Có thể bạn quan tâm

Cần Thơ vào top thành phố có kênh rạch đẹp nhất thế giới

Trang Mysteriousworld vừa liệt kê danh sách những thành phố có kênh rạch đẹp nhất thế giới, trong đó Cần Thơ được ca ngợi là nơi có kênh đào đẹp với chợ nổi và cảnh giao thương tấp nập.

Cần Thơ vào top thành phố có kênh rạch đẹp nhất thế giới

Cần Thơ, Việt Nam

Cần Thơ, một trong những thành phố lớn của Việt Nam, là trung tâm của mạng lưới sông rạch ở đồng bằng sông Cửu Long. Tổng chiều dài giao thông đường thuỷ của thành phố đạt hơn 1.000 km.

Ngoài mạng lưới rộng lớn của các kênh rạch, chợ nổi là điểm thu hút du lịch chính của thành phố Cần Thơ, trong đó phải kể đến chợ nổi Cái Răng. Các thuyền buôn dưới sông cung cấp cho bạn các loại hàng hóa. Tham gia tour du lịch trên chợ nổi là cách tuyệt vời để trải nghiệm miền sông nước và khám phá đời sống văn hoá địa phương nơi đây

Cần Thơ, Việt Nam

Venice, Italy

Venice là thành phố duy nhất nằm trên một nhóm 118 hòn đảo được ngăn cách bởi các kênh đào. Nơi đây có khoảng 179 kênh đào và các hòn đảo được kết nối với nhau thông qua hơn 400 cây cầu. Được mệnh danh là “thành phố kênh đào đẹp nhất hành tinh”, Venice hàng ngày đón hơn 50.000 lượt khách tham quan đến chiêm ngưỡng và khám phá.

Phương tiện giao thông chính ở đây là tàu thuyền, được gọi với cái tên là Gondola. Ngày nay, toàn thành phố có hơn 350 Gondola và hầu hết chuyến du lịch không thiếu vắng hình thức vận chuyển này.

Kênh đào Grand Canal có chiều dài 3.800 m được xem là đường thuỷ chính ở Venice. Ngoài việc ngồi thuyền Gondola thong dong trên Grand Canal và các kênh rạch nhỏ khác, bạn cũng có thể thưởng thức vẻ đẹp hấp dẫn của những cung điện và nhiều toà nhà lịch sử khác.

Venice, Italy

Birmingham, Anh

Với hơn 1,9 triệu cư dân sinh sống, Birmingham là thành phố đông dân thứ hai ở Anh. Bên cạnh sự đông đúc, tấp nập của một đô thị sầm uất, Birmingham còn có nhiều kênh đào đẹp kéo dài hơn 160 km.

Kênh đào đầu tiên của thành phố được mở năm 1769 để kết nối Birmingham với thị trấn Wednesbury. Những hành trình du lịch qua những kênh đào của Birmingham tạo cơ hội ngắm cảnh lý tưởng trong lòng thành phố.

Birmingham, Anh

Giethoorn, Hà Lan

Gietoorn là một ngôi làng kênh đào tuyệt đẹp nằm ở tỉnh Overijssel của Hà Lan. Vùng đất này được ngăn cách bởi những kênh rạch và kết nối bởi 180 cây cầu nhỏ. Nơi đây còn được gọi là “Venice của Hà Lan”. Ngôi làng này “nói không” với xe hơi, vì cách duy nhất để tiếp cận là đi bằng thuyền và xe đạp.

Giethoorn, Hà Lan

Tô Châu, Trung Quốc

Thành phố lịch sử Tô Châu được nhiều người ngưỡng mộ bởi vẻ đẹp của những khu vườn và các kênh đào của nó. 15 kênh đào nhỏ ở đây đan chéo nhau, trong đó có kênh đào dài nhất xấp xỉ Grand Canal ở Venice, Italy, được xây dựng giữa năm 581 và 618. Giống như Grand Canal, kênh đào ở Tô Châu cũng len lỏi qua nhiều nơi đẹp trong lòng thành phố.

Tô Châu, Trung Quốc

Alleppey, Kerala, Ấn Độ

Được mệnh danh là “Venice của phương Đông”, thành phố đẹp như tranh vẽ Alleppey, nằm ở bang Kerala, miền nam Ấn Độ, có một mạng lưới rộng lớn các đầm phá, sông và hồ với chiều dài lên đến 1.500 km.

Vùng nước trũng Vembanad là một trong những phần đẹp nhất của bang Kerala, nằm trong lòng thành phố Alleppey. Ngoài ra, hồ Vembanad rộng lớn với diện tích bề mặt hơn 2.000 km vuông. Cả hai cũng bao gồm một mạng lưới kênh đào.

Bạn có thể thuê nhà thuyền, thuyền tốc độ nhanh để tham quan các kênh đào ở thành phố Alleppey. Bạn sẽ cảm nhận và khám phá được nhiều khía cạnh về văn hoá và vẻ đẹp tự nhiên ngoạn mục ở nơi đây.

Alleppey, Kerala, Ấn Độ

Stockholm, Thụy Điển

Stockholm, thủ đô của Thụy Điển được xây dựng trên 14 hòn đảo xinh đẹp ở hồ Malaren. Các quần đảo rộng lớn ở đây kết nối thành phố với biển Baltic về phía đông. Do đó, chèo thuyền là cách trải nghiệm thú vị để tham quan thành phố.

Các vùng nước ở đây rất sạch sẽ, thích hợp cho bơi lội và câu cá. Stockholm cũng là một trong những thành phố xanh của thế giới với hơn 12 công viên rộng lớn và được biết đến với quá trình thanh lọc chất thải tốt.

Stockholm, Thụy Điển

Bruges, Bỉ

Bruges, thành phố lớn thời trung cổ, nổi tiếng với những con kênh đẹp từ nhiều thế kỷ. Các tuyến đường thuỷ ở Bruges còn được gọi là “Venice của phương Bắc”. Tour du lịch kênh đào là cách tốt nhất để khám phá thành phố này.

Những con kênh đào thơ mộng kết nối với các phần chính của Bruges, do đó bạn có thể tiếp cận bằng nhiều dịch vụ thuyền ở thành phố từ địa điểm khác nhau. Thường mỗi chuyến tham quan kéo dài 30 phút và bạn sẽ có cái nhìn ấn tượng về thành phố cổ này từ trên mặt nước.

Bruges, Bỉ

Bangkok, Thái Lan

Hệ thống kênh rạch là một phần không thể thiếu của thành phố Bangkok từ thế kỷ 18. Các tuyến đường thủy đầu tiên được đào để bảo vệ biên giới.Trong suốt thế kỷ 19, hệ thống kênh ở Bangkok mở rộng nhanh chóng cho thủy lợi và giao thông vận tải. Ngày nay, nhiều trong số những kênh rạch được sử dụng cho mục đích thoát nước. Tuy nhiên vẫn còn những hệ thống kênh đóng một vai trò quan trọng trong việc vận chuyển của đất nước.

Các hệ thống kênh rạch ở Bangkok thường được gọi là Klong. Khlong Saen Saeb là kênh đào còn lại chủ yếu ở thành phố Bangkok với chiều dài 18 km, chạy từ phía đông đến phía tây của thành phố. Đi tàu ở Khlong Saen Saeb là cách tốt nhất để tham quan, ngắm cảnh và tìm hiểu về những địa danh lịch sử và các trung tâm mua sắm.

Các chợ nổi là một phần quan trọng của tuyến đường thủy Bangkok. Nhiều tàu thuyền thương mại đầy màu sắc, buôn bán các mặt hàng địa phương ngay tại các kênh rạch, thực sự tạo cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị. Damnoen Saduak, Amphawa, Taling Chan, Khlong Lạt Mayom, Bang Nam Pheung là năm chợ nổi chính tại thành phố Bangkok.

Bangkok, Thái Lan

Cape Coral, Florida, Mỹ

Thành phố Cape Coral ở Florida được biết đến với chiều dài bờ sông lên đến 640 km. Nó dài hơn hệ thống kênh của bất kỳ thành phố nào khác trên thế giới. Cape Coral có cả hồ nước ngọt và nước mặn. Các kênh nhân tạo của thành phố được đào trở lại vào năm 1970. Hệ thống này cũng cung cấp đủ nước cho thủy lợi và bảo vệ thành phố khỏi lũ.

Cape Coral, Florida, Mỹ

Các loại mắm nổi tiếng của Việt Nam

Việt Nam không những nổi tiếng với sự phong phú của các loài cá mà các loại mắm cũng góp phần tạo nên hương vị đặc trưng cho ẩm thực nước ta. Mỗi một vùng miền có loại mắm riêng như mắm ruốc, mắm cá, mắm còng, mắm tôm,… Cùng đi qua những miền đất này nhớ thưởng thức nhé.

Các loại mắm nổi tiếng của Việt Nam

Mắm tôm:

Các loaại mắm nổi tiếng tại Việt Nam thì không ai là không biết đến mắm tôm tại miền Bắc, thứ đặc sản có màu sim chín với mùi vị đặc trưng khó lẫn. Loại mắm này được làm chủ yếu từ tôm và muối ăn lên men để tạo mùi vị và màu sắc đặc trưng. Mắm tôm có mặt trong nhiều món ăn dân dã, có thể pha đường và cốt chanh để chấm bún, đậu, cà pháo,… hoặc trở thành gia vị cho món bún riêu, bún thang, giả cầy và để nấu canh cua.

Mắm tôm

Mắm ba khía:

Ba khía là một loài họ cua có càng to, đặc trưng ở vùng Nam bộ, sống tập trung ở vùng nước lợ, mặn, có nhiều nhất ở U Minh. Do có ba gạch ở trên lưng nên được đặt tên ba khía. Nhắc đến mắm ba khía thì phải nhắc đến những món ăn như gỏi ba khía đu đủ, mắm ba khía trộn chua ngọt, mắm ba khía trộm thịt bò.

Mắm ba khía

Mắm ruốc:

là món mắm đặc trưng của Huế, tuy nhiên mỗi miền có cách làm khác nhau, nhưng nhìn chung đều có vị mặn và mùi đặc trưng. Mắm ruốc miền Nam có màu nâu tím, ruốc miền Trung có màu nhạt hơn.

Tại miền Nam, mắm ruốc thành phẩm thường được dùng làm gia vị nêm nếm, ăn ngay, hoặc chế biến, trong đó mắm ruốc xào thịt ba chỉ là món được nhiều người ưa chuộng bởi vừa ngon miệng vừa bảo quản được lâu.

Mắm ruốc

Mắm tôm chua:

Là đặc sản miền Trung nhưng mắm tôm chua nổi tiếng nhất vẫn là ở Huế, Đà Nẵng Món mắm này được làm từ tôm rằn tươi, đem ngâm rượu rồi xóc muối, trộn với riềng, tỏi, ớt cùng chút mắm, đường. Sau thời gian ủ kín, tôm sẽ đổi màu đỏ tươi và thơm nức. Khác với mắm tôm mặn mịn và nhuyễn, mắm tôm chua có màu đỏ và con tôm còn nguyên hình.

Mắm tôm chua

Mắm sò:

Sò huyết có mặt ở hầu khắp các vùng, miền, thế nhưng không phải loại sò huyết nào cũng làm được mắm mà chỉ có sò huyết Lăng Cô (Huế) mới có thể chuyển mình thành món mắm có hương thơm độc đáo, dịu nhẹ cùng vị cay quyện trên đầu lưỡi.

Mắm sò

Nước mắm:

Những vùng nổi tiếng với nước mắm là Cát Bà Hải Phòng, Phan Thiết Bình Thuận, Nha Trang Khánh Hòa và đặc biệt là Phú Quốc Kiên Giang mỗi nơi sẽ có bí quyết làm mắm riêng có cơ hội đến du lịch Phú Quốc bằng tàu bạn nên tìm hiểu và mua những chai nước mắm đặc sản về làm quà.

Nước mắm

Mắm Còng:

Mắm còng phổ biến ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ và là đặc sản nổi tiếng của Long An, Bến Tre, Tiền Giang. Mắm được làm từ con còng – một loại thuộc họ cua, nhỏ. Còng sau khi được tách yếm, có thể phơi nắng rồi cho vào hũ ủ cùng các loại gia vị trong khoảng 45 ngày. Mắm còng dùng chung với cơm, hay cuốn chấm với thịt luộc, rau sống, bánh tráng, tăng vị cho bún riêu. Có dịp du lịch miền Tây bạn nhớ thường thức loại mắm này nhé.

Mắm Còng

Mắm hò hóc:

một đặc sản của người Khmer được làm từ cá và xuất xứ từ Campuchia. Mắm hò hóc có thể ăn vả cùng cơm song cũng có thể kết hợp với hàng trăm nguyên liệu khác để tạo ra hàng ngàn món ăn khác nhau.

Mắm hò hóc

Mắm nêm:

Để làm món mắm này, cá được ướp muối, sau đó ủ khoảng 3 tháng rồi múc ra chén, thêm đường, chanh, tỏi bằm nhuyễn và ớt nguyên trái dằm vào, trộn đều lên là được. Ngoài bánh tráng cuốn thịt heo, mắm nêm có thể ăn với hầu hết các món làm từ bột như bún, bánh ướt…

Mắm nêm

Mắm mực:

Mắm mực chỉ phổ biến ở miền biển và nằm trong danh sách những món ăn chỉ dành cho đãi người quen bởi lẽ chỉ có thể làm mắm mực từ những con mực còn tươi nguyên  vì thế những tàu đánh bắt xa bờ không đủ điều kiện để làm mắm mực vì thế cư dân đi biển chế biến ngay trên tàu. Có dịp đi tàu bạn nên thưởng thức món mắm mực.

Mắm mực

Cách làm bánh ú nước tro – Văn hóa miền Tây

Bánh ú nước tro là món ăn truyền thống trong ngày tết Đoan Ngọ của người dân miền Nam. Ngày nay, chiếc bánh ú nước tro còn xuất hiện trong dịp lễ tết, hay đám giỗ.

Bánh ú nước tro là món ăn truyền thống trong ngày tết Đoan Ngọ của người dân miền Nam.

Bánh ú nước tro có hình chóp, to bằng nắm tay người lớn, bánh được gói bằng lá tre bên ngoài, bên trong là nếp và nhân đậu xanh. Thành phần có vẻ đơn giản nhưng để làm ra chiếc bánh ú nước tro thì phải trải qua nhiều công đoạn hết sức công phu.

Ngày xưa, để có nước tro làm bánh, người ta lấy rơm nếp đốt lấy tro, hòa với nước cho tan, để lắng và lấy phần nước trong. Ngày nay phần nước tro đã có bán ngoài chợ nên tiện lợi hơn nhiều. Ngoài ra khi làm chúng ta cần lưu ý nếu nếp có độ trong ít thì không đẹp và trong nhiều quá thì bánh có hậu đăng đắng. Điều này tùy thuộc vào kinh nghiệm của người làm.

Cách làm bánh ú nước tro:

– Nếp đãi qua nhiều lần nước cho thật sạch, ngâm gạo nếp vào thau nước lạnh có hòa một ít muối, ngâm khoảng 5-6 tiếng, đãi lại cho sạch.

– Cho nếp vào thau sạch, thêm nước lọc đã hòa với nước tro (một muỗng nước hòa với 1 lít nước), mực nước phải ngập mặt gạo nếp, ngâm 20-22 tiếng. Thỉnh thoảng khi ngâm bạn có thể thử bằng cách lấy vài hạt nếp đã ngâm, để giữa hai đầu ngón tay, bóp nhẹ thấy hạt nếp vỡ nhẹ ra thì nếp đã ngấm đủ nước tro.

– Sau đó, nếp xả lại nhiều lần nước lạnh cho thật sạch, xóc thêm muối vào, để ráo nước

– Đậu xanh đã đãi vỏ, ngâm vào thau nước ấm khoảng 1-2 tiếng. Tiếp theo cho đỗ xanh vào nồi, thêm một ít nước lọc nấu cho đậu xanh chín mềm.

– Khi đậu vẫn đang còn nóng trên bếp, thêm đường vào, dùng muôi gỗ khuấy thật nhanh tay để hạt đậu mịn ra. Cho đỗ xanh vào chảo, sên lửa nhỏ để mặt đỗ hơi se khô lại, nêm đường tùy theo bạn thích ăn ngọt nhiều hay ít, tắt bếp, để nguội, vo viên tròn nhỏ.

Cách làm bánh ú nước tro

– Lá tre rửa sạch, đun nồi nước sôi, cho lá tre vào nồi nước chần sơ qua nước sôi để lá mềm thì sẽ dễ gói hơn,

– Khi gói bánh, người ta cuốn một đầu lá thành hình chiếc phễu, cho vào một ít nếp, nhân, bên trên thêm một lớp nếp nữa và gói lại thành một hình tam giác cho thật kín, dùng dây chuối buộc chặt bên ngoài. Sau khi gói xong, bánh được xếp vào nồi và đem luộc, khi bánh chín, vớt ra ngâm vào nước lạnh cho bánh nguội, sau đó buộc bánh thành từng chùm vào trên lên sàn cho bánh nhanh khô lá.

Khi bóc vỏ ra, chiếc bánh có màu vàng sẫm, trơn láng không dính vào lá. Cắn một miếng để cảm nhận bột bánh mềm, dẻo, phần nhân bên trong có vị ngọt thanh dễ chịu. Bánh ú nước tro dễ ăn, không gây ngán, bột bánh có vị mát nên được nhiều người ưa thích trong những ngày nóng.

Những chiếc lá tre nhỏ nhắn, sợi lạt thanh mảnh bọc lấy những cái bánh trong ngần be bé, xinh xinh… tất cả sự khéo léo, tinh tế đều nằm trong đó. Thú vị là loại bánh này càng nhỏ thì thể hiện người gói càng khéo tay.

Về Tiền Giang du lịch cù lao Thới Sơn

[vanhoamientay.com] Cù lao Thới Sơn là điểm du lịch sinh thái miệt vườn nổi tiếng ở Tiền Giang và ĐBSCL, cách TP HCM khoảng 85 km. Về cù lao Thới Sơn bạn sẽ được đến với vùng sinh thái có nét nguyên sơ, môi trường sinh thái của miệt vườn, được trải nghiệm nhiều cảm giác mới lạ như chèo xuồng, đi xe ngựa…

Dọc theo cù lao là những vườn cây ăn trái sum suê chạy ngút ngàn, khí hậu mát mẻ dễ chịu, nhiều dãy nhà thẳng tắp bày bán đủ các mặt hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất từ cây dừa; hàng thêu may, đan, rượu, bánh… những sản phẩm đặc thù của địa phương. Đặc biệt cu khách có thể thăm những vườn cây trái trĩu quả, trại nuôi ong, lò kẹo dừa… đặc trưng của người Nam Bộ.

Quang cảnh xanh tươi của khu du lịch, sự hấp dẫn, quyến rũ của Thới Sơn ở chỗ đến mảnh đất này, người ta sẽ quên sự ồn ào của phố phường. Miền Tây sông nước sẽ cho bạn có ngay một cảm giác thật yên bình, trong một không gian thoáng đãng bởi nét đặc trưng, với hình ảnh của sông nước trong veo, những hàng cây xanh ngát.. Du khách đến Thới Sơn, xuống đò chèo xuôi theo những con rạch ngoằn ngoèo giữa hai hàng dừa nước rậm rạp, giữa hàng thủy liễu ven sông luôn nghiêng mình ngả bóng đón chào.

Nếu muốn tản bộ, sẽ theo những con đường đá uốn lượn, băng qua những vườn cây trái xum xuê. Du khách cũng có thể ngồi trong những nhà vườn nhấm nháp tách trà mật ong thơm ngọt và lắng nghe đàn ca tài tử. Ðêm Thới Sơn thật huyền diệu với đầy trăng, gió, sóng nước mênh mang. Khách có thể đi thuyền trên sông, ngắm trăng lên, hoặc cùng bạn ngồi đối ẩm trong tiếng ca mượt mà, sâu lắng của thôn nữ.

Đến cù lao Thới Sơn, bạn được thưởng thức một loại nước uống với sự pha trộn giữa trà, rượu thuốc, phấn hoa, mật ong và tắc. Ngoài ra, những món quà mang nét đặc trưng nới đây mà bạn có thể mua về làm quà như kẹo dừa, dầu dừa, rượu rắn… Nam nữ có thể thay áo bà ba và xuống ao để tự mình có thể bắt cá.

Bạn sẽ được thả hồn vào không khí trong lành của miền Tây khi tận mắt thấy được cảnh làng quê thanh bình, hàng dừa xanh mát. Điểm thú vị nhất là ngồi trên xuồng để đến cồn Thới Sơn. Dọc theo dòng sông dài gần 2 km là những hàng dừa rợp bóng cùng hàng trăm chiếc xuồng nối tiếp nhau tạo cho bạn cảm giác thật thư thái, dễ chịu.

Sau cù lao Thới Sơn, đến cù lao Ngũ Hiệp nơi có trái sầu riêng đặc sản cũng làm du lịch. Rồi xứ vườn vú sữa Lò Rèn cũng mở cửa đón khách tham quan.

Băng Tâm tổng hợp

Làng hoa kiểng Sa Đéc

[vanhoamientay.com]Làng hoa kiểng Sa Đéc – một trong những trung tâm hoa kiểng của miền Nam, nằm trên địa phận xã Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc, rộng khoảng 60 ha, với 600 hộ – 3.600 lao động chuyên trồng hoa và cây cảnh.

Khi cánh én bay về báo hiệu mùa xuân đã đến, cũng là lúc Làng hoa kiểng Sa Đéc vào hội. Từng đoàn tàu, xe tấp nập đổ về. Đủ các loài hoa, kiểng khoe sắc hối hả theo nhau chảy về TP Hồ Chí Minh và các tỉnh bạn để khoe sắc, khoe màu trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Đến với làng hoa Sa Đéc bên bờ sông Tiền quanh năm lộng gió, màu mỡ phù sa, ngập tràn ánh nắng, là xứ sở của hàng trăm loài “kỳ hoa dị thảo”.

Du khách có thể thấy ở đây các loại cây kiểng quí hiếm, tuổi thọ hàng trăm năm. Có những loại cây rất bình dị gần gũi với đời sống người lao động như: khế, cau, bùm sụm, sung, si, mai… qua bàn tay khéo léo, cần mẫn, tài hoa, với tâm hồn nghệ sĩ của các nghệ nhân đã trở thành những cây kiểng quí, có hình dáng đẹp, lạ.

Ở làng hoa này – ngôi làng có 4 mùa xuân, dù bất cứ tháng nào trong năm bạn cũng được ngắm thỏa thích cả một rừng hoa với đủ màu sắc, hương thơm. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ được khoảng 50 giống hoa hồng: hồng nhung đỏ thắm, mượt mà; hồng tím sen; hồng phấn; hồng gạch tôm, hồng gạch tôm đậm; hồng trong đỏ ngoài vàng; hồng phớt; hồng cam; hồng trắng; hồng vàng hột gà…

Hoa kiểng không chỉ cho màu sắc, hưng thơm mà còn dùng để trang trí nội thất, tạo cảnh quan cho công viên, cơ quan, công sở, công trình văn hoá, nhà ở. Ngoài ra một số loài có dược tính dùng để chữa bệnh. Làng hoa kiểng Sa Đéc, một trong những điểm du lịch hấp dẫn, chắc chắn sẽ làm thoả lòng du khách khi đến với tỉnh Đồng Tháp sen hồng.

Theo Báo Đồng Tháp

Chàng trai nổi cáu khi đang tỏ tình

[vanhoamientay.com] Phải thật bình tỉnh khi tỏ tình các chàng trai ạ, không thì em sẽ ra đi và không bao giờ trở lại…

Một chàng trai tỏ tình với một cô gái, anh ta nói.

– Em có biết rằng anh…. yêu… yêu… em… em không?

– Vậy thì anh đi mà nói với nó!

Chàng trai luống cuống:

– Không… không phải, ý anh muốn nói là… anh anh… yêu… em…

– Vậy thì để anh ta nói với em…

– Không… không phải… anh muốn nói là… anh … yêu … em … em…

– Vậy thì anh đi mà nói với nó…

Chàng trai bực bội với giọng khó chịu:

– Trời ơi! là trời, không phải thế… anh muốn nói rằng… anh anh…yêu… em… em.

Cô gái cáu:

– Vậy thì để anh ta đi nói với nó.

st

Bánh Tét Lá Cẩm

[vanhoanmientay] Bánh tét lá cẩm là loại bánh truyền thống của người miền Nam thường được làm trong các dịp lễ Tết hoặc đám giỗ. Bánh được ưa chuộng không chỉ đẹp bởi màu tím rực rỡ, mà còn bởi mùi vị đặt trưng.

Bánh  được nấu bằng cách dùng lá cẩm để lấy nước xào với nếp dẻo, nước cốt dừa và dùng thịt, trứng vịt muối làm nhân.

Để có những đòn bánh tét như ý, khâu nào cũng quan trọng. Đầu tiên là nếp,nếp được dùng để làm bánh tét này phải là nếp ngon, ngâm với nước lá cẩm để có màu tím hồng rất bắt mắt. Lá cẩm tươi luộc lên với một ít nước, sau đó ngâm trong khoảng 8 giờ mới tạo ra màu sẫm đẹp.

Hột nếp ngon, phải thử bằng cách cắn trong răng. Hễ cắn thấy hột nếp rít, dẻo, giòn và bể bấy là nếp lộn gạo. Loại nếp này khi nấu thành bánh sẽ khiến miếng ăn mất ngon, bị “chỏi” vì lẫn những hột khô cứng.

Nhân của bánh tét lá cẩm cũng là đậu xanh, có thịt, đặc biệt nhất là có thêm hột vịt muối. Sau khi gói và luộc bánh chừng 4-5 tiếng đồng hồ, bánh chín được cắt ra vừa thơm ngon vừa có màu sắc đẹp rực rỡ, tô điểm cho mâm cỗ ngày Tết

Lá chuối gói bánh không được non hoặc già quá, được lau sạch, không cần phết dầu, vì nước cốt dừa trong hột nếp khi nấu tiết ra đủ để không làm nếp dính lá khi nấu bánh chín. Xào cũng là khâu quan trọng. Nếu xào dư liều nước, bánh nhão, không ngon.

Bánh tét lá cẩm ở Cần Thơ gói dẻ, cắt thành từng khoanh không bời rời. Màu tím hồng của nếp cẩm làm nổi bật lớp nhân đậu xanh chắc nịch, thịt mỡ trong veo và trứng muối vàng ươm. Khi thưởng thức, miếng nếp thơm và béo quyện trong miếng thịt mềm như có thể tan chảy cùng vị đậu xanh, trứng muối mặn mặn bùi bùi… khiến bất cứ ai thử qua cũng không thể cưỡng lại vị thơm ngon đậm đà của bánh.

Bánh tét lá cẩm Cần Thơ – ghi dấu khá đậm nét trong nền ẩm thực miền Tây Nam Bộ nói chung

Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!