Có thể bạn quan tâm

Khu di tích căn cứ Tỉnh Ủy, Hậu Giang

[vanhoamientay.com]Khu căn cứ Tỉnh ủy còn gọi là căn cứ Bà Bái, nằm ở địa phận ấp Phương Quới, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Toàn bộ khu di tích được xây dựng trên khoảng đất vườn rộng 6ha, được bao bọc bởi bốn chiến hào: kênh Xáng, Lái Hiếu (phía đông nam), kênh Cả Cường (phía đông bắc), kênh cũ (phía tây bắc) và kênh Bà Bái (phía tây nam).

Lối dẫn vào khu căn cứ tỉnh ủy là một con đường nhỏ rợp bóng, ánh nắng mặt trời nhuộm thêm cho cảnh vật một màu vàng thi vị….Trước kia, đây là nơi ngăn chặn các cuộc càng quét, đánh phá, bao vây của địch rất có hiệu quả. Những tán cây rậm rạp như giúp che phủ cho người lính trẻ dũng cảm. Hiện nay, đây là nơi tham quan của rất nhiều du khách, cũng như các bạn học sinh, sinh viên-giới trẻ ngày nay học tập truyền thống bất khuất kiên cường của cha ông ta thời trước.

Khu di tích bao gồm: hội trường, nơi diễn ra các cuộc hội nghị quan trọng của tỉnh ủy Cần Thơ, rộng 151m2, được làm từ các vật liệu chính là: tràm, đước, sắn và mù u… Bên trong hội trường là văn phòng làm việc của ban thường vụ và đồng chí Bí thư.

Trong chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 của toàn miền Nam, các đồng chí trong Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ cũng từ đây đi theo các mũi tiến công về Cần Thơ, Vị Thanh và các trọng điểm khác của “Vùng IV chiến thuật”, đánh chiếm sân bay Trà Nóc, dinh tỉnh trưởng Cần Thơ. Vào hồi 11h30 ngày 30/4/1975, tiếng nói đầu tiên của UBND cách mạng được phát lên sóng của đài phát thanh Cần Thơ.

Từ năm 1980, nhà này được sử dụng để trưng bày các hiện vật về di tích. Ngoài ra còn hàng chục các lán trại của các cơ quan trực thuộc, nhưng hiện nay không giữ được do vật liệu xây dựng mang tính dã chiến, nhanh bị phá hỏng.

Năm 1986, tỉnh Cần Thơ (cũ) đã trùng tu khu di tích. Toàn bộ cột của hội trường và hai hầm tránh pháo được đúc bằng bê tông cốt sắt, nhưng hình dáng, màu sắc và qui cách giống hệt như xưa.

Băng Tâm tổng hợp

Chàng trai nổi cáu khi đang tỏ tình

[vanhoamientay.com] Phải thật bình tỉnh khi tỏ tình các chàng trai ạ, không thì em sẽ ra đi và không bao giờ trở lại…

Một chàng trai tỏ tình với một cô gái, anh ta nói.

– Em có biết rằng anh…. yêu… yêu… em… em không?

– Vậy thì anh đi mà nói với nó!

Chàng trai luống cuống:

– Không… không phải, ý anh muốn nói là… anh anh… yêu… em…

– Vậy thì để anh ta nói với em…

– Không… không phải… anh muốn nói là… anh … yêu … em … em…

– Vậy thì anh đi mà nói với nó…

Chàng trai bực bội với giọng khó chịu:

– Trời ơi! là trời, không phải thế… anh muốn nói rằng… anh anh…yêu… em… em.

Cô gái cáu:

– Vậy thì để anh ta đi nói với nó.

st

Cách làm đậu bắp nhồi cá thác lác nướng

Cá thác lác là loài cá nước ngọt đặc tính thịt cá dẻo, dai có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như: chả cá thác lác chiên hoặc hấp, dồn khổ qua, chiên giòn… Đậu bắp nhồi cá thác lác nướng là món ăn rất dễ thực hiện nhưng lại rất ngon.

Đậu bắp nhồi cá thác lác nướng

Nguyên liệu thực hiện

– 300g chả cá thát lát, bạn có thể dùng cá file rô phi, hay cá ba sa xay thật nhuyễn để làm chả

– 100g thịt nạt heo xay
– Đậu bắp
– Muối, tiêu, hành lá và hạt nêm
– Tương ớt ăn kèm.

Cách làm đậu bắp nhồi cá thác lác nướng

– Cá thác lác được nạo bằng muỗng, bạn có thể mua chả cá trộn với thịt nạt heo xay, tỷ lệ là 1 thịt – 3 cá, ướp gia vị muối, tiêu, hạt nêm, một chút dầu ăn và hành thái nhỏ. Dùng thìa lớn quết đều, quết càng lâu thịt cá càng dai.

– Có khi người ta làm sạch cá rồi băm nhuyễn cả thịt lẫn xương để làm món ăn cho trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai và sau khi sinh, người mới ốm dậy, người cao tuổi gầy yếu.

– Đậu bắp rửa sạch, dùng dao xẻ dọc giữa thân đậu. Móc bỏ hột, ngâm đậu vào nước đá lạnh để đậu ra bớt chất nhờn. Ngâm tầm 30 phút.

– Ớt ra để ráo, dùng thìa múc từng thìa chả cá nhồi vào giữa bụng đậu bắp.

– Khuôn có lót giấy nướng, xếp từng miếng đậu bắp đã nhồi cá vào khuôn. Đem nướng ở lò ở nhiệt độ 180 độ C từ 20 đến 30 phút, hoặc nướng trên than.

– Bề mặt chả cá vàng đều mặt, lấy ra dùng nóng.

Đậu bắp nhồi cá thác lác nướng

Bạn có thể đem chiên đậu bắp nhồi chả cá hay hấp cũng ngon.

Chong chóng và gió

Gió có vị gì nhỉ? Không ai biết.

Gió có màu gì nhỉ? Không ai biết.

Gió có mùi gì nhỉ? Không ai biết.

[vanhoamientay.com] Nhưng chong chóng biết. Gió có vị mặn của nước mắt chong chóng. Gió có màu bạc của thời gian và sự chờ đợi. Gió có mùi máu đang rỉ ra từ trái tim chong chóng.

Đã có chuyện tình giữa nắng và mưa. Và đây là chuyện tình giữa gió và chong chóng….^^

Gió nhẹ, chong chóng quay. . .

 Cậu lúc nào cũng quay mãi thế à? “ Chợt gió hỏi chong chóng.

” Ừ, có lẽ vậy! Vì cậu thổi nên tớ phải quay! “

” Vì tớ sao? “ Gió ngạc nhiên.

 Vì cậu. Vì cậu mà tớ quay, cũng vì cậu mà tớ sống.  Nếu tớ không quay thì tớ là một cái chong chóng chết. “

” Nếu. . . nếu có một ngày. . . tớ không ở bên cậu nữa. . . “ Gió ngập ngừng.

” Tớ không biết. Trên đời này có vô vàn ngọn gió và vô vàn chong chóng. Bình thường thì chong chóng cần gió. Gió như là nguồn sống của chong chóng. Chong chóng thiếu gió, chong chóng không còn sức sống nhưng gió thiếu chong chóng thì gió vẫn vậy. “ Chong chóng nhẹ nhàng trả lời gió.

” Ừhm. Có lẽ… “ Gió đáp, với tất cả sự thờ ơ.

Chong chóng hiểu hết tất cả. Rằng một ngày kia, gió sẽ chán chong chóng. Rằng chong chóng sẽ già đi theo thời gian nhưng gió thì không. Rằng ngày đó đã sắp đến rồi. Chong chóng thở dài. Chong chóng sắp già mất rồi. Hai ngày, chong chóng không được gặp gió. Có lẽ là chong chóng nhớ gió. Rồi. . . Trời gió lên, chong chóng quay. . . Gió đến rồi!! Gió vẫn thế, vẫn thờ ơ và vô tình. Chong chong nhìn gió, không tin vào mắt mình. Gió, là gió. . . Nhưng đáp trả lại sự nhiệt tình của chong chóng chỉ là một làn gió nhẹ, đủ để chong chóng rung động.

” Tớ phải đi! “ Đột ngột gió lên tiếng.

” Cậu phải đi à? Cậu đi đâu? “ Chong chóng hỏi, trong hoảng loạn.

” Xa lắm, họ rủ tớ đi, các cơn gió khác. Chúng tớ phải đi, vì sắp đến mùa khô rồi!! “

” Thật sao? “ Điều chong chóng lo sợ cuối cùng cũng tới. ” Cậu có về không? “

” Thế cậu có đợi không? “ Gió hỏi lại.

” Tớ đợi. Chỉ cần cậu nói có về là tớ tin cậu có về! “ Chong chóng lúc nào cũng vậy, lúc nào cũng có niềm tin tuyệt đối vào người khác.

” Ừh. Nếu cậu đợi thì tớ sẽ về… “ Gió đáp.

” Cậu sẽ về thật chứ? Khi nào thì cậu về? “

” Nhanh thôi, khoảng năm mười ngày gì đó! “ Gió trả lời. ” Tin tớ nhé!? “

” Tớ tin cậu, cậu đi đi! Tớ sẽ chờ! Cậu sẽ về, sẽ mang cho tớ bông hoa màu tím chứ? “ Chong chóng nói, lòng lại nhen lên niềm hy vọng.

” Chắc chắn!! Hoa màu tím nhé!! “ Gió khẽ cười.

Chong chóng không nói gì cả, chỉ biết lặng nhìn gió đi.

Rồi gió đi. Chong chóng ở lại và chờ đợi. Chờ mỏi mòn.

Một ngày, hai ngày. Một tuần, hai tuần. Rồi một tháng, hai tháng. Gió vẫn không về. Chong chóng vẫn đợi. Chong chóng tin gió. Tin vào lời hứa của gió. Năm đó, khô hạn, nắng nóng. Trời lặng không chút gió. Mọi người đã đi đến vùng khác. Riêng chong chóng vẫn ở mãi nơi này. Chong chóng sợ nếu mình đi thì khi gió quay về sẽ không gặp. Chong chóng sợ không gặp được gió.
Cậu ấy sẽ về! Cậu ấy hứa rồi mà! Cậu ấy bảo nếu mình đợi thì cậu ấy sẽ về!

Mình phải tin vào cậu ấy! Cậu ấy không lừa mình! Cậu ấy không nói dối!

Phải tin, ai nói gì mình mặc kệ! Cậu ấy sẽ về! Phải tin tưởng! Phải tin. . .

Cứ thế, chong chóng đã đợi hơn mười năm! Chong chóng vẫn cứ tin, chong chóng vẫn cứ đợi, chong chóng vẫn cứ hy vọng! Màu vàng cam ngày xưa, giờ chỉ là một màu bàn bạc, màu của thời gian, màu của sự chờ đợi. Nhưng chong chóng vẫn đợi!

Rồi một ngày kia. Đã có người phát hiện ra chong chóng. Là một cơn gió. Trời gió lên, chong chóng quay. . . Gió!? Chong chóng quay, chong chóng lại tràn đầy sức sống nhưng. . đó k phải là gió, chỉ là hơi từ miệng một cô bé. ” Gió ở đâu? ” Chong chóng tự hỏi. Có lẽ gió đã quên chong chóng rồi, có lẽ bây giờ gió đang ở bên một chong chóng nào khác. Có lẽ là thế. Nhưng. . . gió đã hứa là sẽ về với chong chóng rồi kia mà. Cô bé vẫn đang thổi. Chong chóng quay nhưng chong chóng không hạnh phúc. Đây không phải là gió của chong chóng. Đây không phải là cơn gió mà chong chóng đã chờ đợi suốt mười năm. Gió của chong chóng khác,  gió của chong chóng tuy vô tình nhưng khi làm chong chóng quay lại có cảm giác khác. Không, không phải! Không phải gió của chong chóng. Chong chóng không muốn quay vì cô bé. Chong chóng chỉ muốn quay vì gió thôi. Nhưng cô bé cuối cùng cũng vứt bỏ chong chóng như cơn gió kia đã từng làm hồi mười năm trước. Chong chóng lại trơ trọi một mình. Lại tiếp tục héo hon vì chờ đợi. Lại tiếp tục hy vọng vào lời hứa của gió. Mười năm rồi. Chong chóng cứ thế chờ đợi trong vô vọng. Chong chóng chỉ mong gặp được gió, dù chỉ một lần thôi cũng được. Gặp để lòng chong chóng thôi day dứt. Ngày ấy chong chóng không dám nói. Chong chóng sợ. . .

Gió à! Cậu về đi! Tớ vẫn đang chờ cậu! Vẫn đang chờ!

Tớ nhớ cậu lắm! Cậu đang định bỏ rơi tớ đấy à?

Đừng làm vậy nhé! Bỏ rơi người khác là không tốt đâu!

Liệu có ai hiểu tại sao gió lại bỏ chong chóng?? Gió sợ, sợ tính cách ương bướng, thích cái mới của mình làm chong chóng tổn thương. Nhưng gió làm vậy đã để chong chóng tổn thương nặng nề hơn. Gió đã làm chong chóng phí hoài cả đời mình để chờ đợi. Gió ác lắm! Chong chóng vẫn tin gió, chong chóng không trách gió, chong chóng có một niềm tin mãnh liệt.

Gió có vị gì nhỉ? Không ai biết.

Gió có màu gì nhỉ? Không ai biết.

Gió có mùi gì nhỉ? Không ai biết.

Nhưng chong chóng biết. Gió có vị mặn của nước mắt chong chóng. Gió có màu bạc của thời gian và sự chờ đợi. Gió có mùi máu đang rỉ ra từ trái tim chong chóng.

Chong chóng không dám thừa nhận mình đã yêu gió. Nhưng đó vẫn là sự thật. Chong chóng yêu gió. Chong chóng chờ gió là để nói ra điều này để thấy lòng mình nhẹ nhõm hơn. Mục tiêu của chong chóng chỉ có vậy. Chong chóng không dám mơ đến gió. Chong chóng không cần gió yêu chong chóng. Chong chóng chỉ cần gió về thôi. Liệu chong chóng có đòi hỏi cao quá không? Mười năm sống trong hy vọng, mười năm con vịt cứ nghĩ mình là thiên nga, mười năm ảo tưởng, mười năm sống như người mộng du đã làm chong chóng không còn chút sức lực nào nữa. Chong chong không chịu nổi cái cảm giác ngột ngạt này nữa rồi.
Không! Mình phải sống! Mình phải đợi! Gió sẽ về! Sẽ về mà!

Đã hứa! Gió không nuốt lời đâu!

Nghe này chong chóng! Yêu thương là tin tưởng!

Chong chóng yêu gió thì chong chóng phải tin gió chứ!

Gió sẽ trở lại! Chút nữa thôi! Cố lên nào chong chóng!

Trời gió lên, chong chóng quay. . .

Gió, là gió! Là cơn gió đó! Gió về rồi! Chong chóng lại quay, chong chóng hạnh phúc!

” Dối trá! Cậu bảo chỉ năm mười ngày! “ Chong chóng nghẹn ngào.

” Xin lỗi, tớ. . . “

” Đừng xin lỗi! “ Chong chóng hét lên. ” Tớ không tha thứ cho cậu đâu!! Bây giờ và mãi mãi!! “

” Nghe tớ giải thích, chong chóng! Chấp nhận lời xin lỗi của tớ đi! Tớ thực sự muốn quay lại với cậu nhưng sức khỏe của tớ không cho phép! Tớ không thể đi đoạn đường xa như vậy để về với cậu được, gần 400 km! Tớ cũng nhớ cậu lắm! Tớ. . . tớ cần cậu chấp nhận lời xin lỗi này! “

” Cậu bỏ tớ hơn mười năm, rồi bay giờ trở về xin lỗi là xong hết sao? “

” Tớ đã thực hiện lời hứa với cậu rồi mà! “ Gió yếu ớt đáp.

” Lời hứa!? Thế cậu có nhớ cậu hứa gì không? “

” Tớ không còn nhiều thời gian nữa! Tớ không biết có thể tìm cho cậu bông hoa màu tím không? Tớ sẽ cố! Nhưng sợ không kịp! Tớ sắp chết rồi! “ Gió nói, nhẹ nhàng như tuyết rơi.

“Hả? Cái gì? Không còn nhiều thời gian nữa!? Sợ không kịp!? Sắp chết?”

Chong chóng không tin! K phải! Sao gió có thể chết được!?

” Cậu . . . mà chết thì tớ phải làm sao!? “

” Xin lỗi, tớ thực sự không muốn bỏ lại cậu một mình trên cuộc đời này! Nhưng. . . “ Gió nói mà cố không để giọng mình khác đi.

” Cậu mà bỏ rơi tớ là không bao giờ tớ tha thứ cho cậu đâu! “ Chong chóng hét, giọng lạc đi. ” Tớ yêu cậu!! “

” Trước đây tớ luôn phân vân liệu cậu có yêu tớ không? Bây giờ thì tớ xác định được rồi! Tớ về không uổng phí! Bông hoa màu tím, tớ sẽ tìm, chờ nhé! “

” Không!!! Tớ không để cậu đi đâu! Tớ sợ lắm! Cậu đừng để tớ lại một mình, tớ sợ lắm! “ Chong chóng nói trong nước mắt.

” Tớ không bỏ cậu đâu! Tớ đã về rồi kia mà! Một chút thôi! Về ngay!! “ Gió khẽ hôn lên chong chóng. Rồi lại đi. Rồi lại bỏ chong chóng.

Chỉ còn lại một mình chong chóng. Chong chóng không thể giữ chân được gió. Gió quen tự do rồi.

Cơn gió không dừng chân nơi đây. . .

Xin lỗi cậu nhiều lắm. chong chóng!!! Tớ không muốn cậu đau khổ vì tớ!

Trên đời này còn nhiều cơn gió nữa mà! Đâu phải chỉ có tớ là gió!

Đừng khóc, thấy cậu khóc tớ đau lòng lắm! Cậu đừng khóc!

Đừng vì tớ mà đau khổ, đừng vì tớ mà làm bất kì chuyện gì dại dột!

Tớ không muốn cậu thấy tớ chết!

Tớ sẽ chịu đau khổ một mình! Tớ sẽ không để cậu tổn thương lần nữa đâu!

Xin lỗi cậu, vì tất cả những gì tớ có lỗi!

Chong chóng lặng nhìn gió!

Cậu về để làm gì? Cậu ác lắm! Cậu làm vậy sao tớ vui được?

Thà cậu nói cậu ghét tớ, thà cậu nói cậu đã có chong chóng khác!

Thà là vậy! Có lẽ tớ dễ chịu hơn bây giờ!

Chứ bây giờ lòng tớ đau lắm cậu biết không?

Một câu nói dối như ngày xưa để tớ tiếp tục sống vui vẻ đối với cậu khó lắm sao?

Chỉ là một câu nói để tớ yên lòng thôi mà! Không được sao?

st

Tại sao nước không chảy ra khỏi tivi

[vanhoamientay.com] Có một lý do rất thuyết phục rằng nước trong tivi thì không thể chảy ra ngoài được

Mấy chị em đang ngồi xem tivi thì bỗng cậu em hỏi

– Chị ơi, nước sông trong tivi sao không chảy ra ngoài nhỉ?

Chị nhìn em rồi trả lời:

– Bé ngốc, đấy là truyền hình.

– Em biết chứ, nhưng nước trong truyền hình cũng là nước vậy.

– Em không thấy kính màn hình đã ngăn nước rồi, làm sao chảy ra được!

– Ờ nhỉ!

st

Người sáng lập thương hiệu kẹo dừa Bến Tre

[vanhoamientay.com] Người đã sáng lập ra thương hiệu Kẹo dừa Bến Tre khá nổi tiếng trên thị trường đó là bà Phạm Thị Tỏ, người ta thường gọi bà là bà Hai Tỏ hay với một cái tên rất gần gũi và thân thương là Bà già đeo kính.

Khi vừa đặt chân đến nơi được mệnh danh là thủ phủ của dừa- vùng đất sông nước Bến Tre, khách vãng lai dễ dàng bắt gặp ven hai bên đường, các bảng hiệu lớn nhỏ quảng cáo đặc sản Kẹo dừa Bến Tre, điểm đặc biệt rất giống nhau là một tấm hình chân dung của một người phụ nữ đeo kính trông rất hiền từ và giản dị

Bà Phạm Thị Tỏ năm nay đã 75 tuổi, với hơn 30 năm gắn bó với nghiệp sản xuất kẹo dừa. Bà đến với nghề từ hai bàn tay trắng, một người phụ nữ mang theo 8 người con đang tuổi ăn, tuổi lớn. Bà tâm sự rằng: “Phải làm thì mới có ăn, nhưng phải làm cái gì để có thể nuôi đầy đủ những đứa con mình ăn học nên người, tôi là một người mẹ, không đành tâm nhìn con mình khổ”, bà làm đủ nghề buôn bán các thứ, do thời buổi bao cấp, các công việc của bà đều chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn vì không đủ nuôi các con. Bằng với nghị lực, kiên cường và tấm lòng bao la của một người mẹ, bà không hề chùn bước. Khó khăn và thất bại không hạ gục được người phụ nữ mang đậm chất miền Tây chịu thương, chịu khó này. Và rồi, bà nhận ra rằng dừa chính là linh hồn của đất Bến Tre, là nguồn sống của người dân nơi đây, dừa xuất hiện mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày, thiên nhiên cao quí đã ban tặng cho mảnh đất quê hương bà là dừa, không dừa nơi đâu có thể tốt như dừa ở Bến Tre, thế là bà tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào này để sản xuất ra kẹo dừa, một sản phẩm mà theo bà, vừa mang nét đặc trưng của xứ dừa, vừa mang được hương vị tinh túy của cây dừa chính là nước cốt béo ngậy quyện với mạch nha.

Những buổi ban đầu khi va chạm với nghề, bà vấp phải nhiều sự khó khăn, bà chia sẻ: “Thành công chỉ có giá trị khi xuất hiện sau thất bại”, một mình bà phải vượt qua tất cả, khó khăn và thất bại không đánh gục nổi người phụ nữ ấy.

Bà kể khi nhận ra giấy gói kẹo của mình không được đẹp khi xuất đi bán so với các cơ sở khác, bà phải suy nghĩ để tự tay thiết kế giấy gói kẹo riêng cho sản phẩm của mình, thời ấy, chưa có đèn điện như bây giờ, đêm nào, bà cũng chong đèn cắt dán thủ công cho giấy gói. Đến khi vấn đề này được giải quyết thì sản phẩm gặp ngay một vấn đề khác, đó là kẹo bị dính vào giấy bọc bên ngoài, làm giảm chất lượng, bà cũng phải suy nghĩ tìm tòi ra giải pháp, và rồi, thật là một ý tưởng sáng tạo, nhấn mạnh được điểm khác biệt của sản phẩm với các đối thủ cạnh tranh, bà thiết kế một giấy gói nhỏ bằng bánh tráng mỏng bọc bên trong, không bị dính mà còn tạo được vị đặc trưng riêng.

Đấy là những vấn đề nhỏ thường gặp phải trong khâu sản xuất, còn những vấn đề lớn lao khác liên quan đến chủ quyền thương hiệu, sự sống còn của công ty, chén cơm của công nhân bị đánh mất, bà cũng tự xắn lấy tay giải quyết, người phụ nữ này phải ngược xuôi đến xứ người đấu tranh đòi lại quyền công bằng. Bà nói: “Mình tạo ra nó, thì nó cũng như là con mình vậy, đâu ai nhẫn tâm khi thấy con mình bị cướp mất”, với lòng dũng cảm và sự quyết tâm giành lại thương hiệu “Kẹo dừa Bến Tre”, bà đã thành công vẻ vang ngay tại đất khách, tạo một điểm sáng trong ngành sản xuất kẹo dừa nói riêng và ngành sản xuất sản phẩm nói chung, một tấm gương sáng đáng noi theo.

Trên thương trường là vậy, trở về với cuộc sống thực tại, bà vẫn là một người mẹ, một người bà, luôn vun vén cho gia đình luôn đầy đủ và hạnh phúc. Những người con bà đều thành đạt theo đúng như nguyện vọng ngày xưa và đang giúp bà củng cố cho sự nghiệp sản xuất kẹo dừa ngày càng vững mạnh.

Bên cạnh đó, bà tích cực tham gia các công tác hoạt động xã hội ở địa phương, làm từ thiện, xây dựng trùng tu đền miếu. Bà tâm sự: “Ngày xưa, còn nghèo, sợ con mình đói khổ, bây giờ, có đồng ra đồng vào, thấy người khác khổ, tôi không đành”.

Trách nhiệm trong công việc cao, yêu thương nhân công, đề cao giá trị sản phẩm đến khách hàng, đã giúp công ty của bà và thương hiệu kẹo dừa Bến Tre ngày càng được khẳng định vị trí trong lòng của người tiêu dùng trong nước và nước ngoài.

Với ý tưởng, chiến lược kinh doanh đúng đắn, kết hợp chính xác lợi thế cạnh tranh của vùng đất quê hương là dừa, thêm vào đó đạo đức nghề nghiệp và sự uy tín cao, bà đã rất thành công, gặt hái khá nhiều huy chương, bằng khen của Chính phủ, của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bến Tre tặng, danh hiệu cao quí Top 10 Nữ Doanh Nhân Việt Nam liên tiếp 2 năm 2012-2013 và nhiều thành tích vô giá khác.

Xuất phát từ tấm lòng thương con bao la của một người mẹ và tình người với nhân công, bà đã gây dựng nên một công ty vững chắc, một thương hiệu “Kẹo dừa Bến Tre” vững mạnh, xứng đáng là một hình tượng người phụ nữ hiện đại trong thời đại mới nhưng vẫn mang phẩm chất cao đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam: “Công, Dung, Ngôn, Hạnh”

Theo Keoduabentre

Làng nghề Vĩnh Hựu, làng nghề bó chổi

Làng nghề Vĩnh Hựu – “Xóm chổi” ngày nào bây giờ đã trở thành làng nghề Vĩnh Hựu thực thụ. Làng nghề bó chổi Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang nằm dọc theo con kênh Vàm Giồng êm đềm quanh năm rợp mát bóng dừa. Nơi đây có diện tích vườn dừa nhiều nhất của huyện.

Làng nghề Vĩnh Hựu, làng nghề bó chổi

Câu chuyện của Chổi

Nghề bó chổi que dừa ở Vĩnh Hựu đã có từ lâu, thời gian đầu chỉ có vài chục hộ, nhưng đến nay đã phát triển rất mạnh.
Lúc đầu người ta dùng cây ráng mọc hoang dại theo mương rạch, dòng kênh và sông cửa Tiểu. Có lúc phải bơi xuồng đến tận vùng giáp biển Tân Thành đem về phơi khô rồi dùng dây lạt dừa nước (dây lạt dừa nước là vỏ của phần dưới thân cây dừa nước chẻ nhỏ, đem phơi), bó thành chổi để quét nhà.
Vì cây ráng là cây mọc hoang nên dần dà nguồn nguyên liệu làm chổi bị hiếm, hơn nữa cây chổi làm từ nguyên liệu này dáng bị thô. Nên người ta hay thế bằng tàu cau.
Trước đây, cây cau được nhà vườn sử dụng triệt để vì ngoài tàu cau dùng làm chổi, thân cau già còn dùng để cất nhà, che trại. Trái cau dùng ăn trầu, không thể thiếu trong các tiệc cưới, hỏi. Cau tươi không sử dụng hết sẽ được tách ra lấy ruột phơi khô bảo quản. Cau khô còn được dùng trong công nghệ nhuộm nên lúc bấy giờ.

Do chiến tranh loạn lạc, vùng Vĩnh Hựu là trọng điểm đánh phá ác liệt của địch nên vườn cau điêu tàn, nguồn nguyên liệu cạn kiệt.

Nhiều người không thể bỏ nghề truyền thống, họ dần chuyển qua bó chổi bằng que dừa. Nghề bó chổi bằng que dừa bắt đầu thịnh hành sau những năm đầu thập niên 70.

Nghề bó chổi bằng que dừa bắt đầu thịnh hành sau những năm đầu thập niên 70

Câu chuyện của làng nghề

Nghề bó chổi que dừa ở làng nghề Vĩnh Hựu đã có từ lâu, Theo các cụ cao niên trong xã cho biết, nghề bó chổi đã xuất hiện ở địa phương từ khoảng thập niên 40 của thế kỷ XX. Thời gian đầu chỉ có vài chục hộ, nhưng đến nay đã phát triển rất mạnh.

Tuy không được nhắc đến ồn ào, nhưng cây chổi que dừa của bà con ở làng nghề Vĩnh Hựu đã giải quyết việc làm cho hàng trăm người dân ở một làng quê nông thôn mới.

Đến các ấp Bình An, Phú Quý, Thạnh Thới, bạn cũng sẽ bắt gặp cảnh các chị em cùng ngồi bên nhau để bó những cây chổi từ que dừa rất nhộn nhịp.
Chổi que dừa của làng nghề Vĩnh Hựu đã có mặt khắp các nơi từ các tỉnh miền Đông đến vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long làm nên “thương hiệu” cho một vùng đất.

Người bó chổi sau khi có nguyên liệu từ que dừa, còn phải sắm thêm dây gân (dây nylon loại dùng câu cá) buộc và vót cây trúc thành những tấm mỏng vừa phải, dày độ 2 mm để bó cặp theo thân chổi cho chắc chắn.
Công đoạn để sản xuất chổi bắt đầu từ làm “mái” – tức bộ phận dùng để quét. Đó là việc kết que dừa lại với nhau và ốp với miếng bẹ dừa, thân trúc đã chẻ đủ độ dài để hình thành sơ bộ hình dáng chiếc chổi. Công việc này đòi hỏi phải khéo tay.

Có mặt khắp các nơi từ các tỉnh miền Đông đến vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long.

Sau khi đã có “mái”, có thể chuyển giao tiếp cho các lao động nhỏ tuổi hơn để làm “cán”. Bấy giờ, với một cây cọc chôn sâu phía trước nối những sợi dây gân và chiếc búa nhỏ để trợ lực, người thợ sẽ chọn những thanh bẹ ngắn hơn, một đầu vót nhọn hình mũi tên để chèn thêm vào thân và cán chổi cho no đầy, rồi buộc chắc lại cho tròn trịa, vừa tay người cầm. Tiếp đó là công đoạn nện cho chặt những thanh bẹ dừa chẻ nhỏ vào thân chổi.

Công đoạn cuối, người thợ sẽ kiểm tra lại toàn bộ các chỗ buộc, chỉnh sửa cho hình dáng cây chổi bung ra đẹp mắt và sẽ cắt bỏ những phần dư thừa, làm chổi gọn và tiện cho người sử dụng.
Nhiều khi, qua công đoạn cắt tỉa này, phần dôi ra có thể tận dụng để làm những chiếc chổi nhỏ hơn, tăng thêm thu nhập cho người lao động.

Bình thường, một người lao động có thể bó được hơn 20 cây chổi, người thâm niên tuổi nghề thì bó rất nhanh và khéo, hơn 30 cây mỗi ngày.

Sản phẩm chổi que dừa của làng nghề Vĩnh Hựu đã có mặt khắp các nơi từ các tỉnh miền Đông đến vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long.

Làng nghề bó chổi ở Vĩnh Hựu đã tồn tại hơn nửa thế kỷ. Ở mỗi giai đoạn, người làm ra chổi không ngừng cải tiến và hoàn thiện sao cho vừa đẹp vừa bền, tạo sự tin dùng cho khách hàng.
Gần đây có thêm một sáng kiến mới ở làng nghề Vĩnh Hựu, người ta dùng que dừa pha trộn với que lá dừa nước (lá lợp nhà) để tạo ra cây chổi có độ bền, chắc và tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có ở địa phương.

Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!