Có thể bạn quan tâm

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Cứ vào ngày 24/4 âm lịch hằng năm, khách hành hương từ khắp nơi đổ về núi Sam để tham dự lễ vía Bà Chúa Xứ, tạo nên không khí lễ hội tưng bừng náo nhiệt. Đặc biệt năm 2010, kỷ niệm 10 năm Lễ hội vía Bà Chúa Xứ được nâng lên thành lễ hội cấp Quốc gia.

Núi Sam thuộc thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Khu du lịch núi Sam là tập hợp những quần thể di tích văn hóa đã được xếp hạng cấp quốc gia như: Tây An cổ tự, Lăng Thoại Ngọc Hầu, đặc biệt là ngôi miếu Bà Chúa Xứ nằm dưới chân núi Sam. Miếu Bà Chúa Xứ là một trong những danh thắng của núi Sam và là điểm đến của du khách bốn phương, cũng là nơi để mọi người tìm đến cầu xin những điều thiêng liêng và tốt đẹp nhất cho cuộc sống.

Hàng năm, cứ vào ngày 24 đến ngày 27/4 âm lịch, người dân nơi đây lại làm lễ vía Bà với những nghi lễ vô cùng trọng thể. Vào đêm 23 rạng sáng 24 mở đầu lễ hội là nghi thức tắm Bà, bức màn vải có viền ren thêu chữ, hoa màu sắc sặc sỡ được kéo ngang bệ thờ, che khuất khu vực đặt tượng. Một nhóm 4- 5 phụ nữ đã được chọn lựa từ trước sẽ dùng nước thơm lau khắp thân tượng, sau đó thay mũ miện và quần áo mới. Lễ tắm Bà xong, bức màn được kéo qua một bên để mọi người vào chiêm bái, ai cũng cố đến gần sát bệ thờ để xin lộc Bà. Lộc là một vài cành hoa, vài trái cây để trên bàn thờ.

Trong dân gian có rất nhiều truyền thuyết kể về nguồn gốc ngôi miếu thờ Bà Chúa Xứ, nhưng có một truyền thuyết được nhiều người chấp nhận nhất. Vào những năm 1820-1825, vùng Châu Đốc–An Giang còn là một miền đất hoang vu, dân cư thưa thớt, quân Xiêm La thường sang quấy nhiễu, cướp bóc. Có lần quân giặc rượt đuổi theo dân làng lên đỉnh núi Sam. Tại đây, giặc bắt gặp tượng Bà, thấy pho tượng Bà trên núi trông có vẻ quí hiếm, giặc liền nổi lòng tham cướp đi pho tượng. Nhưng khi mang tượng Bà xuống giữa triền núi thì đánh rơi, làm cho pho tượng bị gãy một cánh tay, sau đó họ tiếp tục mang đi nhưng không thể nào nhấc lên được, đành bỏ lại giữa triền núi.

Thời gian sau Bà thường hiện về xưng là Bà chúa Xứ, dạy dân làng khiêng Bà xuống núi, lập miếu thờ Bà sẽ phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tránh được giặc cướp quấy phá, thoát khỏi dịch bệnh hoành hành. Dân làng họp nhau lên núi khiêng tượng Bà về thờ cúng. Lạ thay, dù mấy chục thanh niên khỏe mạnh rất cố gắng nhưng vẫn không thể nào nhấc tượng Bà lên được. Khi ông Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu) về trấn nhậm vùng này, ông cho khai hoang lập ấp. Dân làng phát hiện pho tượng Bà liền trình báo với ông.

Ông Thoại cho họp tráng đinh lại mang tượng xuống núi nhưng không thể nhấc tượng lên được. Liền khi đó có một thiếu nữ lên đồng tự xưng là “Chúa Xứ Thánh Mẫu” yêu cầu phải có 9 trinh nữ, tắm rửa sạch sẽ ăn mặc đẹp tới thỉnh Bà. Ông Thoại cho làm theo yêu cầu, quả nhiên pho tượng mang đi được. Khi đến chân núi thì tượng Bà trở nên nặng, các cô gái không tài nào xê dịch được. Người ta đoán rằng Bà đã chọn nơi này để ngự nên cùng nhau lập miếu thờ Bà. Chính là ngôi miếu Bà Chúa Xứ núi Sam ngày nay, và ngày đưa Bà từ trên núi xuống được chọn làm ngày lễ vía Bà (24-27/4 âl hàng năm). Từ đó, dân gian tôn thờ và tin tưởng Bà như một phép mầu huyền diệu mà trời đất đã ban cho cư dân vùng này.

Miếu Bà được dựng lên từ năm 1870 lúc đầu chỉ xây cất đơn sơ bằng tre, lá. Đến năm 1972 miếu được xây dựng lại theo lối kiến trúc phương Đông, ngôi miếu có màu xanh đặc trưng với một quần thể đồ sộ, lộng lẫy, uy nghi và rất độc đáo. Bên trong miếu tượng Bà được đặt giữa chánh điện, đầu đội mão, mặc áo thêu rang, phụng lấp lánh kim tuyến. Ngôi miếu và pho tượng lạ lùng có một không hai này xuất hiện ở Việt Nam đã làm cho nhiều nhà nghiên cứu cất công tìm hiểu. Trải qua một thời gian dài người ta đã xác định được loại đá dùng tạc tượng đó là loại “Diệp thạch”.

Theo các nhà khảo cổ, tượng Bà là hiện thân của thần Shiva, một tác phẩm nghệ thuật độc đáo được tạc từ thế kỷ VI và tượng Bà được tạc bằng một loại nham thạch trầm tích có tên là diệp thạch. Loại nham thạch này được hình thành ở các tam giác châu thổ và các hố đại dương nên có cấu thể nhuyễn hạt, mỗi lớp là một chu kỳ lắng đọng, khi biển yên tỉnh thì hiện tượng lắng đọng mới xảy ra.

Từ lâu, người ta tin rằng Bà Chúa Xứ luôn phò trợ cho dân chúng. Ai đến cầu xin điều gì cũng được như ý. Sự linh thiêng của Bà Chúa Xứ núi Sam được loan truyền ra khắp nơi, ngày càng thu hút nhiều khách thập phương đến cúng bái, nhất là vào các ngày lễ vía Bà.

Theo vnmission

Trở về tuổi thơ với món chuối quết dừa

Nếu bây giờ, ai đó chưa từng ăn, chưa từng nghe qua thì sẽ cảm thấy lạ với cái tên này, vì cái tên nghe sao lạ lạ, ngộ ngộ. Thực ra, cái tên gọi cũng chính là cách làm món ăn này đấy, “chuối quết dừa” chỉ là chuối đem đi quết với dừa, nghe mà sao thân quen quá.

Món chuối quết dừa

Nếu như trẻ con Sài Gòn thế hệ 8x, 9x có những món ăn vặt là sô cô la, kẹo hay bánh quy… thì trẻ con miền nông thôn như tôi lại có món ăn vặt được làm từ khoai lang, củ mì hay chuối… Trong đó, có một món mà tôi khá thích, đó là chuối quết dừa cho chính tay mẹ làm.

Món chuối quết dừa trông bên ngoài giống như cốm dẹp, Ăn vào vừa dẻo của chuối vừa béo của dừa, vừa ngọt ngọt, mặn mặn. Đây là món ăn dân dã, giản dị và khá quen thuộc với bọn trẻ 8x như tôi.

Vì ở nông thôn nên sau nhà tôi lâu lâu lại có buồng chuối, tranh thủ hôm nào mẹ không ra đồng thì cả nhà lại quay quần làm món này. Mó ngon mà chẳng tốn tiền mua.

Để làm món này ngon nhất thì chuối dùng để làm phải là chuối già (hay còn gọi là chuối xanh, chuối già là tên gọi của quê tôi) chuối già phải thật già, có vẻ ngoài tròn trịa, không còn gân chuối, da thẳng. Sauk hi đốn buồng chuối từ cây vào mẹ thường cắt từng trái ra rồi cắt bỏ hai đầu, đen ngâm vài giờ trước khi nấu. Mẹ nói ngâm chuối trước để chuối ra bớt mũ, mặt khác chuối sẽ thơm mùi nước , như vậy sẽ ngon hơn. Nấu chuối cũng khá đơn giản, chỉ cần xếp chuối gọn vào một cái nồi, đổ nước xăm xắp mặt, cho thêm tý muối, nấu khi nào vỏ chuối nứt ra hết, ruột chuối hơi vàng ngà làm được.

Khi chuối chín, vớt ra người nấu lưu ý là nên xối nước lạnh lên chuối, như vậy sẽ giúp thịt chuối xoăn lại làm tăng thêm độ dẻo.

Để món ăn tuyệt nhất, cần chọn loại dừa thật ngon, đó là dừa vừa rám nắng, chỉ vừa chuyển sang khô, có cơm mềm, béo nhưng không gắt dầu. Nạo dừa nên nạo thành từng sợi dài.

Món chuối quết dừa

Chuối lột vỏ, để vào cái thau to và quết cùng với dừa nạo, thêm chút đường, chút muối, sẽ giúp vị ngọt mặn, béo hòa quyện đậm đà.

Mỗi khi mẹ quết chuối là tôi hay ngồi cạnh để đưa từng trái chuối vào thau cho mẹ, chuối không cần phải quết quá nhuyễn sẽ bị mất ngon, cái âm thanh “kịch kịch” do cái chày quết vào cái thau nghe rất vui tay. Đôi khi, có miếng nào văng ra khỏi thau là tôi “bóc lủm” ngay, rồi cười toe toét.

Quết xong anh em đứng xếp hàng để cho mẹ chia phần, mẹ thường nắn cho mỗi đứa mỗi phần tròn vo rất dẻo rồi chúng tôi mang đi khắp nhà để ăn. Đôi khi vì hơi “ham ăn” tôi đòi mẹ nắn cho tôi một phần khá to, ăn xong tôi bỏ luôn buỗi cơm chiều hôm đó.

Món chuối quết dừa

Món này bây giờ người ta ăn món này trong dĩa cho đẹp mắt và lịch sự, rắc thêm đậu phộng rang giã nhuyễn ăn kèm với rau thơm, rau ghém lá cách… hoặc bánh tráng, chấm nước mắm chua ngọt. Khi thưởng thức sẽ cảm nhận được vị béo, bùi của chuối, dừa nạo, vị ngọt lẫn chua của nước chấm hòa lẫn mùi thơm đặc trưng của các thứ rau vườn tạo thành một món ăn thật hấp dẫn.

Dù thời gian có làm món ăn thay đổi như thế nào nhưng cái hương vị đặt trưng của món chuối quết dừa ngày xưa vẫn không thay đổi. Vẫn đậm đà và yêu biết bao món ăn từ tay mẹ làm.

Chong chóng và gió

Gió có vị gì nhỉ? Không ai biết.

Gió có màu gì nhỉ? Không ai biết.

Gió có mùi gì nhỉ? Không ai biết.

[vanhoamientay.com] Nhưng chong chóng biết. Gió có vị mặn của nước mắt chong chóng. Gió có màu bạc của thời gian và sự chờ đợi. Gió có mùi máu đang rỉ ra từ trái tim chong chóng.

Đã có chuyện tình giữa nắng và mưa. Và đây là chuyện tình giữa gió và chong chóng….^^

Gió nhẹ, chong chóng quay. . .

 Cậu lúc nào cũng quay mãi thế à? “ Chợt gió hỏi chong chóng.

” Ừ, có lẽ vậy! Vì cậu thổi nên tớ phải quay! “

” Vì tớ sao? “ Gió ngạc nhiên.

 Vì cậu. Vì cậu mà tớ quay, cũng vì cậu mà tớ sống.  Nếu tớ không quay thì tớ là một cái chong chóng chết. “

” Nếu. . . nếu có một ngày. . . tớ không ở bên cậu nữa. . . “ Gió ngập ngừng.

” Tớ không biết. Trên đời này có vô vàn ngọn gió và vô vàn chong chóng. Bình thường thì chong chóng cần gió. Gió như là nguồn sống của chong chóng. Chong chóng thiếu gió, chong chóng không còn sức sống nhưng gió thiếu chong chóng thì gió vẫn vậy. “ Chong chóng nhẹ nhàng trả lời gió.

” Ừhm. Có lẽ… “ Gió đáp, với tất cả sự thờ ơ.

Chong chóng hiểu hết tất cả. Rằng một ngày kia, gió sẽ chán chong chóng. Rằng chong chóng sẽ già đi theo thời gian nhưng gió thì không. Rằng ngày đó đã sắp đến rồi. Chong chóng thở dài. Chong chóng sắp già mất rồi. Hai ngày, chong chóng không được gặp gió. Có lẽ là chong chóng nhớ gió. Rồi. . . Trời gió lên, chong chóng quay. . . Gió đến rồi!! Gió vẫn thế, vẫn thờ ơ và vô tình. Chong chong nhìn gió, không tin vào mắt mình. Gió, là gió. . . Nhưng đáp trả lại sự nhiệt tình của chong chóng chỉ là một làn gió nhẹ, đủ để chong chóng rung động.

” Tớ phải đi! “ Đột ngột gió lên tiếng.

” Cậu phải đi à? Cậu đi đâu? “ Chong chóng hỏi, trong hoảng loạn.

” Xa lắm, họ rủ tớ đi, các cơn gió khác. Chúng tớ phải đi, vì sắp đến mùa khô rồi!! “

” Thật sao? “ Điều chong chóng lo sợ cuối cùng cũng tới. ” Cậu có về không? “

” Thế cậu có đợi không? “ Gió hỏi lại.

” Tớ đợi. Chỉ cần cậu nói có về là tớ tin cậu có về! “ Chong chóng lúc nào cũng vậy, lúc nào cũng có niềm tin tuyệt đối vào người khác.

” Ừh. Nếu cậu đợi thì tớ sẽ về… “ Gió đáp.

” Cậu sẽ về thật chứ? Khi nào thì cậu về? “

” Nhanh thôi, khoảng năm mười ngày gì đó! “ Gió trả lời. ” Tin tớ nhé!? “

” Tớ tin cậu, cậu đi đi! Tớ sẽ chờ! Cậu sẽ về, sẽ mang cho tớ bông hoa màu tím chứ? “ Chong chóng nói, lòng lại nhen lên niềm hy vọng.

” Chắc chắn!! Hoa màu tím nhé!! “ Gió khẽ cười.

Chong chóng không nói gì cả, chỉ biết lặng nhìn gió đi.

Rồi gió đi. Chong chóng ở lại và chờ đợi. Chờ mỏi mòn.

Một ngày, hai ngày. Một tuần, hai tuần. Rồi một tháng, hai tháng. Gió vẫn không về. Chong chóng vẫn đợi. Chong chóng tin gió. Tin vào lời hứa của gió. Năm đó, khô hạn, nắng nóng. Trời lặng không chút gió. Mọi người đã đi đến vùng khác. Riêng chong chóng vẫn ở mãi nơi này. Chong chóng sợ nếu mình đi thì khi gió quay về sẽ không gặp. Chong chóng sợ không gặp được gió.
Cậu ấy sẽ về! Cậu ấy hứa rồi mà! Cậu ấy bảo nếu mình đợi thì cậu ấy sẽ về!

Mình phải tin vào cậu ấy! Cậu ấy không lừa mình! Cậu ấy không nói dối!

Phải tin, ai nói gì mình mặc kệ! Cậu ấy sẽ về! Phải tin tưởng! Phải tin. . .

Cứ thế, chong chóng đã đợi hơn mười năm! Chong chóng vẫn cứ tin, chong chóng vẫn cứ đợi, chong chóng vẫn cứ hy vọng! Màu vàng cam ngày xưa, giờ chỉ là một màu bàn bạc, màu của thời gian, màu của sự chờ đợi. Nhưng chong chóng vẫn đợi!

Rồi một ngày kia. Đã có người phát hiện ra chong chóng. Là một cơn gió. Trời gió lên, chong chóng quay. . . Gió!? Chong chóng quay, chong chóng lại tràn đầy sức sống nhưng. . đó k phải là gió, chỉ là hơi từ miệng một cô bé. ” Gió ở đâu? ” Chong chóng tự hỏi. Có lẽ gió đã quên chong chóng rồi, có lẽ bây giờ gió đang ở bên một chong chóng nào khác. Có lẽ là thế. Nhưng. . . gió đã hứa là sẽ về với chong chóng rồi kia mà. Cô bé vẫn đang thổi. Chong chóng quay nhưng chong chóng không hạnh phúc. Đây không phải là gió của chong chóng. Đây không phải là cơn gió mà chong chóng đã chờ đợi suốt mười năm. Gió của chong chóng khác,  gió của chong chóng tuy vô tình nhưng khi làm chong chóng quay lại có cảm giác khác. Không, không phải! Không phải gió của chong chóng. Chong chóng không muốn quay vì cô bé. Chong chóng chỉ muốn quay vì gió thôi. Nhưng cô bé cuối cùng cũng vứt bỏ chong chóng như cơn gió kia đã từng làm hồi mười năm trước. Chong chóng lại trơ trọi một mình. Lại tiếp tục héo hon vì chờ đợi. Lại tiếp tục hy vọng vào lời hứa của gió. Mười năm rồi. Chong chóng cứ thế chờ đợi trong vô vọng. Chong chóng chỉ mong gặp được gió, dù chỉ một lần thôi cũng được. Gặp để lòng chong chóng thôi day dứt. Ngày ấy chong chóng không dám nói. Chong chóng sợ. . .

Gió à! Cậu về đi! Tớ vẫn đang chờ cậu! Vẫn đang chờ!

Tớ nhớ cậu lắm! Cậu đang định bỏ rơi tớ đấy à?

Đừng làm vậy nhé! Bỏ rơi người khác là không tốt đâu!

Liệu có ai hiểu tại sao gió lại bỏ chong chóng?? Gió sợ, sợ tính cách ương bướng, thích cái mới của mình làm chong chóng tổn thương. Nhưng gió làm vậy đã để chong chóng tổn thương nặng nề hơn. Gió đã làm chong chóng phí hoài cả đời mình để chờ đợi. Gió ác lắm! Chong chóng vẫn tin gió, chong chóng không trách gió, chong chóng có một niềm tin mãnh liệt.

Gió có vị gì nhỉ? Không ai biết.

Gió có màu gì nhỉ? Không ai biết.

Gió có mùi gì nhỉ? Không ai biết.

Nhưng chong chóng biết. Gió có vị mặn của nước mắt chong chóng. Gió có màu bạc của thời gian và sự chờ đợi. Gió có mùi máu đang rỉ ra từ trái tim chong chóng.

Chong chóng không dám thừa nhận mình đã yêu gió. Nhưng đó vẫn là sự thật. Chong chóng yêu gió. Chong chóng chờ gió là để nói ra điều này để thấy lòng mình nhẹ nhõm hơn. Mục tiêu của chong chóng chỉ có vậy. Chong chóng không dám mơ đến gió. Chong chóng không cần gió yêu chong chóng. Chong chóng chỉ cần gió về thôi. Liệu chong chóng có đòi hỏi cao quá không? Mười năm sống trong hy vọng, mười năm con vịt cứ nghĩ mình là thiên nga, mười năm ảo tưởng, mười năm sống như người mộng du đã làm chong chóng không còn chút sức lực nào nữa. Chong chong không chịu nổi cái cảm giác ngột ngạt này nữa rồi.
Không! Mình phải sống! Mình phải đợi! Gió sẽ về! Sẽ về mà!

Đã hứa! Gió không nuốt lời đâu!

Nghe này chong chóng! Yêu thương là tin tưởng!

Chong chóng yêu gió thì chong chóng phải tin gió chứ!

Gió sẽ trở lại! Chút nữa thôi! Cố lên nào chong chóng!

Trời gió lên, chong chóng quay. . .

Gió, là gió! Là cơn gió đó! Gió về rồi! Chong chóng lại quay, chong chóng hạnh phúc!

” Dối trá! Cậu bảo chỉ năm mười ngày! “ Chong chóng nghẹn ngào.

” Xin lỗi, tớ. . . “

” Đừng xin lỗi! “ Chong chóng hét lên. ” Tớ không tha thứ cho cậu đâu!! Bây giờ và mãi mãi!! “

” Nghe tớ giải thích, chong chóng! Chấp nhận lời xin lỗi của tớ đi! Tớ thực sự muốn quay lại với cậu nhưng sức khỏe của tớ không cho phép! Tớ không thể đi đoạn đường xa như vậy để về với cậu được, gần 400 km! Tớ cũng nhớ cậu lắm! Tớ. . . tớ cần cậu chấp nhận lời xin lỗi này! “

” Cậu bỏ tớ hơn mười năm, rồi bay giờ trở về xin lỗi là xong hết sao? “

” Tớ đã thực hiện lời hứa với cậu rồi mà! “ Gió yếu ớt đáp.

” Lời hứa!? Thế cậu có nhớ cậu hứa gì không? “

” Tớ không còn nhiều thời gian nữa! Tớ không biết có thể tìm cho cậu bông hoa màu tím không? Tớ sẽ cố! Nhưng sợ không kịp! Tớ sắp chết rồi! “ Gió nói, nhẹ nhàng như tuyết rơi.

“Hả? Cái gì? Không còn nhiều thời gian nữa!? Sợ không kịp!? Sắp chết?”

Chong chóng không tin! K phải! Sao gió có thể chết được!?

” Cậu . . . mà chết thì tớ phải làm sao!? “

” Xin lỗi, tớ thực sự không muốn bỏ lại cậu một mình trên cuộc đời này! Nhưng. . . “ Gió nói mà cố không để giọng mình khác đi.

” Cậu mà bỏ rơi tớ là không bao giờ tớ tha thứ cho cậu đâu! “ Chong chóng hét, giọng lạc đi. ” Tớ yêu cậu!! “

” Trước đây tớ luôn phân vân liệu cậu có yêu tớ không? Bây giờ thì tớ xác định được rồi! Tớ về không uổng phí! Bông hoa màu tím, tớ sẽ tìm, chờ nhé! “

” Không!!! Tớ không để cậu đi đâu! Tớ sợ lắm! Cậu đừng để tớ lại một mình, tớ sợ lắm! “ Chong chóng nói trong nước mắt.

” Tớ không bỏ cậu đâu! Tớ đã về rồi kia mà! Một chút thôi! Về ngay!! “ Gió khẽ hôn lên chong chóng. Rồi lại đi. Rồi lại bỏ chong chóng.

Chỉ còn lại một mình chong chóng. Chong chóng không thể giữ chân được gió. Gió quen tự do rồi.

Cơn gió không dừng chân nơi đây. . .

Xin lỗi cậu nhiều lắm. chong chóng!!! Tớ không muốn cậu đau khổ vì tớ!

Trên đời này còn nhiều cơn gió nữa mà! Đâu phải chỉ có tớ là gió!

Đừng khóc, thấy cậu khóc tớ đau lòng lắm! Cậu đừng khóc!

Đừng vì tớ mà đau khổ, đừng vì tớ mà làm bất kì chuyện gì dại dột!

Tớ không muốn cậu thấy tớ chết!

Tớ sẽ chịu đau khổ một mình! Tớ sẽ không để cậu tổn thương lần nữa đâu!

Xin lỗi cậu, vì tất cả những gì tớ có lỗi!

Chong chóng lặng nhìn gió!

Cậu về để làm gì? Cậu ác lắm! Cậu làm vậy sao tớ vui được?

Thà cậu nói cậu ghét tớ, thà cậu nói cậu đã có chong chóng khác!

Thà là vậy! Có lẽ tớ dễ chịu hơn bây giờ!

Chứ bây giờ lòng tớ đau lắm cậu biết không?

Một câu nói dối như ngày xưa để tớ tiếp tục sống vui vẻ đối với cậu khó lắm sao?

Chỉ là một câu nói để tớ yên lòng thôi mà! Không được sao?

st

Bánh Khọt – Món ăn đậm vị miền Tây

Bánh khọt là một loại bánh làm từ bột gạo khá phổ biến ở miền tây, là món ăn ngon hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Bánh khọt mang đậm hương vị miền Tây

Bánh khọt là loại bánh có từ lâu đời, có mặt ở khắp đất nước, thế nhưng mỗi vùng lại có cách làm bánh khọt khác nhau, mang đậm hương vị của từng vùng.

Bánh khọt có hình tròn giống như bánh bèo, nhưng làm chín bằng cách chiên trong khuôn có dầu tương tự bánh xèo. Công đoạn pha bột là vô cùng quan trọng vì nước nhiều bột sẽ dễ vỡ trong quá trình chiên, nếu thiếu nước bánh sẽ bị cứng không còn độ dai.

Sau đây là cách làm bánh khọt mang đậm hương vị miền tây của người Cần Thơ:

Nguyên liệu:

– Bột gạo: 1kg
– Bột nghệ: 100gr
– Thịt nạc xay: 400gr
– Tôm tươi: 300gr
– Trứng vịt: 3 quả
– Dừa nạo: 500gr
– Đậu xanh hấp chín: 300gr
– Cà rốt, củ cải trắng: mỗi loại 1 củ
– Hành lá, hành tây, hành tím
– Tiêu, đường, muối, bột ngọt
– Chanh, ớt, nước mắm
– Rau sống: cải xanh, xà lách, rau sống, rau thơm cá.

Bánh khọt chuẩn miền Tây

Cách làm bánh khọt chuẩn miền tây:

* Sơ chế:

+ Khuôn bánh khọt nếu mới mua về thì nên xử lý qua bằng cách cho khuôn lên bếp để nóng, thoa dầu ăn xung quanh khuôn liên tục 5-10 phút, nhờ thế khi đổ bột bánh thì bột sẽ không bị dính trong khuôn. Sử dụng ít vải mùng quấn quanh chiếc đũa dùng để thoa dầu ăn mỗi khi đỗ bánh.

Nguyên liệu sơ chế bánh khọt

+ 500gr dừa nạo vắt lấy nước cốt 500ml (1/5 cho vào hỗn hợp nhân, 4/5 còn lại cho vào bột bánh). Tôm tươi làm sạch cắt hạt lựu hoặc khoanh tròn.
+ Cà rốt và của cái trắng cắt sợi mỏng, bóp với ít muối, rửa sạch, vắt cho ráo. Đậu xanh để vỏ hay bỏ vỏ tùy ý thích, đem luộc vừa chín. Hành tây cắt hạt lựu. Hành tím thái mỏng. Hành lá xắt khúc nữa phân.

* Các bước thực hiện:

 Bước 1:

Trộn bột bánh bèo, hành lá, trứng, 400ml nước cốt dừa vào trong nước ấm. Khuấy đều để bột không bị vón cục, để nguyên bột nghĩ khoảng 15 phút.

Bước 2:

Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, phi thơm hành tím, sau đó cho thịt nạc dăm, tôm tươi, đậu xanh hấp chín tới, hành tây vào xào sơ qua, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi cho thêm nước cốt dừa, trộn đều.

Bước 3:

Đặt khuôn bánh lên bếp, tráng dầu ăn vào từng khuôn sau đó đổ bột vào, cho nhân vào giữa rồi đậy nắp vung lại.
Khi thấy bánh trở vàng, nhân màu nâu đỏ, hành lá trong mỡ dầu bám vào tạo thành màu vàng xanh thì bánh chín, nhanh tay lấy bánh ra khỏi khuôn.

cach_lam_banh_khot_thumnail_5c73ba493d

Bước 4:

Bánh Khọt cũng không thể thiếu đồ ăn kèm và nước chấm. Món ăn kèm với bánh Khọt tùy từng địa phương mà khác nhau: có nơi là dưa leo muối, có nơi là rau thơm, xà lách…
Nước chấm trong món bánh Khọt là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hương vị. Cái này tùy vào từng người pha chế và cũng tạo nên đặc trưng riêng cho từng quán ăn.

Làm nước chấm giã nhuyễn tỏi, ớt, đỗ đường vào nước và khuấy đường cho tan hết. Cho thêm nước cốt chanh, nước mắm, tỏi, ớt vào khuấy đều.
Bánh Khọt ngon phải là những chiếc bánh vừa giòn vừa dai. Còn tôm lột và hành lá làm tăng thêm hương vị và dinh dưỡng cho món bánh.

Cắn miếng bánh Khọt vàng ươm, cảm nhận hương vị bột gạo nguyên chất, thấy cái béo ngậy của dầu mỡ thấm lên vỏ bánh, mùi hành lá, vị đậm đà của tôm lột,

Không gì tuyệt bằng thưởng thức món bánh Khọt, trong buổi chiều với cơn gió nhè nhẹ mang vị dân dã của miền Tây.

Nguyễn Trung Trực 14 tuổi được phong thần?

[vanhoamientay.com]Một số người đã gán ghép cho Anh hùng Nguyễn Trung Trực những điều không đúng thực tế, không phù hợp với lịch sử. Trải qua nhiều năm, người thân của cụ nhiều lần đòi lại sự thật đúng với lịch sử nhưng các cơ quan chức năng vẫn không xem xét lại.

Những sắc phong khó hiểu

Trong đơn gởi các cơ quan báo chí, ông Nguyễn Khương Ninh (SN 1949, hậu duệ đời thứ năm của Anh hùng Nguyễn Trung Trực, hiện ngụ khu 2, thị trấn Cái Bè, Tiền Giang) đã nêu những nhầm lẫn của các cơ quan chức năng tỉnh Kiên Giang. Trong lễ hội kỷ niệm ngày cụ qua đời, có nghi thức hết sức quan trọng thu hút hàng ngàn người tham gia. Đó là lễ rước sắc thần kéo dài hàng cây số và kết thúc tại đền thờ Nguyễn Trung Trực. Những lần tìm hiểu, ông Ninh được Ban bảo vệ di tích đình Nguyễn Trung Trực (tại TP.Rạch Giá, Kiên Giang) cho biết, hiện đình có đến hai sắc thần gồm: Sắc thần Đại Càn quốc gia Nam Hải đại tướng quân do vua Tự Đức ấn phong năm 1852 và sắc phong Thần Hoàng Bổn Cảnh (được cho rằng phong cho Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực) do vua Tự Đức ấn phong cùng thời gian trên.

Theo tự điển tiếng Việt, sắc thần là loại sắc phong dùng để xác nhận phong thần do nhà vua phong tặng và xếp hạng cho các vị thần được thờ cúng trong các đình làng. Các vị thần được phong tặng có thể là nhân vật lịch sử có công với nước hoặc có công khai hoang lập làng… Việc cho rằng năm 1852, vua Tự Đức ấn phong cho Nguyễn Trung Trực là hoàn toàn không hợp lý bởi cụ sinh năm 1838. Lúc bấy giờ, cụ mới 14 tuổi chưa tham gia chống Pháp, chưa hy sinh làm sao được phong thần. Có cả văn bản của chính triều đình Huế, vua Tự Đức không biết gì về Nguyễn Trung Trực. Tác giả Nguyễn Nghị căn cứ “Cơ mật viện trích tư sự” đề ngày 6-2 năm Tự Đức 24 (1872) cho biết: “Mãi bốn năm sau khi Nguyễn Trung Trực mất, triều đình Huế mới có văn thư yêu cầu cứu xét rõ nguyên ủy, sự trạng của hai tên này (Nguyễn Trung Trực và Hồ Huân Nghiệp) xuất thân như thế nào, đã từng làm quan hay chưa, theo ai làm việc gì, chết ngày nào để xem có nên hay không nên tặng thưởng…”. Như vậy, rõ ràng cả hai sắc thần này đều không liên quan đến Nguyễn Trung Trực nhưng được để trang trọng ở đình và làm lễ rước hoành tráng.

Một cán bộ tỉnh Kiên Giang cho rằng Nguyễn Trung Trực là câu chuyện đẹp về lịch sử và truyền thống văn hóa của Nam bộ cần được minh định, vinh danh một cách khoa học chứ không được làm nhập nhằng. Ngôi đình trên nguyên là miếu thờ cá ông. Theo truyền thống dân gian, nơi nào cá ông lụy (chết dạt vào bờ) người dân đều lập miếu thờ do một nhóm ngư phủ xây dựng. Năm 1852, vua Tự Đức phong thần cho Đại Càn quốc gia Nam Hải đại tướng quân chính là cho ngôi đình này.

Năm 1868, Nguyễn Trung Trực bị tử hình, nhân dân tôn kính nhớ ơn nên sửa lại ngôi miếu và kín đáo làm một “bài vị” khắc tên cụ bằng chữ nho, an vị bên trong đền thờ thần Nam Hải. Để che mắt địch, ngày cúng kỵ cụ Nguyễn, người dân lấy hình thức bên ngoài là cúng thần Nam Hải. Có lẽ để phòng ngừa sự quy chụp chính trị của chính quyền thực dân nên người dân đã thờ cả bài vị của Phó quản cơ Nguyễn Hiền Điều, một vị tướng triều đình hy sinh khi dẹp thổ phỉ hàng chục năm trước khi Pháp chiếm Nam kỳ. Ông Ninh nhiều năm liền đề nghị các cơ quan chức năng, việc rước sắc thần, nếu có tổ chức thì phải xác định rõ là rước sắc thần Đại Càn quốc gia Nam Hải đại tướng quân như là ký ức về truyền thống văn hóa của ngôi đình chứ không phải là rước sắc vua phong cho Nguyễn Trung Trực.

Hậu duệ ở tận… Cà Mau

Thời gian dài, một số cơ quan chức năng thừa nhận giả thiết hết sức phi lý cho rằng, hậu duệ của cụ Nguyễn ở tận Cà Mau. Tháng 10-1988, Kiên Giang tổ chức Hội thảo khoa học về thân thế và sự nghiệp Anh hùng Nguyễn Trung Trực. Bà Nguyễn Thị Mỹ Thu (Giám đốc bảo tàng tỉnh Kiên Giang) và ông Dương Văn Cầu (cán bộ lịch sử tỉnh Kiên Giang) có bài tham luận: Thêm một phát hiện về thân thế Anh hùng Nguyễn Trung Trực, giới thiệu một chi hậu duệ khác của cụ Nguyễn ở xã Tân Thuận, Đầm Dơi, Cà Mau. Theo tông chi Tân Thuận (Minh Hải): Nguyễn Trung Trực là anh cả của tám anh em. Tiếp đó là hai người em gái, thứ tư là Nguyễn Công Khanh, thứ năm là Nguyễn Thành Luông, bà thứ sáu (không rõ), bà thứ bảy và Nguyễn Văn Thơ. Hiện tại, Cà Mau có sáu ngôi mộ chỉ thiếu mộ Nguyễn Trung Trực và người thứ sáu. Chi tộc này cho rằng, người thứ sáu bị thất lạc ở Long An là bà Nguyễn Thị Đạt. Cũng theo chi tộc này thì cha Nguyễn Trung Trực là Nguyễn Văn Phụng hay còn gọi là Nguyễn Cao Thăng và mẹ là Lê Kim Hồng. Thông tin gia phả của chi tộc này thì trong các anh em không có ông Nguyễn Trung Trụ.

Năm 2000, bà Nguyễn Thị Mỹ Thu chỉ đạo bà Nguyễn Thị Mai Lan đến tỉnh Cà Mau xác minh để xây mộ được cho là của thân phụ mẫu Nguyễn Trung Trực. Bà Thu còn đề xuất ban bảo vệ di tích đình Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang xuất chi 20.000.000 đồng để đem xuống Cà Mau cho dòng họ này xây dựng nhà mồ. Ngày 23-4-2001, UBND tỉnh Cà Mau ký quyết định số 406/UBND tỉnh kế hoạch xây dựng nhà mồ cho cụ Nguyễn Cao Thăng – thân phụ Nguyễn Trung Trực. Ngày 3-1-2002, các cơ quan chức năng khánh thành ngôi nhà mồ này được báo đài đưa tin.

Ông Nguyễn Khương Ninh đã khiếu nại giả thiết phi thực tế trên. Từ năm 1990, ông Ninh đã làm tờ trình kiến nghị chính quyền địa phương và Sở Văn hóa – Thể thao (VHTT) tỉnh Kiên Giang cho đi xác minh để làm sáng tỏ. Năm 1991, ông Mạc Liêm, Phó giám đốc sở chỉ đạo cán bộ sở cùng ông Ninh đi xác minh. Tổ xác minh kết luận: Dòng họ Bến Lức – Long An và dòng họ Cái Bè – Tiền Giang có thể là một, cụ Nguyễn Trung Trực thuộc dòng họ của hai chi này. Còn dòng họ Tân Thuận, Minh Hải (Cà Mau) không đủ cơ sở khoa học để chứng minh cụ Nguyễn Trung Trực thuộc dòng họ này. Để bảo vệ tính trung thực của lịch sử, đề nghị Sở VHTT và bảo tàng tỉnh Kiên Giang cần xem xét để chấn chỉnh sửa sai. Một chi tiết rõ nhất về sự bất hợp lý của chi tộc ở Cà Mau là tuổi của bà Đạt ở chi tộc này chỉ bằng tuổi con bà Đạt ở Long An.

Trong bức tâm thư gởi các cơ quan chức năng, ông Ninh tha thiết, những vấn đề liên quan đến cụ Nguyễn phải trả về đúng lịch sử và đúng sự thật. Mới đây, ngày 9-9-2014, Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTT&DL có văn bản thông báo đã nhận đơn thư khiếu nại của ông Nguyễn Khương Ninh về các vấn đề liên quan đến nhân vật lịch sử Nguyễn Trung Trực. Cục đã chuyển thư kiến nghị bản sao đến Sở VHTT&DL Kiên Giang để xem xét giải quyết. Nhưng rất tiếc, đến nay sở vẫn chưa có trả lời và lễ kỷ niệm 146 năm mất Nguyễn Trung Trực vẫn làm sai ngày và vẫn tổ chức rước sắc thần Nguyễn Trung Trực.

Theo Báo Công An TPHCM

Tại sao nước không chảy ra khỏi tivi

[vanhoamientay.com] Có một lý do rất thuyết phục rằng nước trong tivi thì không thể chảy ra ngoài được

Mấy chị em đang ngồi xem tivi thì bỗng cậu em hỏi

– Chị ơi, nước sông trong tivi sao không chảy ra ngoài nhỉ?

Chị nhìn em rồi trả lời:

– Bé ngốc, đấy là truyền hình.

– Em biết chứ, nhưng nước trong truyền hình cũng là nước vậy.

– Em không thấy kính màn hình đã ngăn nước rồi, làm sao chảy ra được!

– Ờ nhỉ!

st

Bộ ván ngựa 3 tỷ đồng độc nhất miền Tây

Được làm bằng gỗ gõ bông lau nặng 2,2 tấn với chiều ngang 2,15m, dài 4m, bộ ván ngựa độc đáo ở An Giang này được trả giá đến hơn 3 tỷ đồng.

Chủ nhân của bộ ván ngựa 3 tỷ đồng độc nhất vô nhị này là anh Nguyễn Thanh Hải, ở ấp Mỹ Phó, xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú (An Giang). Là người buôn bán gỗ, sau nhiều làm ăn, anh Hải quyết định chuyển sang kinh doanh dịch vụ du lịch, sinh thái. Hiện tại, anh Hải là giám đốc một khu du lịch tư nhân ở huyện Châu Phú, An Giang.

Ngôi nhà cổ được anh xây dựng để thờ cúng tổ tiên. Đồ đạc trong nhà cũng hầu hết được làm bằng gỗ, với nhiều món độc nhất vô nhị, với tổng trị giá ước tính 45 tỷ đồng, trong đó có bộ ván ngựa được trả giá lên tới 3 tỷ đồng

Để có được bộ ván trên chủ nhân của nó phải bỏ công gần 3 năm tìm kiếm. Bộ ván ngựa bằng gỗ gõ bông lau nặng 2,2 tấn được tìm thấy tại vùng giáp ranh Việt Nam – Lào. Ông chủ khu du lịch ở miền Tây chia sẻ thêm, lúc nhìn thấy tấm gỗ anh thích đến nỗi không thể thốt nên lời. Khi người chủ phát giá, anh không mặc cả mà chi tiền mua luôn. “Lúc ấy, trong kho có 3 tấm gỗ gõ bông lau kích thước bằng nhau được xẻ sẵn. Tôi xin mua 2 tấm nhưng người chủ nhất định không bán. Cuối cùng, họ nể tình khách ở xa lặn lội đến nơi, nên bán chia cho 1 miếng”, anh Hải nhớ lại. Về nhà, anh dùng chính tấm gỗ đó làm ra bộ ván ngựa độc nhất vô nhị ở miền Tây hiện nay.

Bộ ván ngựa này chính là một trong những vật dụng thu hút khách đến tham quan khu du lịch tư nhân của mình.  theo những người sành đồ gỗ, ước tính cây gõ bông lau phải trên 500 năm tuổi. Ngoài ra, bộ ván tạo cho người nằm cảm giác mát lưng và có thể trị được nhức mỏi, cảm thông thường.

Theo Người Đưa Tin
Thành công Sao chép đường dẫn thành công !!