đường sẽ giúp trị ho hiệu quả

Lê + đường + xuyên bối

Chọn trái lê to, bỏ vỏ, cắt nắp, khoét bỏ lõi. Bỏ vào bên trong lê 2-3 cục đường phèn nhỏ. 5-6 hạt xuyên bối (mua ở quầy thuốc Đông y). Cho lê vào hấp cách thuỷ chừng 30 phút. Ngày cho bé ăn 2 lần. Có tác dụng chữa ho, viêm phổi, tiêu đờm.

Nước củ cải luộc

4-5 lát củ cải trắng cho vào một nồi nhỏ với ít nước, đun sôi, sau đó để lửa liu riu thêm 5-10 phút. Cho bé uống nước này khi còn nóng điều trị ho, khô mũi, đau hong, ho khan, có đờm.

Hoa hồng bạch

Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với lượng đường phèn vừa đủ, một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. Cho bé uống 3-4 lần/ngày, 1 thìa/lần.

Nước tỏi hấp trị ho cho trẻ

Lấy 2-3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát, thêm một nửa chén nước, 1 viên đường phèn, hấp cách thuỷ 15 phút. Chỉ cần uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày 2-3 lần, vửa tốt cho dạ dày, phổi, vừa trị được ho, cảm lạnh.

Tỏi và mật ong

Giã nát hai tép tỏi, trộn với hai thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy. Chú ý không được hấp chín tỏi, nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được. Cho bé uống nửa thìa cà phê, ngày từ 1 – 2 lần. Trước khi uống, nên cho bé uống nước lọc trước

Lá hẹ và đường phèn

Chọn khoảng 5-10 lá hẹ và một ít đường phèn mang hấp cách thủy. Sau đó lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa.

Đu đủ chín

Một quả đu đủ gọt bỏ vỏ (lưu ý là đu đủ chín cây), cho 100ml mật ong vào, sau đó đun lên để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho không có đờm.

Trà cam thảo

Cam thảo có chứa thành phần kháng khuẩn, làm dịu cổ họng. Trà cam thảo có vị ngọt, nên mẹ yên tâm khi cho trẻ uống, kể cả trẻ sơ sinh. Loại trà này sẽ giúp cơ thể trẻ ấm hơn và dịu họng hơn.

Húng chanh và quất

Chọn khoảng 15 – 16 lá húng chanh và từ 4 – 5 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.

Theo Gia Đình
Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!