Có thể bạn quan tâm

Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc

Đã từ lâu, hình ảnh những chiếc bánh tráng – bánh phồng ở làng nghề nổi tiếng của huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre đã khá quen thuộc với du khách gần xa, chiếc bánh mộc mạc ấy đã dâng tặng cho đời những hương vị ngọt ngào, thấm đậm tình người, tình đất, tình quê. Để khi lúc đi xa, mỗi khi ăn những chiếc bánh ấy, chúng ta sẽ cảm nhận được những niềm nhớ thương dạt dào của quê hương xứ sở.

Nồng nàn hương vị bánh tráng Mỹ Lồng

Từ thành phố Bến Tre, xuôi theo tỉnh lộ 885 qua cầu Chẹt Sậy du khách đã đến với huyện Giồng Trôm, xã Mỹ Thạnh, nơi mà có một làng nghề bánh tráng nổi tiếng bao đời nay vẫn tồn tại, giữ gìn và phát triển cho đến hôm nay để tạo ra cho đời những chiếc bánh quê mộc mạc. Vừa đến làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng, du khách sẽ bắt gặp hình ảnh dọc hai bên đường là những phên bánh tráng trải dài thẳng tắp, được hong dưới cái nắng mặt trời, trước sân nhà của những hộ dân nơi làng nghề là một màu trắng của những phên bánh tráng nối liền nhau từ nhà này sang nhà khác, sát mặt đường là những quầy hàng được bày bán với nhiều mặt hàng đặc sản khác nhau của Bến Tre để du khách lựa chọn, nhưng nhiều nhất vẫn là những chiếc bánh tráng Mỹ Lồng nổi tiếng, có cả bánh còn sống và cả bánh đã được nướng chín.

Nồng nàn hương vị bánh tráng Mỹ Lồng

Mùi thơm của bánh tỏa ra khiến người lữ khách say nhừ như cách người ta vẫn thường ví với những người say men, nhưng đó là sự say của hương thơm ngào ngạt của loại bánh mộc mạc ở xứ dừa. Ở đây, nhà nhà, bất kể người già, trẻ con, thanh niên trai tráng đều tham gia, mỗi người một công đoạn, thuần phục, lành nghề.

Người dân ở đây rất chân chất và hiếu khách, vừa ngỏ ý vào thăm thì mọi người đã vui vẻ nhận lời, trò chuyện với cô Hồng- một thợ làm bánh có trên 25 năm tuổi nghề cô cho biết: “Làng nghề truyền thống làm bánh tráng này đã có từ lâu lắm rồi, nghe ông bà xưa kể lại chắc cũng cả trăm năm tuổi, qua bao thế hệ, gia đình tôi cũng gắn bó với nghề này, nó như một phần không thể thiếu trong gia đình tôi, lớn lên thì nối nghiệp, nghề sinh nghề là vậy, làm bánh không chỉ có thêm thu nhập mà làm bánh còn là một thú vui tao nhã, gia đình tôi quyết tâm giữ gìn không cho nghề này mai một theo thời gian”.

Nồng nàn hương vị bánh tráng Mỹ Lồng

 Muốn có chiếc bánh tráng Mỹ Lồng thật ngon thì khâu chọn và pha bột rất quan trọng, và thứ bột đó mới thật sự là bí quyết làm nên tên tuổi bánh tráng Mỹ Lồng. Gạo được chọn phải là gạo thơm vừa, nở nang, không được quá khô. Các nguyên liệu khác như: Đường, muối, mè cũng được cân định lượng cho đúng, nhưng với người thợ lành nghề, chỉ cần đong bằng mắt, bằng tay là không sai li nào, nhưng bí quyết chính thống có lẽ nằm trong phần nước cốt dừa béo ngậy của xứ sở quê hương. Theo người dân ở đây thì cái khác rõ rệt nhất của bánh tráng Mỹ Lồng với bánh vùng khác là bánh được làm từ gạo dẻo và nước cốt dừa đậm đặc…

Đây là đặc sản với nhiều loại bánh tráng khác nhau như: Bánh tráng sữa trứng gà, bánh ngang chỉ có dừa không sữa, bánh tráng sữa không dừa để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách nhưng ngon nhất là loại bánh tráng dừa vừa béo vừa xốp, đặt lên lò than hồng đã tỏa hương thơm lừng làm ngất ngây lòng người.

Nghĩa tình chiếc bánh phồng Sơn Đốc

Cũng như Mỹ Lồng, làng nghề bánh phồng Sơn Đốc cũng lấy từ tên từ một địa danh của chợ Sơn Đốc thuộc xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, nơi mà từ lâu đã nổi danh với loại bánh phồng nếp. Lúc trước, nghề làm bánh phồng của người dân ở đây còn tự phát, nhỏ lẻ, chủ yếu làm bánh phồng để phục vụ cho các lễ cúng ông bà tổ tiên, lễ Tết, hoặc để biếu người thân, bạn bè để làm quà, một số ít đem ra chợ Sơn Đốc bán để kiếm thêm thu nhập cho gia đình chứ chưa ai nghĩ đến việc loại bánh phồng nếp này lại nổi tiểng cho tới bây giờ.

Nghĩa tình chiếc bánh phồng Sơn Đốc

Khi người ta mua loại bánh phồng nếp này về ăn thử, thấy ngon với hương vị rất lạ, vị ngọt của bánh, mùi thơm của mè, vị béo ngậy của nước cốt dừa, qua nhiều kênh thông tin khác nhau du khách các nơi mới biết ở Giồng Trôm có một loại đặc sản độc đáo như vậy, kể từ đó bánh phồng Sơn Đốc ngày càng được biết đến và vươn xa trong suốt chặng đường phát triển của làng nghề, bánh phồng Sơn Đốc đi khắp nơi trong nước kể cả nước ngoài, và tên tuổi trở thành thương hiệu hàng trăm năm nay.

Có lẽ làm bánh phồng còn cực hơn bánh tráng, bánh phồng được làm bằng loại nếp sáp, là giống nếp nổi tiếng của Bến Tre, gạo nếp đồ thành xôi rồi cho vào cối giã nhuyễn cùng với các phụ liệu khác như đường cát, nước cốt dừa…Đến làng nghề buổi sáng, chúng ta dễ dàng nhận biết nhà ai sẽ làm bánh phồng bằng cách nghe tiếng chày giã bột rộn rã. Đây cũng là công đoạn mệt nhất khi làm bánh phồng. Ngày xưa, công việc giã bột thường là công việc của đàn ông, thanh niên, hiện nay, khâu quết bánh phồng đã đỡ vất vả hơn nhờ có máy, giã xong bột sẽ chuyển sang khâu bắt bột và cán bánh.

Cũng như bánh tráng, phơi bánh phồng là cả một kỳ công. Nghề làm bánh tráng, bánh phồng luôn phải phụ thuộc vào thời tiết, ai cũng mong nắng tốt để công đoạn phơi bánh đỡ vất vả hơn, bánh sẽ ngon hơn. Bánh phồng Sơn Đốc khi nướng nở to gấp 3-4 lần so với trước khi đem nướng, bánh muốn ngon phải nướng trên bếp than hồng đỏ rực, bánh nướng chín thơm, xốp, ngon miệng. Hiện nay, ngoài loại bánh phồng nếp còn có bánh phồng mì, bánh phồng chuối để tạo nên sự đa dạng cho các loại bánh. Làm bánh tráng, bánh phồng thường thì theo mùa vụ, đặc biệt là những tháng giáp Tết Nguyên đán, người dân ở làng nghề phải thức thâu đêm. Từ năm 2007, bánh phồng Sơn Đốc được Cục sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu hàng hóa và được ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bến Tre công nhận là làng nghề truyền thống. Đây cũng là đòn bẩy làng nghề phát triển trong tương lai.

Thưởng thức bánh phồng, du khách mới cảm nhận cái giá trị tinh thần chứa đựng trong từng chiếc bánh mộc mạc ấy của người làm bánh. Cũng như bánh tráng, bánh phồng không hẳn là đặc sản riêng của Bến Tre mà một số tỉnh khác cũng có làm bánh phồng như: Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long,… Nhưng bánh phồng Sơn Đốc ngon không chỉ có bí quyết riêng, có hương vị dừa độc đáo mà bánh ngon còn bởi cái tình, cái nghĩa con người cũng thể hiện trong từng chiếc bánh, và chỉ có hương quê mới làm chiếc bánh thêm phần trọn vẹn.

Nghĩa tình chiếc bánh phồng Sơn Đốc

Hàng năm, làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng và bánh phồng Sơn Đốc đóng góp hàng tỉ đồng trong GDP tỉnh, góp phần nâng cao đời sống cho người dân, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện nhà, đóng góp vào sự phát triển chung của làng nghề Bến Tre nói chung, làng nghề huyện Giồng Trôm nói riêng. Hiện nay, cả hai làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng và bánh phồng Sơn Đốc đã được nhiều du khách biết đến, đặc biệt là du khách quốc tế. Các doanh nghiệp lữ hành trong tỉnh và ngoài tỉnh, trong chương trình tour du lịch Bến Tre cũng đưa du khách đến tham quan trải nghiệm nhằm giới thiệu những nét độc đáo của làng nghề.

Năm 2013, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre đã triển khai dự án “Phát triển kinh doanh cho người lao động ở nông thôn” hỗ trợ công nghệ cho người dân ở làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng và bánh phồng Sơn Đốc, nâng thời gian bảo quản bánh từ ba tháng lên sáu tháng, trang bị ống đo độ đậm đặc của bột trước khi tráng bánh, bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, hỗ trợ vốn vay,…để đầu tư mua trang thiết bị, máy móc như: cối xay bột, máy nạo dừa, ép dừa, cối quết bánh, máy cán bánh phồng…nhằm nâng cao nâng suất lao động, tiết kiệm thời gian, cải tiến mẫu mã đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Hùng vĩ núi Ba Thê

[vanhoamientay.com] Trong số các điểm du lịch Châu Đốc, núi Ba Thê, An Giang luôn được nhắc đến, bởi nơi đây là một bức tranh phong cảnh hữu tình khiến biết bao du khách say mê.

Núi Ba Thê còn có tên gọi là Vọng Thê, tên gốc là Hoa Thê Sơn, đời các vua nhà Nguyễn, vì kỵ húy nên đổi tên. Đây là một ngọn núi nằm lẻ loi giữa đồng Tứ giác Long Xuyên, ngày nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Núi Ba Thê được dùng gọi chung cho cụm núi gồm Ba Thê, núi Nhỏ, núi Tượng, núi Trọi và núi Chóc. Ngọn Ba Thê cao nhất với độ cao hơn 200m. Và sẽ vô cùng thú vị nếu chuyến đi của bạn đến đây là “du lịch phượt”

Khá vất vả và nguy hiểm khi chúng tôi leo núi Ba Thê bằng chiếc xe gắn máy, cài số 1 ì ạch “bò” lên khó nhọc. Một bên là vách núi cheo leo, một bên là vực thẳm xanh rì với vô số cây lâu năm sừng sững. Có khá nhiều quán ăn, nhà hàng mọc san sát giữa lưng núi. Theo lời người dẫn đường: “Mùa nắng còn đỡ, chớ mùa mưa thì không nên liều mạng chạy lên đây bởi đường rất trơn trợt. Dân xe ôm địa phương phải “binh” nòng, đổi sên nhông dĩa mới càn lên đỉnh núi được…”.

Bên tây núi là sông Thoại Hà thơ mộng, trữ tình. Phía trước giáp với bưng biền, cỏ rậm bùn lầy. Tương truyền thuở xưa, ông Thoại Ngọc Hầu chỉ huy đào cho sông rộng ra để thuyền bè đi lại mua bán dễ dàng. Nhiều cư dân sống quanh núi kể thêm, vùng này trước đây có beo, voi và nhiều thú quý hiếm, nay chỉ còn khỉ, chim rừng, nhen, sóc, diệc, cu đất…

Đến núi Ba Thê, du khách sẽ được thưởng ngoạn một thắng cảnh tuyệt đẹp mà tạo hóa đã ban cho. Đứng trên chóp đỉnh núi phóng tầm nhìn bao quát cả khu vực. Quanh núi là những cánh đồng trải rộng, xa xa về hướng tây là vùng biển Rạch Giá, chênh chếch hướng tây nam là dãy Thất Sơn hùng vĩ án ngữ phía chân trời.

Nằm dưới chân núi Ba Thê hùng vĩ, Linh Sơn Cổ tự, còn gọi là chùa Phật Bốn Tay là một di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng thu hút rất nhiều người đến tham quan, cúng dường. Chùa toạ lạc trên gò đất cao trong khuôn viên rộng 10.000 m2. Dọc theo lối đi và trong khu vực chùa là những cây đại thụ hàng trăm năm tuổi rợp bóng mát. Có nhiều giai thoại về sự tích thỉnh Phật Bốn Tay về thờ ở chùa này, nhưng có lẽ câu chuyện của Hoà thượng trụ trì chùa Linh Sơn Thích Thiện Trí, 85 tuổi được nhiều người chấp nhận nhất.

Chuyện kể rằng, năm 1912, khi Pháp huy động Nhân dân phá bỏ một gò đất lạng để xây dựng đồn bót thì phát hiện tượng Phật Bốn Tay cao trên 1,7 m bằng đất nung nằm sâu dưới lòng đất độ 2 m. Lúc này cư dân ở đây có trên 80% là người dân tộc Khmer nên họ bàn nhau thỉnh tượng về thờ ở chùa Khmer. Lạ thay, dù huy động hàng chục thanh niên trai tráng khoẻ mạnh nhưng vẫn không thể nhấc nổi tượng ấy. Hôm sau, Hoà thượng trụ trì chùa Linh Sơn khấn nguyện được rước tượng về thờ. Ngay lập tức chỉ với khoảng 4 người đã dễ dàng thỉnh tượng trên lộng gỗ về chùa. Dẫu sao đó cũng là một huyền tích.

Ðiều rất kỳ bí đến nay vẫn chưa có lời giải thích thoả đáng là tại sân chùa hiện nay có hai tảng đá rất lớn nằm đối diện nhau, một tảng được khắc chữ cổ. Khi tượng Phật bốn tay mang về đặt rất khít khao vào khoảng cách giữa hai tảng đá cổ. Và chùa lập chánh điện đúng vị trí đó cho đến ngày nay.

Ngày 6/12/1989, tượng Phật Bốn Tay và hai tảng đá cổ được công nhận di tích văn hoá cấp quốc gia. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cũng đã công nhận pho tượng và hai tấm bia đá có niên đại cổ xưa nhất. Ngoài ra, nơi chân núi Ba Thê có ngôi đình thờ ông Phan Thanh Giản.

Trên núi Ba Thê còn có vết chân khổng lồ mà Nhân dân tín ngưỡng gọi là Bàn Chân Tiên. Tại đây, người dân xây dựng ngôi chùa cổ tên Sơn Tiên Tự được dựng vào năm 1933. Ở đây có tấm bia lịch sử bằng đá quý ghi lại sự kiện ngày 6/5/1968, đội biệt động của ta do đồng chí Nguyễn Văn Muôn chỉ huy tiêu diệt 29 tên địch tại đỉnh núi Ba Thê làm địch hoang mang lo sợ và rút quân.

Thoai thoải gần đỉnh núi là tháp Ðại đao khổng lồ. Tục truyền xưa kia bỗng xuất hiện một tảng đá lớn hình thanh đao. Sau khi xảy ra một trận cuồng phong mấy ngày đêm, tảng đá bỗng vỡ ra, xuất hiện một thanh đao lớn. Từ đó người ta đã xây một tháp để bảo vệ thanh đao khỏi mưa nắng hư hỏng, phục vụ cho Nhân dân tới chiêm bái.

Cách chùa Sơn Tiên chừng 10 m là Nhà trưng bày cổ vật văn hóa Óc Eo – An Giang. Công trình này có lối kiến trúc mang dấu ấn của nền văn hoá Hindu giáo. Phía Bắc của núi Ba Thê còn có hang Ông Hổ, chót Ông Tà, nơi thờ phượng thần Núi…

Đứng trên triền núi Ba Thê kỳ vỹ, tận hưởng từng làn gió thoáng đãng, ngắm không gian xanh của núi rừng rồi phóng tầm nhìn về phía làng mạc, thấy những cánh đồng trải dài xa tít, thấp thoáng những ngôi nhà nhỏ yên bình mới cảm nhận hết được vẻ quyến rũ tột bậc của núi Ba Thê nổi tiếng.

Theo Báo Cà Mau

Cháo cá lóc rau đắng miền Tây

Đi theo dọc Quốc lộ 1A về Miền Tây, đoạn qua tỉnh Tiền Giang, bạn sẽ bắt gặp khá nhiều quán ăn bán các món đặc sản miền Tây, trong đó có Cháo cá lóc rau đắng.

Cháo cá lóc rau đắng miền Tây

Đây là món ăn mang hương vị đặc trưng dân dã, không những ngon mà còn giúp giải nhiệt, giải cảm. Cá lóc thịt hiền, ngọt, còn rau đắng là vị thuốc giúp phòng và trị nhiều bệnh. Hãy một lần trổ tài và thưởng thức để cảm nhận vị ngon của món ăn này nhé.

Nguyên liệu nấu cháo cá lóc rau đắng

1 con cá lóc lớn

Nấm rơm

1 nắm gạo dẻo

Rau đắng, giá sống

Gia vị, hành tím…

Cách nấu cháo cá lóc

Các lóc làm sạch, đánh hết vẩy và bỏ nội tạng, lưu ý không để vỡ mật sẽ làm cá bị đắng.

Tiến hành luộc cá với khoảng một lít nước, hành tím đập giập, một ít hạt nêm, khi nước sôi sẽ xuất hiện bọt, nên vớt bỏ phần bọt này để nước luộc cá trong hơn, nấu cháo ngon và đẹp mắt hơn.

Điểm đặc biệt của cháo cá lóc miền Tây là dùng nước luộc cá này để nấu cháo, từ đó vị ngọt của cá sẽ lan đều vào vào từng hạt cháo.

Gạo tiến hành rang qua đến khi ngã màu vàng và thơm, sau đó cho vào nồi nước lúc cá khi nảy để nấu thành cháo. Bí quyết để gạo nhanh nở hơn là nên để gạo vào nước đang sôi. Hạt gạo rang sẽ bung nỡ như những cánh hoa lài rất thơm.

Nấm rơm rửa sạch cắt đôi và cho luôn vào nồi cháo để nấu cùng.

Nguyên liệu nấu cháo cá lóc rau đắng

Thịt cá sau khi gỡ xương xong, ướp cùng với ít hạt nêm, tiêu, đợi cá thấm gia vị cho cá vào nồi cháo đang sôi trên bếp. Đến khi cháo nở đều thì nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn, thêm ít hành lá cắt nhuyễn.

Khi ăn múc cháo ra tô lớn sau đó ăn kèm với rau đắng, giá sống và ít gừng cắt sợi, ít hạt tiêu, nước mắm trong, thêm vài lát ớt. Nếu muốn trình bày cầu kỳ hơn, có thể bắt nồi cháo trên chiếc lò nhỏ và trụng rau đắng như hình thức ăn lẩu.

Cháo cá lóc rau đắng miền Tây

Lưu ý không nên để rau đắng nấu cùng cháo vì nếu rau đắng chín quá sẽ rất đắng và khó ăn.

Những ngày đông, cả nhà quay quần quanh bếp lửa, húp sùm sụp chén cháo cá lóc rau đắng thì không còn gì bằng. Món cháo cá lóc rau đắng này có tác dung giải cảm cho cơ thể rất tốt, bởi lẽ bản thân rau đắng cũng đã là một vị thuốc rất tốt cho việc giải độc cơ thể.

Miền Tây sông nước luôn nổi tiếng với những món ăn độc đáo, nhất là món ăn từ cá. Dù cách chế biến đơn giản, nguyên liệu dễ tìm nhưng món cháo cá lóc rau đắng đã đi sâu vào tiềm thức của khá nhiều người xa quê. Những khi trái gió trở trời lại thèm tô cháo cá lóc mẹ nấu, đó không chỉ là món ăn giải cảm mà còn là món ăn tinh thần của quê hương.

Về Đồng Tháp ăn bánh xèo Cao Lãnh

Bánh xèo Cao Lãnh, Đồng Tháp không những nổi tiếng bỡi loại bánh làm từ bột gạo, đổ thật mỏng trong chảo nhôm, được đốt trên lò củi, mà trên hết là bánh với nhân từ thịt vịt.

Về Đồng Tháp ăn bánh xèo Cao Lãnh

Bánh xèo là món ăn quen thuộc của cả miền Trung và miền Nam, thế nhưng tại mỗi địa phương, bánh xèo có cách chế biến khác nhau. Nổi bật nhất tại miền Tây Nam bộ phải kể đến bánh xèo Cao Lãnh, Đồng Tháp. Loại bánh làm từ bột gạo, đổ thật mỏng trong chảo nhôm, được đốt trên lò củi với nhân thịt vịt

Bánh xèo có cách chế biến khác nhau

Gạo được chọn làm bánh là loại gạo mới, có mùi thơm và thuộc nhóm gạo khi nấu cơm thì cơm khô nở chứ không phải loại gạo dẻo. Gạo mang đi ngâm, xay nhuyễn hòa với nước cốt dừa, chút muối, hành lá xắt nhuyễn. Nguyên liệu cơ bản để làm nhân là củ sắn (củ đậu) và giá đậu xanh.

Tại Cao Lãnh cùng với của sắn và giá, các đầu bếp thường làm bánh xèo nhân tôm thịt và bánh xèo thịt vịt. Tôm được dùng là tôm đất hoặc tôm sú. Thịt heo phải chọn phần thăn để thịt mềm. Bắt chảo lên bếp, chờ chảo nóng thì tráng phần bột mỏng. Sau đó cho lần lượt các loại nhân vào. khi bánh giòn thì gấp lại làm đôi.

Bánh xèo thịt vịt 

Bánh xèo thịt vịt được xem là đặc trưng của Cao Lãnh. Vịt làm sạch, lóc bỏ bớt các xương to, còn chừa xương nhỏ, bằm nhuyễn cả con. Thay vì cho thịt heo và tôm làm nhân, bánh xèo thịt vịt chỉ dùng thịt vịt kèm củ sắn và giá. Điều thú vị nhất của món này là thực khách sẽ có cảm giác cái giòn giòn lợn cợn của xương vịt khi nhai.

Bánh xèo thịt vịt 

Muốn có cái bánh ngon, đầu bếp phải chú ý rất nhiều chi tiết, kể cả thời gian chiên bánh lẫn kỹ thuật lật gấp bánh. Bánh chiên xong sẽ được lót lá chuối tươi để có mùi thơm.

Bánh thành phẩm được bày lên đĩa, ngươi ăn có thể tùy theo sở thích, hoặc xé từng miếng cho vào chén rồi chan nước mắm, hoặc cuốn với rau thơm.

Về Đồng Tháp ăn bánh xèo Cao Lãnh

Nước mắm chua ngọt và đồ chua làm từ củ cải trắng, cà rốt được xem là linh hồn của món ăn. Theo dân sành ăn, hàng quán hơn nhau ở chỗ pha nước mắm. Quán nào nước mắm không ngon, quán đó chắc chắn vắng khách.

Bên cạnh nước mắm, điều khiến món bánh xèo trở nên hấp dẫn và cũng là thành phần không thể thiếu đối với món bánh xèo đó chính là rau. Tại khu bánh xèo Cao Lãnh nổi tiếng trên đường Lê Duẩn (TP Cao Lãnh), ngoài xà lách, rau quế, húng cây, diếp cá, thì đọt bằng lăng, lá cát lồi (trị đau khớp), lá lốt, lá cách hái từ vườn là những thứ “phụ kiện” làm tăng thêm tính hấp dẫn và giúp người ăn cảm thấy ngon miệng hơn.

Về Đồng Tháp ăn bánh xèo Cao Lãnh

Chàng trai nổi cáu khi đang tỏ tình

[vanhoamientay.com] Phải thật bình tỉnh khi tỏ tình các chàng trai ạ, không thì em sẽ ra đi và không bao giờ trở lại…

Một chàng trai tỏ tình với một cô gái, anh ta nói.

– Em có biết rằng anh…. yêu… yêu… em… em không?

– Vậy thì anh đi mà nói với nó!

Chàng trai luống cuống:

– Không… không phải, ý anh muốn nói là… anh anh… yêu… em…

– Vậy thì để anh ta nói với em…

– Không… không phải… anh muốn nói là… anh … yêu … em … em…

– Vậy thì anh đi mà nói với nó…

Chàng trai bực bội với giọng khó chịu:

– Trời ơi! là trời, không phải thế… anh muốn nói rằng… anh anh…yêu… em… em.

Cô gái cáu:

– Vậy thì để anh ta đi nói với nó.

st

Bún nước lèo Sóc Trăng

[vanhoamientay.com] Bún nước lèo Sóc Trăng có ít nhiều khác biệt với một số địa phương lân cận trong vùng. Sang thì tô bún có đủ thứ: cá lóc, tép bạc, heo quay…, đơn giản hơn thì chỉ cần con cá lóc trọng trọng cũng có thể nấu được nồi nước lèo.

Song có hai thứ không thể thiếu là ngải bún và mắm bò hóc. Ngải bún trước đây thường mọc hoang, sau được người ta trồng trong vườn nhà làm gia vị. Ngải bún có tác dụng khử mùi tanh của mắm. Mắm bò hóc được người Khmer làm từ các loại cá đồng trộn với muối và cơm nguội.

Để có được nồi nước lèo ngon phải kiếm con cá lóc đồng tối thiểu trên 0,5kg, được cá có trứng càng hấp dẫn vì nồi nước lèo sẽ nổi váng trứng vàng ươm, bắt mắt. Cá làm sạch, cắt thành hai phần đầu và đuôi: đầu dính với bộ đồ lòng là phần ngon nhất.

Tép bạc hoặc tôm thẻ luộc, bỏ vỏ cứng. Thêm mấy miếng thịt heo quay xắt miếng cỡ lóng tay hoặc chả cá thác lác, cá mè vinh thì tô bún càng ngon miệng. Nước lèo có thể nấu bằng nước dừa tươi để tăng thêm vị ngọt, cho mắm bò hóc vào nồi nước lèo đang sôi.

Ngải bún nướng sơ qua lửa than và gốc sả đập dập thả vô nấu tiếp. Hớt bọt kỹ, đến khi nước trong thả cá làm sạch vào.

Bún nước lèo được ăn kèm với rau muống chẻ, giá sống, bắp chuối bào nhỏ, chuối xắt ghém… thêm ít lá rau húng, rau quế, ớt sừng trâu chín đỏ xắt lát xéo, nước mắm hòn Lại Sơn hay nước mắm Phú Quốc mới đúng điệu và làm tăng hương vị đậm đà. Đây là món ăn thể hiện sự giao thoa cũng là sự sáng tạo văn hóa ẩm thực giữa các dân tộc anh em ở địa phương.

Theo Vietnamnet

Làng nghề chiếu Cà Mau

[vanhoamientay.com] Chiếu luôn gắn liền với đời sống nhân dân Việt Nam và Việt Nan có rất nhiều làng nghề dệt chiếu nổi tiếng mà Cà Mau là một trong những tỉnh có nhiều làng nghề chiếu tiêu biểu.

Không chỉ là quê hương của đồng lúa, vườn cây, làng quê trù phú, Cà Mau còn nổi tiếng với những địa danh một thời làm nghề chiếu như: Tân Duyệt Đầm Dơi, Tân Lộc Thới Bình… nhưng nổi tiếng nhất vẫn là chiếu bông hoa Tân Thành. Bằng những nguyên liệu như: sợi lác, dây bố và khung dệt… những phụ nữ ở đây đã dệt nên những đôi chiếu bền, đẹp và tạo nên thương hiệu chiếu Cà Mau.

Từ những bụi lát mọc hoang trên những bãi đầm, người dân Cà Mau dệt nên những chiếc chiếu bền đẹp với họa tiết được dệt trực tiếp bằng những sợi lát nhuộm màu chứ không in như một số loại chiếu vùng khác, từ đó làng nghề chiếu Cà Mau được hình thành.

Dệt, đan chiếu thảm từ cây lát là nghề sản xuất thủ công có tiềm năng to lớn ở Cà Mau với lực lượng lao động sẵn có, cùng với nguồn nguyên liệu tại chỗ rất dồi dào là cây lát. Người dân ở đây hộ nào cũng có từ 1 – 2 khung dệt trở lên. Nghề dệt chiếu tuy thăng trầm vất vả nhưng người dân Tân Thành với nghề cha truyền con nối vẫn một lòng cần mẫn để tiếp tục duy trì và phát triển làng nghề truyền thống. Hàng năm các hộ ở đây sản xuất ra hàng triệu sản phẩm tiêu thụ khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ.

Theo bà Châu Thị Niệm, nghệ nhân đã theo nghề dệt chiếu 72 năm, nghề dệt chiếu Cà Mau hình thành từ hàng trăm năm trước, có nguồn gốc từ nước ngoài và truyền vào miền Nam vào khoảng thế kỷ 15, thời vua Lê Thánh Tông chiến thắng Chiêm Thành. Mặc dù có lúc bị cạnh tranh dữ dội bởi các loại chiếu ni lông ngoại nhập, nhưng chiếu Cà Mau vẫn âm thầm tồn tại.

Theo Khám Phá VN
Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!