Có thể bạn quan tâm

Núi Sam An Giang – Điểm thu hút khách du lịch

 [vanhoamientay.com] Cách trung tâm Thành Phố Long Xuyên, An Giang khoảng 60km đi về hướng tây theo Quốc lộ 91 là đến thị xã Châu Đốc, nơi có ngọn núi mà nhiều người biết và muốn đến đó là Núi Sam. Núi có tên Núi Sam vì từ xa ta thấy núi có dáng dấp như một con Sam đeo bám trên cánh đồng xanh mênh mông.

Ngoài ra còn có truyền thuyết cho rằng nơi đây xưa kia từng là hòn đảo nhô lên trên biển (lúc biển còn bao phủ toàn vùng), là nơi có nhiều Sam sinh sống nên được gọi là “Học lãnh Sơn” nghĩa là núi con Sam.

 Núi Sam có diện tích khoảng 280 ha, với độ cao vừa phải (241m), đây là loại núi trẻ, có cây xanh bóng mát, mỗi mùa hè đến trên sườn Núi Sam lại được tô điểm rực rỡ một màu đỏ của phượng vĩ, làm Núi Sam càng tươi mát hơn cùng với những hang động kỳ thú. Bên cạnh đó còn có cả một hệ thống kênh rạch bao quanh, cùng với hệ thống đền, chùa cổ kính trên sườn núi tạo nên một phong cảnh đẹp, hữu tình giữa vùng đồng bằng trù phú.

Vào thời nhà Nguyễn Núi Sam thuộc thôn Vĩnh Tế, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang, ngày nay là xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Với phong cảnh ấy, nên từ hai thế kỷ trước qua ngòi bút của Thoại Ngọc Hầu (trong bia “Vĩnh Tế Sơn”) thì Núi Sam đẹp như một bức tranh phong thuỷ. Di tích lịch sử và danh thắng Núi Sam đã in dấu trên sách sử từ đó. Từ lâu hình ảnh Núi Sam đã thấm đậm trong tâm hồn người dân An Giang nói riêng và niềm Nam nói chung. Bởi vì nơi đây tập trung nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hoá được Bộ Văn Hoá công nhận xếp hạng như: Chùa Tây An, Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang… và nhiều thắng cảnh đẹp như đồi Bạch Vân, vườn Tao Ngộ…

Núi Sam còn có nhiều đền chùa am cốc, đặc biệt trong số đó Miếu Bà Chúa Xứ là công trình kiến trúc rất đẹp và tôn nghiêm hàng năm có lễ Vía vào tháng 4 từ sau tết Nguyên Đán, đông đảo khách trong và ngoài nước đến hành hương, cầu phúc lộc và chiêm ngưỡng. Và như thế từ lâu, Núi Sam đã trở thành một trong những nơi hành hương quan trọng của nhiều người dân. Ngày lễ chính, cũng là một lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc: đó chính là lễ hội “Vía Bà Chúa Xứ – Núi Sam” được diễn ra hàng năm vào những ngày 23 đến 27/04 âm lịch.

Những truyền thuyết in trên núi đá

Phía bên trên miệng hang, nhìn thẳng lên vách núi dựng đứng có cái lỗ thông thiên, đường kính khoảng gần 1 mét vuông. Truyền thuyết kể lại đây chính là nơi ở của con đại bàng, nó đã bắt cóc công chúa và đi vào hang bằng lỗ thông thiên. Trên vách đá của hang in hình người màu trắng, trên vai quàng con vật hình thù như đầu chằn tinh, tay trái dìu công chúa, khiến người ta liên tưởng đây là ông Thạch Sanh.

Là chuyện từ cái hang này, sau khi Thạch Sanh giết đại bàng, giải thoát công chúa, Lý Thông muốn giành công nên gọi lính lấp miệng hang để giết Thạch Sanh. Không ra khỏi hang được, Thạch Sanh mới lần tìm lối đi khác, cuối cùng tìm ra cửa biển và gặp người có đuôi giống cá…

Bên cạnh cái hang được gọi là “vương địa” đại bàng, qua một lối đi lớn sẽ gặp cái hang thứ hai. Trên miệng hang có bàn thờ Thủy Tề, phía bên trong hang có 3 lối đi nhỏ. Ở dưới hang có loài đá rất lạ, không phản chiếu ánh sáng, rọi đèn vào ánh sáng bị hút hết. Chỉ có đèn dầu mới thắp sáng được dưới này, nhưng đèn dầu mà không có không khí thì không cháy. Cho đến bây giờ cái hang kỳ lạ này vẫn chưa được khám phá.

Theo thời gian, những lớp đá canxi gặp mưa nhiều hút nước trương ra tạo thành những hình thù rất kỳ lạ. Ở một nhánh cửa hang phía Nam, cạnh phiến đá Đại Hồng Chuông khá nổi tiếng là khối đá hình con sử tử từ trên trời bay xuống. Trên đầu sư tử có hình Đức Phật. Theo kinh Pháp Hoa, nhân vật cưỡi sư tử là Bồ Tát Văn Thù – người có tiếng nói êm dịu – tượng trưng cho trí tuệ, phá đêm tối của vô minh.

Được biết khối đá này đã xuất hiện từ khi thạch động xuất hiện và ngày càng lớn dần thêm.

Lại nói về Đại Hồng Chuông, nhìn kỹ sẽ thấy những khối đá rời, đá có tiếng kêu rất thanh. Nhưng đã nhiều năm trôi qua, kể từ ngày cái chui đánh chuông do người Miên khai phá mảnh đất này mang về xứ, ta có đẽo nhiều cái khác nhưng đánh vào chuông không kêu!

Và cứ thế, những câu chuyện kéo dài mãi… Những truyền thuyết sao lại ứng với tạo vật của thiên nhiên lạ thường, càng khiến cho lời kể thêm hấp dẫn hơn. Mãi nghe, tôi vô tình đưa tay chạm vào một nhũ thạch (vú đá). Vào mùa mưa từ nhũ thạch này phun lên dòng nước trong vắt, mát lành. Có người nói uống nước này có thể chữa được bệnh.

Chiều đã về rất muộn, chim yến gọi bầy quấn tổ, những du khách cuối cùng đã rời núi. Tiếng chuông chùa vọng lại xa xa. Từ biệt núi Sam, hẹn lòng sẽ quay trở lại vì còn nhiều truyền thuyết chưa kịp khám phá…

Băng Tâm tổng hợp

Quán ăn hủ tiếu Mỹ Tho

[vanhoamientay.com] Nếu một lần về miền Tây ngang qua đất Tiền Giang, bạn hãy ghé Mỹ Tho ăn hủ tiếu nhé. Hủ tiếu Mỹ Tho một đặc sản ngon nhất vùng

Ðiều làm nên hương vị riêng khiến cho hủ tiếu Mỹ Tho trở nên nổi tiếng kể từ thập niên sáu mươi chính nhờ việc chọn loại gạo làm ra cọng bánh và nồi nước lèo pha chế của các đầu bếp trứ danh đất Mỹ Tho. Đặc điểm của Hủ tiếu Mỹ Tho là cọng nhỏ, khô, dai dai, hương vị hơi chua, mang nét đặc trưng không lẫn với hủ tiếu ở một nơi nào khác.

– Hủ tiếu chú 7: Tiệm thuốc tây Thảo Nguyên (hướng Lê Lợi lên dốc cầu Nguyễn Trãi) nhìn xéo qua: Hủ tiếu ở đây đặc biệt bởi sợi hủ tiếu nhỏ, dai, nước chấm ngon, nguyên liệu : thịt lát, gan, bao tử, phèo, hoành thánh

 – Hủ tiếu xíu mại gần hủ tiếu chú 7 ( đối diện điểm tiếp dân P7) : Hủ tiếu ở đây đặc biệt khi bạn kêu thêm 1 viên xíu mại ăn kèm, ngoài ra ở đây cũng có bán bánh mì xíu mại

 – Hủ tiếu 8 Lài : đối diện NH Vietcombank đường Đinh Bộ Lĩnh: hủ tiếu ở đây đặc biệt vì có thêm miếng hoành thánh chiên, khi ăn hết tô phía đáy có tôm khô rất ngon

 – Hủ tiếu 10 Tuấn : kế bên hủ tiếu 8 Lài: hủ tiếu ở đây đặc biệt sẽ ngon khi bạn kêu thêm 1 chén hột gà

 – Hủ tiếu Rùa : gần dốc cầu Hùng Vương, ở đây bạn kêu 1 tô hoành thánh không hoặc bánh canh thì ngon hơn hủ tiếu

 Hủ tiếu đầu giếng nước đường Ấp Bắc, bạn có thể đổi khẩu vị khi kêu hủ tiếu lấy tôm, mực hoặc trứng cút.  Ngoài ra còn có 1 số quán ăn tạm được khác như:

– Hủ tiếu 4 Lùn gần chợ cũ

 – Hủ tiếu Tuyết Trinh đường Ấp Bắc

 – Hủ tiếu 44 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa

 – Quán ủ tiếu gần bảo hiểm Bảo Việt

Vào bất kỳ tiệm bán hủ tiếu nào ở Mỹ Tho cũng sẽ nhìn thấy trên bàn ăn những thứ lỉnh kỉnh như: lọ nước mắm, tương xì dầu, tương ớt, tương đen, chanh, giá sống, ớt hiểm, tỏi, ớt sừng trâu sắc xéo. Rỗ rau thường có ngò gai, quế là những thứ không bao giờ thiếu. Nước lèo đặc biệt ngon nhờ những bí quyết gia truyền.

Bánh lọt xào Hà Tiên

Nếu bánh lọt mặn, bánh lọt nước cốt dừa khá gần gủi với dân Sài gòn thì bánh lọt xào là món ăn còn rất xa lạ. Bánh lọt xào có nguồn gốc từ xứ chùa tháp Campuchia du nhập vào Hà Tiên và trở thành món ăn đặc sản của vùng đất này.

Bánh lọt xào Hà Tiên

Những sợi bánh lọt ngắn, mềm dễ nuốt, được làm bằng bột gạo cùng ít bột năng. Cách làm sợi bánh lọt xào cũng giống như cách làm sợi bánh lọt nước cốt dừa.

Bột gạo khuấy đều cùng bột năng, rồi đun trên bếp để lửa nhỏ cho bột chín đặc. Sau đó, ép bột xuống khuôn bánh lọt có chậu nước lạnh để phía dưới. Sợi bánh sẽ đông lại khi gặp lạnh, sợi bánh mềm mà vẫn dai vớt ra trộn với nước màu dứa để bành lọt có màu đẹp.

Bánh lọt xào Hà Tiên

Thành phần:

  • Bánh lọt
  • Trứng
  • Màu dứa
  • Giá, hẹ
  • Tôm hoặc thịt bò
  • Đậu phộng rang, hành lá… gia vị nêm

Cách làm bánh lọt xào

Tôm tươi bóc vỏ băm nhuyễn, ướp chút gia vị. Phi thơm tỏi và xào tôm cùng với giá ngắt đuôi, hẹ cắt khúc

Tiếp đó, cho dầu vào chảo, xào bánh lọt để bánh chín vàng thơm, cho phần tôm xào giá hẹ vào và nêm lại cho vừa ăn. Cuối cùng đập hay trứng gà hoặc trứng vịt lên hỗn hợp vừa xào xong, bạn sẽ có một màu vàng ươm của trứng rất đẹp.

Xúc bánh ra đĩa, rắc một ít đậu phộng rang vàng. Bánh lọt xào dùng với tương ớt hoặc nước món chua ngọt đầu rất ngon.

Bánh lọt xào Hà Tiên

Món bánh lọt xào ăn ngon nhất khi dùng nóng. Bạn sẽ cảm nhận hết vị tươi ngon từ thịt tôm tươi, ngọt của rau hẹ, giá hay mùi thơm bùi nhờ đậu phộng… Những sợi bánh trong, mềm, dai được xào cùng với tôm, giá hẹ, trứng sẽ là món ăn chơi vô cùng hấp dẫn trong hành trình khám phá vùng đất Hà Tiên, Kiên Giang.

Ở Hà Tiên bạn có thể tìm thấy ở rất nhiều nơi như món ăn sáng hay chiều, giá 30.000 – 50.000 đồng một đĩa.

Nếu như bạn từng thưởng thức món bánh lọt xào một lần, chắc hẳn bạn sẽ không thể nào quên hương vị đặc trưng thơm ngon.

Cá rô kho tộ đậm đà hương vị miền Tây

Dù có hơi nhiều xương, nhưng cá rô lại rất nổi tiếng với vị béo, thơm, dai, ngon. Nếu có dịp, bạn nên thưởng thức món cá rô kho tộ, đây là món ăn được xem như món ăn độc đáo của miền Tây Nam Bộ.

Cá rô kho tộ

Cá rô kho tộ mang hương vị đồng quê, nguyên liệu sử dụng dân dã là cá rô và cách chế biến cũng đơn giản nhưng lại là sự lựa chọn  cho bữa cơm ngon.

Để làm được món này nhất thiết phải có cái “tộ”, tộ là dùng để ám chỉ cái tô đất hay nồi đất. Ngày nay có thể do lối sống dần hiện đại hơn trong gian bếp nhiều nhà không còn cái nồi đất nữa. Tuy nhiên, đa số người nội trợ khẳng định kho cá trong tô đất hay nồi đất thì cá mới ngon, mới mang hương vị đặt trưng mà không loại nồi nào có thể thay thế.

Cá rô kho tộ

Nguyên liệu:

  • Cá rô
  • Thịt ba chỉ
  • Hành lá, ớt và gia vị

Cách làm:

– Cá làm sạch, thịt ba chỉ cắt miếng mỏng vừa ăn, để thật ráo nước.

– Ướp cá, thịt trong nồi đất với nước màu, ít đường, bột ngọt, nước mắm, hạt nêm, ớt. Để thấm trong 15 phút.

– Đặt nồi lên bếp kho với lửa nhỏ. Khi nước trong nồi sôi đều, cá đã thấm gia vị thì cho thêm nước lọc vào.

– Tiếp tục kho đến khi cá, thịt chín và nước trong nồi còn xăm xắp nước, nêm lại vừa ăn sao cho vừa mặn lại vừa ngọt, thêm đầu hành và tiêu xay.

Khi trời chiều chuyển mưa, thời tiết có hơi se lạnh là lúc rất thích hợp để thưởng thức món cá rô kho tộ cùng chén cơm nóng. Giẽ miếng thịt cá rô, vị ngọt của cá hòa lẫn với mùi thơm của hành, vị cay cay của tiêu, ớt và cái mùi đặt trưng của “kho tộ”  thì không thể lẫn vào đâu được. Chắc chắn bạn sẽ có một bữa cơm thật ngon miệng dù món ăn rất dân dã nhưng đậm đà hương vị miền Tây…

Bò nướng ngói Mỹ Xuyên

[vanhoamientay.com]Nguyên thủy người ta dùng miếng ngói cong bằng đất nung để nướng thịt bò, về sau miếng ngói được thay bằng miếng thiếc tráng inox dày như cái xẻng đào đất, vì thế có người còn gọi món ăn này là bò nướng xẻng.

Từ lâu rồi, bà con ở đây nuôi bò để lấy sức kéo và thịt bò cũng đã trở thành nguyên liệu chính để chế biến của nhiều món ăn như bò kho, bò xào khổ qua, bò nhúng giấm…; nhưng nổi tiếng nhất là bò nướng ngói.

Mời anh về xứ Mỹ Xuyên

Ăn bò nướng ngói thắm duyên Bãi Xàu.

Nguyên liệu chính của món ăn là thịt bò nạc loại ngon xắt mỏng, ướp bột ngọt, đường, muối, sả băm nhuyễn, thêm ít đậu phộng rang sạch vỏ… Ăn tới đâu nướng thịt tới đó.

Bánh tráng, bún, không thể thiếu khế chua, thơm, chuối chát, rau thơm, rau diếp cá, xà lách… Nước chấm cũng được chế biến công phu với mắm nêm trộn thơm, sả bằm nhuyễn, ớt…

Một cảm giác lạ lạ lan tỏa trong, tất cả hòa quyện với nhau tạo thành một hương vị hỗn hợp khá hấp dẫn : vị ngọt của thịt, vị béo của mỡ, đậu phộng, vị chát của chuối sống, vị chua của khế, thơm, vị mặn cay của mắm nêm… hòa quyện vào nhau, dấy lên hương vị quê hương mặn nồng.

Còn thú vị nào hơn khi tự tay nướng miếng thịt bò và thưởng thức ngay khi còn nóng, hãy chia sẽ cảm xúc ấy với bạn bè và người thân khi đến với thị trấn Mỹ Xuyên.

Theo Vietnamnet

Động vật tạo dáng như siêu mẫu

[vanhoamientay.com] Nếu có cuộc thi siêu mẫu trong thế giới động vật thì các ứng viên sau đây được đánh giá rất cao,những động vật tạo dáng như siêu mẫu ấy.

Theo vnexpress

Làng nghề đan cỏ bàng Phú Mỹ

Nghề đan cỏ bàng xuất hiện ở huyện Tân Phước – Tiền Giang từ rất lâu. Dưới bàn tay khéo léo của những người thợ, từ nguyên liệu là cây cỏ bàng, rất nhiều sản phẩm đẹp, có giá trị như đệm, túi xách, nón… đã được tạo nên.

Làng nghề đan bàng Phú Mỹ

Đồng cỏ bàng Phú Mỹ rộng hàng ngàn hecta là nguồn nguyên liệu khá dồi dào để địa phương phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ. Như nhiều khu vực khác của vùng đất mới Nam Bộ, trước đây cây cỏ bàng mọc hoang dại rất nhiều ở Tân Phước. Khi khô đi, thân cỏ bàng rất chắc, bền, nên người địa phương đã dùng thân cỏ bàng khô đan thành các vật dụng như: Giỏ xách, đệm ngủ, nón đội đầu… Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế mang lại không cao.

Đến năm 2004, Dự án “Khai thác bền vững đồng cỏ bàng kết hợp bảo tồn nghề thủ công địa phương” được triển khai, không những góp phần giải quyết việc làm trực tiếp và gián tiếp cho hàng ngàn lao động nghèo, phần lớn là đồng bào dân tộc Khmer. Mà còn duy trì nguồn thức ăn dồi dào và môi trường sống thân thiện, lý tưởng cho Sếu đầu đỏ di trú về.

Làng nghề đan bàng Phú Mỹ

Công việc đan lát các sản phẩm từ bàng khá nhẹ nhàng nhưng đòi hỏi sự khéo léo, rất thích hợp cho cả phụ nữ và trẻ em tham gia.

Ngày nay, loại cỏ này đã được trồng như một loại cây chuyên canh, đến một năm tuổi thì thu hoạch.  Sau mang về, cỏ sẽ được phân loại ra thành từng bó, tùy vào độ dài ngắn khác nhau. Những bó như vậy được gọi là “neo”

Khi phơi đủ 2 nắng, cọng cỏ bàng  còn phải ép qua máy để cọng mỏng đều và khô tuyệt đối.

Công việc đan lát không khó khăn nhưng đòi hỏi những người thợ sự khéo léo mới có những thành phẩm vừa chắc vừa đẹp. Làng nghề đan bàng Phú Mỹ Kiên Giang hàng năm cung cấp một số lượng lớn sản phẩm đan lát từ bàng cho thị trường trong nước lẫn xuất khẩu, làng nghề không chỉ làm sản phẩm theo mẫu mã sẵn có mà còn sáng tạo với nhiều mẫu mã đẹp, làm cho sản phẩm đan lát của mình có chỗ đứng ổn định.

Làng nghề đan bàng Phú Mỹ

Ai có dịp đi qua vùng biên giới Tây Nam sẽ tận mắt chứng kiến khung cảnh làm nghề đan cỏ bàng nhộn nhịp của làng nghề đan bàng Phú Mỹ – Vĩnh Điều huyện Kiên Lương.

Nghề đan bàng đang có nhiều khởi sắc hơn vì thị trường xuất khẩu đang mở rộng. Hiện nay đời sống của nhân dân vùng đồng cỏ bàng ngày càng được nâng lên rõ rệt, bộ mặt nông thôn đang từng ngày khởi sắc.

Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!