Có thể bạn quan tâm

Cách làm đậu bắp nhồi cá thác lác nướng

Cá thác lác là loài cá nước ngọt đặc tính thịt cá dẻo, dai có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như: chả cá thác lác chiên hoặc hấp, dồn khổ qua, chiên giòn… Đậu bắp nhồi cá thác lác nướng là món ăn rất dễ thực hiện nhưng lại rất ngon.

Đậu bắp nhồi cá thác lác nướng

Nguyên liệu thực hiện

– 300g chả cá thát lát, bạn có thể dùng cá file rô phi, hay cá ba sa xay thật nhuyễn để làm chả

– 100g thịt nạt heo xay
– Đậu bắp
– Muối, tiêu, hành lá và hạt nêm
– Tương ớt ăn kèm.

Cách làm đậu bắp nhồi cá thác lác nướng

– Cá thác lác được nạo bằng muỗng, bạn có thể mua chả cá trộn với thịt nạt heo xay, tỷ lệ là 1 thịt – 3 cá, ướp gia vị muối, tiêu, hạt nêm, một chút dầu ăn và hành thái nhỏ. Dùng thìa lớn quết đều, quết càng lâu thịt cá càng dai.

– Có khi người ta làm sạch cá rồi băm nhuyễn cả thịt lẫn xương để làm món ăn cho trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai và sau khi sinh, người mới ốm dậy, người cao tuổi gầy yếu.

– Đậu bắp rửa sạch, dùng dao xẻ dọc giữa thân đậu. Móc bỏ hột, ngâm đậu vào nước đá lạnh để đậu ra bớt chất nhờn. Ngâm tầm 30 phút.

– Ớt ra để ráo, dùng thìa múc từng thìa chả cá nhồi vào giữa bụng đậu bắp.

– Khuôn có lót giấy nướng, xếp từng miếng đậu bắp đã nhồi cá vào khuôn. Đem nướng ở lò ở nhiệt độ 180 độ C từ 20 đến 30 phút, hoặc nướng trên than.

– Bề mặt chả cá vàng đều mặt, lấy ra dùng nóng.

Đậu bắp nhồi cá thác lác nướng

Bạn có thể đem chiên đậu bắp nhồi chả cá hay hấp cũng ngon.

Bánh củ cải, món quà quê nơi phố thị

 [vanhoamientay.com] Vị hăng hăng đặc trưng của củ cải hòa cùng cái đậm đà của nhân tôm thịt đem lại cho bạn cảm giác lạ miệng và rất ngon của món bánh củ cải

Bánh củ cải, cái tên còn xa lạ đối với nhiều người dân Sài Gòn nhưng với những người con ở mảnh đất nổi tiếng với câu chuyện về chàng công tử Bạc Liêu “đốt tiền nấu trứng” thì đây là một món ăn bình dị, đơn giản và thân quen. Có nguồn gốc của người Hoa, đơn giản với phần vỏ bánh và nhân tôm thịt bên trong nhưng bánh củ cải là món ăn đặc sản mà ai đã được ăn một lần sẽ không thể nào quên được vị hăng hăng đặc trưng của củ cải.

Nếu có dịp về Bạc Liêu, bạn sẽ thấy bánh củ cải được bán nhiều trong các ngôi chợ. Vỏ bánh được làm từ bột mì và bột củ cải, nhân làm từ tôm thịt. Vỏ bánh được tráng mỏng như bánh ướt, phần nhân cho lên trên và cuốn tròn lại như bánh cuốn, xếp đều lên đĩa, rắc lên trên một ít mỡ hành, bánh được ăn kèm với rau diếp cá, húng quế, xà lách cùng chén nước chấm chua ngọt.

Tuy nhiên, quán đặc sản Bạc Liêu ở Sài Gòn lại chế biến và thưởng thức bánh củ cải theo một cách hoàn toàn khác nhưng vẫn không làm thay đổi hương vị đặc trưng của chiếc bánh. Vỏ bánh cũng được làm từ bột mì pha với với bột củ cải theo một tỷ lệ nhất định, thay vì tráng bột thì người bán ở đây đun chín nước sôi, cho hỗn hợp bột trên vào một cái mâm, chế nước sôi vào và trộn đều, dùng tay nhồi cho đến khi bột dẻo, dai và mịn.

Phần nhân bánh cũng được làm từ tôm, thịt nhưng có thêm một ít củ cải và cà rốt thái sợi mỏng. Tôm bỏ vỏ, giã hơi dập, trộn đều với thịt nạc heo được băm nhuyễn, xào chín và nêm gia vị vừa ăn. Bột được chia thành từng phần nhỏ, cán mỏng, cho phần nhân vào giữa, thêm một ít sợi củ cải và cà rốt, ép kín lại theo hình bán nguyệt rồi đem hấp chín.

Chiếc bánh hấp chín có màu trắng, vỏ bánh mỏng để lộ phần nhân có màu đỏ và thơm mùi củ cải. Khi ăn bánh, người ta cho vào một ít nước chấm thơm ngon, có vị hơi ngọt đặc trưng được làm từ nước mắm, chanh, đường và tỏi ớt. Thay vì thưởng thức bánh củ cải truyền thống, những chiếc bánh củ cải được hấp chín mang lại cho bạn một cảm giác khác lạ và ngon miệng khi thưởng thức.

Theo Ngoisao

Bánh lọt xào Hà Tiên

Nếu bánh lọt mặn, bánh lọt nước cốt dừa khá gần gủi với dân Sài gòn thì bánh lọt xào là món ăn còn rất xa lạ. Bánh lọt xào có nguồn gốc từ xứ chùa tháp Campuchia du nhập vào Hà Tiên và trở thành món ăn đặc sản của vùng đất này.

Bánh lọt xào Hà Tiên

Những sợi bánh lọt ngắn, mềm dễ nuốt, được làm bằng bột gạo cùng ít bột năng. Cách làm sợi bánh lọt xào cũng giống như cách làm sợi bánh lọt nước cốt dừa.

Bột gạo khuấy đều cùng bột năng, rồi đun trên bếp để lửa nhỏ cho bột chín đặc. Sau đó, ép bột xuống khuôn bánh lọt có chậu nước lạnh để phía dưới. Sợi bánh sẽ đông lại khi gặp lạnh, sợi bánh mềm mà vẫn dai vớt ra trộn với nước màu dứa để bành lọt có màu đẹp.

Bánh lọt xào Hà Tiên

Thành phần:

  • Bánh lọt
  • Trứng
  • Màu dứa
  • Giá, hẹ
  • Tôm hoặc thịt bò
  • Đậu phộng rang, hành lá… gia vị nêm

Cách làm bánh lọt xào

Tôm tươi bóc vỏ băm nhuyễn, ướp chút gia vị. Phi thơm tỏi và xào tôm cùng với giá ngắt đuôi, hẹ cắt khúc

Tiếp đó, cho dầu vào chảo, xào bánh lọt để bánh chín vàng thơm, cho phần tôm xào giá hẹ vào và nêm lại cho vừa ăn. Cuối cùng đập hay trứng gà hoặc trứng vịt lên hỗn hợp vừa xào xong, bạn sẽ có một màu vàng ươm của trứng rất đẹp.

Xúc bánh ra đĩa, rắc một ít đậu phộng rang vàng. Bánh lọt xào dùng với tương ớt hoặc nước món chua ngọt đầu rất ngon.

Bánh lọt xào Hà Tiên

Món bánh lọt xào ăn ngon nhất khi dùng nóng. Bạn sẽ cảm nhận hết vị tươi ngon từ thịt tôm tươi, ngọt của rau hẹ, giá hay mùi thơm bùi nhờ đậu phộng… Những sợi bánh trong, mềm, dai được xào cùng với tôm, giá hẹ, trứng sẽ là món ăn chơi vô cùng hấp dẫn trong hành trình khám phá vùng đất Hà Tiên, Kiên Giang.

Ở Hà Tiên bạn có thể tìm thấy ở rất nhiều nơi như món ăn sáng hay chiều, giá 30.000 – 50.000 đồng một đĩa.

Nếu như bạn từng thưởng thức món bánh lọt xào một lần, chắc hẳn bạn sẽ không thể nào quên hương vị đặc trưng thơm ngon.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Cứ vào ngày 24/4 âm lịch hằng năm, khách hành hương từ khắp nơi đổ về núi Sam để tham dự lễ vía Bà Chúa Xứ, tạo nên không khí lễ hội tưng bừng náo nhiệt. Đặc biệt năm 2010, kỷ niệm 10 năm Lễ hội vía Bà Chúa Xứ được nâng lên thành lễ hội cấp Quốc gia.

Núi Sam thuộc thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Khu du lịch núi Sam là tập hợp những quần thể di tích văn hóa đã được xếp hạng cấp quốc gia như: Tây An cổ tự, Lăng Thoại Ngọc Hầu, đặc biệt là ngôi miếu Bà Chúa Xứ nằm dưới chân núi Sam. Miếu Bà Chúa Xứ là một trong những danh thắng của núi Sam và là điểm đến của du khách bốn phương, cũng là nơi để mọi người tìm đến cầu xin những điều thiêng liêng và tốt đẹp nhất cho cuộc sống.

Hàng năm, cứ vào ngày 24 đến ngày 27/4 âm lịch, người dân nơi đây lại làm lễ vía Bà với những nghi lễ vô cùng trọng thể. Vào đêm 23 rạng sáng 24 mở đầu lễ hội là nghi thức tắm Bà, bức màn vải có viền ren thêu chữ, hoa màu sắc sặc sỡ được kéo ngang bệ thờ, che khuất khu vực đặt tượng. Một nhóm 4- 5 phụ nữ đã được chọn lựa từ trước sẽ dùng nước thơm lau khắp thân tượng, sau đó thay mũ miện và quần áo mới. Lễ tắm Bà xong, bức màn được kéo qua một bên để mọi người vào chiêm bái, ai cũng cố đến gần sát bệ thờ để xin lộc Bà. Lộc là một vài cành hoa, vài trái cây để trên bàn thờ.

Trong dân gian có rất nhiều truyền thuyết kể về nguồn gốc ngôi miếu thờ Bà Chúa Xứ, nhưng có một truyền thuyết được nhiều người chấp nhận nhất. Vào những năm 1820-1825, vùng Châu Đốc–An Giang còn là một miền đất hoang vu, dân cư thưa thớt, quân Xiêm La thường sang quấy nhiễu, cướp bóc. Có lần quân giặc rượt đuổi theo dân làng lên đỉnh núi Sam. Tại đây, giặc bắt gặp tượng Bà, thấy pho tượng Bà trên núi trông có vẻ quí hiếm, giặc liền nổi lòng tham cướp đi pho tượng. Nhưng khi mang tượng Bà xuống giữa triền núi thì đánh rơi, làm cho pho tượng bị gãy một cánh tay, sau đó họ tiếp tục mang đi nhưng không thể nào nhấc lên được, đành bỏ lại giữa triền núi.

Thời gian sau Bà thường hiện về xưng là Bà chúa Xứ, dạy dân làng khiêng Bà xuống núi, lập miếu thờ Bà sẽ phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tránh được giặc cướp quấy phá, thoát khỏi dịch bệnh hoành hành. Dân làng họp nhau lên núi khiêng tượng Bà về thờ cúng. Lạ thay, dù mấy chục thanh niên khỏe mạnh rất cố gắng nhưng vẫn không thể nào nhấc tượng Bà lên được. Khi ông Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu) về trấn nhậm vùng này, ông cho khai hoang lập ấp. Dân làng phát hiện pho tượng Bà liền trình báo với ông.

Ông Thoại cho họp tráng đinh lại mang tượng xuống núi nhưng không thể nhấc tượng lên được. Liền khi đó có một thiếu nữ lên đồng tự xưng là “Chúa Xứ Thánh Mẫu” yêu cầu phải có 9 trinh nữ, tắm rửa sạch sẽ ăn mặc đẹp tới thỉnh Bà. Ông Thoại cho làm theo yêu cầu, quả nhiên pho tượng mang đi được. Khi đến chân núi thì tượng Bà trở nên nặng, các cô gái không tài nào xê dịch được. Người ta đoán rằng Bà đã chọn nơi này để ngự nên cùng nhau lập miếu thờ Bà. Chính là ngôi miếu Bà Chúa Xứ núi Sam ngày nay, và ngày đưa Bà từ trên núi xuống được chọn làm ngày lễ vía Bà (24-27/4 âl hàng năm). Từ đó, dân gian tôn thờ và tin tưởng Bà như một phép mầu huyền diệu mà trời đất đã ban cho cư dân vùng này.

Miếu Bà được dựng lên từ năm 1870 lúc đầu chỉ xây cất đơn sơ bằng tre, lá. Đến năm 1972 miếu được xây dựng lại theo lối kiến trúc phương Đông, ngôi miếu có màu xanh đặc trưng với một quần thể đồ sộ, lộng lẫy, uy nghi và rất độc đáo. Bên trong miếu tượng Bà được đặt giữa chánh điện, đầu đội mão, mặc áo thêu rang, phụng lấp lánh kim tuyến. Ngôi miếu và pho tượng lạ lùng có một không hai này xuất hiện ở Việt Nam đã làm cho nhiều nhà nghiên cứu cất công tìm hiểu. Trải qua một thời gian dài người ta đã xác định được loại đá dùng tạc tượng đó là loại “Diệp thạch”.

Theo các nhà khảo cổ, tượng Bà là hiện thân của thần Shiva, một tác phẩm nghệ thuật độc đáo được tạc từ thế kỷ VI và tượng Bà được tạc bằng một loại nham thạch trầm tích có tên là diệp thạch. Loại nham thạch này được hình thành ở các tam giác châu thổ và các hố đại dương nên có cấu thể nhuyễn hạt, mỗi lớp là một chu kỳ lắng đọng, khi biển yên tỉnh thì hiện tượng lắng đọng mới xảy ra.

Từ lâu, người ta tin rằng Bà Chúa Xứ luôn phò trợ cho dân chúng. Ai đến cầu xin điều gì cũng được như ý. Sự linh thiêng của Bà Chúa Xứ núi Sam được loan truyền ra khắp nơi, ngày càng thu hút nhiều khách thập phương đến cúng bái, nhất là vào các ngày lễ vía Bà.

Theo vnmission

Về Tiền Giang du lịch cù lao Thới Sơn

[vanhoamientay.com] Cù lao Thới Sơn là điểm du lịch sinh thái miệt vườn nổi tiếng ở Tiền Giang và ĐBSCL, cách TP HCM khoảng 85 km. Về cù lao Thới Sơn bạn sẽ được đến với vùng sinh thái có nét nguyên sơ, môi trường sinh thái của miệt vườn, được trải nghiệm nhiều cảm giác mới lạ như chèo xuồng, đi xe ngựa…

Dọc theo cù lao là những vườn cây ăn trái sum suê chạy ngút ngàn, khí hậu mát mẻ dễ chịu, nhiều dãy nhà thẳng tắp bày bán đủ các mặt hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất từ cây dừa; hàng thêu may, đan, rượu, bánh… những sản phẩm đặc thù của địa phương. Đặc biệt cu khách có thể thăm những vườn cây trái trĩu quả, trại nuôi ong, lò kẹo dừa… đặc trưng của người Nam Bộ.

Quang cảnh xanh tươi của khu du lịch, sự hấp dẫn, quyến rũ của Thới Sơn ở chỗ đến mảnh đất này, người ta sẽ quên sự ồn ào của phố phường. Miền Tây sông nước sẽ cho bạn có ngay một cảm giác thật yên bình, trong một không gian thoáng đãng bởi nét đặc trưng, với hình ảnh của sông nước trong veo, những hàng cây xanh ngát.. Du khách đến Thới Sơn, xuống đò chèo xuôi theo những con rạch ngoằn ngoèo giữa hai hàng dừa nước rậm rạp, giữa hàng thủy liễu ven sông luôn nghiêng mình ngả bóng đón chào.

Nếu muốn tản bộ, sẽ theo những con đường đá uốn lượn, băng qua những vườn cây trái xum xuê. Du khách cũng có thể ngồi trong những nhà vườn nhấm nháp tách trà mật ong thơm ngọt và lắng nghe đàn ca tài tử. Ðêm Thới Sơn thật huyền diệu với đầy trăng, gió, sóng nước mênh mang. Khách có thể đi thuyền trên sông, ngắm trăng lên, hoặc cùng bạn ngồi đối ẩm trong tiếng ca mượt mà, sâu lắng của thôn nữ.

Đến cù lao Thới Sơn, bạn được thưởng thức một loại nước uống với sự pha trộn giữa trà, rượu thuốc, phấn hoa, mật ong và tắc. Ngoài ra, những món quà mang nét đặc trưng nới đây mà bạn có thể mua về làm quà như kẹo dừa, dầu dừa, rượu rắn… Nam nữ có thể thay áo bà ba và xuống ao để tự mình có thể bắt cá.

Bạn sẽ được thả hồn vào không khí trong lành của miền Tây khi tận mắt thấy được cảnh làng quê thanh bình, hàng dừa xanh mát. Điểm thú vị nhất là ngồi trên xuồng để đến cồn Thới Sơn. Dọc theo dòng sông dài gần 2 km là những hàng dừa rợp bóng cùng hàng trăm chiếc xuồng nối tiếp nhau tạo cho bạn cảm giác thật thư thái, dễ chịu.

Sau cù lao Thới Sơn, đến cù lao Ngũ Hiệp nơi có trái sầu riêng đặc sản cũng làm du lịch. Rồi xứ vườn vú sữa Lò Rèn cũng mở cửa đón khách tham quan.

Băng Tâm tổng hợp

Thân phận làm chồng

[vanhoamientay.com] Tan học, Tí chạy ngay về nhà và khoe với bố:

– Bố ơi! Trường con sắp tổ chức diễn kịch. Con có một vai trong đó! Con sẽ diễn vai làm chồng.

Ông bố lắc đầu thở dài:

– Tệ thật, thế họ không cho con một vai nào khác có thể nói được vài câu à!

st

Điều các ông chồng mong đợi

[vanhoamientay.com] Các ông chồng sẽ làm gì nếu biết vợ mình ngoại tình?

Ba người đàn ông hẹn nhau đi nhậu nhẹt sau nhiều ngày không gặp.

Sau khi ngà ngà hơi men, cả ba bắt đầu hàn huyên về đời sống vợ chồng. Anh chàng đầu tiên mở lời:

– Các cậu sẽ làm gì nếu một ngày biết vợ mình ngoại tình?

Chàng thứ hai không giấu nổi vẻ bực tức:

– Tôi sẽ lập tức ly dị cô ta!

Anh chàng còn lại:

– Tôi sẽ tha thứ cho vợ tôi nếu cô ấy hối hận về việc mình làm.

Anh chàng đầu tiên cười ý nhị:

– Với tôi, đó lại là điều tôi mong đợi…

– Cậu có bị làm sao không thế? – Hai anh kia phẫn nộ.

– Vì đó là lúc thích hợp để nói tớ cũng ngoại tình!

st
Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!